Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

8-Tụng Kinh, Trì Chú, Niệm Phật

26/04/201319:13(Xem: 19460)
8-Tụng Kinh, Trì Chú, Niệm Phật


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Nhất
Nhân Thừa Phật Giáo

--- o0o ---

Bài Thứ 8

Tụng Kinh, Trì Chú,Niệm Phật

A.- Mở đề

Người Phật tử, nếu chỉ thờ, lạy và cúng Phật, thì cũng chưa có thể gọi là thuần thành. Người Phật tử thuần thành còn phải tụng kinh, trì chú và niệm Phật. Vả lại nếu bỏ qua ba phần sau này, thì ba phần trước là thờ, lạy và cúng khó có thể viên dung cả Sự và Lý được. Vì phần Lý là phần cao siêu khó thực hành, mà nếu chúng ta không tụng kinh, niệm Phật để cho tâm hồn được sáng suốt, tỏ ngộ các lý lẽ sâu xa huyền diệu trong kinh đìển, thì chúng ta không làm thế nào để đạt được 4 phép lạy thuộc về Lý là: Phát trí thanh tịnh lễ, biến nhập pháp giới lễ, chánh quán lễ, thật tướng bình đẳng lễ và 5 món diệu hương để cúng Phật là: Giới hương, Ðịnh hương, Huệ hương, Giải thoát hương, Giải thoát tri kiến hương. Và nếu không thực hành được 4 phép lạy về Lý và cúng dường được 5 món diệu hương, thì sự lạy và cúng chỉ là phần "Sự" là phần hình thức, và vì thế, kẻ tín đồ khó có thể tiến được trên đường Ðạo. Bỡi vậy, cùng một lần với thờ, lạy và cúng Phật, chúng ta phải tụng kinh, trì chú và niệm Phật. Ðó là những điểm căn bản tối thiểu mà một Phật tử thuần thành không thể bỏ qua được.

B.- Chánh Ðề

I.- Ðịnh Nghĩa

1) Tụng kinh: Tụng là đọc thành tiếng một cách có âm diệu và thành kính. Tụng kinh là đọc một cách thành kính những lời Ðức Phật đã dạy trong kinh điển, hợp với chân lý và căn cơ của chúng sanh.

2) Trì chú: Trì là nắm giữ một cách chắc chắn. Chú là lời bí mật của Chư Phật mà chỉ có Chư Phật mới hiểu được, chứ các hàng Bồtát cũng không hiểu thấu. Các bài chú đều có oai thần và công đức không thể nghĩ bàn, dứt trừ được nghiệp chướng, tiêu tai giải nạn và tăng trưởng phước huệ, nên cũng gọi là thần chú.

3) Niệm Phật: Niệm là tưởng nhớ. Niêm Phật là tưởng nhớ danh hiệu Phật, hình dung
Phật và đức hạnh của Phật, để luôn luôn cố gắng noi theo bước chân Ngài.

II.- Lý Do Phải Tụng Kinh - Trì Chú - Niệm Phật

1) Vì sao phải tụng kinh?Chúng ta sống trong cõi dục, cho nên lòng dục vọng của chúng ta không bao giờ ngừng nghỉ, cho đến trong giấc ngủ, cũng còn chiêm bao cãi lẩy, cười khóc, vui buồn như lúc thức. Trong cảnh mê mờ đầy dục vọng ấy, may thay, Ðức Phật vì đã thương xót chúng sanh mà truyền dạy những lời vàng ngọc, có thể phá tan màng mây u ám của vô minh và tội lỗi. Nhưng những lời lẽ cao siêu ấy, chúng ta nghe qua một lần , hai lần cũng không thể hiểu thấu và nhớ hết được. Cho nên chúng ta cần phải đọc đi đọc lại mãi, để cho lý nghĩa thâm huyền được tỏa ra, và ghi khắc trong thâm tâm chúng ta, không bao giờ quên được. Ðó là lý do khiến chúng ta phải tụng kinh.

2) Vì sao phải trì chú? Chú có công năng phi thường, nếu người thành tâm trì chú, thì được nhiều hiệu lực không thể tưởng tượng. Chẳng hạn thần chú "Bạc nhứt thế nghiệp chướng căn bổn đắc sinh Tịnh độ Ðà la ni" có hiệu lực tiêu trừ được hết gốc
rễ nghiệp chướng, làm cho người được vãng sanh về Tịnh độ. Thần chú "Tiêu tai kiết tường" có hiệu lực làm cho tiêu trừ các hoạn nạn, tai chướng, được gặp những điều lành. Thầ chú "Lăng Nghiêm" thì phá trừ được những ma chướng và nghiệp báo nặng nềv.v... Thần chú "Chuẩn Ðề" trừ tà, diệt quỷ. Thần chú "Thất Phật diệt tội" có công năng tiêu trừ tội chướng của chúng ta từ nhiều đời nhiều kiếp v.v... Vì thế nên chúng ta phải trì chú.

3) Vì sao phải niệm Phật?Tâm chúng ta bị vô minh làm mờ đục, chẳng khác gì nước bị bùn nhơ làm ngầu đục. Muốn cho nước đục kia hóa ra trong, không có phương pháp nào hay hơn là gia một chút phèn vào, thì các chất dơ bẩn ngầu đục kia dần
dần lắng xuống, bấy giờ nước đục trở nên trong sạch. Phương pháp niệm Phật cũng vậy, có công năng trừ phá các vọng niệm đen tối ở nơi tâm của chúng ta, làm cho tâm mê muội, mờ ám trở nên sáng suốt, chẳng khác gì chất phèn làm cho nước trở nên trong vậy.

Vì sao niệm Phật lại làm cho tâm mê muội trở nên trong sáng ? Vì lý do rất dễ hiểu sau đây:

Tâm chúng ta rất điên đảo, không bao giờ dừng nghỉ. Kinh thường nói: "Tâm viên, ý mã", nghĩa là "tâm" lăng xăng như con vượn nhảy từ cành nầy qua cành khác, và "ý" như con ngựa chạy lung tung luôn ngày suốt buổi. Làm sao cho tâm ý chúng ta đừng nghĩ xằng bậy? Chỉ có một cách là bắt nó nghĩ những điều tốt lành, hay đẹp. Niệm Phật chính là nhớ nghĩ đến những Vị hoàn toàn tốt đẹp, những hành động trong sáng, những đức tánh thuần lương. Càng niệm Phật nhiều chừng nào, thì ít niệm ma
chừng ấy. Ma ở đây là tất cả những gì xấu xa đen tối, làm hại mình hại người. Vì thế chúng ta nên luôn luôn niệm Phật.

III.- Phải Thường Tụng Những Bộ kinh Nào, Trì Chú Gì Và Niệm Danh Hiệu Phật Nào ?

1.- Các kinh thường tụng. Phàm là kinh Phật thì bộ nào tụng cũng được cả, vì kinh nào cũng có công năng thù thắng là phá trừ mê mờ, khai mở tâm trí sáng suốt cho chúng sanh, nếu chúng ta chí thành đọc tụng. Nhưng vì căn cơ của chúng ta không đến, nên chúng ta phải lựa những bộ kinh nào thích hợp với căn cơ và sở nguyện của chúng ta mà đọc tụng.

Thông thường, các Phật tử Việt Nam, từ xuất gia cho đến tại gia đều trì tụng những kinh như: Di-Ðà, Hồng Danh, Vu-Lan, Phổ Môn, Dược Sư, Ðịa Tạng, Kim Cang, Lăng Nghiêm, Pháp Hoa v.v...

Nhiều người có quan niệm, chọn bộ kinh cho thích hợp với mỗi hoàn cảnh, mỗi trường hợp để tụng, như lúc:

- Cầu siêu thì tụng kinh Di-Ðà, Ðịa Tạng, Vu Lan v.v...; - Cầu an thì tụng kinh Phổ Môn, Dược Sư v.v...; - Cầu tiêu tai giải bịnh thì tụng kinh Kim-Cang, Lăng-Nghiêm v.v...; - Cầu sám hối thì tụng kinh Hồng-Danh.

Cái quan niệm lựa chọn như thế cũng có phần hay là làm cho tâm chuyên nhất sẽ được hiệu nghiệm hơn. Nhưng chúng ta không nên quên rằng về mặt giáo lý cũng như về mặt công đức, bất luận một bộ kinh nào, nếu chí tâm trì tụng, thì kết qủa cũng đều mỹ mãn như nhau cả.

2.- Các chú thường trì.Ở chùa, chư Tăng hằng ngày, trong thời khóa trụng khuya, trì chú Lăng Nghiêm, Ð5i Bi, Thập chú hay Ngũ Bộ chú v.v... còn ở nhà, phần nhiều cư sĩ trì chú Ðại Bi và Thập chú, bỡi hai lẽ: một là thời giờ ít ỏi, vì còn phải lo sinh sống cho gia đình; hai là chú Lăng Nghiêm đã dài, lại thêm chữ âm vận, trắc trở khó đọc, khó thuộc. Nhưng nếu cư sĩ nào có thể học hết các thần chú, trì tụng được như chư Tăng thì càng tốt.

3.-Các hiệu Phật thường niệm. Ðúc Phật nào cũng đủ cả 10 hiệu, đồng một tâm toàn giác, từ bi vô lượng, phước trí vô biên, thương chúng sanh vô cùng vô tận, nên chỉ niệm danh hiệu một Ðức Phật nào cũng đều được cảm ứng đến tất cả Chư Phật, công đức cũng đều vô lượng vô biên.

Nhưng đứng về phương diện trìng độ và hoàn cảnh mà luận, thì hiện nay, chúng ta là người ở thế giới Ta Bà, nhằm quốc độ của Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni giáo hóa, lẽ cố nhiên chúnng ta phải niệm danh hiệu của Ngài. Dụ như dân chúng ở trong nước nào, phải nhớ nghĩ đến ơn nhà cầm quyền chính trị sáng suốt ở trong nước đó.

Nếu Tín đồ nào tu theo pháp môn Tịnh Ðộ, thì thường ngày phải niệm danh hiệu Ðức Phật A-Di-Ðà. Pháp môn này được thành lập do lời dạy sau đây của Ðức Phật Thích Ca: "Ở cõi thế giới Ta Bà này, đến thời kỳ mạc pháp, cách Phật lâu xa, chỉ
có pháp "Trì danh niệm Phật", cầu vãng sanh về Tây phương cực lạc là quốc độ của Ðức Phật A-Di-Ðà, thì dễ tu dễ chứng hơn hết". Ngoài ra, cũng có người niệm danh hiệu Ðức Phật Di-Lặc, để cầu sanh về cõi trời Ðâu Xuất; hoặc niệm danh hiệu Ðức Phật Dược Sư, để cầu cho khỏi tật bịnh.

Tóm lại, tín đồ phải niệm đủ Tam thế Phật:

a) Niệm Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni, là niệm Ðức Phật hiện tại, cũng là Ðức Phật Giáo chủ của chúng ta.

b) Niệm Ðức Phật A-Di-Ðà, là niệm Ðức Phật đã thành từ quá khứ xa xưa, mà cũng là Ðức Phật tiếp dẫn chúng ta về Cực Lạc.

c) Niệm Ðức Phật Di-Lặc, là niệm Ðức Phật vị lai.

IV.- Lợi Ích Của Sự Tụng Kinh - Trì Chú - Niệm Phật

1.- Lợi ích của sự tụng kinh. Những lời giáo hóa trong ba tạng kinh điển của Phật, đều toàn là những lời hiền lành, sáng suốt do lòng từ bi và trí tuệ siêu phàm của Phật nói ra. Kinh Phật, vì thế, có phần siêu việt hơn tất cả những lời lẽ của thế gian. Nếu chúng ta chí tâm trì tụng, chắc chắn sẽ được nhiều lợi ích cho mình, cho gia đình và những người chung quanh:

a) CHO MÌNH: Lúc tụng niệm, hành gỉa đem hết tâm trí chí thành đặt vào văn kinh để khỏi sơ xuất, nên sáu căn: Mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý không còn móng lên mười điều ác nữa, mà chỉ ghi nhớ những lời hay, lễ phải.

b)CHO GIA ÐÌNH: Trước khi sắp sửa tụng kinh, những người trong nhà đều dứt các câu chuyện ngoài đời và khách hàng xóm đến ngồi lê đôi mách cũng tự giải tán. Trong gia đình nhờ thế được thanh tịnh, trang nghiêm, hòa thuận.

c)CHO NGƯỜI CHUNG QUANH: Trong những lúc đêm thanh canh vắng, lời tụng kinh trầm bỗng theo với tiềng mõ nhịp đều, tiếng chuông ngân nga, có thể đánh thức người đời ra khỏi giấc mê, đưa lọt vào tai kẻ lạc lối những ý nghĩa thâm huyền, những lời khuyên dạy bổ ích, chứa đựng trong kinh mà hành giả đang tụng.

Như vậy rõ ràng tụng kinh chẳng những có lợi ích cho mình, cho gia đình, mà còn cho những người chung quanh nữa. Ðó là mới nói những điều ích lợi thông thường có thể thấy được, ngoài ra tụng kinh còn có những điều lợi ích, linh nghiệm lạ thường,
không thể giải thích được, ai tụng sẽ tự chứng nghiệm mà thôi.

2.- Lợi ích của sự trì chú.Các thần chú tuy không thể giải nghĩa ra được, nhưng người chí tâm thọ trì, sẽ được công hiệu thật là kỳ diệu, khó có thể nghĩ bàn, như người uống nước ấm, lạnh thì tự biết lấy. có thể nói: một câu thần chú, thâu gồm hết
một bộ kinh, vì vậy, hiệu lực của các thần chú rất phi thường. Khi gặp tai nạn, nếu thực tâm trì chú, thì mau được giải nguy. Như thuở xưa, Ngài A-Nan mắc nạn, Ðức Phật liền nói thần chú Lăng Nghiêm, sai ngài Văn Thù Sư Lợi đến cứu, thì Ngài A-Nan liền được thoát nguy.

Ngày nay có nhiều trường hợp mà người thành tâm niệm chú thấy được hiệu nghiệm rõ ràng. Theo lời Bác sĩ Thiện Thành nói lại, thì vào năm 1946, giữa lúc loạn ly, BS ở trong một vùng rừng sâu, núi hiểm tại Trung việt. Một lần Bs bị một chứng bịnh
nan y, mặc dù lương dược Ðông, Tây sẵn có trong tay, cũng không làm sao trị được. Bác sĩ tưởng sẽ bỏ mình trong xóm người Sơn cước, không ngờ lúc còn ở dưới mái nhà cha mẹ, thường đêm nghe thân phụ trì chú "Công Ðức Bảo Sơn", BS liền đem
thần chú ấy ra áp dụng. Trong lúc ấy, các người nuôi bịnh cũng xúm lại hộ niệm cho BS suốt đêm. Sáng hôm sau, quả thật BS lành mạnh trở lại một cách dễ dàng, làm cho tất cả các bạn đồng nghiệp đều ngạc nhiên.

3.- Lợi ích của sự niệm Phật.Niệm Phật công đức lại còn to lớn hơn nữa, vì một câu niệm Phật có thể gồm thâu cả 3 tạng kinh điển, hết thảy thần chú, cùng là các pháp viên đốn, như tham thiền, quán tưởng v.v...

Ðức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy rằng: "Sau khi Phật nhập diệt , về thời kỳ mạt pháp, đến kiếp hoại, các kinh sẽ bị tiêu diệt hết, chỉ còn kinh Di-Ðà lưu truyền lại độ trăm năm rồi cũng diệt luôn. Lúc bấy giờ chỉ còn một câu niệm Phật gồm 6 chữ
"Nam mô A-Di-Ðà Phật", mà đủ năng lực đưa chúng sanh về cõi "Cực-Lạc".

Lời Phật nói không sai, bằng chứng là có nhiều nhân vật chuyên trì một câu niệm Phật, mà biết được ngày giờ và thấy được điềm lành trước khi vãng sanh. Như Tổ Huệ Viễn, trong 10 năm niệm Phật, 3 lần thấy Ðức Di-Ðà rờ đầu; trong hội Liên xã, có 123 người chuyên tu phép "Trì danh niệm Phật", đều lần lược được Phật rước về cõi Tịnh Ðộ. Gần đây ở Nam phần VN, vào năm 1940, có 3 vị sĩ quan Pháp là Ðại úy Touffan, Trung úy Retourna, Thiếu úy Brillant đồng lái một chiếc thuỷ ohi cơ bay từ đảo Côn Lôn về Sài gòn. Giữa đường, chiếc phi cơ hư, , rơi xuống biển. Thiếu úy Brillant (người Pháp lai Việt) niệm Phật cầu cứu. Chiếc thủy Phi cơ lửng thửng trên mặt biển suốt 3 giờ , mới gặp một chiếc tàu đánh cá của người Nhật đến cứu. Khi 3 vị vừa bước sang tàu, thì chiếc phi cơ chìm ngay xuống biển. Ai nấy đều lấy làm lạ, hỏi nhau: Tai sao khi nãy có 3 người ngồi nặng, phi cơ lại nổi, mà bây giờ không có người nó lại chìm ngấm? Chỉ có thiếu úy Brillant mới giải thích được sự lạ lùng ấy. Ông kể lại cho mọi người nghe sự linh ứng của pháp niệm Phật mà ông thường áp dụng, và lần nầy là lần thứ hai ông được thoát nạn nhờ phép niệm Phật ấy. Ðại úy Touffan và trung úy Retourna hết lòng tin tưởng, nên khi về đến Saigon, hai vị sĩ
quan ấy chung nhau một số tiền, cất một cái am đẹp đẽ ở Cát lái, làng Thạnh Mỹ Lợi, tỉnh Gia Ðịnh để thờ Phật gọi là tỏ lòng tri ân. Ðây chỉ là một câu chuyện trong muôn ngàn câu chuyện về sự lợi ích của phép niệm Phật.

C.- Kết Luận

Khuyên Phật Tử Tụng kinh Niệm Phật Và Trì Chú Cả Sự Lẫn Lý Cho D(ược Viên Dung . Tụng kinh, trì chú, niệm Phật là 3 phương pháp tu hành gồm đủ cả Sự và Lý. Dù tại gia hay xuất gia, dù tiểu thừa hay Ðại thừa, tiêu cực hay tích cực, không ai
có thể rời 3 phương pháp nầy được. Bỡi thế, Phật tử cần phải học tụng kinh, niệm Phật và trì chú choSự,Lý đi đôi, lời nói và việc làm phù hợp, mới có được kết quả tốt đẹp.

Ba pháp môn tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tuy không đồng mà kết qủa đều thù thắng. Phật tử có thể tùy theo trình độ, hoàn cảnh của mình mà tu một, hai hay cả ba pháp ấy. Thí dụ như người biết chữ và mạnh khoẻ, công ăn việc làm hằng ngày không bận rộn lắm, thì nên tụng kinh, trì chú, niệm Phật đủ cả ba pháp môn. Còn người tuổi gìa, sức yếu, mắt mờ, răng rụng, miệng lưỡi phều phào, thân thể mỏi mệt, nếu tụng kinh , trì chú không nổi, thì phải chuyên tâm niệm Phật, đi đứng nằm nồi,
túc nào cũng phải niệm Phật. Nhưng các Phật tử nên nhớ, khi miệng tụng kinh, trì chú, niệm Phật, tay gõ mõ, đánh chuông, lần chuỗi, thì tâm trí phải gột rửa hết bao ý nghĩ bất chính, những ham muốn đê hèn, và đạc vào dấy hình ảnh của Ðấng Từ Bi.
Rồi phải noi gương Ngài, mở lòng thương rộng lớn, nghĩ đến nỗi thống khổ của muôn loài và phát nguyện đem sức mình ra, ban vui cứu khổ cho tất cả. Ðến khi thôi tụng niệm, trở lại tiếp xúc việc đời, thì phải làm thế nào cho những hành động của mình cũng được từ bi như tư tưởng và lời nói của mình vậy.

Người tụng kinh trì chú và niệm Phật, làm đúng như thế, thì chắc chắn sẽ được chứng qủa Thánh không sai.

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 7589)
Ðây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Ðức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường này để đạt được tự do, giải thoát cho thân tâm.
19/04/2013(Xem: 8026)
Đức Phật Dược Sư là Tôn chủ của thế giới Tịnh Độ Lưu Ly ở phương Đông, có danh xưng là Kim Cương Phật. Cúng dàng Đức Phật Dược Sư có thể tiêu trừ được hàng trăm bệnh, tiêu trừ nguyên nhân của căn bản phiền não.
19/04/2013(Xem: 6108)
Từ Bi Hỷ Xả là những đức tính của một bậc Giác Ngộ: “Đại từ đại bi đại hỷ đại xả chính là Phật tánh, Phật tánh chính là Như Lai” (phẩm Bồ-tát Sư Tử Rống, kinh Đại Bát Niết Bàn). Trong bài này chúng ta tìm hiểu tâm từ và Phật tánh, y cứ vào kinh Đại Bát Niết Bàn, chủ yếu lấy từ phẩm Phạm Hạnh. Kinh này gắn liền với tâm từ.
09/04/2013(Xem: 8532)
Tất cả chúng sanh đều vô thỉ đến nay, vì chấp có thật ngã, thật-pháp mà tạo ra các nghiệp, rồi bị các nghiệp dắt dẫn nên xoay vành mãi theo bánh xe sanh tử luân-hồi. Nếu con người hiểu rỏ một cách chắc chắn rằng: tất cả các pháp trong vũ-trụ, nhân và ngã đều không thật có, chỉ do thức biến hiện, như cảnh trong chiêm bao, mà không còn gây phiền não, tạo nghiệp-chướng nữa, thì tất không còn bị ràng buộc, trong bánh xe sanh tử luân hồi. Để phá trừ hai món chấp thật-ngã và thật-pháp, Đức-Phật có rất nhiều phương-pháp, có rất nhiều pháp thiền, mà Duy-Thức-Tôn hay Pháp-tướng-tôn là một pháp tu rất cần thiết, rất hiệu-nghiệm để đi đến giải-thoát.
08/04/2013(Xem: 11821)
Ba tạng Kinh-điển của Phật-giáo hiện nay gồm có đến hơn vạn quyển. Trong ấy, những Kim-ngôn của Ðấng Ðiều-Ngự và huyền-nghĩa của chư Tổ, hàm ẩn Ðạo-lý thâm thúy vô biên. Muốn du ngoạn trong bể Phật-pháp bao la, hay lên đỉnh non thánh-giáo để nhìn khắp nơi bằng tầm mắt càn-khôn-nhất-lãm, phải phí nhiều thời giờ và tâm lực, mà giữa cuộc sống nhiều vướng bận ngày nay, ít ai làm nổi.
08/04/2013(Xem: 21864)
Nhị khóa: Hai thời khóa tụng; Hiệp giải: nhập chung để giải. Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là "Nhị Khóa Hiệp giải"
08/04/2013(Xem: 13379)
Được sự chỉ đạo của Hòa thượng Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương GHPGVN, Ban Biên tập Chương trình Phật học hàm thụ (PHHT) đã tiến hành biên soạn bộ sách "Phật học cơ bản" nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của học viên đang theo học chương trình PHHT, cũng như của đông đảo Tăng Ni và Phật tử. Bộ sách "Phật học cơ bản" này gồm 4 tập, được biên soạn bởi nhiều tác giả và trình bày theo thứ tự từ các vấn đề Phật học căn bản cho đến các chủ đề giáo lý chuyên sâu, nhằm giúp người học có một số kiến thức cơ bản về Phật giáo. Trong tập sách đầu tiên này, chúng tôi in lại các bài giảng của chương trình PHHT năm thứ nhất (1998-1999) đã được đăng trên nguyệt san Giác Ngộ, thành một tuyển tập. Hy vọng tuyển tập này sẽ giúp quý độc giả trong việc tìm hiểu và nghiên cứu về những giáo lý Phật học. Ban Biên Soạn Chương trình Phật học Hàm thụ
08/04/2013(Xem: 33818)
Ðạo Phật truyền vào Việt Nam ta đã trên 15 thế kỷ cho nên phần đông dân chúng nước ta là tín đồ Ðạo Phật. Dân chúng thường nói "Ðạo Phật là đạo của ông bà", hay "Nhà nào có đốt hương, đều là tín đồ đạo Phật cả...".
08/04/2013(Xem: 8499)
Bản dịch quyển "The Buddha and His Teachings -- Đức Phật và Phật Pháp" được tu chỉnh và bổ túc lần thứ ba theo bản Anh ngữ cuối cùng của Ngài Narada, xuất bản ...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567