Pho tượng 1.113 tay và 1.113 mắt ở chùa Mễ Sở (Văn Giang, Hưng Yên) đã bị trộm đột nhập, đánh cắp sáng 29/9.
Pho tượng cổ Phật bà quan thế âm nghìn tay nghìn mắt tại chùa Mễ Sở hiện đã bị đánh cắp. Ảnh: Tư liệu
Công an huyện Văn Giang (Hưng Yên) đang truy tìm nhóm trộm pho tượng cổ Phật bà nghìn tay nghìn mắt tại chùa Mễ Sở vào sáng 29/9.
Đại diện Công an huyện cho biết, ngày 29/9, sư thầy Thích Đàm Lan, trụ trì chùa Mễ Sở cùng ni cô phát hiện pho tượng đặt trang trọng tại tầng 2 ngôi chùa đã biến mất, khóa cổng bị phá nên trình báo chính quyền.
Trích xuất hình ảnh từ camera an ninh của nhà chùa cùng thông tin khai báo của sư Lan, công an xác định vụ việc xảy ra lúc hơn 1h ngày 29/9. Nhóm trộm 4-5 người ra tay rất chuyên nghiệp, có sự tính toán từ trước. Để tránh bị camera ghi hình, một tên dùng sào bịt vải che đầu ống kính; các tên còn lại cạy cửa chùa, lên gác, tiếp cận pho tượng.
Do pho tượng to lớn và nặng nên nhóm trộm khênh ra cửa trước, thòng dây chuyển xuống sân và đưa ra ôtô chờ sẵn ngoài cổng. Sau đó, một tên trong nhóm bịt mặt, đeo găng tay quay lại hiện trường xóa các dấu vết.
Chùa Mễ Sở vừa bị nhóm đạo trích đột nhập lấy đi bức tượng Phật bà quan thế âm nghìn tay nghìn mắt. Ảnh: Tư liệu
Chùa Mễ Sở, nay thuộc xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, được xây dựng từ thời nhà Lê. Sau hàng trăm năm, chùa xuống cấp, duy chỉ có bức tượng Phật bà quan thế âm nghìn tay nghìn mắt còn giữ được tương đối nguyên vẹn.
Pho tượng có 1.113 tay, 1.113 mắt, được tạo tác bằng gỗ mít, cao 2,8 m, trong đó riêng tượng Phật 1,4 m. Năm 1988, tượng đã bị đánh cắp. Công an tỉnh Hải Hưng (nay chia tách thành Hải Dương và Hưng Yên) cùng công an Hà Nội, Hải Phòng mới tìm thấy cổ vật này tại nhà một nghệ nhân ở Hà Nội.
Sáng 30.9, ngồi thất thần trong không gian tĩnh mịch của ngôi chùa cổ Mễ Sở, sư Thích Đàm Lan (trụ trì chùa Mễ Sở) dường như vẫn chưa thể lấy lại được bình tĩnh. Sư trả lời câu hỏi của PV Báo Lao Động một cách dè dặt, mắt đỏ hoe, còn giọng nói thì nghẹn đi vì đau buồn. Ngồi cạnh sư Lan còn có cô tiểu Hường cùng một vài người dân thôn Mễ Sở. Trên gương mặt mỗi người, ám ảnh nỗi hoang mang.
“Từ lúc biết tin tượng Phật bị đánh cắp, dân trong vùng chả còn thiết làm lụng gì. Ai cũng buồn, chỉ mong cơ quan chức năng sớm làm sáng tỏ vụ việc, đưa tượng về, trừng trị kẻ gian”, cụ ông Nguyễn Hữu Đức (85 tuổi) xót xa tâm sự.
Là một trong những người tiếp cận hiện trường sự việc từ rất sớm, ông trưởng thôn Lê Ngọc Anh cho biết, vụ mất cắp được tiểu Hường trong lúc dọn dẹp phát giác vào khoảng 6h sáng 29.9. Sau sư Lan, ông là người thứ 3 được thông tin. Cùng ngày, Công an huyện Văn Giang cũng đã xuống hiện trường thu thập thông tin, lấy lời khai của những người liên quan. “Với những gì đã xảy ra, chúng tôi tin rằng kẻ gian phải rất thân thiết với chùa, hiểu rõ đường đi lối lại, biết cả nơi đặt camera an ninh và cũng rất chuyên nghiệp”, ông Lê Ngọc Anh nói.
Tượng Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Mễ Sở được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật.
Theo lời kể, chùa Mễ Sở chỉ có hai thầy trò sư Lan ở với nhau. Thường thì chập tối đã khóa cửa rất kỹ. Đêm xảy ra vụ mất cắp, sư Lan cũng 1h sáng mới đi nằm, trước khi lên giường còn quan sát camera an ninh thì không thấy dấu hiệu gì bất thường. Tuy nhiên đến khoảng 2h sáng thì nhóm kẻ gian đã cắt khóa để đột nhập vào bên trong.
Thông qua những hình ảnh ghi lại được, thì ngay khi bước vào nơi đặt tượng Phật Bà ở tầng 2, một kẻ đã lấy sào bọc chiếc áo cũ che khất camera cho đồng bọn đưa tượng ra ngoài. Để lấy được tượng, bọn chúng đã xếp toàn bộ các đồ thờ xuống đất rồi bước chân lên hòm công đức để tạo thế đứng. Rồi sau đó, dựa trên những vết nứt vỡ ở trên tường, ông trưởng thôn tin rằng nhóm người đã sử dụng dây thừng để thả tượng Quán Thế Âm từ tầng 2 xuống đất rồi đưa ra xe ôtô chờ sẵn ở phía ngoài cổng.
“Theo sử sách chép lại thì tượng cao 1,40m làm bằng gỗ mít, nặng hơn 1 tạ, cùng với kích thước khá cồng kềnh nên phải 3 - 4 người mới khiêng được. Rồi người bịt camera, người trực gác… theo phán đoán của chúng tôi thì nhóm kẻ gian không thể dưới 4 người”, ông Ngọc Anh cho biết thêm.
Tượng Phật từng bị đánh cắp
Cũng theo lời vị trưởng thôn, ngoài pho tượng cổ, bọn trộm cũng lấy đi đôi nến thờ bằng đồng có giá trị cao. Chúng thậm chí còn sử dụng cả găng tay và bình tĩnh dọn dẹp các dấu vết để lại.
Việc bức tượng Phật bà nghìn tay nghìn mắt - niềm tin và tự hào của người Mễ Sở bị đánh cắp một cách trắng trợn, đã khiến tất thảy người dân địa phương vô cùng bức xúc. Theo thông tin từ vị trưởng thôn, đánh giá từ các chuyên gia đều cho rằng, bức tượng Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt này là nét đặc trưng điêu khắc, là tinh hoa của Hoàng thành Thăng Long. Bức tượng có tổng cộng 1.113 chi tiết, chạm khắc vô cùng công phu, thậm chí đến những đường gân tay còn hiện rõ nét.
“Bức tượng có giá trị về mặt lịch sử rất cao, toàn dân trong làng, cả tiểu ban quản lý di tích ăn không ngon ngủ không yên, lúc nào cũng trông chờ tin về”, ông Ngọc Anh cho biết thêm.
Theo lời người dân địa phương, do có giá trị rất lớn về mặt kiến trúc cũng như lịch sử nên bức tượng Quán Thế Âm nghìn tay nghìn mắt ở chùa Mễ Sở thường xuyên bị nhòm ngó.
Tuy nhiên vào khoảng tháng 10.1988, bức tượng này cũng đã bị đánh cắp 1 lần. Kẻ gian khi đó còn táo tợn cắt cả đường dây điện thoại hòng gây khó khăn cho công tác liên lạc với các cấp có thẩm quyền. Tuy nhiên, sau nỗ lực không biết mệt mỏi của công an các tỉnh Hải Hưng (Hải Dương và Hưng Yên), Hải Phòng và Hà Nội, phong tỏa toàn bộ các tuyến cảng biển nên sau đó, bức tượng đã được tìm thấy tại nhà một nghệ nhân ở phố Vân Hồ, Hà Nội. Người này khai không biết về vụ trộm cắp, mà chỉ được người đến thuê phục chế.
Người dân thành kính trước tượng Phật Bà
Để bày tỏ sự ngưỡng mộ bức tượng tuyệt đẹp, vị nghệ nhân sau đó đã về tận Mễ Sở, phục chế lại tượng mà không lấy một đồng tiền công.
Cũng liên quan đến câu chuyện này, trao đổi với PV Báo Lao Động, ông Chu Quốc Hiệp - Chủ tịch UBND huyện Văn Giang cho biết, đây là một mất mát lớn của địa phương và hiện cơ quan chức năng huyện vẫn đang tiếp tục làm rõ.
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Nhờ Phật độ nên mỗi năm tôi về VN một lần, mà lần nào tôi cũng đi từ Nam ra Bắc hầu hết thời gian tôi đều dành cho việc đi tham quan các chùa, do đó tôi thấy.
Niết bàn một thuở ra đi,
Cân bình nữa gánh Tây quy nhẹ nhàng
Rừng thiền vắng bóng hạc vàng,
Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba
Người đi dấu vết chưa nhòa,
Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng
Tam sanh hẹn kiếp tao phùng,
Tôn phong Tổ ấn gởi cùng non sông.
Theo GS Trần Văn Khê loại nhạc này vốn xuất phát từ nhã nhạc cung đình Huế, Phật Giáo đã sử dụng để làm nhạc thỉnh trong các Trai đàn Chẩn tế.
Nay xin được giới thiệu với Đại chúng để tùy nghi sử dụng. Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
Bắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà-la-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường, phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thanh khổ sở giữa chốn u minh. Sang đời Tống, đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác, diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn, nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hàng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông. Qua các đời Nguyên, Minh, khoa nghi này dần biến đổi, pha trộn với nghi thức của các tông phái khác, chen thêm phần văn thí thực, triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực, siêu độ, thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo, nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Bà đường dữ.
Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ.
Tụng Kinh Niệm Phật (Tụng là đọc, Niệm là nhớ) là miệng đọc tâm nhớ, tâm và miệng hợp nhất, nhất tâm đọc và nhớ lời Kinh và Danh Hiệu của Phật.
Tụng Kinh Niệm Phật của hàng xuất gia hay tại gia để tỉnh thức tâm linh, và kiến tạo cho chính mình một cuộc sống ôn hòa. Lợi ích của sự Tụng Kinh Niệm Phật, ngoài công đức cho kẽ còn người mất, còn nói lên NẾP SỐNG ĐẠO. Nếp sống cố hữu của tổ tiên chúng ta là Tụng Kinh Niệm Phật để tích phước đức cho con cháu, mai này chúng sẽ được phú quý vinh hoa. Hơn nữa, sự Tụng Kinh Niệm Phật còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực như sau:
* Tụng Kinh Niệm Phật giữ cho tâm được an lành, để dễ cảm thông với các Đấng Thiêng Liêng. Tụng Niệm rất dễ dàng huân tập các điều suy nghĩ tốt vào tâm thức.
Những Ngày Lễ Vía Phật và Bồ Tát, 01/01 Vía Di Lặc
15/01 Lễ Thượng Nguyên
08/02 Phật Thích Ca Xuất Gia
15/02 Phật Thích Ca nhập Niết Bàn
19/02 Quan Thế Âm Giáng Sanh
21/02 Phổ Hiền Giáng Sanh
06/03 Ca Diếp Tôn Giả
16/03 Phật Mẫu Chuẫn Đề
Phật giáo không có một số nghi lễ như những tôn giáo khác. Nghi lễ, với việc thực hiện phức tạp và rườm rà, không có vị trí trong Phật giáo. Chúng ta không tìm thấy bất cứ trường hợp nào ở trong kinh điển Pāli, ở đó Đức Phttp://quangduc.com/siteadmin/post?page=25&pageID=49826hật đặt ra những luật lệ và phương cách thực hiện các nghi lễ dành cho người tại gia. Cá nhân mỗi người thực hiện hay không thực hiện các nghi lễ là tùy ý. Có một điều duy nhất mà mỗi người cần phải cân nhắc, đó là việc thực hành nghi lễ của mình không được trái ngược với giáo pháp của Đức Phật.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.