Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viên Tịch và Tân Viên Tịch

13/11/201516:20(Xem: 6064)
Viên Tịch và Tân Viên Tịch

lotus_3 

VIÊN TỊCH và TÂN VIÊN TỊCH

 



Trước đây do phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế nên người ta ít khi nghe và thấy chữ "Tân Viên Tịch" trong các văn thư, cáo phó, phân ưu, điếu từ và điếu văn trên các phương tiện truyền thông, nhưng gần đây người ta thấy chữ "Tân Viên Tịch" nhiều hơn trước để chỉ sự kiện một vị Tôn Đức Tăng Ni Giáo Phẩm vừa viên tịch.  Vậy trong thực tế có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không?


Trong Kinh Luận Đại Thừa thì có Tân Vãng Bồ Tát và Cựu Trụ Bồ Tát, tức là tên gọi để phân biệt Bồ Tát mới vãng sinh về cõi Tịnh Độ với Bồ Tát đã trụ ở cõi Tịnh Độ từ trước.  Nhưng đấy là một phạm vi kinh luận khác còn chữ "Tân" trong "Tân Viên Tịch" chỉ thuần là phạm vi ngôn ngữ mà thôi.  Về phương diện ngôn ngữ học thì chữ "tân" được dùng dưới ý nghĩa tỉnh từ (mới / new) nhiều hơn trạng từ (vừa / newly / recently) như tân hôn, tân lang, tân giai nhân, tân gia, v.v...; tuy thỉnh thoảng cũng có dùng, ở vị trí trạng từ, nhưng ít lắm, như tân trang, tân tạo.  Trong chữ "tân viên tịch" thì chữ "tân" (mới, vừa xảy ra) là trạng từ; chữ "viên tịch" là động từ.  Chữ "tân" trong "tân viên tịch" hoàn toàn không mang ý nghĩa "mới" (tân / new / tỉnh từ) để đối chiều với "cũ" (cựu / old, former / tỉnh từ) mà chỉ mang ý nghĩa "vừa xảy ra" (tân / newly, recently / trạng từ).

Về phương diện kinh luận Phật học thì chữ "tân viên tịch" cũng không được khế lý mặc dầu trong ý nghĩa xã hội thì có vẻ khế cơ.  Viên tịch hay niết bàn (Sancrit: Nirvàna / Pali: Nibbàna / Nir là không, không còn, không có; Vàna là vọng, tham, dục, dục vọng, tham vọng, vọng tưởng) là một biến cố cấp kỳ, xảy ra trong sát-na chớp nhoáng (mỗi ngày có 24 giờ và gồm 4.800.000 sát-na) như thổi tắt ngọn đèn, và có nghĩa là diệt tận vòng quay sinh tử luân hồi, hoàn toàn giải thoát để vào một cõi sống khác đầy an lạc.  Khoảnh khắc viên tịch như một niệm, khởi lên và tan biến ngay lúc đó như khi ta nghĩ về, nhớ đến hình ảnh người thân yêu thì hình ảnh đó hiện ra ngay cho dầu người thân của chúng ta đang ở đâu đó trên trái đất này.  Tình trạng đau yếu, và thời gian bệnh hoạn, kể cả khoảng thời gian lâm chung và trăn trối không phải là thời điểm viên tịch mà là giai đoạn trả nghiệp mà người lâm chung đã tạo ra trong cuộc đời của họ.  Để hình dung được sự viên tịch và hành viên tịch thì phải hiểu sát-na là gì?

" Nhất sát-na vi nhất niệm.
Nhị thập niệm vi nhất thuấn.
Nhị thập thuấn vi nhất đàn-chỉ.
Nhị thập đàn-chỉ vi nhất la-dự.
Nhị thập la-dự vi nhất tu-du.
Nhất nhật nhất dạ hữu tam thập tu-du.

一刹那为一
二十念为一
二十瞬为一弹
二十弹指为一罗预
二十罗预为一须
一日一夜有三十

1 sát-na là 1 niệm
20 niệm là 1 thuấn
20 thuấn là 1 đàn-chỉ
20 đàn-chỉ là 1 la-dự
20 la-dự là 1 tu-du
1 ngày 1 đêm có 30 tu-du."


["Nhất Sát-Na" Thị Đa Cửu / Huỳnh Chương Hưng dịch]

Như vậy trọn mỗi một ngày đêm trong 24 giờ thì có 4.800.000 sát-na và được tính như sau:

30 tu-du x 20 la-dự x 20 đàn-chi x 20 thuấn x 20 niệm = 4.800.000 niệm mà mỗi niệm là một sát-na.

Mỗi lời, mỗi chữ đều có nội hàm và ngoại diên của nó và nó còn tùy thuộc vào ngữ cảnh (context) mà thay đổi ý nghĩa nữa.  Trong ngôn ngữ thường dùng mỗi ngày chúng ta thường gặp những mâu thuẩn thật khó nói; chẳng hạn như, khi một tín hữu Thiên Chúa Giáo từ trần thì tang gia đưa ra một cáo phó với nội dung “Gia đình chúng tôi vô cùng đau buồn báo tin Cụ Phê-rô Nguyễn Văn A … đã được Chúa gọi về ngày …” và rồi sẽ nhận được nhiều phân ưu như “Nhận được tin buồn Cụ Phê-rô đã được Chúa gọi về ngày … chúng tôi xin thành kính chia buồn … .”  Được Chúa gọi về Nhà Cha ở trên Trời là một tin vui chứ sao lại tin buồn; tin buồn là khi nào bị Chúa gọi về mới hợp lý. 

Ngôn ngữ là một quy ước không thuần lý nên ở đây, là người Phật tử, chúng ta nên hiểu rõ sự khác nhau giữa hai chữ “Viên Tịch” và “Tân Viên Tịch” do tập tục lâu đời trong sinh hoạt sơn môn như sau.  Và ở đây cũng cần nói qua về ý nghĩa hai chữ “sơn môn” và “hệ phái.”  Sơn môn nghĩa đen là cổng chính của một ngôi chùa được kiến lập ở chốn núi rừng, nghĩa thông thường là cửa chùa, nhưng nghĩa rộng thường được dùng trong nhóm chữ “sơn môn hệ phái” thì sơn môn là chùa Tổ, là Tổ đình, là môn phái trong Phật giáo.  Sơn môn và hệ phái được hiểu như là một chi nhánh, một cấp nhỏ hơn của một Tông chính.

Khi một vị Tôn Đức Tăng Ni Giáo Phẩm cao cấp như các bậc Cao Tăng, Trưởng Lão, Đại Lão Hòa Thượng, Đại Lão Ni Trưởng, Hòa Thượng, Ni Trưởng hay vị Phương Trượng, Trụ Trì, Viện Chủ từ trần thì theo tập tục sơn môn, vị Tăng sĩ phụ trách giới luật, thanh quy phải viết tôn kính vị Tôn Đức đó là “Hòa Thượng, Thượng Tọa Tân Viên Tịch” để bày tỏ lòng thương tiếc và kính trọng theo đúng tinh thần văn hóa “tôn lão, kỉnh trưởng” của dân tộc Việt Nam.  Chữ “Tân Viên Tịch” được dùng từ ngày viên tịch cho đến khi xong Lế Giỗ lần thứ nhì, tức là mãn phục Đại Tường, và sau đó là Lễ Thỉnh Nhập Tổ Vị.

Khi một vị Tôn Đức Tăng, Ni còn tương đối trẻ tuổi và chưa giữ trách nhiệm Trụ Trì, Viện Chủ mà từ trần vì bất cứ nguyên do gì thì chúng ta, môn đồ, Pháp quyến, và đồng bào Phật tử xa gần vẫn chỉ nói và viết "Thượng Tọa / Đại Đức (Pháp danh) vừa viên tịch lúc 11 giờ 22 phút 33 giây ngày 14 tháng 11 năm 2015" như xưa nay mà thôi.

Trần Việt Long

San Jose, 15-11-2015

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/04/2011(Xem: 5932)
Tắm Phật còn là một cách nhắc nhở chúng ta tịnh hóa thân tâm, gột rửa dần tham lam, sân hận và si mê, nhờ vậy mà chúng ta có thể đạt được chân hạnh phúc trong cuộc sống.
14/04/2011(Xem: 4385)
Khi những hạt mưa đầu mùa bắt đầu tí tách, con ve gọi hè bổng náo nức râm rang, những giọt xuân cuối cùng sắp sang, nhường chổ cho hạ về ngập trànnắng sáng, cũng là lúc người con Phật ở khắp nơi trên thế giới, lại mộtlần nữa cung kính chào mừng ngày đại lễ Đức Phật Đản Sanh.
02/04/2011(Xem: 6022)
Kim ô tợ tiễn, ngọc thố như thoa, tưởng cốt nhục dĩ phân ly, đỗ anh hồn nhi hà tại. HT Thích Bích Liên
28/02/2011(Xem: 6733)
Những Bài Tán Trạo Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
28/02/2011(Xem: 10657)
Các Bài Tán Xấp theo Nghi Lễ Phật Giáo Miền Trung
25/02/2011(Xem: 5415)
Những Bài Tán Rơi Theo Nghi Thức Phật Giáo Miền Trung
17/02/2011(Xem: 5324)
NGHI THỨC LỄ THÀNH HÔN
15/02/2011(Xem: 3712)
Nghi lễ là cái được sáng tạo sau khi đức Phật nhập diệt, mà một trong những mục tiêu là thể hiện sự kính ngưỡng đối với Đức Phật và giáo pháp của Ngài, thông qua những hình thức cụ thể.
15/02/2011(Xem: 4448)
Xin hỏi, tôi có đọc 1 trang báo về đạo Phật của 1 ngôi chùa nói rằng việc cúng sao là Phong tục lâu đời của Việt Nam Việc cúng sao giải hạn có Khoa nghi cúng sao giải hạn (bản phiên âm Hán Việt), Sớ cúng sao giải hạn (bản tiếng Việt) của truyền thống Phật giáo miền Bắc do chư Tổ Sư biên soạn và tất nhiên bên dưới là chú của Phật như Biến thực chân ngôn, Cam lộ thuỷ chân ngôn & Phả cúng dàng chân ngôn vv…
13/02/2011(Xem: 4862)
NGHI THỨC HỒNG CHUNG
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]