Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

5. Quả vị tu hành của người cư sĩ

07/02/201107:45(Xem: 13046)
5. Quả vị tu hành của người cư sĩ

THERAVĀDA - PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
CƯ SĨ GIỚI PHÁP
Tỳ kheo Giác Giới (Bodhisīla Bhikkhu) biên soạn
PL. 2550 - TL. 2006

Namo tassa bhagavato arahato sammāsam-buddhassa.
Kính lễ Đức Thế Tôn, Ưng Cúng, Chánh Biến Tri

CHƯƠNG I

CƯ SĨ TRONG PHẬT GIÁO

I.5. QUẢ VỊ TU HÀNH CỦA NGƯỜI CƯ SĨ

Có bốn quả vị (phala) tu hành của đời sống phạm hạnh:

1- Quả vị Nhập Lưu (Sotāpattiphala) cũng gọi là Dự lưu, Sơ quả, Tu đà huờn.

Gọi là Nhập lưu hay Dự lưu, nghĩa là dự vào dòng thánh vức; khi đắc quả vị này rồi thì không còn là phàm phu tánh, mà là bậc thánh, nhưng là thánh Hữu học.

Gọi là sơ quả vì đây là thánh quả thứ nhất trong bốn thánh quả.

Gọi là Tu đà huờn, tức là đọc âm của tiếng Sotāpatti.

Vị thánh nhập lưu đã đoạn trừ ba kiết sử là: thân kiến, hoài nghi và giới cấm thủ. Vị thánh nhập lưu có thể còn tái sanh nhưng không quá bảy lần (vì vậy cũng gọi là Thất lai), và nếu có tái sanh cũng chỉ sanh ở cõi vui, nhất định không sanh đọa vào 4 khổ cảnh.

2- Quả vị Nhất lai (Sakadāgāmiphala), cũng gọi là Nhị quả, Tư đà hàm.

Gọi là Nhất lai, vì bậc này nếu có tái sanh nữa thì chỉ một lần sanh lại cõi dục rồi đắc vô dư y Níp bàn.

Gọi là nhị quả, vì đây là thánh quả thứ hai trong bốn thánh quả, quả vị cao hơn nhập lưu, nhưng cũng là thánh hữu học.

Gọi là Tư đà hàm, tức là đọc âm của tiếng Sakadāgāmi.

Vị thánh Nhất lai tiếp tục giảm trừ hai kiết sử là: dục ái và sân.

3- Quả vị Bất lai (Anāgāmiphala), cũng gọi là Tam quả, A na hàm.

Gọi là Bất lai, vì bậc này sẽ không còn tái sanh lại cõi dục nữa, vị ấy sẽ hóa sanh vào cõi Tịnh cư sắc giới và vô dư y Níp bàn ở đó.

Gọi là tam quả, vì đây là thánh quả thứ ba trong bốn thánh quả, là quả hữu học cao hơn Tu đà huờn và Tư đà hàm.

Gọi là A na hàm, tức là đọc âm của tiếng Anāgāmi.

Vị thánh Bất lai đã hoàn toàn đoạn diệt năm hạ phần kiết sử là: thân kiến, hoài nghi, giới cấm thủ, dục ái và sân.

4- Quả vị Ưng Cúng (Arahattaphala), cũng gọi là tứ quả, A la hán.

Gọi là Ưng Cúng, vì là bậc xứng đáng cúng dường bởi người đời.

Gọi là tứ quả vì đây là quả vị thứ tư, quả vị cao tột trong bốn thánh quả.

Gọi là A la hán, tức đọc âm của tiếng Arahatta hay Arahaṃ.

Vị thánh A la hán đã hoàn toàn thanh tịnh phiền não, cắt đứt năm thượng phần kiết sử còn dư sót, là Ái sắc, Ái vô sắc, ngã mạn, phóng dật, và vô minh.

Vị A la hán không còn sự tái sanh, nên gọi là bậc vô sanh, vị ấy phạm hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, nên gọi là bậc vô học.

Đối với bốn quả vị phạm hạnh này, người tại gia cư sĩ đều có thể đạt được cả.

Tuy vậy, với phẩm mạo cư sĩ khó có người đắc quả A la hán, nếu có thì không giữ được thọ mạng lâu dài. Một ngươi cư sĩ nếu đắc A la hán, có hai sự kiện xảy ra, một là phải lập tức thay đổi phẩm mạo thành bậc xuất gia, hai là phải viên tịch Níp bàn ngay trong ngày hôm ấy.

Trong kinh Milindapañhā, đức vua Milinda bạch hỏi ngài Nāgasena tại sao người cư sĩ không duy trì được mạng khi đắc quả vị A la hán?

Ngài Nāgasena giải thích rằng, vì phẩm mạo của cư sĩ quá thấp thỏi yếu kém, không kham nổi với quả vị cao thượng A la hán. Ngài có thí dụ: người bụng yếu không ăn được vật thực khó tiêu hóa, hoặc như bụi cỏ lau không nâng đỡ nổi tảng đá đặt lên, hoặc như người bần tiện dốt nát không kham nổi địa vị đế vương v.v...

Những cư sĩ đắc A la hán vẫn có, như là vua Tịnh Phạn (Suddhodana), Đại thần Santati, du sĩ Bāhiya-dārucariya v.v...

Phẩm mạo cư sĩ chỉ có thể kham nổi và tương xứng với quả vị thánh hữu học Tu đà huờn, Tư đà hàm, và A na hàm. Nhưng vị cư sĩ A na hàm thì sống ly thân với gia đình vì pháp tánh của vị thánh này đã diệt dục. Vị cư sĩ Tư đà hàm thì cũng không mấy thiết tha với đời sống gia đình vì bậc ấy đã hạn chế dục vọng. Đa phần cư sĩ vào thời Đức Phật chứng đạt quả vị Tu đà huờn, một quả vị bất thối niềm tin Tam bảo và chắc chắn đang hành trình đạo lộ đến Níp-bàn.

Những cư sĩ đắc Tu đà huờn, như ông Anāthapiṇḍika, ông Jīvika, vua Bimbisāra, bà Visākhā v.v...

Những cư sĩ đắc Tư đà hàm, như Sumanā con gái ông Cấp-cô-độc, Mahānāma ông hoàng Thích ca v.v...

Những cư sĩ đắc A na hàm, như thiện nam Chattapāni ở Sāvatthī, gia chủ Citta ở Macchikāsaṇda, gia chủ Ugga ở Vesāli, Mẹ của thôn trưởng Mātikāgāma, cha và mẹ của nàng Māgandiya v.v...

Các vị chư thiên phạm thiên cũng gọi là cư sĩ vì các chúng sanh này không có phẩm mạo xuất gia. Họ cũng đắc quả vị thánh nhân vô số kể mỗi khi Đức Phật thuyết pháp.




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/09/2010(Xem: 3730)
Đấng Pháp vương vô thượng, Ba cõi chẳng ai bằng, Thầy dạy khắp trời người, Cha lành chung bốn loài. Quy y tròn một niệm, Dứt sạch nghiệp ba kỳ, Xưng dương cùng tán thán, Ức kiếp không cùng tận.
13/09/2010(Xem: 3398)
Quán đảnh đã được định nghĩa một cách khái quát là “hành động hay nghi thức ban ý nghĩa tôn giáo (thánh phước) cho những đồ vật, nơi chốn, hoặc con người; thường bằng năng lực và sự thánh thiện” (Bowker, tr. 234). Trong Phật giáo, quán đảnh đã được miêu tả như một nghi thức biến đổi một pho tượng hoặc một ngôi tháp từ một vật thể thế tục thành tinh tủy của một đức Phật (Bentor 1997).
09/09/2010(Xem: 16034)
5 bài kệ hô canh ngồi Thiền được áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
08/09/2010(Xem: 5087)
Lễ nghi trong Phật giáo là bày tỏ lòng thành kính đối với các đấng thành kính. Họ là thầy tổ, là ông bà, cha mẹ và tất cả những người thân, kẻ sơ đã qua đời.
07/09/2010(Xem: 5535)
Khi cúng thì chủ gia đình phải bầy đồ lễ cùng với hoa quả theo nguyên-tắc “đông bình tây quả,” rượu, và nước. Sau đó, phải đốt đèn (đèn dầu, đèn cầy, hay đèn điện), thắp nhang, đánh chuông, khấn, và cúng trước rồi những người trong gia đình theo thứ tự trên dưới cúng sau. Nhang (hương) đèn để mời và chuông để thỉnh tổ tiên. Khi cúng thì phải chắp tay đưa lên ngang trán khấn. Khấn là lời trình với tổ tiên về ngày cúng liên quan đến tên người quá cố, ngày tháng năm ta và tây, tên địa phương mình ở, tên mình và tên những người trong gia đình, lý do cúng và lời cầu nguyên, v.v.. Riêng tên người quá cố ta phải khấn rõ nhỏ. Sau khi khấn rồi, tuỳ theo địa vị của người cúng và người quá cố mà vái hay lạy. Nếu bố cúng con thì chỉ vái bốn vái mà thôi. Nếu con cháu cúng tổ tiên thì phải lạy bốn lạy. Chúng ta cần hiểu cho rõ về ý nghĩa của Cúng, Khấn, Vái, và Lạy.
31/08/2010(Xem: 7173)
Trước cửa Phật lập đàn phổ thí, Cho trọn đều quân lợi âm dương, Quang minh tỏ khắp mười phương, Kính dâng một nén tâm hương ngạt ngào. Cơn mưa tuệ dồi dào tưới khắp, Bóng mây từ che rợp mọi nơi, Lọt đâu dưới đất trên trời, Từ bi tế độ muôn đời viên thông. Trên đức Phật rất công rất chính, Dạy cho đời luyện tính tu tâm, Thương người đọa kiếp tối tăm, Giáo Hội chỉ dẫn khỏi lầm khỏi mê.
27/08/2010(Xem: 44761)
Đi thuyết linh nhiều nơi, thấy nhiều trường hợp oan gia trái chủ hiển bày rất rõ nét, cần phải giải trừ để có một đời sống an lạc. Rất nhiều Phật tử, thấy tâm tư không an khi nhìn lại đời sống đã gây nên tội lỗi oan trái muốn giải trừ, mà chưa có nhận thức đúng đắn.
05/08/2010(Xem: 4087)
Thiết dĩ, thể tánh hư hàm, bí thảo điêu tàn du vị tử, Thiền cơ diệu ngộ, đàm hoa lạc khứ hữu dư hương. Xuất một tự như, Khứ lai vô ngại. Cung duy - Tôn sư: Đạo phong trác thế, Giới đức siêu trần.
04/08/2010(Xem: 6615)
Có rất nhiều đám tang, không chỉ trong cộng đồng Phật Giáo mà cả trong các cộng đồng tôn giáo khác, khi đăng cáo phó thường ghi là: “Xin Miễn Phúng Điếu” và có một số cáo phó khác còn ghi rõ là: “Xin Miễn Phúng Điếu và Tặng Vòng Hoa”. Vậy xin hỏi: ý nghĩa của việc miễn phúng điếu này như thế nào? Nếu tang gia nhận tiền và tràng hoa người ta mang đến phúng điếu, thì người qua đời có mang nợ hay không? Và có nên nhận hay không nhận phúng điếu?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567