Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược ý hình tượng Khổng Tước Minh Vương và Đàn Thành trong Đông Mật Phật Giáo Bắc Truyền

30/09/201115:30(Xem: 5351)
Lược ý hình tượng Khổng Tước Minh Vương và Đàn Thành trong Đông Mật Phật Giáo Bắc Truyền

LƯỢC Ý HÌNH TƯỢNG
KHỔNG TƯỚC MINH VƯƠNG và ĐÀN THÀNH
trong Đông Mật Phật Giáo Bắc Truyền

Thích Tâm Mãn

ĐànThành Khổng Tước Minh Vương là một trong những đàn thành nổi tiếng linhhiển nhất của Đông Mật, được rất nhiều Triều Đình và dân chúng các nướcĐông Phương dùng vào trong các pháp hội đàn tràng Hộ Quốc, tiêu tai, cầu mưa, trừ ôn dịch, cầu bình an tăng phước thọ, tiêu bịnh tật.v.v...

khongtuoc1

Đàn Thành Khổng Tước Minh Vương có nguồngốc từ Mật Giáo Ấn Độ, Kinh Khổng Tước Minh Vương Chú được truyền vào rất sớm ở phương Đông. Đến đời Đường, Mật Giáo thịnh hành, Ngài Bất Không Tam Tạng dịch bộ “Khổng Tước Minh Vương Họa Tượng Đàn Trường Nghi Quỹ”, và từ đây đàn thành của Mật Giáo tu trì Khổng Tước Minh Vương đượcthiết lập.

Đàn Thành Khổng Tước Minh Vương là pháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội, còn là nơi tu trì của các hành giả Mật Giáo,hành giả trụ trong đàn thành, trì tụng thần chú “Khổng Tước Minh Vương”và được sự gia trì của chư Phật, Bồ Tát, Thinh Văn, Thiên chúng trong đàn thành, nhân đó hành giả có thể đạt được đại tự tại tâm, thành tựu hết thảy nguyện lực, thành tựu đạo Bồ Đề, để phổ độ chúng sanh.

Hành giả Tu Pháp Khổng Tước Minh Vương, có thể nương vào pháp lực của Khổng Tước Mimh Vương ứng hiện trong đàn thành, thể nhập vào Tam thân, tu pháp xuất thế gian, diệt trừ tham, sân,si, mạn, nghi trong tự tâm của chính mình, đạt đến đại an lạc, không còn bị các nghiệp chướng phiền não làm tổn hại nữa, từ đó chứng được viên mãn trí huệ, giác ngộ, từ bi và nhanh chóng đạt đến quả vị Vô thượng Bồ đề.

Trong các pháp hội đàn thành, tu trì quyền đảnh của Mật Giáo, tùy theo tôn tượng được tôn trí trong đàn thành, để theo nghi quỹ mật pháp của Bổn Tôn mà tu trì, nếu như trong đàn thành, tôn thánh tượng Khổng Tước Minh Vương làm đàn chủ, thì phải quy y theo pháp của Ngài để tu trì, vậy nên pháp của đàn thành này, đượcxưng là Khổng Tước Minh Vương Kinh Pháp hoặc là Khổng Tước Kinh Pháp, còn đàn thành được gọi là Khổng Tước Minh Vương Đàn Thành, đây là một trong tứ đại Pháp và Đàn Thành của Mật Giáo.

Khổng Tước Minh Vương, tiếng Phạm xưng là Maha-mayura-vidi-rajni, phiên âm là Ma Ha Ma Du Lợi Du La Diêm, dịch là Phật Mẫu Khổng Tước Minh Vương. Theo truyền thuyết Khổng Tước Minh Vương là lưu thân của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na và Đức Phât Thích Ca, là hóathân của Đức Phật A Di Đà. Mật Giáo tôn xưng là Kim Cang Phật Mẫu hoặc là Hộ Thế Kim Cang.

Căn cứ theo Kinh Khổng Tước Minh Vương chép:“Một thuở nọ, Đức Phật tại thế, có một vị Tỳ Kheo bị rắn độc cắn, đau đớn không thể chịu được. Bấy giờ ngài A Nan đem việc này bạch với Phật. Phật bèn nói một câu thần chú, có thể trừ diệt những sự đau khổ chướng ngại, quỷ mị, độc hại, ác tật… bài chú này là Khổng Tước Minh Vương Chú”.

Ngoài ra trong Kinh còn chép về chuyện Đức Phật dạy về tiền kiếp của Ngài khi hành Bồ Tát đạo có một kiếp Ngài là Khổng Tước: “vào thời rất xa xưa ở trong núi tuyết có con chim Khổng Tước lông màu vàng kim, thường ngày thanh tịnh trì tụng bài chú này rất là siêng năng tinh tấn, vì vậy luôn luôn được thần chú bảo hộ bình yên an ổn, không ai có thể săn bắt nó được.

Một hôm Khổng Tước vì tham mê ái dục, cùng với rất nhiều con chim khổng tước mái đi dạo chơi ở một khu rừng núi rất xa, mãi vui chơi nên Khổng Tước quên mất trì chú, vì vậy mà bị thợ săn bắt được, lúc bị bắt nó hồi phục được chánh niệm, liền trì tụng thần chú, cuối cùng thì thoát khỏi được sự vây bắt của thợ săn, được tự do bay về núi của mình...”. Đây là điển tích do Đức Phật khai thị để chochúng ta biết sự có mặt của Khổng Tước Minh Vương và thần chú Khổng Tước Minh Vương Đà La Ni.

khongtuoc12

Khổng Tước Minh Vương được dự vào hàng đại thánh của Mật Giáo, có rất nhiều truyền thuyết. Chuyện xưa kể rằng, Khổng Tước Minh Vương vốn là con Khổng Tước đầu tiên của thời khai thiênlập địa, qua suốt mấy ngàn năm ngày đêm tu hành khổ luyện thành tựu phép Ngũ sắc thần quang, sau đó được Ngài Chuẩn Đề Bồ Tát hóa độ, Khổng Tước phát nguyện theo Bồ Tát Chuẩn Đề tu hành và làm bảo tọa cho Ngài ngồi, để đền đáp công ơn hóa độ.

Khổng Tước Minh Vương được xưng là Phật Mẫu, Truyền thuyết Mật Giáo kể rằng, khi Đức Phật Thích Ca đắc đạo, Khổng Tước nuốt Đức Phật vào trong bụng, sau đó lưng của Khổng Tước MinhVương nứt ra, Đức Phật Thích Ca hiện ra ngồi trên lưng của Khổng Tước, vết nứt liền lại, vì vậy Khổng Tước được xưng là Phật Mẫu Đại Khổng TướcMinh Vương Bồ Tát.

Bảo tướng của Khổng Tước Minh Minh Vươngtrong Mật Giáo, thường hiện thân một vị Bồ Tát có bốn tay, ngồi trên lưng của con chim Khổng Tước (con Công) vì vậy nên gọi là Khổng Tước Minh Vương, gọi đủ theo Minh Vương bộ của Mật Giáo là Phật Mẫu Đại Kim Cang Diệu Khổng Tước Minh Vương.

Hình Tượng của Khổng Tước Minh Vương Bồ Tát, trong bốn tay của Bồ Tát có trì bốn pháp bảo gồm có, Liên hoa, Cụ duyên quả, Cát tường quả, Lông chim Khổng Tước. “Liên hoa” tượng trưng cho kính ái, “Cụ duyên quả” tượng trưng cho sự điều phục, “Cát tường quả” tượng trưng cho sự tăng ích lợi, “lông chim Khổng Tước” tượng trưngcho sự trừ tai ách, diệt khổ nạn.

Tượng Bồ Tát Khổng Tước còn một thân tướng nữa, thường được tôn trí trong Đàn thành Thai Tạng Giáo, Mạn Đà La. Trong Đàn Thành Mạn Đà La, Bổn tôn Khổng Tước Minh Vương Bồ Tát là lưu thân của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, nên nhiếp thọ và cụ túc hai đức từ bi và trí tuệ, Tôn tượng Bồ Tát thường ngồi trên hai loại tòa hoa sen, nếu là ngồi trên hoa sen trắng tức biểu thị cho cho sự nhiếp thu bổn thệtừ bi, ngồi trên hoa sen xanh, là biểu thị ý tướng hàng phục.

Trong Tô Tất Địa Viện của Thai Tạng GiớiMạn Đà La, Bổn tôn Khổng Tước Minh Vương là vị Bồ Tát thứ 6, hình tướngcủa Bồ Tát trong nội viện này, thân chỉ có hai tay, trì liên hoa và lông chim Khổng Tước, ngồi hoa sen màu đỏ, xưng là Phật Mẫu Kim Cang TamMuội Da Hình Khổng Tước Vũ.

Kinh điển nói về Khổng Tước Minh Vương, hiện nay trong Đại Tạng Kinh của Phật Giáo có lưu tạng “Kinh Khổng Tước Minh Vương Chú” gồm có 6 bộ.

1. Bộ “Khổng Tước Vương Chú Kinh”: một quyển, do Ngài Cưu Ma La Thập dịch

2. Bộ “Kim Sắc Khổng Tước Minh Vương Kinh Chú Kinh”: không có tên người dịch

3. Bộ “Phật Thuyết Đại Kim Sắc Khổng Tước Minh Vương Chú Kinh”: không có tên người dịch

4. Bộ “Khổng Tước Vương Chú Kinh”: do ngài Tăng Dà Bà La dịch có hai quyển.

5. Bộ “Phật Thuyết Đại Khổng Tước Vương Chú Kinh”: do ngài Nghĩa Tịnh dịch có ba quyển.

6. Bộ “Phật Mẫu Đại Khổng Tước Minh Vương Kinh”: do ngài Bất Không dịch có ba quyển.

khongtuoc3

Đàn Thành Khổng Tước Minh Vương được thiết trí theo “Kinh Khổng Tước Minh Vương Họa Tượng Đàn Trường Nghi Quỹ” do Ngài Bất Không Tam Tạng Tổ của Đông Độ Mật Giáo đời Đường dịch. Trong đàn thành gồm có ba Đàn Thành.

Đàn Thành thứ nhất: Nội viện Khổng Tước Minh Vương Bồ Tát, Bát diệp liên hoa mạn đà la, Nội viện của Phật Bồ Tát, Bích Chi Phật, Nội Viện của Thanh Văn La Hán. Chư Phật Bồ Tát được an trí trong Đàn thành Khổng Tước Minh Vương gồm có, Thất Phật quá khứ, Bồ Tát Di Lặc, mười hai vị Duyên Giác đại vị cho chư Duyên Giác, 18 vị La Hán đại vị cho chư Thanh Văn, bên dưới chính giữa, an trí tại trung ương đàn thành là bảo tượng Khổng Tước Minh Vương bằng tranh vẽ hay là tượng hoặc giả an trí một chiếc lông Khổng Tước

Đại Khổng Tước Minh Vương là thân tướng lưu lại của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, để độ chúng hữu tình, là thân tướng tối thắng nhất của tất cả các thân tướng, cho nên vị trí đặt ở trung ương, cũng giống như đàn thành Ngũ Phật, Đức Tỳ Lô Giá Na được tôn trí tại Trung ương, trong Đàn Thành này Khổng Tước Minh Vương là Pháp chủ cho nên vị trí tôn trung ương đàn thành.

Đàn Thành thứ hai gồm có tám phương Thiên Vương và chư quyến thuộc.

1. Đông Phương Đế Thích Thiên và chư Thiên chúng vây quanh.

2. Đông Nam phương Hỏa Thiên và chư Tiên ngũ thông khổ hạnh vây quanh.

3. Nam phương Diệm ma Thiên Vương và Diêm ma giới, các loài quỷ chúng vây quanh.

4. Tây Nam phương La Sát Vương và chúng quỷ la sát vây quanh.

5. Tây phương Thủy Thiên và các vị Rồng vây quanh.

6. Tây Bắc phương Phong Thiên Vương và chư tiên nhân Trì Minh vây quanh.

7. Bắc phương Đa Văn Thiên Vương cùng các chúng Dạ Xoa vây quanh.

8. Đông Bắc phương Y Xá Na Thiên cùng các bộ đa quỷ chúng vây quanh.

Chư Thiên, chư Tiên, Thiên tướng, thiên cung chư vị thiện thần, vây quanh Đàn Thành. Tám vị Thiên Vương đại vị cho chư Thiên, 28 vị Dạ Xoa đại vị cho chư Thần tướng, Cửu Diệu tinh tọađại vị Thiên chúng, 12 Cung đại vị cho hết thảy Thiên ty, Thiên sở, nộingoại Thiên cung. Nếu như không cụ túc các tượng pháp để an trí trong đàn thì cần phải dùng bài vị giấy để ghi tên của tất cả những vị không đủ thần tượng, cũng như chư vị quyến thuộc của Khổng Tước Minh Vương, tôn trí lên đàn như đã quy định, thì đàn thành mới cụ túc phước duyên thần lực.

Đàn Thành thứ ba là vòng thành ngoài cùng của đàn thành từ phía Đông Bắc vòng một vòng theo tay phải, tôn trítượng 28 vị Dược Xoa Đại Tướng, và các quỉ chúng vây quanh.

Đàn thành tôn trí nhiều tượng Phật, Bồ Tát, Thánh chúng vì nhân duyên thể hiện tánh của “Chư Phật Hải Hội” để chúng hội quy y Tam Bảo, theo tâm pháp của Mật Giáo, quy y một vị Phật tức là quy y vô lượng chư Phật. Quy y Khổng Tước Minh Vương tức là quy yĐức Phật Tỳ Lô Giá Na, quy y Đức Phật A Di Đà, quy y Đức Phật Thích Ca,quy y vô lượng Chư Phật.

Đàn thành Khổng Tước Minh Vương là nơi để hành giả làm Pháp quán đảnh, quy y, cho nên phải cụ túc chư Phật, Bồ Tát và Thiên Thần. Pháp hội Khổng Tước Minh Vương gồm có bốn pháp quy y.Pháp thứ nhất quy y Truyền Pháp Thượng Sư, Pháp thứ hai Quy y Phật tức là quy y Đại Khổng Tước Minh Vương Phật. Pháp thứ ba là quy y Kinh KhổngTước Minh Vương, pháp thứ tư quy y Tăng, quy y hết thảy quyến thuộc Khổng Tước Minh Vương.

Tâm niệm “Sát sát trần trần Hoa Tạng Giới”, nếu như một vị Phật giải chưa hết các định nghiệp, thì công đức của nhiều vị Phật, Bồ tát, Thánh chúng, sẽ hợp thành sức mạnh “Đại quangminh tạng”, thì sẽ không có nghiệp lực, định nghiệp nào mà không thể không tiêu trừ, không thể không giải hết, cũng ví như xưa kia Phật dạy Ngài Mục Kiền Liên dùng pháp môn cúng dường đại Tăng, nhờ thần lực của đại Tăng cứu mẹ không khác.

khongtuoc8

Hết thảy thần tướng Thiên vương trong đàn thành đều là hóa thân của Khổng Tước Minh Vương. Bồ Tát nương theo tinh thần và thệ nguyện của Kinh A Di Đà, có đoạn trong Kinh A Di Đà nóivề thế giới Cực Lạc có vô số các loại chim báu thuyết pháp, trong số các loại thánh điểu do Đức Phật Di Đà biến hóa ra, để nói pháp độ sanh, trong đó có chim Khổng Tước, vì vậy Đức Khổng Tước Minh Vương là hóa thân của Đức Di Đà, cho nên Ngài cụ túc tánh Vô Lượng Quang, Vô Lượng thọ, Vô lượng Công đức, nên Đàn Thành của Ngài cũng là cảnh Giới Cực Lạctrang nghiêm thanh tịnh. Chính vì vậy có công năng và đức lực chuyển hóa hết thảy ác nghiệp, thành tựu hết thảy công đức.

Khổng Tước Minh Vương còn là Thọ dụng thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trong thuở quá khứ, khi Đức Phật hànhBồ Tát Đạo có một kiếp Ngài là Khổng Tước, vậy nên Khổng Tước Minh Vương cụ túc tánh, Thọ dụng thân của Đức Thích Ca, Đức Phật Thích Ca lạilà Giáo chủ cõi Ta Bà, vậy nên Khổng Tước Minh Vương rất có duyên với chúng sanh ở cõi Ta Bà.

Khổng Tước Minh Vương là Lưu thân của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na, là Hóa thân của Đức Phật A Di Đà, lại là Thọ dụngthân của Đức Phật Thích Ca, cho nên thiết lập Đàn Thành tu trì Pháp Khổng Tước Minh Vương, là tập hợp tương ưng hết thảy oai đức, phước báu,thần lực của ba vị Phật và vô lượng Chư Phật, để làm năng lượng chuyển hóa nghiệp lực, thành tựu hết thảy các thắng duyên và công đức.

Hành giả kiến đàn thành tu trì Pháp Khổng Tước Minh Vương, nên dùng pháp tương ưng của tam thân Phật là PhápThân, Báo Thân, Ứng Hóa Thân, thể nhập dung hòa vào tự tánh của ba nghiệp của chính mình, tạo thành tam oai đức: Đại Hùng, Đại Lực, Đại Từ Bi. Dùng phước báo, nguyện lực, oai đức của Tam thân chuyển hóa ba nghiệp thành Giới Định Huệ, nhân “Giới” nên Thân thường thanh tịnh, chứng Vô thượng đạo, nhân “Định” nên Khẩu thường thanh tịnh, chứng Vô thượng đạo, nhân “Huệ” nên Ý thường thanh tịnh chứng Vô thượng đạo. Tam thân cụ túc, Tam mật tương ưng.

Người hành trì nếu có thể tương ưng như vậy, thì tự thân có thể nhập được vào thể tánh của Đại Khổng Tước Minh Vương, cụ túc thần lực gia trì cho tự thân, đồng thời có thể gia trì chochúng sanh, chuyển hết các nghiệp ác thành đại an lạc, chuyển hết các khổ đau thành đại hoan hỷ, chuyển hết các bịnh khổ thành đại an khang, tất cả các nghiệp lực đều có thể nương đây mà tiêu trừ, tất cả các oan khiên đều từ Đàn Thành này mà được giải kết.

Khổng Tước Minh Vương Bồ Tát, Pháp tu vàĐàn Thành của Ngài, là Pháp tối thắng nhất đối với các hành giả tu trì Mật Tông, là phương tiện cứu độ, giải trừ tai ách khổ nạn, tứ phước an lạc với tất cả những tín chúng có nhân duyên với Mật Giáo, là cầu nối của Chư Phật, Bồ Tát, Thánh chúng với chúng sanh, là sự thể nhập vi diệunhất của Tam Thân vào trong Tam mật, của Hóa Thân vào Ứngng Thân, của trần gian vào cỏi Thánh “Diệu Nhập Tam Ma Địa”, nguyện Phật Pháp trường tồn, chúng sanh an lạc, Bồ Tát Khổng Tước Minh Vương trụ thế ứng hiện chân thân, phổ độ chúng hữu tình, miễn tai giải ách, an lạc tự tại, đất nước hưng thạnh, thiên hạ thái bình, phong điều vũ thuận.

Nam mô Đại Khổng Tước Minh Vương Phật Mẫu Bồ Tát Ma Ha Tát

Chùa Minh Thành- www.chuaminhthanh.com- www.minhthanhtu.com- Biên tập: ĐĐ. Thích Minh Thông.
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú - Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2016(Xem: 5836)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ Khai Chung Bảng tại Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12 Tại Tu Viện Quảng Đức Từ ngày 05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 www.quangduc.com
19/03/2016(Xem: 5581)
Nghi thức này gồm có 3 phần. Phần một là cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát và chư thiên về chứng minh gia hộ, có mô tả ngắn gọn công hạnh của các ngài để chúng ta tán thán và noi gương; phần hai là mời các oan gia về dự lễ giải oan, thưa chuyện và xin lỗi; phần ba là chia sẻ các bài kệ tụng nhắc nhở việc tu tập để âm dương đều được lợi lạc. Trừ phần hai ra, phần một cung thỉnh chư Phật, và phần ba các bài kệ tụng, đều có thể dùng trong các thời kinh hàng ngày, hay trong các nghi lễ cầu an, cầu siêu, kị giỗ… đều thông dụng.
12/03/2016(Xem: 5030)
Mỗi lần, trước khi hành lễ ở các chùa, vị chủ lễ thường chắp tay cầm ba nén nhang dâng lên trên trán và đọc thầm bài kệ niệm hương: “Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo, thệ trọn đời giữ đạo, theo tự tánh làm lành, cùng pháp giới chúng sanh, cầu Phật từ gia hộ, tâm bồ đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác.” Và chúng ta cũng thường nghe những vần thơ như: “Lặng lẽ chiên đàn tỏa khói hương, đỉnh trầm xông ngát ý thiền môn, lung linh nến ngọc ngời sao điểm, xóa sạch trần gian hết tủi hờn…” Những vần thơ này đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tâm linh và cho chúng ta thấy nghi thức dâng hương là nét văn hóa rất đẹp trong nghi lễ thiền môn.
07/03/2016(Xem: 7000)
Vào lúc 8g30 ngày thứ bảy 05 tháng 3 năm 2016, nhằm ngày 27 tháng giêng năm Bính Thân, tại hội trường Trường trung học Yerba Buena thành phố San Jose, tiểu bang California, gia đình Phật tử An Nguyệt đã tổ chức Pháp hội Dược Sư, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Nhật Thiện, Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện cùng Ni chúng Tu viện Huyền Không ở thành phố San Jose. Nội dung chương trình như sau: - Ban tổ chức tác bạch thỉnh Sư - Lễ thượng phan - Khai kinh, trì tụng và lạy danh hiệu đức Phật Dược Sư - Trì chú Dược Sư 49 biến - Khất thực - Cúng dường Trai Tăng và Phạn thực kinh hành - Lễ hoa đăng - Pháp thoại: Pháp tu Dược Sư (Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện) - Tuyên sớ cầu an và cầu siêu (khoảng 280 gia đình) - Cúng thí thực cô hồn - Pháp đàm - Lời cảm tạ của Ban tổ chức - Chụp ảnh tập thể và tặng quà lưu niệm
26/01/2016(Xem: 6590)
LỄ TỐNG CHUNG SIÊU ĐỘ VONG LINH (Nghi thúc nầy tuỳ theo thời gian ít hay nhiều mà thay dổi Tại nhà quàn trước khi di quan hoặc đọc tại nghĩa trang)
13/11/2015(Xem: 5524)
Trước đây do phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế nên người ta ít khi nghe và thấy chữ "Tân Viên Tịch" trong các văn thư, cáo phó, phân ưu, điếu từ và điếu văn trên các phương tiện truyền thông, nhưng gần đây người ta thấy chữ "Tân Viên Tịch" nhiều hơn trước để chỉ sự kiện một vị Tôn Đức Tăng Ni Giáo Phẩm vừa viên tịch. Vậy trong thực tế có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không?
19/08/2015(Xem: 6826)
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”.
14/07/2015(Xem: 16647)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 8) sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu vào cuối tháng 9 năm 2014. Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 9) năm 2015 dự định sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry, Pháp Quốc nhân lễ Khánh Thành chùa cũng như lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ hội luận vào ngày thứ bảy 15.08.2015 như chương trình gửi kèm theo đây. Chư Tôn Đức cũng như quý Phật tử nào không tham dự được suốt chương trình các ngày Lễ thì xin mời chọn những ngày thích hợp để đến với Tăng đoàn nhằm nói lên tinh thần cộng trụ trong sinh hoạt Phật sự tại hải ngoại ngày nay. Kính mong chư Tôn Đức và quý vị Phật tử hồi báo cho Ban Tổ
06/06/2015(Xem: 11313)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
31/03/2015(Xem: 23850)
“Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh thế gian danh lợi khách Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng trung nhơn”. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567