Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi lễ của đạo Phật là nghi lễ “mở”

15/02/201106:37(Xem: 3144)
Nghi lễ của đạo Phật là nghi lễ “mở”
phatthichca2

Nghi lễ là cái được sáng tạo sau khi đức Phật nhập diệt, mà một trong những mục tiêu là thể hiện sự kính ngưỡng đối với Đức Phật và giáo pháp của Ngài, thông qua những hình thức cụ thể.

Nghi lễ được liên tục sáng tạo, do đó, tất yếu tạo nên sự khác biệt theo hệ phái, tông phái… và trong mỗi hệ phái Phật giáo, lại có sự khác biệt theo không gian (địa phương, vùng miền) và thời gian. Đó là hệ quả tất yếu và tự nhiên của một tôn giáo có sự phát triển cá biệt hoá, phi tập trung, không có giáo quyền trung ương toàn cầu như Phật giáo.

Quá trình sáng tạo nghi lễ Phật giáo là một quá trình đang được tiếp tục. Trong thế kỷ XX, nghi lễ vẫn tiếp tục sáng tạo, mà điển hình là sự ra đời của hệ phái Khất sĩ, với các nghi thức tụng niệm riêng.

Đi chùa Ấn Quang vào những năm 1970, ở một đạo tràng, chúng tôi vẫn thấy nghi lễ được sáng tạo, qua những nghi thức tụng niệm mới được biên soạn, in roneo, còn thơm mùi mực. Trong nghi lễ mới, thần chú không được phiên qua âm Hán Việt nữa nên nghe rất “hiện đại” vào lúc đó. Bài hát Trầm hương đốtcũng được đưa vào đầu khoá lễ, nên những Phật tử trẻ tuổi rất thích, trong khi những Phật tử lớn tuổi thì cảm thấy hơi “khó khăn”, vì những câu tán quen thuộc: “Lư hương sạ nhiệt/Pháp giới mông huân…” không còn được dùng.

Và quá trình sáng tạo nghi lễ đó vẫn tiếp tục, khi một số vị thượng toạ trung niên trong nước cũng như ngoài nước biên soạn liên tục những bài sám mới, kết hợp với những nghi lễ mới để đưa vào đạo tràng của mình.

Một số tôn giáo có nghi lễ thống nhất từ đầu não giáo quyền trung ương toàn cầu cũng thay đổi quan điểm, dành chỗ cho sự sáng tạo tất yếu của thời đại và của địa phương, thay vì bắt tín đồ phải đọc những câu kinh bằng cổ ngữ thống nhất mà không mấy ai còn hiểu nghĩa.

Đối với tôn giáo mà nghi lễ đã có tính thống nhất cao độ, nay còn phải “giải” ra như thế, còn đối với đạo Phật, một tôn giáo mà nghi lễ đã phân hoá cao độ, thiên về xu hướng “sáng tạo”, “phát triển”, thì nay tính chuyện “buộc” vào sự “thống nhất”, thì liệu có thể rơi vào tình trạng “duy ý chí”, không khả thi, không thực tế?

Chỉ một câu niệm Phật Thích Ca, năm tôi mới đi chùa, chỉ nghe duy nhất mỗi một câu “Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu ni Phật”. Sau hai mươi năm, thì đã trở thành nhiều câu: “Nam Mô Phật Bổn sư Thích Ca Mâu Ni”, “Nam mô Bụt Bổn sư Thích Ca Mâu Ni”, “Nam Mô Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật”. Có băng giảng, chỉ câu niệm Phật mở đầu, vị chủ lễ từ nước ngoài về niệm “Bụt”, trong khi Phật tử trong nước quen với cách cũ nên niệm “Phật”, gây ra tình trạng lộn xộn, thậm chí đến trong lần niệm thứ hai cũng chưa ổn.

Chỉ một câu niệm Phật, trong thực tế đã diễn tiến như thế, thì nay nói chuyện thống nhất nghi lễ, thì có thực tế, có khả khi không? Thống nhất bằng cách biên soạn một nghi lễ mới tổng hợp, hay lấy một dạng nghi lễ phổ biến nhất làm chuẩn, xoá đi các nghi lễ dị biệt, để chỉ còn một nghi lễ, gọi là nghi lễ “thống nhất”?

Cái khó không phải ở chỗ biên soạn, mà ở chỗ triển khai thực hiện nghi lễ mới. Nghi lễ thể hiện sự đặc trưng hệ phái, tông phái địa phương, đạo tràng, thậm chí phong cách cá nhân của vị viện chủ, trụ trì. Đó là đặc điểm cố hữu của Phật giáo. Sự khác biệt đó vừa mang tính tích cực, vừa mang tính tiêu cực, nhưng xu thế chung trong đạo Phật là vậy, khó mà cưỡng lại. Và như đã nói, nó đang trên đà tiếp tục. Chận đứng sự tiếp tục có những khác biệt mới đó cũng đã là khó, nữa là nói đến chuyện “thống nhất” nghi lễ!

Ở quận 3, TPHCM chẳng hạn, ở những ngôi chùa cách nhau vài trăm mét, đã thấy những nghi lễ khác hẳn nhau. Thống nhất nghi lễ Phật giáo trong phạm vi vài trăm mét đó đã là chuyện khó, huống nữa là trong phạm vi cả nước.

Có lẽ, không phải chỉ Phật giáo Việt Nam mới có sự khác biệt nghi lễ. Ở các hệ phái, chùa chiền Phật giáo ở nhiều nước mà Phật giáo chiếm đa số, cũng có sự khác biệt. Các đài truyền hình Campuchia như CTN, Apsara, TV5, Bayon TV… thường có các khoá lễ Phật giáo mở đầu buổi phát hình, nhưng không nghi lễ trên đài nào giống với đài nào. Chúng ta đều biết trong một bài trước đây, Hoàng gia và đảng chiếm đa số trong chính phủ ở Campuchia hậu thuẫn 2 hệ phái Phật giáo khác nhau. Từ đó, tất yếu dẫn đến các đài truyền hình trực thuộc trình chiếu nghi lễ của các hệ phái Phật giáo tương ứng với sự hậu thuẫn của cấp chủ quản.

Sự khác biệt về nghi lễ cũng có thể thấy trên các kênh Phật giáo Đài Loan, với mỗi tông phái điều hành một kênh truyền hình.

Dù cùng là Nam Tông, như Phật giáo Campuchia, hay cùng là Bắc Tông, như Phật giáo Đài Loan, cũng vẫn có sự khác biệt nghi lễ. Huống chi là ở một quốc gia mà Phật giáo có cả Nam và Bắc tông như ở nước ta.

Chúng tôi nghĩ rằng mục tiêu thống nhất nghi lễ Phật giáo Việt Nam là một việc rất tốt, nhưng trong thực tế sẽ không thực hiện được, thậm chí không ngăn được việc phát sinh các dạng có tính chất nghi lễ mới, đặc biệt là ở phần sám pháp đối với Bắc Tông.

Chúng tôi được biết, trong một số gia đình Việt Nam hiện nay, nhiều thế hệ sống chung trong một ngôi nhà, có sự khác biệt tôn giáo đã đành. Nhưng chỉ trong số những người còn theo Phật giáo, trước một bàn thờ Phật chung, đã có hiện tượng nhiều nghi lễ khác nhau được tiến hành. Cháu ngoại theo Phật giáo Nam tông thì niệm “Nammô Tasa Bhagavatô Arahatô…”, cháu nội tu niệm Phật, thì cúng Phật theo nghi thức Tịnh độ, con dâu tu theo pháp môn Làng Mai thì tập tụng các bài hạnh nguyện bằng tiếng Anh… Ông bà dù quyền hành và mong muốn đến đâu cũng không thể thống nhất nghi lễ Phật giáo cho chỉ riêng đám con cháu may mắn còn giữ đạo Phật đó. Trong một nhà đã vậy, thì nói chi đến một nước, với mấy chục triệu tín đồ.

Bàn chuyện nghi lễ hiện nay, theo ý kiến chủ quan của chúng tôi, là nên hướng đến sự tinh giản, chấp nhận sự đa dạng nghi lễ hệ phái, tông phái, địa phương, định hướng cho sự sáng tạo và hiện đại hoá, trên tinh thần thích nghi với thời đại. Nghi lễ như những bông hoa dâng cúng lên đức Phật. Nếu cùng thể hiện sự kính ngưỡng, hãy để “trăm hoa đua nở”.

Đức Phật nói kinh pháp, định giới luật, Ngài không đề ra nghi lễ nào cụ thể để tế lễ lại chính ngài. Nhưng những nguyên tắc chung của nghi lễ đã có trong kinh điển. Hai ngàn năm trước, sau khi đức Phật Niết Bàn, các đệ tử của Ngài đã sáng tạo nghi lễ và đến nay vẫn còn tiếp tục sáng tạo. Tăng ni Phật tử toàn thế giới đều lạy Phật, nhưng chư tăng, Phật tử Tây Tạng lạy Phật khác với chư tăng, Phật tử Campuchia, càng không giống với chư tăng và Phật tử Việt Nam… Tinh thần lạy Phật đã có trong kinh điển, nhưng có cần đặt vấn đề thống nhất nghi lễ lạy Phật thống nhất toàn thế giới không, hay cứ để mỗi nơi, mỗi thời đại lạy Phật theo kiểu mà mỗi nơi, mỗi lúc người con Phật thấy là thích hợp. Và thực tế, dù là vị tôn đức có uy tín toàn cầu như Đức Đạt lai Lạt ma hiện nay đi nữa, cũng không thể đứng ra thống nhất chỉ mỗi nghi lễ lạy Phật được.

Nghi lễ của đạo Phật là nghi lễ mở. Lịch sử Phật giáo toàn thế giới và lịch sử Phật giáo Việt Nam đã chứng tỏ điều đó. Trong khi thống nhất nghi lễ là định ra một cái khuôn và đóng nó lại.

Thiết tưởng, cũng không thể đặt vấn đề “thống nhất nghi lễ long trọng”, vì thế nào là long trọng và thế nào là chưa đến mức long trọng. Việc định ra tiêu chí cho mức độ “long trọng” sẽ lại tạo ra vô số những khác biệt mới và ngày càng xa sự thống nhất.

Bàn luận về thống nhất nghi lễ, theo chúng tôi, trước hết phải thực hiện bước tinh giản nghi lễ. Vì có tinh giản thì mới dễ dàng thống nhất. Cơ sở của sự thống nhất là một nghi lễ tinh giản đến mức Phật tử thuộc hệ phái, tông phái nào đều có thể thực hiện chung được. Từ đó, mới có thể đi đến giai đoạn bàn luận việc thống nhất nghi lễ. Nghi lễ phức tạp, chỉ một thiểu số tăng ni Phật tử có thể thực hiện, thì tất nhiên không thể có sự thống nhất. Thống nhất trong thiểu số thì mặc nhiên không có giá trị.

Cách làm trước đây của Giáo hội Phật giáo tại miền Nam từ năm 1964 hướng tới sự thống nhất nghi lễ là một kinh nghiệm, có thể là một bài học vẫn còn giá trị tham khảo. Đó là thống nhất nghi lễ theo nguyên tắc cử hành tuần tự nghi lễ của các hệ phái trước Phật đài. Chính trong việc thực hiện tất cả các nghi lễ khác biệt trong những cuộc lễ chung, không bỏ qua, không loại trừ nghi lễ hệ phái, tông phái nào đã là thể hiện sự thống nhất trong nghi lễ.

Trong lễ Vesak 2008 tổ chức tại Hà Nội, chúng ta đã thấy một sự thể hiện nghi lễ thống nhất như vậy, khi những vị tôn đức trong trang phục khác nhau của các hệ phái tiếp nối cử hành những nghi lễ khác nhau, đa dạng, nhiều hình thức trước thánh tượng Đức Bổn sư. Nghi lễ khi đó hết sức tinh giản, và mặc nhiên, trở thành nghi lễ thống nhất cho các phái đoàn Phật giáo thế giới.

MT.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 20589)
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Nhờ Phật độ nên mỗi năm tôi về VN một lần, mà lần nào tôi cũng đi từ Nam ra Bắc hầu hết thời gian tôi đều dành cho việc đi tham quan các chùa, do đó tôi thấy.
03/04/2013(Xem: 6125)
Kính gởi: Chư Tôn Thiền Đức cũng như các giới tử cầu thọ giới pháp ở tại Âu Châu và ngoài Âu Châu.
29/03/2013(Xem: 6903)
Niết bàn một thuở ra đi, Cân bình nữa gánh Tây quy nhẹ nhàng Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba Người đi dấu vết chưa nhòa, Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng Tam sanh hẹn kiếp tao phùng, Tôn phong Tổ ấn gởi cùng non sông.
17/03/2013(Xem: 3724)
Đạo nghiệp Tôn sư in góc biển, Bóng vang Hoàng hạc khuất chân mây. Thương người vì đạo quên thân thể, Mến tiếc âm thầm dạ khó khuây!
21/02/2013(Xem: 7293)
Theo GS Trần Văn Khê loại nhạc này vốn xuất phát từ nhã nhạc cung đình Huế, Phật Giáo đã sử dụng để làm nhạc thỉnh trong các Trai đàn Chẩn tế. Nay xin được giới thiệu với Đại chúng để tùy nghi sử dụng. Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
08/02/2013(Xem: 6988)
Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba, Người đi dấu vết chưa nhoà,
05/02/2013(Xem: 12551)
Bắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà-la-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường, phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thanh khổ sở giữa chốn u minh. Sang đời Tống, đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác, diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn, nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hàng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông. Qua các đời Nguyên, Minh, khoa nghi này dần biến đổi, pha trộn với nghi thức của các tông phái khác, chen thêm phần văn thí thực, triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực, siêu độ, thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo, nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Bà đường dữ. Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ.
06/01/2013(Xem: 14230)
Tụng Kinh Niệm Phật (Tụng là đọc, Niệm là nhớ) là miệng đọc tâm nhớ, tâm và miệng hợp nhất, nhất tâm đọc và nhớ lời Kinh và Danh Hiệu của Phật. Tụng Kinh Niệm Phật của hàng xuất gia hay tại gia để tỉnh thức tâm linh, và kiến tạo cho chính mình một cuộc sống ôn hòa. Lợi ích của sự Tụng Kinh Niệm Phật, ngoài công đức cho kẽ còn người mất, còn nói lên NẾP SỐNG ĐẠO. Nếp sống cố hữu của tổ tiên chúng ta là Tụng Kinh Niệm Phật để tích phước đức cho con cháu, mai này chúng sẽ được phú quý vinh hoa. Hơn nữa, sự Tụng Kinh Niệm Phật còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực như sau: * Tụng Kinh Niệm Phật giữ cho tâm được an lành, để dễ cảm thông với các Đấng Thiêng Liêng. Tụng Niệm rất dễ dàng huân tập các điều suy nghĩ tốt vào tâm thức.
15/12/2012(Xem: 7374)
Những Ngày Lễ Vía Phật và Bồ Tát, 01/01 Vía Di Lặc 15/01 Lễ Thượng Nguyên 08/02 Phật Thích Ca Xuất Gia 15/02 Phật Thích Ca nhập Niết Bàn 19/02 Quan Thế Âm Giáng Sanh 21/02 Phổ Hiền Giáng Sanh 06/03 Ca Diếp Tôn Giả 16/03 Phật Mẫu Chuẫn Đề
02/11/2012(Xem: 4457)
Phật giáo không có một số nghi lễ như những tôn giáo khác. Nghi lễ, với việc thực hiện phức tạp và rườm rà, không có vị trí trong Phật giáo. Chúng ta không tìm thấy bất cứ trường hợp nào ở trong kinh điển Pāli, ở đó Đức Phttp://quangduc.com/siteadmin/post?page=25&pageID=49826hật đặt ra những luật lệ và phương cách thực hiện các nghi lễ dành cho người tại gia. Cá nhân mỗi người thực hiện hay không thực hiện các nghi lễ là tùy ý. Có một điều duy nhất mà mỗi người cần phải cân nhắc, đó là việc thực hành nghi lễ của mình không được trái ngược với giáo pháp của Đức Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567