Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lễ hôn

23/12/201003:47(Xem: 5252)
Lễ hôn


Ở Việt Nam, những nghi lễ về cưới gả vốn của Trung Hoa truyền sang từ thời Bắc thuộc (111 trước D.L.) do hai quan thái thú Tích Quang và Nhâm Diên.
Hẳn vào thời kỳ xa xưa, người Việt Nam xây dựng hôn nhân có lẽ giản dị lắm. Thế nên quan lại Trung Hoa sang cai trị đất Giao Chỉ phải dạy dân cưới gả theo nghi lễ phiền phức của họ.
Theo cổ tục, hôn lễ có 6 lễ:

1/ Nạp thái: lễ coi mắt, chọn lựa.
2/ Vấn danh: lễ hỏi tên họ, tuổi.
3/ Nạp kiết: lễ bói xem hai tuổi có hợp nhau không.
4/ Nạp trưng: nạp sính lễ như tiền bạc, quần áo, nữ trang...
5/ Thỉnh kỳ: định ngày cưới.
6/ Thân nghinh: lễ rước dâu.


Tuy kết hôn theo kiểu Tàu nhưng người Việt Nam đã bỏ bớt một số nghi lễ phiền phức mà chỉ còn giữ ba lễ chính:

1/ Lễ vấn danh (lễ giạm) là lễ do nhà trai nhờ mối (mai) đến hỏi tên tuổi người con gái để so hai tuổi trai gái xem có hợp nhau không (sung khắc hoặc tương hợp theo số tử vi).
2/ Lễ nạp trưng (lễ hỏi) là lễ đem đồ sính lễ đến nhà gái.
3/ Lễ thân nghinh là lễ họ nhà trai đến nhà gái rước dâu về.


Việc hôn nhân do cha mẹ định đoạt (phụ mẫu chi mạng) hay do lời nói của người mối lái (môi chước chi ngôn). Con cái không có quyền định đoạt mối lương duyên của mình.
Khi cha mẹ ưng ý một người con gái nào hoặc vì nết na, đảm đang, hoặc vì địa vị gia đình (môn đăng hộ đối) thì nhờ người mối (băng nhân) đến điều đình. Nếu nhà gái thuận thì người mối đem lễ đến nhà gái xin "lộc mạng" hay "bát tự", tức là giấy ghi chép giờ, ngày, tháng, năm sinh của người con gái. Nếu thấy số so tuổi hai người trai gái được tương hợp thì nhà trai cùng người mối đem lễ vật đến nhà gái để sính ước. Lễ này gọi là lễ nạp trưng, lễ nạp lệ hay cũng gọi là lễ hỏi.
Từ đấy, cứ đến ngày nhà gái có giỗ, người con trai phải đến cúng. Và theo những ngày lễ tết trong một năm, phải đem đồ lễ tết đến nhà vợ chưa cưới. Lễ tết dài trong bao nhiêu năm không chừng. Vì người Nam có tục hỏi vợ cho con ngay từ lúc con còn nhỏ, đợi đến gần tuổi trưởng thành mới cưới hẳn, hoặc bị tang chế phải đợi.
Cũng có tục bắt con trai đến nhà gái làm giúp đỡ công việc trước khi cưới, tục gọi làm rể hay giữ rể. Nhưng thường con trai nhà nghèo mới chịu cách này.
Sau lễ hỏi, nhà gái đem trầu cau biếu người trong họ, bằng hữu để báo tin mừng. Nếu đôi trai gái đã trưởng thành mà lỡ gặp người trong họ chết thì có thể hỏi cưới ngay để tránh sự ngăn trở bởi tang chế. Như vậy tục gọi là cưới chạy tang.
Trước ngày cưới (lễ nghinh thân) nhà trai cho mối đến điều đình về món tiền và lễ vật cưới. Đến ngày đón dâu, chú rể cùng họ hàng khăn áo tốt đẹp chỉnh tề, họp thành một đoàn, chọn giờ hoàng đạo, kéo đến nhà gái do một người chủ hôn đi đầu hướng dẫn. Người chủ hôn (thường chọn người cao tuổi, vợ chồng song toàn có con cháu đông đúc) mặc lễ phục, bưng quả hộp đựng trầu cưới và tư trang của cô dâu, mở lối, rồi đến các người dẫn lễ, sau đến chú rể cùng hai người phù rể, sau là cha mẹ và họ hàng đàng trai.
Tất cả lễ vật cũng như số người đều không được lẻ mà phải đủ đôi đủ cặp.
Trong khi đến nhà gái, dọc đường, họ nhà trai thường gặp những đám giăng dây. Phải nộp tiền, họ mới mở lối cho đi. Nếu lấy vợ ở làng khác, lệ giăng dây còn sinh ra nhiều phiền nhiễu. Vì mỗi ngõ phải qua, họ nhà trai thường gặp nhiều đám giăng dây. Có đám bày cả hương án với đỉnh trầm, đèn nến, giá hương, độc bình, trên giăng một sợi dây điều kèm một cây kéo cắm trong bình hương do tuần tráng bầy ra. Khi họ đàng trai nạp tiền rồi mới cắt dây cho đi. Đó là một thứ tiền phụ, còn có số tiền nộp cheo phải trả cho làng để làng công nhận việc hôn thú.
Nhiều khi, trong họ nhà gái, có người ra đón tại cổng để lấy tiền nhà trai rồi mới mở cổng cho vào. Hoặc chính người em hay người cháu đích trưởng nhà gái đóng cả cửa từ đường lại để đòi tiền rồi mới mở ra. Những tục lệ này không được phổ thông bằng tục lệ giăng dây.
Bấy giờ vị chủ nhân họ nhà trai (hay mai nhân) đem đồ nữ trang và đôi đèn cầy đi thẳng lại bàn thờ để khai hộp giữa bàn. Hai ông sui trai gái, mỗi người lãnh lấy một cây đèn cắm vô chưn đèn rồi đốt lên. Mai nhân họ nhà trai trình cho mai nhân họ nhà gái những lễ cưới. Đoạn chú rể cô dâu làm lễ từ đường, rồi lạy cha mẹ, mai dong, thân tộc. Bà con họ hàng muốn cho tiền thì cho ngay lúc cô dâu chú rể đương lạy mình.
Lễ xong, nhà họ gái đãi trà mứt rồi tiệc rượu. Trong lúc này cũng như trong họ nhà trai đến, họ thường đốt pháo để cảnh thêm tưng bừng vui vẻ.
Ăn uống xong đoạn rước dâu về.
Khi đưa dâu, họ nhà gái chọn người cao tuổi cầm bó hương đi trước. Rồi họ hàng dẫn cô dâu theo sau. Có hai cô phù dâu đi cạnh hai bên cô dâu.
Về đến nhà trai, cô dâu chú rể đến bàn thờ làm lễ gia tiên, rồi lạy cha mẹ, mai dong, thân tộc như bên nhà gái, đoạn làm lễ nhập phòng. Trước khi vào phòng, cô dâu phải bước qua cái hỏa lò than hồng để xua đuổi tà khí.
Trong phòng cưới có đặt sẵn một mâm trầu rượu gọi là "mâm tơ hồng". Người chồng lấy trầu lễ tơ hồng trao một nửa cho vợ lại rót một chén rượu, uống một nửa trao cho vợ uống. Đó là lễ Hợp Cẩn hay lễ Giao Bôi.
Ba hôm sau, hai vợ chồng cùng trở về nhà vợ làm lễ từ hỉ hay "lại mặt" hay cũng gọi là lễ "giở mâm trầu". Rồi vợ chồng cùng đi chào họ hàng nhà vợ. Sau lễ cuối cùng này, hai vợ chồng lại trở về nhà chồng. Từ đấy, người vợ không còn quan hệ mật thiết đến gia tộc mình nữa (nữ nhân ngoại tộc).

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 5859)
Năm 1939 , Cư Sĩ Lê Đình Thám viết : "Tam-tạng kinh điển trong xứ ta toàn là chữ Hán, trong các thời đại Hán học thạnh hành xưa, ai ai cũng có thể đọc nguyên văn, không cần phải phiên-dịch, nhưng ngày nay Hán học đình đốn, bên tai đã vắng nghe những tiếng "Tử viết", thì còn mấy ai đọc được Hán-văn, nên sự phiên-dịch ra quốc-văn đã thành một vấn-đề rất trọng yếu cho nền Phật-giáo tương-lai ở xứ ta."
03/04/2013(Xem: 21227)
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Nhờ Phật độ nên mỗi năm tôi về VN một lần, mà lần nào tôi cũng đi từ Nam ra Bắc hầu hết thời gian tôi đều dành cho việc đi tham quan các chùa, do đó tôi thấy.
03/04/2013(Xem: 6652)
Kính gởi: Chư Tôn Thiền Đức cũng như các giới tử cầu thọ giới pháp ở tại Âu Châu và ngoài Âu Châu.
29/03/2013(Xem: 7409)
Niết bàn một thuở ra đi, Cân bình nữa gánh Tây quy nhẹ nhàng Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba Người đi dấu vết chưa nhòa, Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng Tam sanh hẹn kiếp tao phùng, Tôn phong Tổ ấn gởi cùng non sông.
17/03/2013(Xem: 4225)
Đạo nghiệp Tôn sư in góc biển, Bóng vang Hoàng hạc khuất chân mây. Thương người vì đạo quên thân thể, Mến tiếc âm thầm dạ khó khuây!
21/02/2013(Xem: 7970)
Theo GS Trần Văn Khê loại nhạc này vốn xuất phát từ nhã nhạc cung đình Huế, Phật Giáo đã sử dụng để làm nhạc thỉnh trong các Trai đàn Chẩn tế. Nay xin được giới thiệu với Đại chúng để tùy nghi sử dụng. Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
08/02/2013(Xem: 7537)
Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba, Người đi dấu vết chưa nhoà,
05/02/2013(Xem: 14277)
Bắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà-la-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường, phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thanh khổ sở giữa chốn u minh. Sang đời Tống, đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác, diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn, nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hàng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông. Qua các đời Nguyên, Minh, khoa nghi này dần biến đổi, pha trộn với nghi thức của các tông phái khác, chen thêm phần văn thí thực, triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực, siêu độ, thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo, nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Bà đường dữ. Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ.
06/01/2013(Xem: 16441)
Tụng Kinh Niệm Phật (Tụng là đọc, Niệm là nhớ) là miệng đọc tâm nhớ, tâm và miệng hợp nhất, nhất tâm đọc và nhớ lời Kinh và Danh Hiệu của Phật. Tụng Kinh Niệm Phật của hàng xuất gia hay tại gia để tỉnh thức tâm linh, và kiến tạo cho chính mình một cuộc sống ôn hòa. Lợi ích của sự Tụng Kinh Niệm Phật, ngoài công đức cho kẽ còn người mất, còn nói lên NẾP SỐNG ĐẠO. Nếp sống cố hữu của tổ tiên chúng ta là Tụng Kinh Niệm Phật để tích phước đức cho con cháu, mai này chúng sẽ được phú quý vinh hoa. Hơn nữa, sự Tụng Kinh Niệm Phật còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực như sau: * Tụng Kinh Niệm Phật giữ cho tâm được an lành, để dễ cảm thông với các Đấng Thiêng Liêng. Tụng Niệm rất dễ dàng huân tập các điều suy nghĩ tốt vào tâm thức.
15/12/2012(Xem: 8065)
Những Ngày Lễ Vía Phật và Bồ Tát, 01/01 Vía Di Lặc 15/01 Lễ Thượng Nguyên 08/02 Phật Thích Ca Xuất Gia 15/02 Phật Thích Ca nhập Niết Bàn 19/02 Quan Thế Âm Giáng Sanh 21/02 Phổ Hiền Giáng Sanh 06/03 Ca Diếp Tôn Giả 16/03 Phật Mẫu Chuẫn Đề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]