Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi Lễ Có Phải Là Tín Ngưỡng Không?

08/09/201001:17(Xem: 5088)
Nghi Lễ Có Phải Là Tín Ngưỡng Không?

Xem hìnhMột số lớn hình thức nghi lễ, cúng tế được thiết trí, bày biện trong chùa và ngay cả tư gia Phật tử vào dịp rằm tháng Bảy. Vì lý do ấy mà có nhiều người cho rằng rằm tháng Bảy âm lịch như ngày biểu thị hình thức thuần tín ngưỡng trong Phật giáo.

Thật khó hiểu đối với người Tây phương khi họ thấy một đạo Phật từ Đông phương, nhất là từ Trung Hoa và Việt Nam du nhập xứ sở họ có một hình thức nặng nề tín ngưỡng: đèn nến rực sáng, thơm ngát hương trầm, bông hoa quà phẩm, bánh trái, lễ Phật bày la liệt trong chùa với hàng trăm, hàng ngàn tín đồ tha thiết lễ lạy, nguyện cầu trước những pho tượng Phật và các hương án thờ hương linh, ông bà, tổ tiên. Những hình thức này có mang được ý nghĩa gì, và có phải thuần chất tín ngưỡng không, người Phật tử cần nên tìm hiểu.

Rằm tháng Bảy năm ngoái, tôi có mời một số bạn hữu Hoa Kỳ đến chùa Từ Quang dự lễ Vu Lan và dùng cơm chay. Sau khi chứng kiến nghi thức cầu nguyện tại chùa, John Hickey hỏi tôi rằng: Đạo Phật chỉ có thuần lễ nghi và cầu nguyện thôi phải không? Tôi đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của ông John, mà hỏi lại ông rằng, bạn có hiểu lễ nghi và chiều sâu của sự cầu nguyện trong Phật giáo là thế nào không? John lắc đầu lia lịa và trả lời dứt khoát là không hề biết một tí gì cả. Thế là tôi bắt đầu trả lời câu hỏi của ông John và cố nói thật to, nói thật hùng hồn cho tất cả các bạn hữu Hoa Kỳ cùng nghe.

Lễ nghi trong Phật giáo là bày tỏ lòng thành kính đối với các đấng thành kính. Họ là thầy tổ, là ông bà, cha mẹ và tất cả những người thân, kẻ sơ đã qua đời. Hiến dâng lễ vật không cốt để cho người chết được hưởng mà chỉ để bày tỏ lòng kính mến, để nhớ ơn và để phát nguyện làm những điều tốt lành mà những người đi trước đã làm. Điều này chỉ là những biểu hiện tùy theo truyền thống và văn hóa của mỗi dân tộc có ảnh hưởng tư tưởng hiếu niệm trong Phật Giáo. Như thế hình thức này đã có, nhưng có rất giản dị trong Phật Giáo Nguyên Thủy.

Cầu nguyện theo quan niệm Phật giáo là không phải van xin thần thánh hay bất cứ một lực lượng quyền năng nào. Cầu nguyện là tập trung dòng tư tưởng trở về một mối duy nhất; dồn điện lực của tinh thần, chuyển đổi quan niệm mê lầm, xấu ác trở nên trong sáng và lương thiện. Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình và khử trừ mọi khát vọng phàm tình, ích kỷ, ỷ lại, yếu đuối. Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.

Như vậy, lễ nghi là lòng khiêm hạ, là bày tỏ sự kính thành. Cầu nguyện là cách thức đãi lọc tâm tánh, là ban ân, là phát khởi những dòng tâm niệm trong sáng, hữu ích, nung nấu ý chí, trau dồi đạo hạnh cho mình và hướng dẫn kẻ khác.

Nghe tôi giải thích như thế, John và một số bạn hữu Hoa Kỳ có vẻ thích thú và ưa tìm hiểu thêm chiều sâu về những tiêu biểu, và giáo lý đạo Phật.

Thật ra, không chỉ các bạn Tây phương mà ngay cả những người Đông phương, cho đến một số các Phật tử chính thống cũng quan niệm một cách lệch lạc về ý nghĩa lễ nghi và sự cầu nguyện trong Phật giáo. Trường hợp hiểu lầm đức Phật quở phạt, cầu Phật, lạy Phật, cúng Phật để được Ngài ban bố tài lợi là một chuyện rất thường xảy ra trong giới Phật tử chỉ biết Phật mà không có cơ hội học hỏi Phật pháp, không hiểu rõ nghĩa lý sâu xa của những biểu tượng lễ nghi và cầu nguyện trong Phật giáo. Đây là nguyên nhân để cho một số người đứng ngoài Phật giáo vội kết luận rằng, hình thức lễ nghi và cầu nguyện trong Phật giáo là một hình thức lỗi thời, lạc hậu, bày tỏ lòng yếu đuối, vọng cầu, thiếu tinh thần tự lực và tự giác ngộ.

Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/09/2011(Xem: 5352)
Đàn Thành Khổng Tước Minh Vương là pháp hội, thánh thành, nơi cung thỉnh Chư Phật Bồ Tát giáng lâm, chư Thiên, Hộ Pháp, Long Thần tập hội...
08/08/2011(Xem: 4668)
Đại Lễ Vu Lan Bồn Đông độ dịch là Cứu Đảo Huyền, là nương theo từ bi và trí tuệ và nguyện lực của chư Phật và Bồ Tát, để diệt trừ mọi phiền não...
24/07/2011(Xem: 4213)
Thành ngữ Việt Nam có câu: “Thờ thì dễ, giữ lễ thì khó”, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu đề tài ý nghĩa và tác dụng của lễ bái.
24/07/2011(Xem: 5182)
Lễ nhạc là điều rất quan trọng trong đời sống con người. Vì lẽ, đời thiếu lễ, thì đời sẽ hỗn loạn; đời thiếu nhạc, thì đời sẽ khô khan... Thích Lệ Trang
20/06/2011(Xem: 41364)
Hôm nay là ngày thành hôn của hai con, ngày kỷ niệm trọng đại trong đời. Vì vậy nên về mặt tâm linh mới có phần nghi lễ trang nghiêm này. Thầy đã thay mặt ngôi Tăng Bảo ngưỡng bạch lên mười phương chư Phật, cầu thùy từ chứng minh gia hộ cho hai con được an vui hạnh phúc và vạn sự kiết tường như ý. Sau đây, Thầy có vài lời khuyên nhủ: Kể từ hôm nay các con không còn ỷ lại vào Cha Mẹ mà các con thực sự nhận lãnh trách nhiệm của tuổi trưởng thành đối với bản thân, gia đình và xã hội.
14/05/2011(Xem: 4137)
Âm điệu thời hô chung của thầy đã chuyên chở một tâm hồn chánh niệm đầy lòng từ bi muốn cho chúng sanh được thoát khổ như lời bài kệ chuông.
09/05/2011(Xem: 4341)
Nghi thức tắm Phật có nguồn gốc ảnh hưởng từ tập tục cổ xưa của Ấn Độ nhưng được Phật Giáo tiếp nhận rồi lồng vào đó những quan niệm đạo đức Phật Giáo...
09/05/2011(Xem: 4697)
Trong hệ thống kiến trúc Tòng Lâm Phật Giáo Bắc Truyền lấy Đại Điện làm trung tâm, Đại Điện còn được xưng là Chánh Điện, hay Đại Hùng Bảo Điện...
21/04/2011(Xem: 14977)
Khai chuông: 7 tiếng nhỏ và 3 tiếng lớn. -Buổi sáng niệm: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần) (0) -Buổi tối niệm: Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật (3 lần) (0) Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới, Thiết vi u ám tất giai văn, Văn trần thanh tịnh chứng viên thông, Nhứt thiết chúng sanh thành Chánh giác. (0) Nguyện tiếng chuông nầy ngân khắp cõi Thiết-vi ngục tối thảy xa nghe Cõi trần trong sạch đều thông suốt Giác ngộ sanh linh cả mọi loài. (0)
21/04/2011(Xem: 4208)
Xá Lợi là chân thân của Đức Phật, sau khi Đức Phật nhật Niết Bàn, kim thân của Ngài được trà tỳ (hỏa táng) do nhân duyên và nguyện lực đại từ bi của Đức Phật...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567