Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Nghi Thành phục

05/04/201318:11(Xem: 6159)
2. Nghi Thành phục

Pháp Sự Khoa Nghi
( 3 tập)

Soạn dịch giả: THÍCH GIẢI HÒA

Chùa Quang Thiện, California, USA
Ấn hành 2002

--- o0o ---

TẬP II

2. NGHI THÀNH PHỤC

* Tiết thứ làm nghi:

- CHỦ LỄ XƯỚNG:

Hiếu đồ, tang quyến,

Mời đến trước dây,

Tất cả đều quỳ,

Đốt hương mặc niệm ...

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH - VỊNH KHAI DIÊN:

Kính bạch Tân tịch Hòa Thượng giác linh:

Giáo hóa bao năm quá nhọc nhằn,

Công ơn thầy Tổ chẳng chi bằng.

Kế thừa ngày trước truyền y bát,

Đạo nghĩa hôm nay nhận áo khăn!

- TẢ BẠCH XƯỚNG:

Dâng hương lên án cúng dường,

Cúi lễ giác linh ba lạy.

Tất cả thứ tự lại quỳ,

Một lòng chí thành làm lễ.

- TÁN HƯƠNG:

Giới, định, tuệ hương, giải thoát hương,

Cùng hương tri kiến quí khôn lường,

Mây hương tỏa khắp và ngào ngạt,

Đệ tử thành tâm nguyện cúng dường.

Nam mô Hương Cúng Dường Bồ Tát.

- CHỦ LỄ QUỲ BẠCH:

Chúng tôi nghe rằng:

Khắp cả đất trời,

Cùng cả kim cổ.

Nho hay Thích,

Trời hay người,

Ai ai cũng đều tôn trọng.

Đó là đạo Hiếu đạo vậy.

Do đó,

Nên từ xưa tới nay,

Dù là đời hay đạo,

Đối với các bậc sanh thành dưỡng dục,

Đều có lễ, có nghĩa,

Có thứ, có tự rõ ràng.

Không ai dám trái.

Phàm ơn còn ghi nhớ,

Tức hiếu còn tôn thờ.

Tuy nhiên:

Đời có ba nghĩa,

Nhưng thầy không vào nghĩa "Ngũ luân".

Đạo có bốn ơn,

Nên Phật có dạy câu "Tổng báo".

Nay nhơn buổi đầu tang lễ,

Hiếu phục trước phải cử hành,

Cúi mong Tân tịch Bổn sư:

... đường thượng Hòa Thượng giác linh!

Hãy dùng:

Tha tâm cảm cách,

Từ nhãn chiếu lâm.

Xét soi bốn chúng thành tâm,

Cúi đầu một lòng thọ phục.

Than ôi!

Đài Nghê nay còn đó,

Tiếng thầy bặt âm hao.

Biết rằng sanh tử huyễn,

Ly biệt khổ dường bao!

- TẢ BẠCH XƯỚNG:

Sơ hiến trà - Lễ ba lạy – Cùng quỳ.

- KỆ TRÀ:

Y vàng thay áo trắng,

Tang khó phủ đầu xanh.

Trước linh đài thọ phục,

Hầu đáp nghĩa sanh thành!

- CHỦ LỄ HẠ PHỦ XÍCH(Tuyên Pháp ngữ):

Chúng tôi thiết nghĩ rằng:

Phàm là thầy,

Là mô là phạm,

Nên phải kính phải thờ.

Vì thầy vẹt ta mây mờ,

Chỉ ta trời sáng.

Do vậy,

Đã học đạo thầy,

Phải nhớ ơn thầy.

Nay thọ tang chế,

Ghi tạc lòng đây!

- CHỦ LỄ XƯỚNG SỚ:

Trước đài hoa khể thủ,

Trên chiếu cỏ hồ quỳ.

Xin mạo muội cung duy,

Dâng sớ văn bái bạch.

Duy nguyện Tôn sư cảm cách,

Từ bi tác đại chứng minh.

- TUYÊN ĐỌC VĂN SỚ:

Nam mô ... đường thượng, Tân tịch Bổn Sư Hòa Thượng giác linh, tác đại chứng minh!

Chúng con hằng nghe rằng:

Thế Tôn nhập diệt,

Tang sự cử hành,

Theo nghi trượng Thánh vương;

Thích tử lâm chung,

Hiếu diên thiết lập,

Theo tang nghi thế đế.

Xưa nay như thế,

Đạo tục cùng tuân.

Sớ rằng:

Nay có đệ tử Tỳ kheo Thích ... cùng hiếu quyến, môn đồ, Tăng Ni Phật tử thuộc chùa ... ở xã ... huyện ... tỉnh ...

Giờ này rất đau lòng vì Tôn sư:

Tuổi đời đã thọ,

Lạp đạo lại cao.

Nên tứ đại bì lao,

Ngũ căn suy nhược.

Cho dù:

Linh đơn Biển Thước,

Khó chống sứ già.

Hay, diệu, dược Kỳ bà,

Khôn xua thần chết!

Tôn sư, nay hóa duyên đã kết,

Thầy, thần gởi Liên bang.

Giờ, huyễn thể đã tàn,

Con, thân mang tang phục.

Vì vậy,

Tuân theo thường tục,

Thiết lễ thọ tang.

Đau đớn thay, áo chế thân choàng!

Thương tiếc bấy, khăn tang đầu đội!

Mất còn bối rối,

Đi ở băn khoăn!!

Ngửa mong linh giác Đại Tăng

Dủ ánh quang minh nhất giám!

Than ôi!

Trước linh đài tinh thần dễ cảm,

Trong trượng thất diện mục khó tìm!

Quan tài cất ngọc nằm im, (1)

Long vị cẩn vàng đứng vững.

Mong rằng:

Nhiệm mầu cảm ứng,

Khó nghĩ khôn lường!

Nên vội vàng:

Nghiêm tịnh đạo trường,

Cung hành tang sự.

Nay thờ,

Nhạc thiền vừa cử,

Lễ đạo đã bày.

Dâng sớ văn này,

Cúi đầu bái bạch.

Nam mô ... đường thượng, nối dòng pháp Lâm Tế đời thứ ..., húy thượng ... hạ ..., hiệu ...

Tân tịch Bổn Sư Hòa Thượng giác linh, tác đại chứng minh!

Phục nguyện:

Thần về Tây vức,

Tiêu dao chín phẩm sen vàng.

Thân gởi Nam bang,

An nghỉ nghìn thu tháp trắng!

Độ sanh nguyện thầy đã sẵn,

Tiếp vật lòng chúng đang chờ!

Mong sao:

Biển khổ có bờ,

Thuyền từ không đáy!

Cúng dường ba lạy,

Đền đáp bốn ân.

Cẩn sớ.

Nay ngày ... tháng ... năm ... PL. 254 ...

-TẢ BẠCH XƯỚNG:

Á hiến trà - Lễ ba lạy – Cùng quỳ.

- PHÁT TANG PHỤC.

- CHỦ LỄ XƯỚNG:

Tang quyến hiếu đồ,

Cúi đầu thọ phục.

(Thứ tự phát tang phục)

- KỆ TRÀ:

Hôm nay trông núi Đẩu,

Năm xưa bát y truyền.

Trước linh đài thọ phục,

Lòng đau đớn vô biên!

- TỤNG:

Thần chú tiêu tai ... (7 lần)

- TẢ BẠCH XƯỚNG:

Chung hiến trà - Lễ ba lạy – Cùng quỳ.

- KỆ TRÀ:

Giới thân non chưa nặng,

Pháp nhũ biển nào sâu.

Khăn vàng đầu xanh quấn,

Biết bao nỗi đau sầu!

- TỤNG:

Bát Nhã Tâm kinh ...

- CHỦ LỄ XƯỚNG:

Lễ nghi thọ phục,

Giờ đã viên hoàn.

Quí vị môn tang,

Lễ thành ba lạy.

- HỒI HƯỚNG:

Tiêu diêu kim thế giới v.v...

Nguyện tiêu ...

Nguyện sanh ...

Bồ đề diệu hoa khắp trang nghiêm,

Tùy nơi chỗ ở thường an lạc.

* Ghi chú:

Ngọc Xá Lợi: linh cốt.

Ngũ luân: vua tôi, cha mẹ, vợ chồng, anh em, bạn lữ.

* Phụ chú:

Văn sớ Thành Phục mới soạn, Thiền Môn Chánh Độ xưa không có sớ.

Các lễ Cúng Ngọ Giác linh tiếp sau 2 lễ vừa qua, lễ sư tùy nghi cử hành theo nghi thức cúng quá đường thường làm.

Xin quí vị chủ lễ đừng thêm chữ trong các câu, vì thêm vào sẽ mất thể văn vốn đã cân đối, khó nghe thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2013(Xem: 5862)
Năm 1939 , Cư Sĩ Lê Đình Thám viết : "Tam-tạng kinh điển trong xứ ta toàn là chữ Hán, trong các thời đại Hán học thạnh hành xưa, ai ai cũng có thể đọc nguyên văn, không cần phải phiên-dịch, nhưng ngày nay Hán học đình đốn, bên tai đã vắng nghe những tiếng "Tử viết", thì còn mấy ai đọc được Hán-văn, nên sự phiên-dịch ra quốc-văn đã thành một vấn-đề rất trọng yếu cho nền Phật-giáo tương-lai ở xứ ta."
03/04/2013(Xem: 21230)
Ở VN ta các chùa thường hay thờ Phật, thờ Tổ, thờ Thánh. Nhờ Phật độ nên mỗi năm tôi về VN một lần, mà lần nào tôi cũng đi từ Nam ra Bắc hầu hết thời gian tôi đều dành cho việc đi tham quan các chùa, do đó tôi thấy.
03/04/2013(Xem: 6657)
Kính gởi: Chư Tôn Thiền Đức cũng như các giới tử cầu thọ giới pháp ở tại Âu Châu và ngoài Âu Châu.
29/03/2013(Xem: 7413)
Niết bàn một thuở ra đi, Cân bình nữa gánh Tây quy nhẹ nhàng Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba Người đi dấu vết chưa nhòa, Bát y truyền lại sương pha lạnh lùng Tam sanh hẹn kiếp tao phùng, Tôn phong Tổ ấn gởi cùng non sông.
17/03/2013(Xem: 4229)
Đạo nghiệp Tôn sư in góc biển, Bóng vang Hoàng hạc khuất chân mây. Thương người vì đạo quên thân thể, Mến tiếc âm thầm dạ khó khuây!
21/02/2013(Xem: 7974)
Theo GS Trần Văn Khê loại nhạc này vốn xuất phát từ nhã nhạc cung đình Huế, Phật Giáo đã sử dụng để làm nhạc thỉnh trong các Trai đàn Chẩn tế. Nay xin được giới thiệu với Đại chúng để tùy nghi sử dụng. Thích Hạnh Tuệ sưu tầm
08/02/2013(Xem: 7540)
Rừng thiền vắng bóng hạc vàng, Biển trần vượt khỏi muôn ngàn phong ba, Người đi dấu vết chưa nhoà,
05/02/2013(Xem: 14296)
Bắt nguồn sâu xa từ kinh Cứu Bạt Diệm Khẩu Đà-la-ni do đại sư Bất Không phiên dịch và truyền bá ở Trung Quốc vào đời Đường, phép cúng thí thực có mục đích đem tình thương bao la cứu độ loài ngạ quỷ lang thanh khổ sở giữa chốn u minh. Sang đời Tống, đại sư Bất Động tham cứu thêm các kinh điển Mật tông khác, diễn dịch thành phép Tiểu thí thực. Vì đại sư tu tập ở núi Mông Sơn, nên phép này được gọi là Tiểu Mông Sơn và được thực hành hàng ngày như một khoa nghi thiết yếu của Mật tông. Qua các đời Nguyên, Minh, khoa nghi này dần biến đổi, pha trộn với nghi thức của các tông phái khác, chen thêm phần văn thí thực, triệu thỉnh vào phần trì chú biến thực, siêu độ, thể hiện trọn vẹn lòng từ bi vô lượng của Phật giáo, nhằm cứu độ mọi chúng sinh còn trôi nổi lạc loài trong Bà đường dữ. Khoa nghi này truyền sang nước ta đã lâu đời, thường được gọi là nghi thức đăng đàn chẩn tế, do các cao tăng làm sám chủ.
06/01/2013(Xem: 16488)
Tụng Kinh Niệm Phật (Tụng là đọc, Niệm là nhớ) là miệng đọc tâm nhớ, tâm và miệng hợp nhất, nhất tâm đọc và nhớ lời Kinh và Danh Hiệu của Phật. Tụng Kinh Niệm Phật của hàng xuất gia hay tại gia để tỉnh thức tâm linh, và kiến tạo cho chính mình một cuộc sống ôn hòa. Lợi ích của sự Tụng Kinh Niệm Phật, ngoài công đức cho kẽ còn người mất, còn nói lên NẾP SỐNG ĐẠO. Nếp sống cố hữu của tổ tiên chúng ta là Tụng Kinh Niệm Phật để tích phước đức cho con cháu, mai này chúng sẽ được phú quý vinh hoa. Hơn nữa, sự Tụng Kinh Niệm Phật còn đem lại nhiều lợi ích thiết thực như sau: * Tụng Kinh Niệm Phật giữ cho tâm được an lành, để dễ cảm thông với các Đấng Thiêng Liêng. Tụng Niệm rất dễ dàng huân tập các điều suy nghĩ tốt vào tâm thức.
15/12/2012(Xem: 8071)
Những Ngày Lễ Vía Phật và Bồ Tát, 01/01 Vía Di Lặc 15/01 Lễ Thượng Nguyên 08/02 Phật Thích Ca Xuất Gia 15/02 Phật Thích Ca nhập Niết Bàn 19/02 Quan Thế Âm Giáng Sanh 21/02 Phổ Hiền Giáng Sanh 06/03 Ca Diếp Tôn Giả 16/03 Phật Mẫu Chuẫn Đề
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]