Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12 - Bàn về gương Tuệ Giác

24/04/201318:02(Xem: 9312)
12 - Bàn về gương Tuệ Giác


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Bàn Về Gương Tuệ Giác

Ôi! Tuệ sinh từ định-lực. Nếu tâm định thời gương tuệ sinh, tâm loạn thời gương tuệ diệt. Cũng như gương bằng đồng, trước nhờ ở mài rũa, rồi sau mới bóng sạch chiếu sáng. Nếu chẳng mài rũa thì bụi nhơ phủ mờ, ánh sáng không thể sinh được. Nên biết tuệ do định hiện, định từ tuệ sinh. Định Tuệ y vào nhau, hai bên không thiếu một. Nếu mượn danh tọa-thiền, tâm chưa được định, mà sinh được gương tuệ, tất nhiên không thể có. Tuy có tuệ-tính mà chẳng tập tọa thiền, tự cho mình đã sẵn có tuệ, không cần nương vào tọa thiền. Người tu như thế, tuy sẵn có tuệ, tất nhiên không thể có. Tuy có tuệ-tính mà chẳng tập tọa thiền, tự cho mình đã sẵn có tuệ, không cần nương vào tọa thiền. Người tu như thế, tuy sẵn có tuệ, nhưng không có thể của gương. Nếu khi ở định, tâm chưa được định, mà muốn cầu tuệ, ví như phong ba chưa yên, mà muốn tìm thấy bóng trăng. Nếu người tâm đã định, mà sinh tà giải để cầu tuệ, cũng như phong ba đã yên, bóng trăng lắng trong, mà lại khuấy trong nước để tìm bóng trăng, tất không thấy được. Nên Tổ-sư nói: "Tịch mà thường chiếu, chiếu mà thường tịch". Lại nói: "Tịch tịch, tỉnh tỉnh là vô ký. Tỉnh tỉnh, tịch tịch là loạn tưởng. Tỉnh tỉnh tịch tịch, tịch tịch tỉnh tỉnh là loạn tưởng. Tỉnh tỉnh tịch tịch, tịch tịch tỉnh tỉnh là thuốc. Vô ký, loạn tưởng là bệnh". Nếu thân có bệnh, nên phải mượn thuốc để đối trị. Thân đã bình định, thì cần gì phải chữa. Nếu hay tập được như thế, thời định tuệ thành-tựu.

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2010(Xem: 6042)
Phật bảo sáng vô cùng, Đã từng vô lượng kiếp thành công, Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông, Sáng rực đỉnh Linh Phong
08/12/2010(Xem: 10152)
Từ thuở năm vị Tỳ Kheo nơi vườn Nai đắc pháp, Tăng già Đạo Phật nơi trần thế ứng thân. Phật thuyết “Thiện Lai Tỳ Kheo” bậc cụ duyên đại đức liền thọ tâm giới đủ tướng Tỳ Kheo, còn trần thế chúng sanh tùy theo nghiệp cảnh nên ứng trí, lượng tâm nên có chổ không đồng.
08/12/2010(Xem: 4337)
Trong các lễ cúng thí Cô hồn, Trai đàn Chẩn tế được tổ chức quy mô nhất. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật Giáo Đại thừa Mật Tông được gói trọn vào đây.
08/12/2010(Xem: 4684)
Từ xưa đến nay, Nghi lễ Phật giáo đã hội nhập, luôn gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam một cách hài hòa như nước với sữa. Trải dài .... ! xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm thịnh suy của đất nước.
05/12/2010(Xem: 4591)
Nghi thức này được sử dụng trong các dịp xuống tóc, thiết lập bàn thờ, đàn tràng, cúng nhà mới, cúng đất đai, khai trương cửa hàng, văn phòng, v.v...
05/12/2010(Xem: 3946)
Nghi thức tụng giới cho thiếu nhi gồm có Ba Phép Quay Về Nương Tựa và Hai Lời Hứa, có thể được cử hành trước Nghi Thức Tụng Năm Giới.
01/12/2010(Xem: 4933)
Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ...
20/11/2010(Xem: 4359)
Kim cương thừa (vajrayāna) hay Mật tông xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 4 tại Bắc Ấn Độ, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ thứ 6, đến giữa thế kỷ thứ 8 thì hình thành nên một truyền thống lớn mạnh...
20/11/2010(Xem: 9405)
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần lễ và nhạc, tuỳ theo truyền thống văn hoá nghệ thuật của mỗi miền, mỗi vùng mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống của vùng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]