Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật Tông

10/11/201419:46(Xem: 5486)
Mật Tông
 

Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của mình trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu thì dị òm (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của mình. Không nói thì kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao thì trái đất vẫn quay mà.

Vậy rồi bài viết này ra đời. Muốn viết, tôi phải đọc lại nhiều thứ. Vậy là tôi viết bài này cho tôi, cho thiên hạ hay cho một Diễm xưa đều được cả. Dĩ nhiên, cũng mong Diễm nhớ giùm chuyện vui buồn ngày cũ, tiếp tục là một ấn chứng Mật Tông chẳng cần để người đời tọc mạch làm chi!

Tôi nhớ pháp môn Tứ Niệm Xứ được đức Phật gọi là Ekayano với những ý nghĩa là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát, đồng thời là con đường của sự độc hành, viễn ly. Pháp môn Mật Tông, trước hết, cũng cần được tìm hiểu từ tên gọi như vậy. Theo chỗ tôi hiểu, nói cách gì thì Mật Tông cũng là một con đường tu chứng có đặc điểm nổi bật là kín đáo. 
 
Kín đáo vì nhiều lý do: Pháp môn này theo người Mật giáo thì có những chỗ dễ hiểu lầm đối với người chỉ ghé mắt tò mò, nên tốt nhất ai tu nấy biết. Thứ hai là sở chứng của một người tu hành là vượt ngoài ngữ ngôn thường tình, biết giải thích sao cho một người ngoài cuộc. Thứ ba, pháp môn này đòi hỏi việc hành trì phải ẩn mật thầm lặng mới có ép-phê, phô trương hình thức chỉ làm hỏng công phu. Về nội dung tu học, Mật Tông cũng hướng đến sự chấm dứt phiền não thông qua việc giác ngộ thực tướng vạn hữu. 
 
Có điều là cách hành trì thế nào thì phải là người chịu theo Mật Tông mới biết. Người ngoài như tôi chỉ biết thêm một chuyện nữa là vai trò của một sư phụ trong Mật Tông lớn lắm, được xem là Ngôi Báu Thứ Tư sau Tam Bảo. Bởi nếu đưa chân vào hành trình huyền ẩn cơ mật như vậy mà không có điểm tựa tinh thần cụ thể thì có nước chết. Nhưng chung quy, Mật tông là con đường luôn đề nghị hành giả tuân thủ nguyên tắc Omerta, chung thân thủ khẩu như bình, hé môi thì không xong. 
 
Như một người cụt hết hai tay đang ngậm chặt một nhánh cây giơ ra vực thẳm, mở mồm là nát xương. Nôm na là tự biến mình thành nghêu sò ốc hến, im lặng một đời. Tôi biết có người nghĩ tôi vừa mới đùa rỡn trên một chuyện nghiêm túc. Nhưng gẫm lại, ô hay, hình như những ý nghĩa đó cũng cần thiết cho tất cả pháp môn tu hành của các bộ phái khác trong Phật giáo thì phải. Hành trì phải là lặng lẽ làm theo. Đâu có pháp môn nào kêu gọi sự khoe mẽ, phô trương bản thân. Như vậy, ta có thể không biết tới Mật Tông, nhưng những ý nghĩa về Mật Tông vừa nêu ở trên, thì có lẽ ai người tu Phật cũng phải biết. Biết để sống lặng lẽ, tu âm thầm và nhờ vậy ai cũng dễ thương hết.

Suy cho cùng, tu hành là sự nhìn lại chính mình. Người tu Phật hình như chỉ nên nghĩ về người khác để sống vị tha. Không giúp được ai thì chẳng thà đừng nghĩ tới thiên hạ. Để dành thời gian mài giũa chính mình cũng là một cách lợi tha. Vì có thêm một người hiền thiện thì thế giới bớt được chút rắc rối. Độc cư lúc này cũng mang ý nghĩa Bồ-tát đạo, và chính ở ý nghĩa này, Hiển giáo và Mật Tông bỗng dưng tao phùng ngoạn mục.

Nói dễ mích lòng và dễ bị hiểu lầm, tôi không hoan nghênh việc ai đó đeo tượng Phật trên người. Vì nhiều lý do. Trước hết, mang cả tượng Phật vào những nơi bất tịnh thì hình như là bất kính, bất xứng. Thứ đến, tượng Phật trên cổ là tượng Phật ít được tưởng nhớ nhất, bởi đeo hoài thành quen. Vậy thì người đeo đã đánh mất ý nghĩa của tượng Phật rồi. Lý do cuối cùng, nhiều khi để người khác biết mình thuộc tín ngưỡng nào thì cũng không hẳn là tốt. 
 
Bằng chứng là tôi không mấy cảm tình với ai đeo thánh giá. Do đó tôi cũng không muốn tín đồ đạo khác bực mình khi ngó thấy tượng Phật trên cổ những đồng đạo của tôi. Mình có Phật trong lòng, trên chùa và ở nhà là đã nhiều rồi. Quan trọng là trong tim mình có Ngài hay không. Đó là chưa kể trường hợp đeo tượng Phật rẻ tiền thì không ai chịu, mà tượng Phật đắt tiền quá thì cổ đeo mà bụng thì nặng, nặng vì sợ mất, sợ bị giựt, rồi thì đến mấy ngày Bát Quan Trai phải mất công tháo cởi. Khổ quá. Về khoản này thì tinh thần kín đáo của Mật Tông hay tuyệt.

Sau khi đọc tin nhắn của Diễm, tôi bèn vào Internet lục lạo để tìm cho cô cái gì đó đeo trên cổ thay thế tượng Phật mà vẫn có ý nghĩa tu hành. Đúng ra thì không đeo gì vẫn là tốt nhất, nhưng có người lỡ mắc chứng Thèm Nặng Cổ thì sao? Đây rồi, tôi vừa tìm thấy một mặt dây chuyền hình bánh xe tám căm, hiểu là Pháp Luân hay Vô-lăng của thuyền Bát-nhã đều Ok. Người không phải Phật tử thì nghĩ đó là biểu tượng hải quân hay tàu biển gì đó cũng được. Đó là tu Mật Tông vậy. Miễn là tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta!

Ai nói sao thì nói, thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ rằng cái gì trên đời cũng đem lòe ra cả thì đâu còn gì hay ho nữa. Nửa kín nửa hở mới chết người chứ. Biết bao thiên hạ cứ mộng mị về Diễm Xưa của ông Trịnh Công Sơn, Hoàng Thị Ngọ của ông Phạm Thiên Thư, rồi cả thứ lá Diêu Bông gì đó của ông Hoàng Cầm, và bút hiệu TTKH của tác giả bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn,... Nhiều lắm. Một góc nhỏ riêng tư lờ mờ nhân ảnh vậy mà thơ mộng đáo để. Ai dám bảo mấy ông nghệ sĩ đó chẳng biết gì về Mật Tông chứ!

Này nhé, mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao... Tôi hiểu được ý nghĩa mấy lời đó thì chết liền. Vì đó là thần chú Mật Tông mà. Thần chú thì phải như rứa chứ, và đã là chú thì mần răng mà giải thích được phải không o nớ!?
 
TOẠI  KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 9920)
Một thời Đức Phật ngự trong núi Kỳ Xà Quật thuộc Đại Thành Vương Xá cùng với vô lượng Đại Tỳ Khưu đến dự hội – Lại có vô lượng Trời (Deva) Rồng (Nàga) Dạ Xoa (Yaksa) Càn Đạt Bà (Gandharva)...
08/04/2013(Xem: 5500)
Nay Ta theo Du Già KIM CƯƠNG ĐỈNH KINH nói MA NI LIÊN HOA BỘ NHƯ Ý NIỆM TỤNG PHÁP Vì tu Tam Muội này Hay như Quán Tự Tại Trước tiên chọn đệ tử Thuộc Tộc tính kính Pháp Được nhiều người yêu kính Có trí tuệ, dũng tiến...
08/04/2013(Xem: 7704)
Phàm muốn tu tập ở trong Môn này thì cần phải biết thứ tự, phương thức. Nếu chẳng hiểu biết đầy đủ Pháp Tắc ắt chỉ uổng công, hao phí ngày giờ. Do đó sau khi tham nghiệm các Pháp, các việc, các Pháp Môn trong Kinh và Môn Du Già...
08/04/2013(Xem: 5375)
Do tụng Chân Ngôn này ắt ba nghiệp liền được thành thanh tịnh, dùng nước Pháp Công Đức rưới tắm thân tâm, rồi kết Quán Tự Tại Bồ Tát Ấn : Hai Vũ (2 tay) cùng cài chéo các ngón với nhau, nắm lại thành quyền...
08/04/2013(Xem: 7095)
Ta nương vào Thánh Chỉ của Đức Tỳ Lô Giá Na mà nói về Pháp Ma Ha Chỉ nhương năng ( Mahà Jnàna_Đại Trí ) Mâu Đát La (Mudra_ An ) của Quán Tự Tại. Nếu người tu Du Già muốn sinh về Thế Giới Cực Lạc ở phươngTây...
08/04/2013(Xem: 4133)
Bấy giờ, Thánh Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát từ chỗ ngồi trong Chúng Hội , đứng dậy bạch với Đức Phật rằng :” Thế Tôn ! Con muốn hiển nói về Phổ Hiền Đà La Ni .
08/04/2013(Xem: 10255)
Một con người luôn luôn hoan hỷ tuỳ thuận chúng sinh trong niềm an lạc.Người mà mỗi người nói ra là một sự khai thị thích hợp với trình độ căn cơ của người nghe. Người mà mọi cử chỉ, thái đôï, oai nghi đều là nguồn thông tin diễn đạt chơn pháp.
08/04/2013(Xem: 7830)
Bồ Tát hiệu là Quán Thế Âm Thần Thông vô ngại khó thể lường Lay núi, lấp biển, rung cuyển đất Thương xót chúng sinh đồng một Thể Đã nhớ Danh Hiệu, phước chẳnh hư Vì thế thường nên xưng niệm Ngài...
08/04/2013(Xem: 6850)
Bấy giờ, Quán Thế Âm Bồ Tát cùng ngồi với 92 câu đê Bồ Tát . Thời Quán Thế Âm Bồ Tát ở trong buổi sáng sớm, từ chỗ ngồi đứng dậy, trật áo chắp tay cung kính, cúi lầu lễ Phật, rồi bạch với Đức Phật rằng...
08/04/2013(Xem: 7286)
Kim Cương Thượng Sư Tây Khang NẶC ĐA Hô Đồ Khắc Đồ tại Nam Kinh đi đến xứ Lưu Tích truyền thụ 21 pháp Thánh Cứu Độ Phật Mẫu, lúc ấy trong Hội có hơn 200 người thọ Pháp, mong nhờ Thượng Sư khai thị.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567