Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tập Ba: Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích

01/06/201114:07(Xem: 7568)
Tập Ba: Kinh Chuẩn Đề Đà La Ni Hội Thích

BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả:Tỳ Khưu Thích Viên Đức

C. TẬP BA
KINH CHUẨN ĐỀ
ĐÀ LA NI HỘI THÍCH

Quyển Thượng
1. Lời tựa của ngài Hoằng Tán
2. Phần kinh văn
3. Nghi quỹ niệm tụng

THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU
SỞ THUYẾT ĐÀ LA NI KINH HỘI THÍCH

Quyển Thượng

Đời Thiên Trúc, Ngài Tam Tạng Pháp Sư Quảng Trí Bất Không
phụng chiếu dịch Phạn ra Hán văn.
Thanh Việt Đông, Đảnh Hổ Sơn, Ngài Ca Môn Hoằng Tán
phát Bồ Đề tâm hội thích (gồm thâu các bộ mà giải thích).
Tỳ Khưu Thích Viên Đức dịch Hán ra Việt.

LỜI TỰA

Một đời thuyết pháp của đức Như Lai, giáo lý của Ngài chia ra làm ba tạng: Gọi Tu đa la (Sutra), Tỳ nại gia (vinaya), Tô đạt lãm (Sastra); tức là Kinh, Luật, Luận. Tạng giáo tuy phân ra làm ba, nhưng không ngoài hai môn: Hiển giáo và Mật giáo.

Hiển giáo nói rộng tánh tướng để hiểu ngộ lý mầu tu chứng Pháp thân.

Mật giáo chỉ khiến tụng trì được thầm lên Thánh vị và vượt ra ngoài sự hiểu biết.

Tuy nhiên ngộ có đốn, có tiệm. Địa vị có cạn có sâu. Tiệm phải trải qua các tầng bực a tăng kỳ kiếp. Đốn tức liền vượt lên hàng Thập Địa. Cạn thì có các hàng Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát. Sâu tức hiện chứng Phật quả Đại Thừa.

Chuẩn Đề Đà Ra Ni này tức là kinh tạng Mật giáo, thầm chứng thập thân của Phật qu Đại Thừa. Ngoài tam tạng ra còn lập một tạp tạng gồm thâu các bộ Đà Ra Ni. Hoặc ngoài tam thừa riêng một Tối Thượng Kim Cang thừa, tức là Đà Ra Ni tạng. Nếu căn cứ Thần Biến Sớ thì chia Đà Ra Ni làm Đại Bất Tư Nghì Thành Phật Thần Thông Thừa. Cho nên kinh này lấy Đại bí Mật làm Tông, pháp giới Chơn như làm Thể, Bất tư nghì làm Dụng, Tam Mật môn tối thượng thừa làm Giáo tướng, bởi vì tất cả pháp đều từ trong thừa Kim Cang Đà Ra Ni mà phát sinh ra, như ngàn dòng muôn phái phát nguồn từ núi Tích Thạch Côn Lôn. Mười hai phần giáo trong Tam tạng cũng phát xuất từ Tạng Tổng Trì Bí Mật, cho đến Lục độ Vạn hạnh cũng đều từ Đà Ra Ni mà ra. Kinh có chỗ giải rằng: Chơn ngôn mỗi một chữ toàn là vô tướng pháp giới, thế thì Lục độ Vạn hạnh đâu không từ trong pháp giới ấy lưu xuất ra ư? Cho nên nói rằng chữ ÚM (Án) nghĩa là ba thân cũng có nghĩa tất cả các pháp vốn không sanh, do tất cả pháp vốn không sanh ấy nên tức được bất sanh diệt, do bất sanh diệt nên tức được tướng vô sở đắc. Tướng vô sở đắc tức là Vô tướng Pháp giới; chính là chứng Pháp giới Chơn như đó vậy!

Bạch Tán Cái tụng rằng: “Tụng mãn một vạn tám ngàn biến, mỗi biến nhập vào vô tướng định gọi thành tràng kiên cố Kim Cang, tự tại được Phật trong loài người.

Lại nữa Ngũ Bí Mật Tu Hành Nghi Quỹ nói rằng: “Kim Cang Tát Đoả là Phổ Hiền Bồ Tát, tức là tất cả trưởng tử của Như Lai, là tâm Bồ đề của chư Phật.”

Như kinh đã nói: Kim Cang Tát Đỏa Tam Ma địa, gọi là pháp của chư Phật. Pháp này hay thành đạo của chư Phật. Pháp này hay thành đạo của các chư Phật, nếu lìa pháp này không có pháp riêng để thành Phật, Kim Cang ấy tên là Bát Nhã ba la Mật, hay thông đạt tất cả Phật, không ngăn, không ngại cũng như Kim Cang xuất sanh chư Phật.

Nếu người đối với Hiển giáo tu hành, phải trải qua thời gian lâu ba đại vô số kiếp, nhiên hậu mới chứng thành Vô thượng Bồ đề, trong thời gian đó mười tiến mà chín lui. Hoặc chứng Thất Trụ mà vì đã tu tập phước đức trí huệ hồi hướng Thanh Văn, Duyên Giác đạo quả nên không thể chứng Vô thượng Bồ đề. Còn y Tỳ Lô Giá Na Phật tự thọ dụng thân đã nói bên trong chứng được tự giác Thánh Trí pháp và địa vị thọ dụng thân trí Đại Phổ Hiền Kim Cang Tát Đỏa. Cho đến ứng thời tu tập pháp thân, trong một đại a tăng kỳ kiếp tu tập phước đức trí tuệ mới sanh vào được nhà của Phật. Người đó từ tất cả Như Lai tâm sanh, từ miệng Phật sanh, từ pháp Phật sanh, từ Pháp hóa sanh, đắc Phật Pháp tài. Từ đây về sau thọ được pháp rộng lớn thâm sâu không thể nghĩ bàn, vượt lên hàng Nhị thừa Thập Địa. Vây cho nên biết yếu chỉ của Chơn ngôn bí Mật Thần chú còn chẳng phải chỗ hiểu biết của nhơn vị Bồ Tát, huống nữa kẻ quê mùa phàm phu tiểu trí đâu có thể so sánh thấu rõ trí ư?

Các nhà dịch và các sớ giải tóm tắt, là để nương nhau chỉ rõ cho kẻ sơ học trì tụng có chỗ nương tâm chứ chẳng dám nói giải thích.

Như Thần Biến Sớ nói rằng: Chỉ có tay Kim Cang mới rờ thấu chỗ kín đáo, chỉ có mắt Liên Hoa mới nhìn thông chỗ u minh. Kinh Thủ Lăng Nghiêm nói: Pháp bí Mật của chư Phật, duy chỉ Phật với Phật mới hiểu rõ nhau, chẳng phải các bậc Thánh có thể thông đạt. Chỉ trì tụng hay diệt được lỗi lớn, mau lên Thánh vị.

Thiên Trúc Chỉ Quán nói: Bậc Thượng Thánh mới có thể Hiển Mật cả hai đều truyền nói, kẻ phàm nhơn chỉ tay tuyên truyền Hiển giáo, không thể tuyên truyền về Mật giáo. Vậy cho nên chẳng phải kẻ hạ phàm dám bàn nghĩ chỗ khả tri của sư tâm.

Nay xét Chuẩn Đề Chơn ngôn này trước sau vài nhà dịch so ra thì Ngài Bất Không Tam Tạng được thâm đắc sự thừa truyền của Mật giáo, bởi xưa kia Ngài Kim Cang Tát Đoả gần gũi bên đức Tỳ Lô Giá Na Mâu Ni Như Lai trước đã lãnh thọ nghĩa Du Dà Tối Thượng Thừa. Sau hơn trăm năm truyền đến Ngài Long Thọ Bồ Tát, Long Thọ lại hơn trăm năm truyền đến Long Trí A Xà Lê, Long Trí truyền đến Ngài Kim Cang Trí Pháp sư. Ngài Kim Cang Trí truyền qua Trung Hoa đem ngũ bộ Du Già và Tỳ Lô Giá Na Kinh, Tô Tất Quỹ Phạm, trao cho Ngài Bất Không Tam tạng và sau khi Ngài Long Trí diệt độ, Ngài Tam Tạng Bất Không phụng lời di giáo dạo qua các nước Thiên Trúc, tại nơi Sư Tử Quốc, từ đó sự truyền bá tu học càng tăng thêm rộng lớn. Từ Ngài Long Trí A Xà Lê cầu khai mười tám hội Kim Cang quán đảnh và pháp Đại bi Thai Tạng. Pháp hóa nối nhau từ đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai, đến Ngài Bất Không Tam tạng đã trải qua sáu đời truyền cũng như sáu phen phiên dịch. Ngài Bất Không đi khắp xứ Thiên Trúc, lại được thâm truyền yếu chỉ nên bổn dịch Chơn ngôn Nghi Quỹ của Ngài rất rõ ràng đầy đủ.

Ngay sợ kẻ sơ học chưa rõ ấn khế và Phạn âm, do đây nên đối với trong các bản dịch phần nhiều lấy bản dịch của Ngài Kim Cang Trí mà hội rõ, nương đó các Ngài nối nhau truyền thọ không thôi nghỉ.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5079)
Quy mệnh Kim Cương Thủ Mật chủ Đại Bồ Tát ( Vajrapàni gùhyahakàdhipati mahà Bodhisatva ) Hay nói Thừa tối thượng Khiến mau chứng Bồ Đề Hạ Dã Hột Lị Phộc ( Hayagrìva – Mã Đầu) Hay đập các ma chướng Dùng phương tiện Từ Bi...
08/04/2013(Xem: 5668)
Những người cầu Đạo mong mỏi thực hành sự thiền định về Thánh TARA cần phải xếp đặt một bàn thờ và một chỗ ngồi. Hành giả ngồi theo tư thế Kim Cương, bắt đầu buổi lễ bằng sự Quy Y và phát khởi Tâm Bồ Đề, rồi đọc thần chú Svabhava ( Thần chú về Tự Tính )...
08/04/2013(Xem: 6467)
Phàm muốn niệm tụng Pháp Đà La Ni, trước cần phải ở nơi Tam Muội Mạn Đà La, thấy Thánh chúng được quán đảnh, biết Bổn Tôn, theo Thầy thọ được Tam Muội Da.
08/04/2013(Xem: 6170)
Tên gọi là Kim Cương Cổ (Cái Trống Kim Cương). Mở miệng nâng lưỡi chấn cung Pháp Giới. Các Như Lai của Liên Hoa Tạng ra khỏi Định liền dùng đập tan Địa Ngục, diệt tai ương của 7 biến, khởi Giáo dạy Bồ Tát (Thiện Trụ Thiên Tử), nói bí mật của 5 Chữ, nắm gốc trao truyền Bố Tự (An bày chữ) như Pháp.
08/04/2013(Xem: 9228)
Như vậy tôi nghe, một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại Thiện Pháp Đường trên cõi Tam Thập Tam Thiên cùng với các vị Tỳ Kheo, các Đại Bồ Tát, Thiên Chủ Đế Thích, vô lượng chúng đến dự.
08/04/2013(Xem: 16134)
Theo truyền thống Mật Giáo thì Phật Đỉnh Tôn Thắng là một trong 5 Phật Đỉnh của viện Thích Ca thuộc Thai Tạng Giới Mạn Đà La ( Garbhadhàtu- Manïdïala) có tên là Trừ Chướng Phật Đỉnh (Vikiranïa Usïnïìsïa) biểu thị cho Đỉnh Thần Thông không có chỗ sợ hãi (vô sở úy) của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai (‘Sàkyamunïi Tathàgaya).
08/04/2013(Xem: 5050)
Một thời Đức Phật ngự tại trú xứ của Bất Viễn Tiên Nhân trong cung Trời trên đỉnh núi Thiện Lạc cùng với chúng Đại Tỳ Khưu gồm 1250 người đến dự. Lại có Bồ Tát Ma Ha Tát, Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử với 16 vị Đại Sĩ thuộc nhóm Hiền Hộ đều đến tập hội.
08/04/2013(Xem: 4427)
Nghe như vậy. Một thời Đức Phật ngự tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc ở nước Xá Vệ. Thời cùng với Ma Ha Tỳ Khưu Tăng nói Kinh Ma Ni La Đản Đức Phật hỏi A Nan (Ananda) rằng:”Người dân trong Thiên Hạ chẳng được an ổn là do việc gì?
08/04/2013(Xem: 5527)
Bấy giờ Đức Phật bảo A Nan (Ananda) rằng:”Ông hãy lắng nghe ! Nay Ta vì ông tuyên nói Lạc Xoa Đà La Ni . Đà La Ni đó rất khó được gặp giống như Chư Phật xuất hiện ở Thế Gian Này A Nan ! Nếu có chúng sinh được Đà La Ni này, . . .
08/04/2013(Xem: 5331)
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự trên đỉnh núi Thứu Phong thuộc thành Vương Xá cùng với Chúng Đại Bật Sô gồm 1250 người và 12000 vị Bồ Tát Ma Ha Tát đều là Chúng Đại Bồ Tát của thời Hiền Kiếp đến dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]