Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý nghĩa và hướng dẫn thực hành Bản tôn Trí tuệ Văn Thù Sư Lợi

18/04/201309:50(Xem: 7432)
Ý nghĩa và hướng dẫn thực hành Bản tôn Trí tuệ Văn Thù Sư Lợi

vanthu-drukpa-01Thứ tư ngày 10/4, Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa Jigme Pema Nyinjadh và Tăng đoàn Truyền thừa quang lâm và ban truyền đại lễ quán đỉnh cộng đồng trí tuệ Văn Thù, cầu nguyện quốc thái dân an tại chùa Bảo Sơn, phường Liên Bảo, Vĩnh Phúc. Dưới đây là các phần khai thị về Bản tôn Trí tuệ Văn Thù do Drukpa Việt Nam tổng hợp từ Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa và Đức Nhiếp Chính Vương Gyalwa Dokhampa để giúp quý Phật tử hiểu hơn về pháp tu trì thù thắng này!

1. Lợi ích của tu trì Bản tôn Trí tuệ

Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật. Đức Phật có ba khía cạnh, trong đó Đức Quan Âm là Bản tôn hiện thân của khía cạnh Từ bi, Đức Văn Thù là Bản tôn hiện thân của khía cạnh Trí tuệ, và Đức Kim Cương Thủ là hiện thân của khía cạnh Dũng lực. Việc thực hành cả ba Bản Tôn trên là rất cần thiết và quan trọng. Trong đó khía cạnh về trí tuệ là khía cạnh đặc biệt quan trọng, không những cho sự giác ngộ rốt ráo mà còn thiết thực cho đời sống hiện tại của chúng ta.

Khi bắt đầu thực hành Phật Pháp, điều quan trọng nhất là chúng ta phải có trí tuệ sắc bén mới có thể thực hành giáo pháp không sai lệch. Chúng ta cũng rất cần có trí tuệ để sống hạnh phúc thành công, bởi nếu không có trí tuệ, chúng ta sẽ lãng phí năng lượng và cơ hội chứng đạt hạnh phúc tương đối và tuyệt đối. Có rất nhiều điều để nói về trí tuệ hay sự hiểu biết chân thực. Chẳng hạn, khi nói rằng mình có hiểu biết chân thực về một ai đó thì trong quan kiến Phật pháp, điều này có nghĩa là bạn cần hiểu biết tường tận, thấu đáo về con người này, không chỉ về mặt sự tướng hay cảm nhận bên ngoài mà bạn cần hiểu về bản chất rốt ráo của người đó là gì. Nếu không có hiểu biết thì dưới ảnh hưởng của vô minh và những sự chấp trước nhị nguyên ta-người, bạn sẽ hành xử theo cách thế gian thông thường và điều này sẽ không lợi ích cho bạn, cho người này và cho cả mối quan hệ đôi bên. Nếu gỡ bỏ được lớp màn vô minh, bạn sẽ có thể hành xử với người này bằng trí tuệ. Một ví dụ khác là sát sinh. Trong quá khứ, bạn thường hứng thú một cách ý thức hay vô ý thức với những việc vô cùng khủng khiếp như thú đi câu, săn bắn, băm, chặt, xào da nấu thịt chúng sinh... Nhưng giờ đây, vì có trí tuệ để thấu hiểu những nỗi đau đớn mà con vật đáng thương kia phải trải qua, bạn bắt đầu có hiểu biết và phát khởi tình yêu thương nên bạn sẽ không còn muốn sát sinh. Một cách nhậm vận tự nhiên, bạn trở nên từ bi, bác ái hơn. Ngay khi tâm vị kỷ, ngã ái suy giảm thì tình yêu thương sẽ được hiển lộ.

Bất cứ hiểu biết thông thường nào đều có thể được coi là một hình thức “giác ngộ”. Tuy nhiên, sự giác ngộ hoàn toàn hay giác ngộ chân thực, chỉ có thể đạt được thông qua thực chứng tự tính tâmhay Chân lý Vũ trụ bên trong chính bạn. “Bên trong” không chỉ vị trí cụ thể nào trên thân thể mình mà cần hiểu rằng sự giác ngộ phải được trưởng dưỡng ở ngay trong tâm bạn. Và chắc chắn rằng sự giác ngộ hoàn toàn luôn thể hiện dưới sự hợp nhất của từ bi và trí tuệ. Từ bi và trí tuệ luôn đi cùng với nhau, như hơi ấm xuất hiện cùng ngọn lửa, hơi ẩm xuất hiện cùng với nước. Mặc dù chúng ta luôn nói về từ bi, luôn đề cao lòng từ bi nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc thực sự thấu hiểu bản chất của từ bi. Về bản chất, từ bi chính là sự trưởng dưỡng trí tuệ hiểu biết. Trí tuệ ở đây không chỉ là tình yêu thương thông thường mà là toàn bộ vũ trụ hay chân lý vũ trụ. Phát triển trí tuệ hay trưởng dưỡng hiểu biết về chân lý cũng chính là trưởng dưỡng một trái tim rộng mở, cho phép bạn hòa nhập với thế giới quanh mình. Bạn cần biết mọi người, mọi loài xung quanh mình thực sự cần gì. Hiểu biết như vậy chính là trí tuệ và điều này tạo ra sự rộng mở vô hạn của tâm, đối lập với trạng thái tâm khóa kín và chấp thủ, chỉ khư khư bám chặt vào bản ngã tạo nên vô vàn chướng ngại cho chính bạn.

Nói cách khác, bạn cần trưởng dưỡng trí tuệ hiểu biết trước khi biến tâm từ bi thành hành động cụ thể của tình yêu thương. Lẽ dĩ nhiên, tình yêu thương thể hiện bằng hành động là vô cùng cần thiết, là điểm đến cuối cùng và mục đích của bạn. Điều này có nghĩa là, bạn trưởng dưỡng trí tuệ hiểu biết hay tâm từ bi đều nhằm mục đích rốt ráo là đem lại và chia sẻ tình yêu thương đối với tha nhân. Nếu chỉ từ bi ở trong tâm mà không làm gì để truyền tải tâm từ bi đó thì sẽ chẳng mấy ý nghĩa và lợi ích.

Nếu tình yêu thương thiếu trí tuệ hiểu biết, nó sẽ trở thành tình yêu thương mù quáng, gây nên vô số vấn đề. Tình yêu thương không bao giờ nên được hiểu thuần túy như sự thương cảm ủy mị hay một trái tim mềm yếu. Kết quả của thành tựu, trưởng dưỡng tình yêu thương chính là bạn trở nên sáng suốt, giác ngộ hơn, bạn có được trí tuệ vô phân biệt giúp chuyển hóa cuộc sống từ tăm tối, vô minh sang một trang mới tràn đầy ánh sáng giác ngộ. Đó là cái đích mà chúng ta hướng đến và vì lẽ này, từ hôm nay trở đi, chúng ta cần gieo trồng những nhânphù hợp để cho quảcủa Trí tuệ giác ngộ bừng sáng. Việc vun bồi những nhân đó vô cùng quan trọng. Chúng ta không thể chỉ thực hành một cách mù quáng mà không biết đâu là nhân lành và những thiện hạnh mình cần làm để tiến bước trên con đường giải thoát giác ngộ.

Đức Văn Thù là một bậc Cổ Phật danh hiệu là Long Chủng Thượng Tôn Vương Phật, mật hiệu là Bát Nhã Kim Cương, Ngài là bậc đệ nhất trí tuệ trong tất cả chư Bồ Tát. Đức Văn Thù thị hiện rất nhiều pháp tướng khác nhau. Trong Kim Cương thừa, Ngài hiện pháp tướng Kalachakra, còn trong Đại thừa, Ngài hiện pháp tướng Bồ Tát Văn Thù như thông thường chúng ta vẫn biết. Đức Văn Thù còn hiện thân dưới thân tướng các bậc Thầy, như Bồ tát Long Thọ là bậc Thầy Phật giáo vĩ đại nhất ở Ấn Độ. Như vậy, Ngài có thể thị hiện dưới rất nhiều pháp tướng khác nhau để lợi ích chúng sinh!

Pháp tu Văn Thù dành cho tất cả mọi người. Nhiều hành giả đã đạt giác ngộ nhờ pháp tu này từ hàng ngàn năm nay kể thời Đức Phật Thích Ca. Phần quán tưởng và trì tụng là quan trọng nhất, và nếu thực hành, chúng ta sẽ có được sự tỉnh thức, trí tuệ để ý thức được những gì mình làm – không chỉ ý thức được những nghiệp bất thiện mà cả thiện hạnh. Nhờ có trí tuệ, chúng ta sẽ tích cực thực hành nhiều thiện hạnh, giảm bớt những ác hạnh và cuộc sống sẽ trở nên hạnh phúc tốt lành hơn.

2. Ý nghĩa hình ảnh Bản tôn

vanthu-drukpa-02

Để thực hành pháp tu Trí tuệ Văn Thù, hành giả cần quán tưởng Bản tôn Văn Thù hiện diện sống động trước mặt mình. Đức Văn Thù có rất nhiều pháp tướng: vàng, đỏ, trắng,… nhưng hình ảnh phổ thông nhất là Đức Văn Thù sắc vàng cam. Ngài an tọa trên nguyệt luân hoa sen, trang hoàng bằng các bảo báu trang nghiêm, đầu đội mũ Bảo quan biểu trưng cho Ngũ Phật, tóc kết thành năm búi trên đỉnh đầu biểu trưng cho năm trí tuệ. Tay phải Ngài cầm Kiếm báu, tay trái đỡ Kinh báu. Kiếm tượng trưng cho trí tuệ có thể cắt đứt tất cả những phiền não, vô minh, mê vọng. Kinh báu tượng trưng cho giáo pháp của chân lý vũ trụ, những sự thật tự nhiên của toàn bộ vũ trụ. Sắc vàng cam tượng trưng cho sự hàng phục, chấm dứt tất cả những sự hiểu biết sai lạc, những hành động vô minh do thiếu trí tuệ hiểu biết. Những ác nghiệp như sát sinh, trộm cắp,… mà chúng ta phạm phải vì vô minh đều cần được chấm dứt với sự trưởng dưỡng trí tuệ Văn Thù.

Pháp tu Văn Thù là sự thực hành hai công hạnh Hàng phục và Tăng ích, trong đó sắc đỏ tượng trưng cho sự Hàng phục và sắc vàng tượng trưng cho Tăng ích. Hai sắc vàng cam của Ngài hòa vào nhau nêu biểu cho sự hợp nhất của hai công hạnh này. Đức Bản tôn Văn Thù phải được quán không phân tách với Bậc Thượng sư của mình. Nếu chúng ta không có trí tuệ để thấy Đức Bản tôn Văn Thù không khác biệt với bậc Thượng sư thì kết quả của sự thực hành sẽ là rất chậm, có thể kéo dài hàng trăm năm và không biết bao giờ mới đến đích. Bởi vậy ta phải tin tưởng và quán tưởng Bậc Thượng sư của mình luôn bất khả phân với Đức Bản tôn Trí tuệ Văn Thù.

3. Hướng dẫn thực hành quán tưởng

Chúng ta quán ở luân xa tim của đức Thượng sư Văn Thù an trú chữ chủng tử DHI, quay xung quanh là chuỗi chân ngôn OM A RA PA TSA NA sắc vàng cam. Chuỗi chân ngôn từ luân xa tim của bậc Thượng sư tuôn qua miệng của Ngài tới luân xa trán của chúng ta, đi dọc cơ thể xuống luân xa tim. Và từ luân xa tim của chúng ta phóng hào quang chiếu đến luân xa tim của bậc Thượng sư. Hào quang này là tâm chí thành, khi ánh sáng chạm đến và cúng dàng lên bậc Thượng sư, ta quán tưởng bậc Thượng sư tràn đầy sự toàn giác, và từ thân giác ngộ của Ngài tỏa sáng hào quang khắp vũ trụ. Giống như chiếc bóng đèn tỏa ánh sáng tràn ngập khắp căn phòng, toàn thân Ngài tỏa sáng và phóng ánh hào quang khắp mười phương. Vậy là chủng tử tự DHI sắc vàng cam chiếu sáng lan rộng tràn ngập toàn thân Thượng sư Văn Thù và sau đó ánh sáng lan tỏa tràn khắp vũ trụ.

Và toàn bộ vũ trụ tràn ngập trí tuệ. Hào quang này không phải là ánh sáng thông thường mà thực chất đó chính là trí tuệ, đôi khi chúng ta gọi là trí quang (ánh sáng trí tuệ). Khi hào quang chiếu khắp vũ trụ, vũ trụ tràn ngập trí tuệ thì tất cả mọi người, toàn bộ chúng sinh trong vũ trụ đều trở nên thông minh, trí tuệ và thành tựu giác ngộ. Tiếp đến, chúng ta quán tưởng ánh sáng từ vũ trụ, từ tất cả chúng sinh chiếu trở lại cúng dàng bậc Thượng sư như một sự tri ân, tan vào chủng tử tự DHI ở luân xa tim của bậc Thượng sư.

Sau đó, hào quang đó chiếu trực tiếp vào hành giả như ánh sáng của ngọn đuốc tuệ, gia trì cho chúng ta. Hào quang tràn đầy khắp thân khẩu ý của chúng ta, chúng ta trở thành giống như quả cầu ánh sáng tỏa hào quang rực rỡ và từ ta ánh sáng trí tuệ lại chiếu khắp vũ trụ. Lúc này mỗi chúng sinh đều chuyển thành đức Bản tôn Trí tuệ Văn Thù.

Cứ như vậy, ta quán tưởng nhiều lần. Có thể quán 3, 4 lần sau đó ta thư giãn, an trụ trong tâm vô niệm không thủ không xả vài phút, sau đó lại thực hành 3, 4 lần rồi lại thư giãn,… cứ như vậy trong khoảng 02 tiếng của Thời khóa chuyên tu.

Trong khi thiền định quán tưởng hãy trì tụng Chân ngôn

OM A RA PA TSA NA DHI

Kết thúc phần thiền định quán tưởng, chúng ta hãy hồi hướng, nguyện cầu đức Bản Tôn Văn thù ban gia trì vượt qua vô minh của hai ám chướng: phiền não chướng – là xúc tình xuất phát từ tham luyến, và sở tri chướng – là nhận thức sai lệch xuất phát từ quan kiến nhị nguyên sai lầm. Hồi hướng công đức đến sự giác ngộ, tăng trưởng trí tuệ của tất cả chúng sinh không phân biệt.

Drukpa Việt Nam

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 29185)
Theo Thầy thọ Quán Đỉnh, đã được ấn khả xong, chẳng bao lâu sẽ thành tựu. Đệ tử đủ Tướng này mới có thể truyền thụ. Đây tức là báu Như Ý hay thành tựu các sự nghiệp.Như Kinh nói nơi chốn : Sườn núi, bên dòng sông, A Lan Nhã thanh tịnh, khe, động… tùy theo ý thích. Nơi ấy phải xa lìa các ách nạn đáng sợ.
08/04/2013(Xem: 6528)
Thân thể chính của Đấng Thượng Thủ màu vàng ròng, ngồi kiết già trên Đài sen báu lớn. Hoa có 32 cánh, mỗi khoảng cách có các lá nhỏ, dùng vô lượng trăm ngàn báu đại Ma Ni để trang nghiêm.
08/04/2013(Xem: 5960)
Nơi Đạo Trường, rải cỏ tranh ở tám phương, hoặc lá sen súng hoặc cỏ xanh khác, hoặc xoa tô Đàn tròn hợp làm mười vị trí. Ở hai bên trái phải của Đế Thích để vị trí của Phạm Thiên, Địa Thiên cùng với tám phương thành mười...
08/04/2013(Xem: 4957)
Quy mệnh tất cả Phật _ Năm Thân tạo tác sinh như vậy Chẳng thấy Chúng Sinh, quyết định Thân Cũng lại chẳng thấy Tâm quyết định Quán tưởng chư Phật cũng như vậy Nếu muốn đỉnh lễ Phật Đại Sĩ...
08/04/2013(Xem: 4940)
Như vậy tôi nghe.Một thời Đức Phật ngự bên cạnh sông Căng Già (Ganga_ Sông Hằng) cùng với các vị Tỳ Khưu, Đại Bồ Tát, vô lượng Trời, Người, Đại Chúng đến dự.
08/04/2013(Xem: 4981)
Một thời Đức Phật ngự bên cạnh sông Căng Già (Ganga_ Sông Hằng) cùng với các vị Đại Tỳ Khưu Tăng, Bồ Tát Ma Ha Tát , Chúng Trời Người đến dự.
08/04/2013(Xem: 7216)
Trụ Vô ngại Đại bi Tâm Đại Đà la ni Tự Tại Lực Tam Muội Diễn nói A Lợi Già Đại Mạn Trà La tướng Ngũ Bộ Chư Tôn Đẳng Uy Nghi Hình Sắc Pháp Muốn biết hải hội này Ấn tướng của các Tôn Trước nên biết Chỉ Mục Chắp Liên Hoa Hợp Chưởng Liên Hoa (hoa sen) tức là LY...
08/04/2013(Xem: 5833)
Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại núi KÊ LẠT KỲ cùng với vô số lượng Bồ Tát chúng đến dự. Bấy giờ Quán Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát từ chỗ ngồi đứng dậy, chỉnh trang y phục, trật áo chắp tay bạch với Đức Phật rằng...
08/04/2013(Xem: 4805)
Lúc số niệm tụng Pháp Du Già đã xong liền bày các chữ ở ngay trên thân đặt bày TIỂU TÂM CHÂN NGÔN. Lại ở trên chữ, quán chiếu rõ ràng như mặt trờimới mọc tỏa ánh sáng rực rỡ chói chan rộng lớn vô cùng…
08/04/2013(Xem: 5108)
Quy mệnh Kim Cương Thủ Mật chủ Đại Bồ Tát ( Vajrapàni gùhyahakàdhipati mahà Bodhisatva ) Hay nói Thừa tối thượng Khiến mau chứng Bồ Đề Hạ Dã Hột Lị Phộc ( Hayagrìva – Mã Đầu) Hay đập các ma chướng Dùng phương tiện Từ Bi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]