Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô úy tự tại

03/07/201223:59(Xem: 6752)
Vô úy tự tại

Buddha_1

VÔ ÚY TỰ TẠI

Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã có buổi Pháp thoại tại Viện Teen Murti, thủ đô New Delhi nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 64 của Ấn Độ. Dưới đây là bài phỏng vấn Ngài do Narayani Ganesh thực hiện cho Thời báo Times Of India vào ngày 27 tháng 8, 2011. (Nguồn: “Fearless and Free”, http://www.speakingtree.in/spiritual-articles/lifestyle/fearless-and-freeTrang web www.speakingtree.in08/2011)

Câu hỏi: Thưa Pháp Vương, khái niệm “tự do” có ý nghĩa gì đối với Ngài?

Trả lời:Tôi nghĩ rằng tự do là một chủ đề mà mọi người thường nhắc đến. Ai cũng muốn có được tự do, nhưng dường như có rất nhiều cách giải nghĩa cụm từ này và nhiều khái niệm khác nhau về tự do. Theo tôi, có tự do về thể chất và tự do về tinh thần. Ta phải đạt được sự tự tại từ bên trong trước, từ đó các sắc màu của cuộc sống bên ngoài sẽ thay đổi.

Trong tâm trí, chúng ta luôn cần được tự do để có lựa chọn đúng đắn; nhưng ta thường lưỡng lự không làm như thế, bởi vì chúng ta còn thiếu trí tuệ, tâm bị xao lãng, vọng động, rối loại và khổ đau thường từ đó mà ra. Đây quả thực là một thách thức rất lớn trong cuộc sống. Một bạn trẻ thời nay thường xuyên phải đối mặt với rất nhiều sự lựa chọn, nhưng làm thế nào để có lựa chọn tốt? Rồi cách tiếp cận vấn đề của chúng ta thường thiên về vật chất hơn về tinh thần. Cách lựa chọn này đôi khi mang lại cho ta niềm vui trong chốc lát, nhưng chỉ làm ta rối loạn hơn. Chưa kể, nó sẽ dần tạo thành một thói quen. Nếu chúng ta biết rõ mình phải lựa chọn, ra quyết định như thế nào, đó là tự do. Nhưng chúng ta còn vô minh, thiếu trí tuệ, đó chính là sự trái ngược với tự do.

Câu hỏi:Thưa Ngài, cái gì có thể giúp một người chứng ngộ sự tự tại bên trong?

Trả lời:Bạn cần phải có trí tuệ, phải tìm và nhận ra được trí tuệ ấy ở trong chính mình mà không vướng mắc vào bản ngã. Điều này dẫn ta tới triết lý sống rằng cần thấu hiểu bản chất tự nhiên. Mỗi chúng ta đều nên theo một triết lý sống nào đó. Hiện tại, chúng ta chỉ hay quan tâm tới khía cạnh vật chất của cuộc sống. Tuy nhiên, ta cần hiểu biết hơn về bản chất tự nhiên. Ví dụ, khi ta chọn một cặp kính thì vẻ bề ngoài của nó không quan trọng bằng bản chất tự nhiên, lợi ích và công dụng của nó, bởi suy cho cùng, tất cả đều bắt nguồn từ bản chất tự nhiên. Từ đó dẫn dắt ta quay trở về với tình yêu tự nhiên.

Thấu hiểu vẻ đẹp bằng cách nhận biết khởi nguồn của nó. Rồi bạn sẽ cảm thấy mãn nguyện, thấy mình có khả năng chọn lựa một cách thư thái, an vui, không nóng nảy vội vã, bởi bạn đang thấm dần triết lý sống.

Câu hỏi:Ngài đã từng nói Niết bàn và Luân hồi là hai mặt của cùng một thực tại. Vậy Niết bàn không phải là một trạng thái bất diệt, vĩnh cửu, khác hẳn với Luân hồi hay sao?

Trả lời:Tôi không cho rằng Niết bàn là vĩnh cửu, mà cả Niết bàn và Luân hồi đều là vĩnh cửu. Nói như vậy không có gì là khó hiểu, bởi có nhiều cách để nhận thức niết bàn và luân hồi. Luân hồi là sự phóng chiếu, sự chuyển động của niết bàn. Nếu bạn nghĩ rằng niết bàn là một cái gì đó bất di bất dịch, một trạng thái vĩnh cửu thường hằng thì chính cách nghĩ đó là thiếu chính kiến.

Vấn đề là chẳng có gì để chỉ bày, mà chúng ta chỉ có thể bàn luận về nó. Thực chất, Niết bàn không thật có, bởi tất cả chúng ta – cái bàn này, bạn và tôi – đều là Niết bàn, nếu như bạn thực chứng được tự tính của vạn pháp. Nếu không thì tất cả đều là Luân hồi. Tự nhiên là gì và chiều sâu của tự nhiên là gì? Có biết bao khía cạnh của tự nhiên như núi, sông, cây cối, những thác nước, cầu vồng… Tất cả đây đều là những nhận thức ban đầu và tạm thời về tự nhiên. Nếu ta sống có triết lý thì cái nhìn của ta về tự nhiên sẽ sâu sắc hơn nhiều.

Câu hỏi: Vậy ý Ngài là tất cả tự nhiên chỉ là những phân tử luôn chuyển động, rằng luôn có sự thay đổi dù bên ngoài không hiển thị như thế?

Trả lời: Cách nói đó có lẽ cũng đúng, nhưng ý tôi là tất cả đều là tính không– và bạn thực sự không thể miêu tả tính khôngbằng ngôn ngữ khoa học. Nói tính khônglà không có gì hay là vô tận đều không đúng, bởi tính khônglà thứ ta không thể miêu tả bằng ngôn ngữ.

Ngay cả Đức Phật hay các đấng giác ngộ khác cũng không thể miêu tả nó. Khi ta dần chứng ngộ bản chất của tự nhiên, bạn có thể dùng từ toàn tri hay tôi có thể nói “Tôi có thể đọc được ý nghĩ của bạn”, “Tôi có thể nhìn được phía bên kia!” Có nhiều chân ngôn và năng lực kì diệu, nhưng những từ ngữ này cũng chưa diễn tả đủ. Trí tuệ toàn tri chân chính xuất phát từ sự thấu hiểu tính không. Những chướng ngại tâm sinh lý bạn đang trải qua dường như là bị động, chúng không có tầm quan trọng gì đối với hiểu biết của bạn. Cũng không có nghĩa là chúng sẽ tan vỡ hay tòa nhà sẽ tan vỡ.

Ví dụ, một toàn nhà bằng bê tông sẽ không còn là vật chất đối với bạn nữa; nó không còn quan trọng nữa. Nếu tôi thấu hiểu tính khôngthì một tòa nhà sẽ không hiển lộ một cách vật chất nữa. Tôi cũng sẽ chẳng cố “nhìn thấu” một tòa nhà hay một người khác. Một khi bạn đạt được sự chứng ngộ sâu xa, bạn sẽ bắt đầu thực sự hiểu biết. Bạn trở thành toàn tri.

Câu hỏi: Trở lại chủ đề tự tại, không phải ta đang bó buộc mình khi đặt ra những giới hạn và danh tính để miêu tả sự tự tại?

Trả lời:Khi nghe những chuyện về một ai đó gặp vấn đề với visa nhập cảnh, tôi thường tự hỏi mình tại sao lại có những biên giới? Tôi nghĩ câu trả lời là sự tham lam và bản ngã, chúng luôn kêu lên “Đây là lãnh địa của tôi, không gian của tôi”. Đây là một hiểu biết sai lầm của bản ngã. Bạn đã tạo ra nỗi sợ hãi từ bản ngã. Sự tự tại phải được đạt tới trong tỉnh thức.

Hãy xé toang rào cản tinh thần đó. Trước khi kiến lập những rào cản thể chất, ta cần phải vượt qua những rào cản tinh thần. Bạn phải cảm thấy thực sự an lạc, dù đang ở bất kỳ đâu. Bạn phải biết khoan dung và chấp nhận. Để đạt được điều đó, trước hết bạn phải cảm thấy thoải mái, an lạc với chính bản thân. Sức mạnh để đạt được điều này đến từ bên trong tâm thức của bạn. Ý chí của bạn phải trở nên to lớn, không nhỏ nhoi. Bạn phải biết yêu thương. Bạn phải có sự tự tin.

Tôi muốn dùng một ẩn dụ như thế này: Một con voi rất to lớn; nó từ tốn, trông rất hay và bước đi với sự tự tin. Những loài nhỏ bé lại thường chạy loanh quanh một cách loạn động, luôn sống trong sợ hãi, bất an, vì thế chúng cắn xé và luôn trong tinh thần hoảng loạn. Để thực sự lớn mạnh, bạn cần sự tự tin bên trong chính mình. Trải nghiệm tự tại bắt nguồn từ sức mạnh tinh thần và lòng bi mẫn, chứ không phải từ sức mạnh cơ bắp hay từ một sức mạnh của một đạo quân.

Câu hỏi: Khushwant Singh nói rằng lý thuyết của sự tái sinh và đầu thai là không có cơ sở. Ông từng hỏi Đức Dalai Lama rằng tại sao chỉ có một số người theo đạo Phật và đạo Hindu có thể nhớ được kiếp trước của mình; và ông cho rằng lý thuyết này có sự liên hệ mật thiết với nền văn hóa Nam Á. Đức Dalai Lama chỉ cười khi nghe câu hỏi này. Ngài có bình luận gì về chuyện này?

Trả lời:Điều này không hoàn toàn đúng. Có rất nhiều câu chuyện về những người thuộc các tín ngưỡng khác có khả năng nhớ được kiếp trước của mình. Gần đây tôi còn được gặp một em bé theo đạo Hồi, em bé này quả quyết rằng em nhớ về kiếp trước của mình, khi em đã từng là một vị sư tu tập theo truyền thống Drukpa! Hay có một em bé người Sikh ở Chandigarh đã nhận ra một đôi vợ chồng là cha mẹ của mình trong kiếp trước.

Tôi nghĩ Đức Dalai Lama cười bởi đây không phải là cái bạn có thể dễ dàng giải thích. Nếu muốn nói gì với ông ta, chắc Ngài sẽ phải mất rất nhiều thời gian. Phần lớn người ta không tin vào sự tái sinh, và kể cả trong số những người tin, phần lớn họ cũng không nhớ nổi kiếp trước của mình!

(Drukpa Viet Nam)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2011(Xem: 7793)
Lúc bấy giờ đức Thích-ca Mâu-ni ở cung trời Tịnh Cư dạy ngài Văn-thù-sư-lợi đại Bồ-tát và tứ chúng, bát bộ Du không đại thiên, Cửu chấp thất diệu, mười hai cung thần, hai mươi tám vì tinh tú, nhật nguyệt: “Thời quá khứ ta ở chỗ Ta-la Thọ Vương Phật, thọ Pháp Đại oai đức Kim luân, Phật Đảnh Xí Thạnh Quang Như Lai Tiêu trừ Nhất thiết tai nạn đà-ra-ni. Đối với đời vị lai, nếu có cõi nước nào, nhật, nguyệt, ngũ tinh, La Hầu, Kế Đô, sao chổi, sao phướng, các yêu quái, ác tinh chiếu đến bổn mạng cùng quyến thuộc cung thần, hw các vì tinh tú chiếu đến ngôi quốc chủ ở trong nước, trong nhà, nơi thôn làng, lúc bị bức ép, tiến vào làm các tai nạn, nên ở chỗ thanh tịnh an trí đạo tràng chí tâm thọ đà-ra-ni 108 biến hoặc 1.080 biến hoặc một ngày, hai ngày cho đến bảy ngày.
25/10/2011(Xem: 4336)
Sự thật là chúng ta đều rất lười biếng và cần có những lý do hợp lý để khuyến khích mình hành trì Pháp. Nếu không, chúng ta sẽ không có động cơ nào để thực hành bất cứ pháp tu nào.
02/10/2011(Xem: 4892)
Cuộc đời này tựa như giấc mơ và ảo ảnh Đối với những ai không nhận thức được điều này, hãy phát tâm bi mẫn với họ.
02/10/2011(Xem: 4229)
Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau.
02/10/2011(Xem: 6326)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
29/09/2011(Xem: 5044)
Tất nhiên không ai trong chúng ta muốn khổ, điều quan trọng nhất là chúng ta nhận ra điều gì tạo ra khổ, tìm ra nguyên nhân tạo khổ và cố gắng loại trừ những nhân tố này.
28/09/2011(Xem: 4650)
Ngài không có bàn thờ, kinh sách, chẳng có gì cả. Ngài đã học thuộc lòng tất cả các kinh sách và bài cầu nguyện trong những năm tu học tại Sera, nên Ngài không cần những thứ này.
28/09/2011(Xem: 5209)
Khi bạn thực hành Chulen, bạn tự hóa hiện như một bổn tôn, sau đó bạn dùng viên thuốc và quán tưởng rằng bạn đang thọ dụng những tinh túy của ngũ đại, không khí...
28/09/2011(Xem: 4606)
Tôi đã học ngữ pháp và thơ, rồi tiếng Phạn. Tôi đã học môn nghiên cứu về âm thanh. Có một môn Phạn ngữ khác mà bạn ghép các chữ cái để tạo thành các mật chú.
25/08/2011(Xem: 7453)
Trì tụng minh chú Om mani padme hum [Án ma ni bát di hồng] là một việc rất tốt. Tuy vậy, khi tụng chú cần phải nhớ nghĩ đến ý nghĩa của lời chú, vì sáu âm này mang ý nghĩa thâm sâu quảng đại vô cùng. Âm thứ nhất, OM, là tổng hợp của ba mẫu tự A, U và M, tượng trưng cho thân miệng ý ô nhiễm của người tụng chú, đồng thời cũng tượng trưng cho thân miệng ý thanh tịnh của Phật đà...Tất cả chư Phật đều là đã từng là chúng sinh, nhờ bước theo đường tu nên mới thành đấng giác ngộ; Phật Giáo không công nhận có ai ngay từ đầu đã thoát mọi ô nhiễm...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567