Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan Âm Ngũ Bộ Chú

08/04/201312:03(Xem: 17247)
Quan Âm Ngũ Bộ Chú

ngubochu-2

Quan Âm Ngũ Bộ Chú
Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch

THAY LỜI TỰA

Từ xưa đến nay trong tất cả Tôn Tượng của chư Phật Bồ Tát trên vùng Á Đông thì hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Aâm thường in nét sâu đậm nhất trong tâm thức của các giáo đồ Phật Giáo Đại Thừa. Hầu như mọi người đều xem Ngài là một bà mẹ hiền luôn ôm ấp một tình thương rộng lớn, luôn đưa mắt theo dõi muôn loài chúng sinh để kịp thời cứu giúp họ vượt qua mọi ách nạn khổ đau và đem đến cho họ niềm an vui hạnh phúc chân thật. Sự sùng kính Ngài dâng cao đến nỗi người Trung Hoa đã có câu :” Người người niệm Quán Âm” và xưng tán Ngài là Trung Hoa Giáo Chủ Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát. Còn người dân Tây Tạng thì tin tưởng rằng họ là hậu duệ của Bồ Tát Quán Thế Âm

Trên đất nước Việt Nam. Qua những câu chuyện kể , những vở chèo, tập truyện thơ minh họa các tích nhẫn nhục, từ bi, vị tha , cứu khổ của Bà Chúa Ba (Quan Âm Diệu Thiện) và Quán Aâm Thị Kính thì hình ảnh Bồ Tát Quán Thế Âm lại càng đi sâu và bám rễ vững chắc hơn nơi tâm hồn người Việt. Do vậy bất kỳ một người nào biết xưng niệm Danh Hiệu và phụng thờ Tôn Tượng Quán Thế Aâm mà vượt qua được các sự khổ đau, tai nạn, bệnh hoạn… đều tự cho mình đã được sự cứu giúp tế độ của mẹ hiền Quán Thế Âm. Từ đây hàng trăm hàng ngàn mẩu chuyện linh ứng về Đức Bồ Tát Quán Thế Aâm đã xuất hiện nhằm củng cố sự phụng thờ Ngài.

Tín ngưỡng này lan rộng trong dân gian đến nỗi người ta chỉ xem Ngài như là một bà mẹ hiền chỉ biết yêu thương , chăm sóc, cứu giúp chúng sinh vượt qua mọi biển khổ mà quên đi Tôn Chỉ của Ngài là Trợ giúp cho muôn loài, tự mình giác ngộ để vượt thoát vòng sinh tử luân hồi. Như Đức Phật đã dạy:”Hãy tự xem mình là hải đảo (chỗ ẩn náu) của mình. Chính mình là chỗ nương dựa của mình, không nên tìm sự nương dựa bên ngoài. Hãy xem Giáo Pháp là hải đảo của mình, Giáo Pháp là chỗ nương dựa của mình, không nên tìm sự nương dựa ở bên ngoài”

Lời dạy này muốn nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự cố gắng cá nhân nhằm đạt tới mục tiêu rốt ráo là tự thanh lọc tâm ý của mình và tự mình vượt thoát ra khỏi mọi hình thức khổ đau của cuộc sống, còn sự cầu xin van vái hay lệ thuộc vào người khác thì không có hiệu quả.

Như vậy thì quyền năng ban phát ân huệ và cứu độ những kẻ bị đọa lạc của Bồ Tát Quán Thế Aâm có hiện hữu thật hay không ?!...

Thật ra quyền năng cứu độ của Bồ Tát Quán Thế Âm được tạo thành trên Bản Nguyện của Ngài, tức là dựa trên cơ sở nỗ lực của cá nhân. Do đó Tha Lực có thể được xem là một thứ Tự Lực hiện hành nhằm thực hiện ước nguyện của cá nhân. Ví dụ như ông Paster do nhìn thấy người ta quằn quại đau khổ và bị chết vì bệnh Chó Dại nên ông đã nỗ lực tìm tòi phương cách chữa trị, cuối cùng ông đã giúp cho nhân loại ngày nay thoát khỏi căn bệnh này.

Lại nữa Tha Lực chỉ có thể hiện hành được trong những điều kiện và giới hạn nào đó phù hợp với khả năng thi thố của nó, tức là đối tượng của Tha Lực cần phải có những nhân tố gì, những điều kiện gì thì mới có thể đáp ứng được như cầu của Tự Lực. Điều này có nghĩa là khi mình muốn vươn tới thì phải có một cái gì để vươn tới, cái gì có khả năng thu hút được sự vươn tới của ta. Nói cách khác Tha Lực và Tự Lực chỉ là những biểu hiện quá trình tự ý thức , tự giác ngộ của mỗi một cá nhân. Ví như một người Thầy giỏi luôn tận tụy dạy bảo các học trò của mình và luôn quan tâm giúp đỡ chúng học tập (Tha Lực) thế nhưng học trò có tiến bộ hay không thì phần lớn đều do ý thức của chúng (Tự Lực). Đây cũng là lý do mà các Môn Đệ của Đức Phật sau khi đã trải qua một thời gian tu tập dưới sự dìu dắt của Đấng Cha Lành (Tha Lực) và chứng đạt được Quả Vị giải thoát thì Vị nào cũng nói rằng:”Những việc cần làm, Ta đã làm xong” (Tự Lực).

Do ý nghĩa này mà Tổ Huệ Năng đã nói rằng :”Khi mê thì con nhờ Thầy độ, khi giác ngộ rồi thì con tự độ”

Và các Bậc Cổ Đức cũng đã nói :”Khi còn mê muội thì chúng ta van xin cầu khẩn chư vị Bồ Tát giúp đỡ. Nhưng sau khi thức ngộ thì chúng ta nhận ra rằng các vị Bồ Tát luôn ở trong lòng của chúng ta, là chính chúng ta”

Tại Việt Nam, do không nắm vững được diệu dụng kết hợp giữa Tha Lực và Tự Lực nên một số người đã cho rằng Pháp tu Quán Âm chỉ gói gọn trong sự cầu đảo mê tín của những kẻ yếu đuối có căn cơ hạ liệt và Mật Giáo chính là khối ung nhọt đang hủy hoại dần truyền thống tốt đẹp của Phật Giáo?!.... Thật ra, những người có tâm bài báng đó không hề biết rằng Mật Giáo luôn hàm chứa những phương thiện thiện xảo truyền tải Giáo Lý Giải Thoát của Đức Phật Đà. Hết thảy các Đàn Giới (Manïdïala), Aán Quyết (Mudra), Thần Chú (Mantra), Minh Chú (Vidya), Tổng Trì (Dhàranïì) đều biểu tượng cho Lý Thú Giải Thoát hoặc Bản Nguyện Từ Bi Phổ Độ của các vị Hiền Thánh trong Phật Đạo, tức là người tu Mật Giáo cần phải thấu hiểu rõ ràng sự kết hợp nhuần nhuyễn của cả hai pháp Hiển Mật Ngũ Bộ Chú chính là một biểu tượng cho pháp tu “Hiển Mật Viên Thông” của Mật Giáo.

Trong nhiều năm, với ước nguyện góp chút ít công sức cho sự phát triển của Phật Giáo Việt Nam. Tôi không ngại tài hèn sức kém đã cố gắng tìm tòi, nghiên cứu pháp tu Ngũ Bộ Chú của Bồ Tát Quán Thế Aâm và đã mạo muội biên dịch nghĩa thú tu trì của Pháp Môn này (Trọng tâm của Pháp Tu này chính là Lục Tự Minh Chú của Bồ Tát Quán Thế Âm) nhằm giúp cho một số người nghiên cứu hiểu Mật Giáo một cách rõ ràng hơn.

Nay do sự gợi ý của các bạn đồng tu, tôi đã tìm thêm được phương cách vận dụng 12 ứng hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Aâm tương ứng với 12 tháng Âm Lịch trong năm của Mật Giáo Nepal, nên tôi ghi chép thêm vào phần Lục Tự Minh Chú nhằm hỗ trợ cho sự nghiên cứu và tìm hiểu thêm về pháp tu của Đức Đại Bi Quán Thế Aâm.

Lẽ tất nhiên bản ghi chép này vẫn còn nhiều sự khiếm khuyết, ngưỡng mong chư vị Cao Tăng Đại Đức và các bậc Long Tượng của Mật Giáo hãy rũ lòng từ bi giúp cho bản ghi chép này được hoàn thành tốt hơn.

Mọi Công Đức có được trong tập ghi chép này, con xin kính dâng lên Hương Linh Thân Phụ (Nguyễn Vũ Nhan), Thân Mẫu (Vũ Thị Ni) là hai bậc ân nhân đầu tiên của con.

Nguyện xin cho các bậc ân nhân của tôi và toàn thể chúng Hữu Tình đều sớm vượt qua được mọi ách nạn khổ đau và đạt được hạnh phúc cao thượng trong Giáo Pháp Giải Thoát của Đấng Phật Đà.

Cuối mùa Hạ năm Bính Tuất (2006)

Huyền Thanh (Nguyễn Vũ Tài)kính ghi


Lục Tự Minh Chú

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Ý kiến bạn đọc
26/08/201522:57
Khách
Chân Thành cảm ơn HUYỀN THANH Kinh Mật Giáo trang web đã giúp đỡ tôi nhìn thấy và hiểu biết những gì đang cần tìm. kính chúc các vị , sức khỏe - an lạc , thuận lợi , bình an , như ý...!..
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 8142)
Kim Cương Thượng Sư Tây Khang NẶC ĐA Hô Đồ Khắc Đồ tại Nam Kinh đi đến xứ Lưu Tích truyền thụ 21 pháp Thánh Cứu Độ Phật Mẫu, lúc ấy trong Hội có hơn 200 người thọ Pháp, mong nhờ Thượng Sư khai thị.
08/04/2013(Xem: 7586)
Phàm người tu Du Già, trước tiên ở một nơi trong sạch xây dựng Man Trà La (Mandala_Đạo Trường), dùng nước thơm rưới vảy, đem mọi loại hoa mùa rải trên Đàn. Hành Giả, trước tiên nên tắm gội, mặc áo mới sạch.
08/04/2013(Xem: 7735)
Quy mệnh Quán Tự Tại tối thắng Tướng trăng tròn đẹp hiện Hoa Sen Hay ban Vô Úy cho hữu tình Nay con xưng dương Công Đức ấy Tất cả Thiện Pháp đều đầy đủ Đầu đội mão Đại Trí của Phật Phước đức trang nghiêm Tôn Tối Thượng...
08/04/2013(Xem: 9104)
Một thời Đức Phật ngự tại Già Vương Ma Lan Đà thuộc núi Tuyết lớn (Đại tuyết sơn) cùng với Chúng Đại Tỳ Kheo gồm 1250 người đến dự. Các vị ấy tên là: Đại Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất, Ma Ha Ca Chiên Diên Ba Đa, A Nan Đà, Ma Ha Ca Diếp, Phú Lâu Na, Di Đa La Ni Tử.
08/04/2013(Xem: 4998)
Phàm cúng thí 8 Thiên. Trước tiên bày biện thức ăn uống để cúng thí là : Nấu cháo tạp có 5 vị đậm đặc, đừng nấu lỏng. Năm vị là : Gạo tẻ, đậu xanh, mè, sữa, bơ của bò với lượng nhiều ít bằng nhau. Dùng ý khiến cho cháo có vị, nêm chút ít muối, cần nên Hộ Tĩnh rồi bỏ đầy trong cái bồn bằng sứ.
08/04/2013(Xem: 8203)
Thiên Chuyển Ấn và Quán Thế Âm Tâm Ấn giống nhau ( Chỉ có phần chân không giống ) Ngón trỏ cách bốn ngón, cài ngược hướng vào bên trong cùng đè áp nhau, co ngón cái trái vào trong ngón trỏ, duỗi thẳng ngón cái phải hướng vào bên trong đừng để cong quẹo...
08/04/2013(Xem: 8143)
Một thời Đức Phật ngự dưới cây Bà Lợi Chất Đa trong Trời Đao Lợi. Bấy giờ, Đế Thích Thiên Chủ cùng với tất cả Người Trời, quân chúng trước sau vây quanh đi đến chỗ Phật ngự, mỗi mỗi chí thành chắp tay quy y , chiêm ngưỡng Đức Như Lai rồi an trụ theo thứ tự .
08/04/2013(Xem: 8096)
1_ Bả ná-ma tát đát-phộc, ma hạ tát đát-phộc 2_ Lộ kế thấp-phộc la ma hệ thấp-phộc la 3_ A phộc lộ chỉ đế xả địa la ngật-lị dã 4_ Phộc nhật-la đạt ma , nẵng mô tốt đổ đế 5_ Đạt ma la nhạ, ma hạ truật đa...
08/04/2013(Xem: 9343)
Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát bạch Phật rằng: " Thế Tôn! Thân trước của con có nhân duyên phước đức chẳng thể nghĩ bàn. Nay mong Đức Thế Tôn thọ ký cho con."
08/04/2013(Xem: 6826)
Quy mệnh Thiên Quang Nhãn. Đại Bi Quán Tự Tại. Đầy đủ trăm ngàn tay. Muôn mắt cũng như vậy. Làm cha mẹ Thế gian. Hay cho chúng sinh nguyện. Vì thế Bạc Già Phạm. Mật nói Thắng Pháp này. Trước tiên phát nguyện lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]