Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tổng Thích Đà La Ni Nghĩa Tán

08/04/201311:54(Xem: 8388)
Tổng Thích Đà La Ni Nghĩa Tán

Buddha_2

Mật Tạng Bộ 1_ No.902 (Tr.898)

TỔNG THÍCH ĐÀ LA NI NGHĨA TÁN

Hán dịch: Tam Tạng Sa Môn Đại Quảng Trí BẤT KHÔNG phụng chiếu dịch

Việt dịch:HUYỀN THANH

---o0o---

Đức Như Lai ở trăm ngàn Câu chi A tăng kỳ kiếp gom chứa chất liệu Bồ Đề, gia trì văn tự Chân Ngôn của Đà La Ni khiến cho Bậc Bồ Tát đến ngộ tương ứng với điều này mà đốn tập chất liệu của Phước Đức và Trí Tuệ. Ở nơi Đại Thừa, cần tu hành hai lối của Bồ Tát Đạo để chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề. Ấy là: y theo các Ba La Mật để tu hành thành Phật, và y vào ba Mật Môn của Chân Ngôn Đà La Ni để tu thành Phật.

(Đà La Ni (Dhàranïì) là tiếng Phạn, thường phiên dịch theo nghĩa Tổng trì . Có 4 loại trì là: Pháp Trì, Nghĩa Trì, Tam Ma Địa Trì, Văn Trì.

A. Pháp Trì:

Do được Trì này mà đập tan tất cả các Pháp tạp nhiễm và chứng được giáo pháp lưu lộ từ nơi Pháp Giới thanh tịnh.

B. Nghĩa Trì:

Do được Trì này nên ở trong nghĩa của một chữ mà được trăm ngàn vô lượng hạnh của Tu Đa La (Sutra _ Khế Kinh) và diễn nói thuận nghịch đều tự tại

C. Tam Ma Địa Trì:

Do được Trì này nên Tâm chẳng tán động mà được Tam Muội hiện tiền, ngộ được vô lượng trăm ngàn môn Tam Ma Địa. Vì tăng trưởng Tâm Bi của Bồ Tát cho nên dùng nguyện thọ sinh nơi sáu nẻo mà chẳng bị Căn Bản Phiền Não (Mùla-Kle’sa) với Tùy Phiền Não (Upakle’sa) phá hoại được Tam Muội ấy. Lại do Tam Muội Địa này mà chứng được năm thần thông để thành tựu sự lợi lạc cho vô biên chúng Hữu Tình.

D. Văn Trì:

Do đây mà thọ trì Đà La Ni để thành tựu sự nghe, ấy là tất cả Khế Kinh ở chốn của tất cả Như Lai và tất cả Bồ Tát, nghe được trăm ngàn vô lượng Tu Đa La (Sutra_ Khế Kinh) mà chẳng hề quên mất.

- Chân Ngôn cũng có đủ 4 nghĩa - Chân là tương ứng Chân Như, Ngôn là thích dịch nghĩa chân thật . Bốn nghĩa của Chân ngôn là:

1. Pháp Chân Ngôn :là Pháp giới thanh tịnh dùng làm Chân Ngôn.

2. Nghĩa Chân Ngôn :là tương ứng Thắng nghĩa, trong mỗi mỗi chữ có sự tương ứng chân thật.

3. Tam Ma Địa Chân Ngôn :Do bậc Du Già dùng Chân Ngôn này để bố liệt (An bày) văn tự của Chân Ngôn lên trên vành trăng KÍNH TRÍ của Tâm đồng thời chuyên chú Tâm chẳng lay động mà mau chóng chứng được Tam Ma Địa. Vì thế gọi là Tam Ma Địa Chân Ngôn.

4. Văn Trì Chân Ngôn :Từ chữ ÁN (OMÏ) cho đến chữ SA PHỘC HA (SVÀHÀ) có bao nhiêu văn tự ở khoảng giữa thì mỗi mỗâi chữ đều gọi là Chân Ngôn, cũng gọi là Mật Ngôn và cũng có đủ 4 nghĩa:

a. Pháp Mật Ngôn:chẳng phải là phi pháp với cảnh giới của Nhị Thừa và Ngoại Đạo mà chỉ tu Chân Ngôn Hạnh Bồ Tát. Tất cả Sở văn, Sở từ, Ấn khế, Man Đa La, tu hành Sở cầu Tất Địa đều gọi là Pháp Mật Ngôn

b. Nghĩa Mật ngôn:là mỗi mỗi chữ trong Chân Ngôn thì chỉ có Phật với Phật cùng với Bậc Bồ Tát đại uy đức mới có thể nghiên cứu hết mà thôi.

c. Tam Ma Địa Mật Ngôn:là do Tam Ma Địa và văn tự của Chân Ngôn trong sự kiện này mà tương ứng được uy lực.

d. Biến Bố Mật Ngôn:là theo Thầy mật truyền quy tắc của ba Mật, chỉ có Thầy và Đệ Tử biết thôi chẳng thể cho người khác biết được cho đến Quán Môn, Ấn Khế, hình tượng của Bản Tôn cũng mật thọ trì cho đắc được Tâm Sở hy vọng Tam Ma Địa.

(Sự nghe giữ chẳng quên, Thiên Nhãn, Thiên Nhĩ , Tha Tâm và Tất Địa thượng trung hạ cũng gọi là MINH (Vidya). Minh có 4 nghĩa là:

A. Pháp Minh:

Kẻ tu hành xưng tụng thì ánh sáng trong mỗi mỗi chữ chiếu khắp mười phương Thế Giới khiến cho tất cả chúng sinh Hữu Tình đang chìm đắm trong biển khỗ sinh tử đều phá được phiền não vô minh, đều xa lìa khổ đau mà được giải thoát. Vì thế, gọi là Pháp Minh.

B. Nghĩa Minh:

Là do bậc Du Già tương ứng với nghĩa của Chân Ngôn nên thông đạt, minh liễu được Bát Nhã Ba la Mật mà xa lìa đạo lý vô nghĩa.

C.Tam Ma Địa Minh:

Là do quán tưởng Chủng Tử (Bìja) của Chân Ngôn ở trong vành trăng Tâm mà đắc được đại quang minh, tác Tự Tha Chiếu Minh Tam Ma Địa mà thành tựu.

D. Văn Trì Minh:

Là chứng được Văn Trì Pháp (‘Srutimyò Dharma) hay phá được các Hoặc của sự lãng quên. chứng đắc Tâm Bồ Đề (Bodhi Citta) mà thành tựu.

Như trên là nghĩa của Đà La Ni, Chân Ngôn, Mật Ngôn và Minh đều dựa theo Phạn văn. Lại ở trong Tu Đa La của Hiển Giáo hoặc ở trong Chân Ngôn của Mật Giáo cũng xưng nói 4 điều như vậy.

Hoặc có Chân Ngôn có 1 chữ, 2 chữ, 3 chữ, 100 chữ, 1000 chữ, vạn chữ cho đến biến con số này thành vô lượng vô biên chữ thì đều gọi là Đà La Ni, Chân Ngôn, Mật Ngôn, và Minh.

Nếu tương ứng với ba Mật Môn thì chẳng cần phải trải qua nhiều kiếp cực nhọc tu hành khỗ hạnh mà lại hay mau chóng chuyển được Định Nghiệp để dễ thành tựu sự an lạc và thành Phật. Do đó nên biết đây chính là con đường đi mau chóng vậy.

08/01/1995

---o0o---

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5090)
Quy mệnh Kim Cương Thủ Mật chủ Đại Bồ Tát ( Vajrapàni gùhyahakàdhipati mahà Bodhisatva ) Hay nói Thừa tối thượng Khiến mau chứng Bồ Đề Hạ Dã Hột Lị Phộc ( Hayagrìva – Mã Đầu) Hay đập các ma chướng Dùng phương tiện Từ Bi...
08/04/2013(Xem: 5670)
Những người cầu Đạo mong mỏi thực hành sự thiền định về Thánh TARA cần phải xếp đặt một bàn thờ và một chỗ ngồi. Hành giả ngồi theo tư thế Kim Cương, bắt đầu buổi lễ bằng sự Quy Y và phát khởi Tâm Bồ Đề, rồi đọc thần chú Svabhava ( Thần chú về Tự Tính )...
08/04/2013(Xem: 6467)
Phàm muốn niệm tụng Pháp Đà La Ni, trước cần phải ở nơi Tam Muội Mạn Đà La, thấy Thánh chúng được quán đảnh, biết Bổn Tôn, theo Thầy thọ được Tam Muội Da.
08/04/2013(Xem: 6179)
Tên gọi là Kim Cương Cổ (Cái Trống Kim Cương). Mở miệng nâng lưỡi chấn cung Pháp Giới. Các Như Lai của Liên Hoa Tạng ra khỏi Định liền dùng đập tan Địa Ngục, diệt tai ương của 7 biến, khởi Giáo dạy Bồ Tát (Thiện Trụ Thiên Tử), nói bí mật của 5 Chữ, nắm gốc trao truyền Bố Tự (An bày chữ) như Pháp.
08/04/2013(Xem: 9234)
Như vậy tôi nghe, một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại Thiện Pháp Đường trên cõi Tam Thập Tam Thiên cùng với các vị Tỳ Kheo, các Đại Bồ Tát, Thiên Chủ Đế Thích, vô lượng chúng đến dự.
08/04/2013(Xem: 16143)
Theo truyền thống Mật Giáo thì Phật Đỉnh Tôn Thắng là một trong 5 Phật Đỉnh của viện Thích Ca thuộc Thai Tạng Giới Mạn Đà La ( Garbhadhàtu- Manïdïala) có tên là Trừ Chướng Phật Đỉnh (Vikiranïa Usïnïìsïa) biểu thị cho Đỉnh Thần Thông không có chỗ sợ hãi (vô sở úy) của Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai (‘Sàkyamunïi Tathàgaya).
08/04/2013(Xem: 5051)
Một thời Đức Phật ngự tại trú xứ của Bất Viễn Tiên Nhân trong cung Trời trên đỉnh núi Thiện Lạc cùng với chúng Đại Tỳ Khưu gồm 1250 người đến dự. Lại có Bồ Tát Ma Ha Tát, Văn Thù Sư Lợi Đồng Tử với 16 vị Đại Sĩ thuộc nhóm Hiền Hộ đều đến tập hội.
08/04/2013(Xem: 4428)
Nghe như vậy. Một thời Đức Phật ngự tại vườn Kỳ Thọ Cấp Cô Độc ở nước Xá Vệ. Thời cùng với Ma Ha Tỳ Khưu Tăng nói Kinh Ma Ni La Đản Đức Phật hỏi A Nan (Ananda) rằng:”Người dân trong Thiên Hạ chẳng được an ổn là do việc gì?
08/04/2013(Xem: 5527)
Bấy giờ Đức Phật bảo A Nan (Ananda) rằng:”Ông hãy lắng nghe ! Nay Ta vì ông tuyên nói Lạc Xoa Đà La Ni . Đà La Ni đó rất khó được gặp giống như Chư Phật xuất hiện ở Thế Gian Này A Nan ! Nếu có chúng sinh được Đà La Ni này, . . .
08/04/2013(Xem: 5332)
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự trên đỉnh núi Thứu Phong thuộc thành Vương Xá cùng với Chúng Đại Bật Sô gồm 1250 người và 12000 vị Bồ Tát Ma Ha Tát đều là Chúng Đại Bồ Tát của thời Hiền Kiếp đến dự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]