Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

2. Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Bản-Tâm: Bốn Thời Yoga Của Hoạt Động Tâm Linh Của Kim Cương Thừa Mantra Bí Mật

07/01/201110:06(Xem: 4086)
2. Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Bản-Tâm: Bốn Thời Yoga Của Hoạt Động Tâm Linh Của Kim Cương Thừa Mantra Bí Mật

PADMASAMBHAVA

GIẢI THOÁT TỰ NHIÊN
Giáo lý của Đức Padmasambhava về Sáu Bardo
Luận Giảng: Ngài Gyatrul Rinpoche - Phiên dịch: B. Alan Wallace
Dịch Việt: Tuệ Pháp - Nhà Xuất bản Trí tuệ, Boston
none
none

PHẦN MỘT

GIỚI THIỆU VÀ CÁC CHUẨN BỊ

2

Sự Giải Thoát Tự Nhiên Của Bản-Tâm:
Bốn Thời Yoga Của Hoạt Động Tâm Linh

Của Kim Cương Thừa Mantra Bí Mật

GIÁO LÝ TRƯỚC BÀN LUẬN về những chuẩn bị chung, và bây giờ chúng ta đi đến những chuẩn bị khác thường hay phi thường.

Trong Sự Giải thoát Tự nhiên qua Thiền định về Hiền minh và Phẫn nộ, hãy thực hành kỹ lưỡng phù hợp với những thực hành chuẩn bị này để rèn luyện dòng tâm thức chính bạn.

Thực hành sau đây được viết trong dạng bài kệ có âm tiết hay, thường được tụng niệm trong các tu viện ở Tây Tạng. Khi tôi còn là một đứa trẻ, vào buổi sáng sớm các tu sĩ thường tụng niệm bài này. Đó là một cách để ngăn chận người ta ngủ quá giờ, và họ có một cách tụng niệm đặc biệt rất du dương.

Than ôi! Khốn khổ thân tôi! Ôi đứa con của dòng giống tốt! [11]
Không chống nổi vô minh và ảo tưởng,
Hãy phát sinh năng lực nhiệt tình và thức dậy ngay.
Từ thời vô thủy cho đến nay
Vẫn còn ngủ say vì vô minh,
Nhưng giờ đây đừng ngủ nữa; hãy để thân, khẩu, ý chuyên tâm vào Giáo Pháp.
Nếu có lợi ích thật sự trong lối sống ngủ mê mệt, chúng ta đã hoàn toàn có lợi ích vào lúc này vì đã có nhiều kinh nghiệm làm việc này từ thời vô thủy. Vậy ngủ thêm là không cần thiết và có hại. Bây giờ là lúc dẹp chuyện ngủ sang một bên và chuyên tâm vào Giáo Pháp. Tại sao lại không ngủ dậy trễ, lang thang, và sống không chủ định? Vì từ thời vô thủy chúng ta đã không chống nổi tính khờ dại như vậy, và kết quả là phát triển khuôn mẫu cư xử che đậy lỗi lầm của chúng ta và chỉ ra những khuyết điểm của người khác. Thậm chí đôi khi chúng ta thấy lỗi người khác mà thật ra hoàn toàn chẳng có lỗi nào. Trong cách này chúng ta vẫn là chủ thể chịu đau khổ của sinh, già, bệnh, và chết.

Bạn có nhận biết sự đau khổ của sinh, già, bệnh, và chết hay không?
Ngày nay chẳng có hoàn cảnh nào là cố định.
Đã đến lúc phát sinh nhiệt tình để thực hành,
Giờ đây, sự cô độc là cơ hội thành tựu cực lạc vĩnh cửu;
Không có thời gian để sống với thái độ mệt mỏi.

“Thái độ mệt mỏi” này là một sự trì hỗn, nghĩ rằng, Ồ, ngày nay tôi chưa thể thực hành Giáo Pháp, nhưng sau này khi hoàn cảnh có lợi hơn tôi sẽ thật sự chuyên tâm vào Pháp. Ngày nay, tôi bị nhiều quan tâm thúc ép.” Bây giờ không có thời gian để trì hỗn; đúng ra là tập trung vào cốt tủy của thực hành, nhất là nhấn mạnh vào Bốn Tư duy làm Chuyển Tâm.

Hãy suy nghĩ về cái chết, và đem sự thực hành đến cực điểm.
Và những hoàn cảnh dẫn đến cái chết thì vượt khỏi sự tưởng tượng, nên không có thời gian để lãng phí trong cuộc đời.
Vậy nếu bạn không đạt được tự tin vô úy,
Thì mục đích của cuộc sống bạn là gì?

Trong vô số hoàn cảnh dẫn đến cái chết, cuộc sống chúng ta giống như một ngọn lửa bập bùng trong cơn gió, có thể bị thổi tắt bất cứ lúc nào. Nhất là không có thời gian xoay quanh thói quen kiếm lỗi người khác và che đậy lỗi mình. Trước tiên, mục đích của Giáo Pháp là để chạm trán với nỗi sợ hãi về cái chết và sau đó vượt qua nỗi sợ đó. Và nhờ vậy người ta tìm thấy kết quả của Giáo Pháp. Nếu không tiến tới hướng đó, vậy mục đích của cuộc sống của chúng ta là gì? Điều gì làm cuộc sống con người của chúng ta có ý nghĩa? Chúng ta có thể là thú vật. Sự khác biệt là gì? Nếu chúng ta không đạt được tự tin qua việc chuyên tâm về Giáo Pháp thì chẳng thể đạt lợi ích cho chính mình, đơn giản vì quên quan tâm đến người khác.

Hiện tượng thì chẳng đồng nhất, nó rỗng không và thoát khỏi sự tạo tác dựa trên khái niệm.
Giống như một ảo giác, ảo tưởng, một giấc mộng, một sự phản chiếu,
Một thành phố của gandharva (càn thát bà), và một tiếng dội.
Biết được rằng hiện tượng của luân hồi sinh tử và giải thoát
Sự nhận biết đối tượng giống như mười ảo ảnh tương tự, gồm
Mặt trăng trong nước, bong bóng xà phòng, một ảo giác của mắt, và một ảo tưởng không thực.

Chống lại sự bám chấp bẩm sinh của bạn vào sự hiện hữu thực sự của chính bạn và hiện tượng khác như thể mọi sự đều có sự đồng nhất nội tại. Mọi hiện tượng của samsara và nirvana, bao gồm chính chúng ta đều giống như mười tương tự này.

Vì bản tánh của hiện tượng là chẳng sinh,
Nên chẳng diệt và không cần bảo tồn, không đến và đi.
Chẳng có mục tiêu và không biểu hiện, chúng không thể nhận thức và không thể diễn tả.
Đã đến lúc để tìm hiểu thực tại này.
Không có cách để bám chấp hoàn toàn vào bất cứ hiện tượng nào về mặt ba thời – quá khứ, hiện tại, và tương lai – hay trong bất kì cách nào khác bằng phương tiện của ngôn từ hoặc tư tưởng.

Namo gurubhyah! Namo devebhyah! Namo dakinibhyah!
Than ôi! Than ôi! Hiện tượng vô thường của chu trình sinh tử
Là một đại dương nghiệp sâu thẳm không thể trốn tránh.
Đáng thương cho mọi chúng sanh bị phiền não bởi nghiệp!
Xin ban phước cho chúng con để đại dương đau khổ đó có thể khô cạn!

Nếu nhìn vào hoàn cảnh mình trong chu trình sinh tử này, chúng ta có thể tự hỏi, “Tại sao ta lại đau khổ? Đại dương nghiệp sâu thẳm này là gì mà không thể trốn thoát?” Lý do không thể trốn thoát này là chúng ta tự tạo cho chính mình. Do tham gia những hành động bất thiện và chấp ngã như điều gì đó rất quý báu, chúng ta đem lại sự hổ thẹn trên chính mình. Karma đơn giản có nghĩa là hành động, mà đặc biệt là hành động được thấm đẫm bằng một ý thức dối gạt của bản ngã, của đối tượng hành động, v.v... Khi đau khổ, chúng ta cần biết rằng nền tảng của việc đem đau khổ cho chính mình là qua những hành động trong đời này hay đời trước. Cuối cùng, chẳng nên chỉ tay vào lỗi người khác và trách cứ họ về những đau khổ mà chúng ta kinh nghiệm.

“Đại dương đau khổ” đặc biệt nói đến biển tâm thức phiền não của chính chúng ta, nên việc cầu nguyện biển khổ này có thể khô cạn ám chỉ việc tiêu diệt biển tâm thức phiền não của chính mình. Phương cách làm khô cạn biển này là qua sự thực hành như lắng nghe, suy nghĩ, và thiền định (văn, tư, tu).

Vào lúc Mao Tse Tung chết (Mao Trạch Đông), Đức Dalai Lama nói về cái chết của ông ta trước đông đảo dân Tây Tạng, và Ngài làm một nghi lễ tôn giáo to lớn đại diện cho Mao. Ngài nói rằng, giờ đây Mao đã từ bỏ cõi đời, ông ta nên được suy nghĩ với lòng bi. Trong thực tế khi Ngài nói về cái chết của Mao, mắt Ngài rơi lệ vì lòng bi to lớn cho người này. Ngài yêu cầu dân Tây Tạng hồi hướng những công đức của thực hành họ cho lợi ích của Mao. Mao đã làm gì xứng đáng để được sự ân cần và lòng bi từ Đức Dalai Lama? Những gì ông ta đã làm là tiêu hủy tu viện, tranh tượng, kinh điển ở Tây Tạng một cách có hệ thống. Ông ta đã làm tối đa việc hủy diệt mọi biểu tượng của Đức Phật và Giáo Pháp ở Tây Tạng. Về phần nhân dân Tây Tạng, Mao đã phạm tội diệt chủng và cơ bản bắt dân Tây Tạng phải chịu đau khổ khủng khiếp theo chính sách của ông ta. Không chỉ dân Tây Tạng chịu đau khổ mà dân Trung Quốc cũng phải chịu. Thực chất những đau khổ khủng khiếp này có thể truy nguyên đến Mao và chế độ của ông ta. Khi nghe về một người hay chính quyền bắt phải chịu đau khổ to lớn như vậy phản ứng tự nhiên của chúng ta là giận dữ; trái lại, khi Đức Dalai Lama thấy điều này, Ngài chỉ nhận thức rằng đây là nghiệp của dân Tây Tạng, và người nào tham gia vào những hành động bất lợi khủng khiếp như vậy cũng đều xứng đáng với lòng bi của chúng ta.

Theo thông lệ, khi chúng ta nhận xét người khác, nói rằng, “Đây là kẻ thù của tôi” hoặc “đây là người xấu”, chúng ta đang đang xây dựng người khác theo cách này. Khi quan niệm người khác theo kiểu này, chúng ta sẽ gặt hái vụ mùa từ chính tư duy của mình. Những gì chúng ta đưa ra, chúng ta sẽ nhận trở lại. Vậy phản ứng của Đức Dalai Lama về cái chết của Mao là thiện hay bất thiện? Đó là một phản ứng thiện. Khi tinh thần của sự tỉnh thức thực sự chín muồi trong dòng tâm thức của một người thì loại phản ứng đó xuất hiện – một đặc tính phản ứng của một người thực sự đi theo Đức Phật. Bạn có thể nghĩ nó ngờ nghệch, nhưng người Phật tử nên phản ứng như vậy.

Chúng sanh bị phiền não do vô minh và nghiệp
Tham gia vào những hành động đau khổ vi sự khao khát hạnh phúc của họ.
Thương thay cho mọi chúng sanh nào không khéo léo trong phương pháp!

Mọi chúng sanh đều mong muốn hạnh phúc, và thoát khỏi đau khổ. Nhưng tuy khao khát nồng nhiệt các kết quả hạnh phúc này và thoát khỏi đau khổ, họ lại không thể đạt được vì không biết những phương pháp hiệu quả đem lại các kết quả như vậy. Những người ngờ nghệch với những phương pháp này đáng được hưởng lòng bi.

Xin ban phước cho chúng con để những phiền não tâm thức, nghiệp, và che ám được tịnh hóa!
Trong ngục tù của dục vọng ích kỷ và bám chấp nhị nguyên này,
Chúng con giống như một con nai quay lại bẫy để sẵn sàng bị sập bẫy.

Nếu một con nai bị sập bẫy, nó sẽ không bị mắc lại trong bẫy giống như thế. Nó sẽ học được lỗi lầm này. Về mặt này, chúng ta còn khờ hơn con nai vì về mặt dục vọng ích kỷ và bám chấp nhị nguyên về “cái tôi” chúng ta rơi vào cùng một bẫy này nhiều lần. Chúng ta chịu khổ lặp đi lặp lại nhiều lần mà không học được cách làm thế nào tránh quay trở lại cái bẫy tương tự như vậy.

Thương thay cho những chúng sanh là đối tượng của vô minh và ảo tưởng!
Xin ban phước cho chúng con để có thể ra khỏi hố thẳm sinh tử!
Trong sáu thành phố không thể đào thoát của nghiệp này [12]
Như thể chúng con đi từ cánh của máy quay nước này đến cánh kế tiếp.
Thương thay cho mọi chúng sanh trong vòng sinh tử không thể đào thoát này!
Xin ban phước cho chúng con để đường sinh vào sáu cõi có thể kết thúc!

Khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chuyển Pháp Luân lần thứ nhất, Ngài khởi đầu bằng việc giảng dạy Tứ Diệu Đế. Nguyên nhân chính của Tứ Diệu Đế liên quan đến bản chất của hành vi và những hậu quả của nó, với lời khuyên làm thế nào để tránh những hành động dẫn đến đau khổ và làm thế nào dấn thân vào những hành động dẫn đến chấm dứt đau khổ. Phần lớn mọi người không chú ý đến lời khuyên này. Tất cả tám vạn bốn ngàn Pháp môn của đức Phật đều giới thiệu cùng chủ đề này. Sau thời Đức Phật đã có nhiều vị đại đệ tử, thánh nhân, và thiền sư trong truyền thống của đức Phật đã soạn thảo hàng ngàn tác phẩm. Các Ngài cũng đã nói với chúng ta những hành động nào dẫn đến đau khổ và trói buộc, những hành động nào dẫn đến hạnh phúc và giải thoát. Nhưng phần lớn mọi người lại không nghe. Tương tự, Đức Padmasambhava đến Tây Tạng và đã giảng dạy làm cách nào để tránh đau khổ và tìm thấy hạnh phúc không biến đổi. Hai mươi lăm vị đại đệ tử của Ngài và một trăm lẻ tám vi khai mật tạng một lần nữa lại hiển bày con đường đến giải thoát. Các vị thầy tâm linh hiện tại cũng cho chúng ta thấy con đường dẫn đến hạnh phúc và con đường đến đau khổ. Chúng ta thường cảm thấy mình biết nhiều hơn những vị thầy này, rằng chúng ta biết những gì tốt nhất, những gì có lợi cho người khác, và những gì sẽ giúp việc bảo tồn Giáo Pháp. Do vậy, chúng ta đưa ra nhiều lý do khác nhau để không theo lời khuyên của vị thầy tâm linh mình.

Những bậc giác ngộ vĩ đại là người có mắt nếu đem so sánh với chúng ta là những người mù. Các bậc giác ngộ biết điều gì cần tránh và điều gì cần thực hành cho hạnh phúc của chúng ta và người khác. Các bậc giác ngộ này có hai khả năng trí tuệ: hiện tượng học, và bản thể học. [13] Các Ngài giống như người lớn, và chúng ta như trẻ con. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có khuynh hướng ngoan cố chấp giữ quan điểm và ý kiến của mình. Người ta nói rằng con lừa thật cứng đầu, mà thực ra con lừa thậm chí chẳng thể so sánh được với chúng ta. Chúng ta có thể tự kiểm tra để thấy những lời bình luận trên là thực. Chúng ta không cần mù quáng chấp nhận chúng như tín điều. Chúng ta có thể tự theo dõi để thấy phản ứng và cách cư xử của chính mình. Có phải chúng ta thực sự mắc kẹt trong khuôn mẫu cư xử cũ và những lý do?

Nhiều người trong chúng ta đã thọ nhiều giới nguyện tantric khác nhau. Chúng ta được nói làm thế nào để giữ chúng, và những gì vi phạm những giới nguyện này, những lợi ích nào phát sinh nhờ giữ giới, và những bất lợi nếu phạm giới. Tất cả điều này là để giúp chúng ta. Không may, người ta thường chẳng tôn trọng giới nguyện đã thọ vì tính tư lợi của họ. Chúng ta có thể tự hỏi về những chướng ngại và cản trở phát sinh trong giai đoạn thực hành của mình. Khi phá vỡ giới nguyện hay hủy hoại mối tương quan với vị thầy tâm linh, vị Bổn Tôn đã chọn, hộ Pháp, dakini, v.v.. của chúng ta, những khó khăn và cản trở đến thực hành của chúng ta xảy ra nhanh chóng như sự trừng phạt những hành động sai lầm của ta. Không phải vị thầy tâm linh hay chư Phật trừng phạt chúng ta, mà là các hộ Pháp. Các Ngài đem sự trừng phạt đến lập tức. Vậy các hộ Pháp bảo vệ điều gì? Các Ngài cố bảo vệ chúng ta khỏi điều bất thiện, và cách các Ngài làm là đem chúng ta trở lại thích hợp với Giáo Pháp khi chúng ta đi trên con đường sai. Do kinh nghiệm sự đau khổ của những chướng ngại như vậy chúng ta được bảo vệ không bị nghiệp quả lâu dài của hành động sai lầm mình, như nhận tái sanh vào một số trạng thái sống khốn khổ. Đây là nhiệm vụ của các vị hộ Pháp, và hành động phá giới nguyện là khởi nguyên cho nhiều chướng ngại mà chúng ta gặp trong giai đoạn thực hành của mình. Do vậy, khi gặp chướng ngại, thì không có lý do nào tự hỏi, “Tại sao lại là tôi?” Thay vào đó hãy thấy và suy nghĩ những chướng ngại này liên hệ đến cách cư xử của bạn ra sao.

Có hai loại hộ Pháp: vượt thế gian, hoặc các bậc bảo hộ toàn giác, và thế gian hay các vị bảo hộ chưa giác ngộ. Các vị sau là những chúng sanh cam kết bảo tồn Phật Pháp và bảo vệ những người đi theo Giáo Pháp này. Đó là những hộ Pháp thế gian, vị bắt chúng ta phải chịu trừng phạt về những hành động sai lầm của mình.

Tuy chứng kiến những đau khổ của sinh, già, bệnh, và chết,
Chúng ta lại không sợ mà vẫn còn ngoan cố.
Cuộc sống có nhàn rỗi và thuận lợi này trôi qua trong quá trình sao lãng của chúng ta.
Xin ban phước cho chúng con để có thể chú tâm về vô thường và cái chết!

Đối diện với sinh, già, bệnh, và chết, như thể chúng ta có can đảm chịu đựng mọi đau khổ này rồi bào chữa cho sự lãng phí thời gian năm, tháng, ngày, và giờ của mình.

Không biết rằng sự vật vô thường là không đáng tin cậy,
Chúng ta vẫn thèm khát và bám chấp vào chu trình sinh tử này.
Cuộc sống làm người trôi qua trong đau khổ trong khi chúng ta mong ước hạnh phúc.
Xin ban phước để chúng con có thể ngừng thèm khát vòng sinh tử!

Cả thầy và trò có thể vẫn bám chấp vào sinh tử (samsara), và tùy theo bám luyến này chúng ta không gieo trồng được hạt giống thực sự của hạnh phúc.

Thế giới vật chất vô tình thì vô thường và bị tiêu diệt bởi nước và lửa.
Chúng sanh của thế giới vô tình đều vô thường, tâm thức của chúng ta bị tách biệt khỏi thân [vào lúc chết].
Xuân, hạ, thu, và đông là vô thường.
Xin ban phước để tận đáy lòng con có thể khởi lên sự không ảo tưởng!

Đây là một tham khảo vắn tắt đến vũ trụ học đạo Phật, thảo luận về tiến trình phát triển vũ trụ về mặt sáng tạo của hệ thống thế gian và sự hủy hoại bởi nước và lửa của nó, v.v...

Năm ngoái, năm nay, sự khởi đầu và kết thúc của mùa màng,
Và mọi khoảnh khắc của ngày và đêm đều vô thường.
Nếu điều này được suy nghĩ kỹ, sẽ thấy rằng cái chết sẽ đến với chúng ta.
Xin ban phước để chúng con có thể khởi lên dũng khí trong thực hành.
Trong lúc cuộc sống nhàn rỗi và thuận lợi rất khó có được,
Thương thay cho những người không có Giáo Pháp và trở về trắng tay
Khi bệnh tật của tử thần tấn công,
Xin ban phước để trong dòng tâm thức con khởi lên nhận biết rằng không có thời gian để lãng phí.
Than ôi! Khốn khổ thân con! Đấng Bi Mẫn Quý báu!
Cầu mong Đấng Chiến thắng14, với bản năng nhân từ bi mẫn,
Xin nhanh chóng ban phước để chúng con có thể thực hiện
Từ sự đau khổ của sáu trạng thái (sáu cõi)!

Suốt toàn bộ kiếp sống của chúng ta trong vòng sinh tử, chư Phật đã quan tâm chúng ta. Ngoài ra, chư Phật, bồ tát, và những vị thầy tâm linh đã giải thích cho chúng ta về bản chất của samsara và cách thoát khỏi đau khổ. Không phải các Ngài không bảo mà vì chúng ta bỏ qua các lời khuyên của các Ngài. Chúng ta giống như những người mà, khi mặt trời mọc lại quay mặt về hướng tây, nên chẳng có gì lạ lùng khi hỏi tại sao trí tuệ của chư Phật không chiếu vào mặt chúng ta.

THỌ QUY Y BÊN NGOÀI, BÊN TRONG, VÀ BÍ MẬT

Con đảnh lễ và thọ quy y nơi các vị thầy tâm linh
Các bậc thường xuyên mang trong tâm
Vô số chúng sanh của tam giới15 và sáu trạng thái của sinh tử,
Trong quá khứ, hiện tại, và tương lai.
Con đảnh lễ và thọ quy y nơi chư Phật,
Chư thiện thệ[16] ban phước của mười phương và bốn thời,
Bậc tiên phong trong nhân loại, được phú cho các dấu hiệu và biểu tượng của tâm linh tỉnh giác,
Các bậc mà hành động giác ngộ vô tận và bao la như không gian.

Khi thọ quy y nơi chư Phật, bạn không chỉ thọ quy y nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà còn nơi chư Phật của quá khứ, hiện tại, và vị lai khắp mười phương. Về phần chư thiện thệ của bốn thời, thời thứ tư là siêu vượt thời gian tuyệt đối.

Con đảnh lễ và thọ quy y nơi Giáo Pháp,
Giáo Pháp của chân lý tuyệt đối, thoát khỏi bám luyến vào chủ nghĩa ẩn dật,
Con đường bất biến của ba yana (thừa),
Kinh điển, kho tàng, trao truyền miệng, và các hướng dẫn thực tế.

Ba yana là Hinayana, Mahayana, và Vajrayana (Thanh Văn Thừa, Đại Thừa, và Kim Cương Thừa). Kinh điển cũng được gọi là kama (Tạng, bka’ ma), trong lúc kho tàng được gọi là terma (Tạng, gter ma). Thuật ngữ trao truyền miệng là trong sáng rõ ràng, và sau này các thiền sư và học giả ban hướng dẫn thực tế kết hợp với kinh điển và kho tàng.

Con đảnh lễ và thọ quy y nơi tăng đoàn,
Lãnh vực của các tập hội siêu phàm an trụ trên con đường không lỗi.
Tập hội của các arya,[17] các bậc đã hoàn toàn thoát khỏi dấu vết nhiễm ô của tâm thức phiền não.
Chư bồ tát, sravakas, và pratyekabuddha, các bậc duy trì cao nhất sự hiển lộ của các Đấng Chiến Thắng.
Con đảnh lễ và quy y nơi các vị thầy tâm linh,
Các vị là thật tánh của tất cả chư Phật ba thời,
Các bậc lãnh đạo của tất cả mandala vô song, bí mật,
Các bậc mà, với sự ban phước và lòng bi, dẫn dắt tất cả chúng sanh.
Con đảnh lễ và thọ quy y nơi nguyên tố đã chọn
Các bậc là Pháp Thân, bất sinh và thoát khỏi những cực đoan của tâm thức tạo tác,
Lưu xuất như các Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ vì lợi ích của thế gian,
Ban các thành tựu thông thường và tối thượng.

Mối tương quan giữa Pháp Thân bất sinh và các lưu xuất của Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ giống như mặt trời và những tia sáng chiếu ra. Những Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ ban các thành tựu thông thường và tối thượng chỉ khi quán tưởng hoặc nhận biết các Ngài.

Con đảnh lễ và thọ quy y nơi tập hội dakini,
Các bậc di chuyển trong hư không với năng lực lòng bi của bản thân thực tại,
Các bậc ban cực lạc tối thượng từ một nơi an trụ thanh tịnh,
Và ban thành tựu cho những ai gìn giữ samaya của họ.

Thuật ngữ dakini của Tây Tạng là khandro-ma. Kha có nghĩa là hư không, dro là hành (đi) và ma chỉ cho người nữ. Nguyên nghĩa một dakini là một không hành nữ. “Không” ở đây ám chỉ bản tánh tuyệt đối của thực tại. Dakini đã nhận ra chân lý tuyệt đối đó, các Ngài hoạt động và an trụ trong tánh giác của thực tại đó và chưa từng dao động. Đó là phân tích tự nguyên của thuật ngữ dakini: các Ngài chuyển quanh trong không gian của tự thân thực tại, tánh tuyệt đối của thực tại.
Có phải tất cả các vị Phật dakini là người nữ? Khía cạnh trí tuệ của bất kỳ vị Phật nào đều là dakini, và khía cạnh phương tiện của một vị Phật được nhân cách hóa là một daka, là người nam giống hệt như dakini. Về mặt Bổn Tôn và phối ngẫu, Bổn Tôn nam là hiện thân của khía cạnh phương tiện giác ngộ, và vị phối ngẫu là hiện thân của khía cạnh trí tuệ giác ngộ.

Con thọ quy y nơi bản tánh, tinh túy, và lòng bi thanh tịnh
Trong tánh Không nguyên sơ thoát khỏi tâm thức tạo tác;
Và con thọ quy y nơi trạng thái không bám chấp, siêu vượt trí năng,
Trong bản tánh đại rộng mở bao la của sự viên mãn đồng nhất.

Trong trường hợp này, việc thọ quy y và người thọ quy y cả hai đều siêu vượt trí năng cũng như với bất cứ ý nghĩa nào của chủ thể chống lại đối tượng.

Con thọ quy y nơi sự trong sáng tự nhiên không trung gian, phi khái niệm,
Sự đồng nhất của năm hiện thân nguyên sơ của bản tánh tự sinh,
Trong mạch18] vajra của thanh tịnh quang của tánh giác con
Trong mandala của bindu của thực tại và tánh giác tuyệt đối rỗng không và trong sáng.
Con thọ quy y nơi năng lực sáng tạo tự nhiên, bất tận của Đấng Bi Mẫn Toàn Giác,
Những tia sáng hoan hỷ của năng lực sáng tạo của tánh giác, xuất hiện và giải thoát, bất tận,
Từ kinh nghiệm này của tính phi khái niệm, khiến xua tan bóng tối trong tâm thức của chúng sanh
Trong suốt ba thời, không có khởi đầu hay kết thúc.

Để hiểu toàn bộ ý nghĩa của hai câu kệ này, bạn phải học hỏi kỹ lưỡng giáo lý về Mahamudra và Atiyoga, nhất là liên quan đến giai đoạn Xuyên thấu và Nhảy vượt lên của thực hành Atiyoga. Chỉ khi đó bạn sẽ thấy ý nghĩa của hai câu kệ trên. Đâu là ranh giới giữa quy y bên ngoài, bên trong, và bí mật? Ngoại quy y là Phật, Pháp, Tăng và vị thầy tâm linh của hành giả. Nội quy y là vị thầy tâm linh lần nữa của hành giả, vị Bổn Tôn đã chọn và dakini. Cuối cùng bí mật quy y là “thọ quy y trong kinh nghiệm phi bám chấp siêu vượt trí năng.”

PHÁT TRIỂN TINH THẦN TỈNH GIÁC CỦA MAHAYANA

Than ôi! Mọi hiện tượng đều rỗng không và không đồng nhất,
Thương thay cho mọi chúng sanh không nhận ra điều này!
Để cho những người thích hợp với lòng bi có thể đạt giác ngộ,
Con sẽ dâng hiến thân, khẩu, và ý của con cho đức hạnh.
Cho lợi ích của tất cả chúng sanh trong sáu cõi sinh tử,
Từ bây giờ cho đến khi đạt được giác ngộ,
Con sẽ phát triển tinh thần của giác ngộ tối thượng,
Không chỉ cho chính con; mà còn cho tất cả chúng sanh.
Thương thay cho những người không có Giáo Pháp, tự trói buộc chính họ
Trong đại dương đau khổ bao la!
Để cho những người xứng đáng với lòng bi có thể được đem đến hạnh phúc,
Con sẽ phát triển tinh thần của giác ngộ tối thượng.
Vô số chúng sanh và chính con
Đều là bản tánh nguyên sơ của Đức Phật.
Con sẽ phát triển tinh thần của giác ngộ tối thượng
Như một bậc vĩ đại để biết rằng
Chúng con thật sự là bản tánh Phật.

Đại dương sinh tử của thế gian giống như một ảo ảnh.
Không sự đa hợp nào là thường hằng.
Bản tánh của chúng là rỗng không và chẳng đồng nhất.
Người thiếu kinh nghiệm lại không nhận ra điều đó,
Lang thang qua mối nối của thập nhị duyên sinh trong chu trình của sự trở thành.
Để bị kẹt trong bãi lầy của danh và sắc
Cầu mong đạt được Phật quả, con sẽ hồi hướng
Thân, khẩu, và ý của con cho đạo đức.

“Danh và sắc” cùng bao gồm một trong thập nhị duyên sinh. “Danh” đặc biệt ám chỉ tâm thức, và “sắc” chỉ cho thân thể. Chúng ta bị “mắc kẹt trong vũng lầy của danh và sắc” qua sự bám luyến vào chu trình sinh tử. Do vậy, chúng ta giống như một con voi thích tắm trong bùn. Nó giống như cảm giác của bùn áp vào da, nhưng khi bùn ngập lên đầu, nó không đứng vững và té xuống. Con voi đi vào chỗ này vì sự bám luyến vào bùn. Sự mắc kẹt này cũng giống như con ong bị loại hoa ăn côn trùng hấp dẫn. Nó đến với bông hoa vì bị mật hoa lôi cuốn, nhưng một khi bị kẹt vào bên trong, thì hoa đã khép lại trùm lên nó.

Nơi Phật, Pháp, và Tăng đoàn tối thượng
Con thọ quy y cho đến khi giác ngộ,
Nhờ công đức thực hành bố thí và v.v...
Cầu mong con thành tựu Phật quả vì lợi ích của thế gian.

“Thực hành bố thí”, ám chỉ mọi loại công đức. Có ba loại bố thí: bố thí vật chất, thí vô úy, và Pháp thí.

Cầu mong con trở thành một vị thầy tâm linh để dẫn dắt
Vô số chúng sanh không loại trừ ai.

Một vị thầy tâm linh không chỉ là người mặc y áo màu vàng hay nâu, hoặc người ngồi trên một Pháp Tòa. Vị thầy tâm linh chân chính là một người đã phát triển tinh thần tỉnh giác và trở thành một bồ tát.

TRAU DỒI BỐN VÔ LƯỢNG

Cầu mong tất cả chúng sanh có được hạnh phúc!
Cầu mong mọi người thoát khỏi đau khổ và các nguyên nhân gây khổ!
Cầu mong chúng con có được hoan hỷ thoát khỏi phiền muộn!
Cầu mong chúng con an trụ trong thanh thản thoát khỏi bám luyến và thù hận!

Dòng đầu tiên ở đây nói đến sự trau dồi về tình thương-lòng tốt vô lượng, dòng thứ hai về lòng bi vô lượng, dòng thứ ba về lòng hoan hỷ cảm thông vô lượng, và dòng thứ tư về tính thanh thản vô lượng. Nếu bạn muốn hiểu chi tiết sâu hơn về Bốn Vô Lượng, hãy xem bản văn kinh điển của Ngài Santideva, Một Hướng Dẫn Về Con Đường Bồ Tát của Cuộc Sống. Nếu có thể trau dồi điều này, chắc chắn nó sẽ mang lại lợi ích thật sự cho dòng tâm thức bạn.

TỤNG NIỆM MANTRA MỘT TRĂM ÂM ĐỂ TỊNH HÓA TỘI LỖI VÀ CHE ÁM

Bây giờ chúng ta sang sự thực hành tụng niệm Vajrasattva “một trăm âm” để tẩy sạch tội lỗi và che ám. Có hai loại che ám. Loại che ám vi tế được gọi là che ám nhận thức hoặc che ám tri kiến, chủ yếu là những xu hướng tiềm tàng của tâm thức phiền não. Loại thô hơn là các che ám phiền não, như sân hận, bám luyến, ảo tưởng, v.v... Thực hành Vajrasattva được thiết kế để tịnh hóa hai loại che ám này.

Trên một ngai hoa sen và mặt trăng ở đỉnh đầu con
Là thân tướng của vị thầy tâm linh như Phật Vajrasattva.
Thân Ngài như pha lê và nơi ngực
Là một trăm âm xoay chung quanh chữ HUM trên một đĩa mặt trăng.
Một dòng cam lồ chảy xuống xuyên qua lỗ mở Brahma (Phạm Thiên – lỗ mở đỉnh đầu) của con.
Tịnh hóa sự vi phạm, tội lỗi và che ám của con.
Con cầu nguyện Đức Thế Tôn Vajrasattva Quang Vinh lập tức
Ban một dòng cam lồ của trí tuệ nguyên sơ
Để tịnh hóa tội lỗi và che ám
Của chúng con và mọi chúng sanh trong thế gian.

OM VAJRASATTVA SAMAYAM ANUPALAYA VAJRASATTVA TVENOPATISTHA DRDHO ME BHAVA SUTOSYO ME BHAVA SUPOSYO ME BHAVA ANURAKTO ME BHAVA SARVA SIDDHIM ME PRAYACCHA SARVA KARMASU CA ME CITTAM SRIYAM KURU HUM HA HA HA HA HOH BHAGAVAN SARVATATHAGATA VAJRA MA ME MUNCA VAJRA BHAVA MAHASAMAYA SATTVA AH.

Đây là một thực hành cực kỳ quan trọng, được đề cập hoàn toàn chính xác ở đây, nhưng các hướng dẫn chi tiết hơn có thể tìm trong những giáo lý khác trong các thực hành tiên khởi. Lợi ích của thực hành này rất xác thực. Có những giáo lý khác về Atiyoga và các giáo lý khác mà chúng ta có thể xem xét nhiều về mặt nâng cao và bí mật hơn, nhưng vấn đề là chúng ta có thể được lơị ích bao nhiêu từ các giáo lý này và có thể thực sự đi vào kinh nghiệm của Đại Viên Mãn được bao nhiêu. Dù sao, ở đây cũng là một lợi ích thực tế. Nếu bạn quen thuộc với thực hành này, việc chia sẻ với những ngươi khác có thể là người mới nhập môn thì rất tốt. Nhờ thực hành như vậy, hai loại che ám sẽ được tịnh hóa. Một khi mọi che ám được hoàn toàn tịnh hóa, bạn là một vị Phật; và điều đó có nghĩa bạn đã giác ngộ Đại Viên Mãn.

Do vô minh, ảo tưởng, và khờ dại,
Con đã phạm samaya, và giới nguyện suy giảm.
Ôi vị thầy tâm linh, hộ pháp, xin bảo vệ con,
Đấng Thế Tôn Vajradhara (Kim Cương Trì) quang vinh,
Bậc nhân từ của lòng đại bi,
Đấng Thế Tôn, xin bảo vệ con!
Xin tẩy sạch và tịnh hóa toàn bộ
Tội lỗi, che ám, lỗi lầm, sa sút, và dấu vết nhiễm ô.
Nhờ công đức này, cầu mong con bây giờ
Nhanh chóng biến thành Đức Vajrasattva
Và nhanh chóng đem mọi chúng sanh
Không loại trừ ai đến trạng thái đó.
Ôi Đức Vajrasattva, cầu mong con có thể trở thành thân tướng đúng
Như Ngài, với quyến thuộc, thọ mạng, tịnh độ
Và với những dấu hiệu xuất sắc, tối cao của Ngài.

CÚNG DƯỜNG MANDALA

Một khi bạn đã bắt đầu tịnh hóa hai loại che ám, đây là nhiệm vụ tích lũy hai loại công đức và trí tuệ cho lợi ích chính bạn và người khác. Lợi ích của người khác được thành tựu trong sự giác ngộ của Rupakaya (Sắc Thân) hay thân hóa hiện của đức Phật; và nó là việc nhằm đạt tới vào lúc cuối mà bạn cúng dường mandala.

OM VAJRA BHUMI AH HUM.
Mặt đất trở thành vàng ròng.
OM VAJRA REKHE AH HUM.
Ranh giới được bao quanh bằng một hàng rào kim loại quý.
Ở giữa là vua các ngọn núi,
Huy hoàng trong việc hợp thành bằng năm loại vật chất quý.
Hình dáng thu hút, đẹp đẽ, và vui thích để nhìn ngắm,
Bảy đại dương bao quanh đồng tâm bảy ngọn núi vàng.
Phương đông là châu lục Videha, phía nam là Jambudvipa,
Huớng tây được tô điểm châu Godaniya,
Và phương bắc là đại Uttarakuru;
Với tám châu lục phụ Deva và Videha,
Camara và Aparacamara,
Satha và Uttaramantrina,
Kurava và Kauvara,
Mặt trời, mặt trăng, Rahu và Kalagni,
Và sự giàu sang, hưởng thụ phong phú này của trời và người,
Con xin cúng dường đến vị thầy tâm linh quý báu và quyến thuộc của Ngài,
Vì lợi ích của thế gian, vì lòng bi, xin hãy tiếp nhận.

Đây là một trong nhiều tụng niệm về cúng dường mandala. Điều quan trọng để nhận biết rằng sự cúng dường vật chất của mandala với cơ sở và các nhúm gạo v.v... chỉ là sự trợ giúp cho sự cúng dường thực tế mandala. Về mặt quán tưởng của bạn, hãy quán tưởng tất cả đối tượng của sự cúng dường như các vị thầy tâm linh của bạn, sự quy y Phật, quy y Pháp, và quy y Tăng – vô lượng chư vị trong bản chất. Bạn cũng đem sự cúng dường bao la như đám mây cúng dường của Đức Samantabhadra này đến các đối tượng quy y ấy một cách tương ứng. Trong con mắt của tâm bạn, nên quán tưởng sự cúng dường hiện tại này là vô lượng. Có nói rằng sự cúng dường mandala tốt nhất là không có bất cứ ý nghĩa vật chất hóa cụ thể nào. Đó là, khi bạn cúng dường, trong tâm bạn xuất hiện không có thực chất người nhận cúng dường và không có thực chất vật được cúng dường, cũng như về thực chất bạn cũng không là người cúng dường. Do vậy, ba điều này – đối tượng, hành động cúng dường cùng với chất liệu được dâng cúng và chính bản thân bạn như người cúng dường – đều vô tự tánh, và tất cả điều này đều cùng một bản tánh.

OM AH HUM
Cung điện của thiên hà hữu tình và vô tình được bao phủ với
Vô số đám mây cúng dường của Núi Tu Di và các châu lục.
Tất cả vô lượng hưởng thụ của trời và người
Con dâng cúng đến cõi Hóa Thân của vị thầy tâm linh quý báu.
Xin xem xét điều này với lòng từ bi của Ngài và tiếp nhận nó,
Và cầu mong tất cả chúng sanh được sinh vào cõi Nirmanakaya!

“Thiên hà” này là hệ thống hàng ngàn tỉ thế giới thường được nhắc đến trong vũ trụ học đạo Phật. “Hữu tình” chỉ cho chúng sanh, và “vô tình” chỉ cho điều kiện thiên nhiên vô tri vô giác. Bạn quán tưởng thiên hà này hoàn toàn tỏa khắp bằng những đám mây cúng dường, rộng lớn và bao la như bạn có thể quán.
Hãy chắc rằng sự cúng dường của bạn bao gồm toàn bộ môi trường, cùng với núi non, sông hồ, ghềnh thác, đất đai, cây cối, biển cả, v.v... tất cả chúng sanh - nam, nữ, mọi hưởng thụ, tài sản, sự thịnh vượng, hạnh phúc của họ – đều được dâng cúng. Hãy quán tưởng mọi đối tượng mà bạn bám luyến, ưa thích trong tướng thanh tịnh của chúng và cúng dường cho cõi Nirmakaya của vị thầy tâm linh và các đối tượng quy y. bạn có thể làm loại thực hành này không chỉ trong lúc ngồi thiền định, mà còn trong lúc tham gia vào các hoạt động hàng ngày, giống như lái xe.

OM AH HUM
Cung điện của nguyên tố và kinh mạch thanh tịnh của thân con
Được trang hoàng với năm khả năng sáng chói và huy hoàng.
Những nguyên tố và giác quan tinh khôi này
Con cúng dường đến cõi Sambhogakaya của vị thầy tâm linh quý báu.
Xin xem xét điều này với lòng từ bi của Ngài và tiếp nhận nó,
Và cầu mong tất cả chúng sanh được sinh vào cõi Sambhogakaya!

Giống như trường hợp trước trong đó trái đất được trang hoàng với mặt trời, mặt trăng, v.v..., ở đây thân thể được trang hoàng với những nguyên tố và kinh mạch thanh tịnh, bao gồm đất, nước, v.v.... Khi cúng dường đến cõi Sambhogakaya, hành giả cúng dường nguyên tố, kinh mạch, và dịch tinh túy thanh tịnh bên trong thân.

OM AH HUM
Trong cung điện an trụ của Dharmakaya thanh tịnh
Tự-bản tâm trong phạm vi của phi khách quan, rỗng rang trong sáng, và không bám chấp.
Trí tuệ thanh tịnh khởi nguyên, vốn sẵn, nguyên sơ này
Con cúng dường đến cõi Dharmakaya của vị thầy tâm linh quý báu
Xin xem xét điều này với lòng từ bi của Ngài và tiếp nhận nó,
Và cầu mong tất cả chúng sanh được sinh vào cõi Dharmakaya!

Nhóm từ “thanh tịnh khởi nguyên” ám chỉ thanh tịnh nguyên sơ của bản tâm, và không phải một số thanh tịnh bất định tự nhiên hay tạm thời nào. Trong cúng dường khởi nguyên này, môi trường bên ngoài được cúng dường đến Nirmanakaya, các nguyên tố và kinh mạch của thân bạn được cúng dường đến Sambhogakaya và bản tâm – tâm của trí tuệ nguyên sơ này – được dâng cúng đến cõi Dharmakaya.

Trong cúng dường khác, bạn dâng cúng những kinh mạch của thân trong tướng thanh tịnh đến cõi Nirmanakaya, năng lượng cần cho sự sống được cúng dường đến cõi Sambhogakaya, và dịch tinh túy được cúng dường đến cõi Dharmakaya. Cấp độ bí mật cúng dường gắn liền với tinh túy của tánh giác, bản chất của sự tỉnh giác, và lòng bi tỏa khắp của giác tánh. Tinh túy được cúng dường đến Dharmakaya; bản chất được cúng dường đến Sambhogakaya; và lòng bi tỏa khắp được cúng dường đến Nirmanakaya. Tất cả các cúng dường này hoạt động như nguyên nhân cho chúng ta đạt được ba hóa thân Phật.

Có hai phương thức cúng dường mandala chung. Một là cúng dường mandala thực tế, và cái khác là cúng dường mandala của sự cúng dường. Có nhiều tụng niệm khác nhau về điều này, như cúng dường mandala ba mươi bảy phần, và có hai cách cúng. Trong cúng dường mandala thực tế, phương đông đối diện với bạn. Mandala đầy đủ được tạo ra; và một khi đã được thực tế hóa, nó được đặt sang một bên. Sau đó nó trở thành một tiêu biểu đã được thực tế hóa cho một sự khởi đầu. Trong việc thực hiện cúng dường mandala đơn giản như một cúng dường, phương đông trước bạn và các châu lục khác, v.v... được trình bày theo hướng đó xa dần, một khi nó được dâng cúng, mandala bên ngoài bị suy sụp.

Như tôi đã nói, có nhiều nghi lễ cúng dường mandala khác nhau, một số có ba mươi bảy phần, một số khác có hai dòng, và một số có bốn dòng; nên bạn có thể làm thực hành này với nhiều mức độ tỉ mỉ khác nhau. Mục đích của cúng dường mandala là làm giảm khuynh hướng “Tôi cần” và “Tôi muốn” nhờ đó chống lại khuynh hướng bám chấp của chúng ta. Cũng nên nhớ trong tâm rằng cúng dường mandala không đơn giản là cúng dường hình thức với những nghi lễ; mà hơn nữa mọi cúng dường đều được dung chứa trong cúng dường mandala. Thậm chí trong thực hành Cắt Đứt, trong đó bạn cúng dường chính thân bạn, là một cúng dường mandala bằng chính thân bạn. Nói chung, tất cả bốn loại bố thí cũng đều là biểu hiện của cúng dường mandala.

Sự thực hành cúng dường mandala phổ biến khắp phẩm cấp tâm linh của Phật giáo Tây Tạng, bao gồm Gelug. Truyền thống Gelug có nhiều bản dịch cúng dường này và được thực hành rất rộng rãi. Trong phạm vi văn học Gelug, chẳng hạn, nó được tìm thấy trong những bản viết về các giai đoạn của con đường. Nó cũng được giảng dạy rộng rãi trong phái Sakya và Kagyu. Do vậy, điều quan trọng khi bạn thực hành là đừng chỉ thực hiện nghi lễ bên ngoài của việc đặt những nhúm gạo nhỏ, mà hãy nhận biết ý nghĩa to lớn của việc cúng dường mandala. Các bàn luận rộng hơn về bản chất và ý nghĩa việc cúng dường mandala được tìm thấy trong các giáo lý về thực hành tiên khởi.

OM AH HUM
Nhờ cúng dường madala tốt lành và mang lại hoan hỷ này,
Cầu mong những chướng ngại không phát sinh trên con đường đến giác ngộ,
Cầu mong ý nguyện của chư thiện thệ ba thời được nhận biết,
Và không bị rối loạn trong vòng sinh tử hay trụ trong ẩn dật,
Cầu mong chúng sanh khắp không gian được giải thoát!

OM AH HUM MAHAGURU DEVA DAKINI RATNA MANDALA PUJA MEGHA SAMUDRA SPHARANA SAMAYA AH HUM

CẦU NGUYỆN ĐẾN DÒNG TRUYỀN

OM AH HUM
Nhờ cúng dường madala tốt lành và mang lại hoan hỷ này,
Cầu mong những chướng ngại không phát sinh trên con đường đến giác ngộ,
Cầu mong ý nguyện của chư thiện thệ ba thời được nhận biết,
Và không bị rối loạn trong vòng sinh tử hay trụ trong ẩn dật,
Cầu mong chúng sanh khắp không gian được giải thoát!
Đến Dharmakaya Samantabhadra (Phật Pháp Thân Phổ Hiền), Đức Thế Tôn bổn nguyên,
Đến Đấng Chiến Thắng Vajradhara (Phật Kim Cương Trì), bản tánh của sáu (gia đình Phật)
Và đến Tâm tối thượng Vajrasattva (Phật Kim Cương Tát Đỏa), bậc dẫn đạo lỗi lạc nhất –
Con cầu nguyện đến dòng truyền thiền định của đấng Chiến Thắng,
Đến Vidyadhara (Trì Minh Vương) Garab, hiện thân cao nhất của chúng sanh,
Đến Guru Sri Simha (Đạo sư Sư Tử), con trai tâm linh tiên phong của đấng Chiến Thắng,
Đến đức Padmasambhava bất tử, bậc đạt được thân vajra (kim cương),
Đến dakini Yeshe Tsoyal, kinh mạch bí mật của mantra –
Con cầu nguyện đến dòng truyền của trí tuệ Vidyadhara (Trì Minh).
Dòng truyền Atiyoga đầu tiên là từ Phật Samantabhadra, đến Phật Vajrasattva. Dòng truyền thứ hai theo sau từ Garab Dorje, xuống Sri Simha, Padmasambhava, và Yeshe Tsoyal. Yeshe Tsogyal là Bà Chủ của dòng truyền mantra bí mật này.

Đến Karma Lingpa, bậc thầy của kho báu uyên thâm,
Đến bậc có danh hiệu Choje, con trai thân yêu cao nhất của Ngài,
Đến bậc có tên Suryacandra, vị bảo vệ thế gian trong thời buổi suy đồi –
Con cầu nguyện đến dòng truyền riêng biệt có thẩm quyền về giáo lý khẩu truyền.
Đến các bậc thầy của Giáo Pháp, vị tăng Trung Quốc tên Namkha,
Đến Sonam Ozer, bậc nhận ra ý nghĩa của hai giai đoạn,
Đến Puniya Sri tôn kính, bậc viên mãn hai tích lũy,
Đến Sonam Chokyongwa, bậc thành tựu tự nhiên hai mục đích,
Đến Natsok Rangsandrol, bậc dẫn dắt cao nhất của ba thời,
Đến Kunga Drakpey Pal, bậc bảo vệ chúng sanh của tam giới,
Đến Dongak Tendzin Je, bậc hiện thân của ba dạng hóa thân,
Đến Trinley Lhundrup Tsal, bậc tiến bộ qua bốn cái thấy,
Đến Gyurmey Dorje Dey, chủ tể của bốn hiện thân,
Đến Lochen Dharmasri, bậc hiển lộ bốn ý nghĩa của quán đảnh,
Đến Rinchen Nampargyal, người con của các Đấng Chiến Thắng,
Đến Padma Tendzin, Hóa thân cao nhất của chúng sanh,
Đến Karma Vijaya, bậc bảo quản di sản của các Vidyadhara,
Đến Trinley Chokyi Dron, của đại lạc và rỗng không bẩm sinh,
Đến Dorje Ziji Tsal, bậc sở hữu bảy dòng truyền miệng,
Đến Gyurmey Ngedong Wang, bậc lĩnh hội trực tiếp tự thân thực tại,
Đến Dudjom Drodul Ling, kho tàng của sự chín muồi, giải thoát, và phát triển,
Đến các Bổn Tôn hiền minh và phẫn nộ đã chọn của hình tướng và rỗng không bất khả phân,
Đến đại dương các tập hội chư dakini, họâ pháp, và chư vị bảo tồn giới nguyện,19[19]
Con cầu nguyện đến tập hội các Bổn Tôn của ba gốc.

Trên đây là danh sách nhiều vị vĩ đại trong dòng truyền này. Việc cho bạn một ý niệm rõ ràng về sự thành tựu của mỗi vị này thì quá dài. Tuy nhiên bạn có thể học hỏi về các Ngài từ những bản dịch Anh ngữ khác.20[20]

Ôi các vị thầy tâm linh của dòng truyền miệng, bậc cống hiến bất cứ rèn luyện nào cần thiết,
Nếu giáo lý các Ngài bị rơi vào suy hoại,
Sẽ là sự phiền muộn vì sinh vào thời đại này,
Do vậy xin dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi sình lầy của sinh tử,
Nếu chúng con kêu cầu gào thét với lo sợ đến Ngài,
Xin hãy suy nghĩ lời hứa trang trọng của Ngài trước đây.
Từ sự rộng mở của không gian bản tánh tuyệt đối, xin hiển lộ sự khuyến tấn của các Ngài, với các dấu hiệu và biểu tượng của giác ngộ,
Và dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi bùn lầy của sinh tử.

Nhóm từ “hiển lộ sự khuyến tấn của các Ngài”, là một khẩn cầu Đức Phật xuất hiện trong kiến thanh tịnh này, trong đó rất nhiều hóa thân khác nhau của Đức Phật xuất hiện có tất cả dấu hiệu và biểu tượng của sự giác ngộ.

Với âm thanh Brahma (Phạm Thiên) vang rền của tánh Không,
Cầu mong lối vào kho tàng tâm được rộng mở,
Và với những tia sáng chảy tràn ra từ trí tuệ và lòng bi của các Ngài,
Xin dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi sình lầy sinh tử.

Dòng đầu tiên trên ám chỉ ngữ của Đức Phật và nguyên nghĩa có nghĩa là “lời nói rỗng không”. Đây là ngữ được phú cho sáu mươi phẩm tính của ngữ một vị Phật. Nó không có nghĩa lời rỗng không trong nghĩa lời vô lý hoặc sai lạc.

Ngay bây giờ xin giải thoát tất cả chúng sanh của kỷ nguyên này!
Ngay bây giờ xin ban dòng chảy bốn quán đảnh nguyên sơ!
Ngay bây giờ xin giải thoát bốn liên tục21[21] của dòng chảy tâm thức phiền não rối loạn!
Xin dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi sình lầy sinh tử!
Ngay bây giờ xin ban kết quả bốn quán đảnh của chư thiện thệ!
Cầu mong con trở thành một vị thầy tâm linh để dẫn dắt
Tất cả vô hạn chúng sanh cha mẹ khắp không gian.
Xin dẫn dắt tất cả chúng sanh khỏi sình lầy sinh tử.

Những vị thầy tâm linh chân chính đảm nhận việc sinh ra và sống vì lợi ích của chúng sanh khác. Các Ngài đến thế gian này giống như Đức Phật Sakyamuni, để phục vụ người khác, trách nhiệm các Ngài là phục vụ dù chúng ta có lắng nghe hay không. Tương tự, Đức Padmasambhava lập một lời hứa để sống và giảng dạy vì lợi ích của thế gian. Đây là các gương mẫu của những lama ngày nay, bao gồm Đức Dalai Lama, Gyalwa Karmapa, và Kyabje Dudjom Rinpoche. Tất cả các bậc vĩ đại này đã trang trọng lập nguyện trong quá khứ để được phục vụ, và các Ngài thực hiện lời hứa của các Ngài cho những người bây giờ còn sống.

Ngày nay, cũng có các vị lama cao cấp này vẫn còn sống ở Tây Tạng, như Ngài Khenpo Jigmey Phuntsok, Ngài đã đến Bắc Mỹ năm 1993. Ngài là một trong những vị vĩ đại nhận việc tái sanh trở lại nhằm thực hiện lời hứa của Ngài là phục vụ. Nếu chúng ta thực hiện mục đích của mình, điều quan trọng là lắng nghe và tiếp nhận những gì tốt đẹp mà những vị thầy đã nói. Các bậc vĩ đại đã xuất hiện – như Phật Sakyamuni, Padmasambhava, v.v.. – mà hiện nay chúng ta chẳng sẵn sàng cũng không lắng nghe các Ngài. Chúng ta làm ngược lại với những gì các Ngài khuyên bảo, thế nên chúng ta vẫn còn trong sinh tử. Nếu tiếp tục quay lưng với lời khuyên của các bậc vĩ đại này, chúng ta sẽ tiếp tục lang thang trong tương lai. Không thể thấy trước kết thúc của chu trình tự duy trì này, nên chúng ta có thể lang thang trong samsara trong nhiều niên kỷ vô tận. Các vị vĩ đại cống hiến những giáo lý có thể đưa chúng ta đến toàn giác trong một kiếp này. Hiện tại chúng ta có cơ hội này và có khả năng đem sự thực hành này qua sự tích lũy của nó. Nó là sự chọn lựa của chúng ta cho dù ta có áp dụng các giáo lý này vào thực hành hay không để nhận ra tiềm năng của chúng khi chúng được áp dụng vào cuộc sống chúng ta.

THIỀN ĐỊNH VỀ VIỆC TIẾP NHẬN BỐN QUÁN ĐẢNH

Từ đỉnh đầu của vị thầy tâm linh với phối ngẫu
Chữ OM màu trắng cùng với những tia sáng
Đi xuống điểm giữa hai chân mày của con.
Nhờ nhận được quán đảnh cái bình, những che ám thân thể được tịnh hóa.
Xin ban cho con các thành tựu của thân.

Tiếp nhận quán đảnh đầu tiên này thiết lập trong chúng ta những chủng tử cho việc đạt được Hóa Thân, và nó trao quyền cho chúng ta thực hành giai đoạn phát triển.

Từ cổ họng của vị thầy tâm linh với phối ngẫu
Chữ AH màu đỏ cùng với những tia ánh sáng
Đi xuống vị giác của con.
Nhờ nhận được quán đảnh bí mật, những che ám của ngữ được tịnh hóa.
Xin ban cho con các thành tựu của ngữ.

Điều này xây dựng trong chúng ta những chủng tử để thành tựu Báo Thân và sáu mươi phẩm tính của ngữ một vị Phật.

Từ ngực của vị thầy tâm linh với phối ngẫu
Chữ HUM màu xanh dương đậm cùng với những tia sáng
Đi xuống giữa ngực con.
Nhờ nhận được quán đảnh trí tuệ nguyên sơ, các che ám tâm thức được tịnh hóa.
Xin ban cho con các thành tựu của ý.

Quán đảnh thứ ba này cho sự tịnh hóa tất cả che ám của tâm, và gieo trồng các chủng tử cho việc thành tựu Pháp Thân.

Từ rốn của vị thầy tâm linh với phối ngẫu
Chữ HRIH màu đỏ với những tia sáng
Đi xuống giữa rốn con.
Các che ám của việc bám chấp vào ba cửa khác nhau được tịnh hóa.
Và con nhận được cái thứ tư, quán đảnh bẩm sinh; bất khả phân.

Với quán đảnh thứ tư này, chúng ta có thể thành tựu bốn hiện thân của một vị Phật, cái thứ tư là svabhavakaya, cũng được gọi là jnanakaya, hiện thân của trí tuệ nguyên sơ.

Vị thầy tâm linh nguyên sơ, quý báu quang vinh,
Liên tục tồn tại bất khả phân
Trong trung tâm hoa sen của ngực con,
Và trông nom con với lòng bi của Ngài!
Xin ban cho con các thành tựu của thân, khẩu, và ý.
Vị thầy tâm linh quang vinh, cầu mong con trở thành đúng như
Hình tướng Ngài, với quyến thuộc, thọ mạng , cõi tịnh độ,
Và với những dấu hiệu xuất sắc, tối thượng của Ngài.

Lời cuối sách

Gắn việc thực hành này là thích hợp cho việc rèn luyện dòng tâm thức của bạn với thực hành chuẩn bị của Giáo Pháp thâm sâu của giải thoát tự nhiên qua thiền định hiền minh và phẫn nộ. Hoạt động tâm linh của Mahayana vô song là lời khuyên của Ngài Choje Lingpa, con trai tâm linh chính của khai mật tạng Karma Lingpa; và được viết bởi Guru Suryacandra.

Sarva mangalam!
(Nhất thiết cát tường!)

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/11/2021(Xem: 9847)
Tứ Niệm Xứ là phương pháp thực hành thiền quán tập trung 4 đối tượng Thân, Thọ, Tâm, Pháp. Thực hành Tứ Niệm Xứ, giúp người tu có được cái nhìn sâu sắc về vô thường, từ đó loại bỏ được những phiền não trong cuộc sống hàng ngày.
09/11/2021(Xem: 5438)
Điều đầu tiên chúng ta nhận thức vật chất, phải thông qua cơ thể của chính mình. Thậm chí có thể nói rằng, con người biết đến sự tồn tại của ý thức, thông qua cảm giác của thân thể. Ảnh hưởng của thân thể lên ý thức là điều hiển nhiên, giống như sự khó chịu và đau đớn do bệnh tật gây ra, khiến chúng ta nhận thức được sự tồn tại khách quan của tứ khổ sinh, lão, bệnh, tử.
18/06/2021(Xem: 12000)
Tác phẩm này là tuyển tập 7 bài pháp thoại của tôi trong các khóa tu thiền Vipassanā tại chùa Giác Ngộ và một số nơi khác. Kinh văn chính yếu của tác phẩm này dựa vào kinh Tứ niệm xứ thuộc kinh Trung bộ và kinh Đại niệm xứ thuộc kinh Trường bộ vốn là 2 bản văn quan trọng nhất giới thiệu về thiền của đức Phật. Thiền quán hay thiền minh sát (Vipassanā bhāvanā) còn được gọi là thiền tuệ (vipassanāñāṇa). Giá trị của thiền quán là mang lại trí tuệ cho người thực tập thiền. Minh sát (vipassanā) là nhìn thẩm thấu bằng tâm, nhìn mọi sự vật một cách sâu sắc “như chúng đang là”, hạn chế tối đa sự can thiệp ý thức chủ quan vào sự vật được quan sát, khi các giác quan tiếp xúc với đối tượng trần cảnh. Khi các suy luận dù là diễn dịch, quy nạp, tổng hợp, phân tích… thoát ra khỏi ý thức về chấp ngã chủ quan và chấp ngã khách quan, lúc đó ta có thể nhìn sự vật đúng với bản chất của chúng. Cốt lõi của thiền quán là chính niệm trực tiếp (satimā) và tỉnh giác trực tiếp (sampajāno) với đối tượng
11/10/2020(Xem: 14912)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 15347)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.” Bồ đề là tâm, trần ai bắt nguồn từ cuộc sống, dùng trí tuệ của Thiền để quét sạch, vậy trời đất sẽ tự nhiên bình yên, thanh tịnh.
28/08/2020(Xem: 12739)
Thiền là một lối sống, một dòng suối thuần khiết trong trần thế đa tạp và là thứ ánh sáng kỳ diệu nơi thế tục. Hãy trải nghiệm cuộc đời bằng tâm Thiền, tìm ra những điều tốt đẹp chân chính trong cuộc sống với lòng Bồ Đề, trái tim Bát nhã và tâm Thiền của chúng ta. “Cuộc sống chính là Thiền”, chúng ta phải hiểu ra đạo Thiền trong cuộc sống. Xa rời thế tục để cầu Thiền bái Phật chẳng khác nào “bắt cá bằng cọc đa”, không thể nào chứng ngộ. Giống như tổ thứ 6 thiền sư Huệ Năng nói: “Bồ đề bổn vô thụ, Minh kính dịch phi đài. Bổn lai vô nhất vật, Hà xứ nhạ trần ai.”
17/04/2020(Xem: 5800)
Cuộc họp ngắn của nhóm chuyên gia y tế vào ngày 27/3/2020, bắt đầu với một chiếc máy ảnh lung linh và thô sơ. Vào ngày 31/3/2020, Tiến sĩ bác sĩ Phật tử James Maskalyk mở đầu bằng một bản tóm tắt nhanh về tình hình hiện tại của Covid-19: đã lây lan ở khắp mọi nơi trên thế giới.
13/04/2020(Xem: 5992)
Quý bạn cảm thấy mình có lo lắng, thậm chí chán nản hay cô đơn trong mối quan hệ của mình phải không? Tất cả chúng ta đều trải qua những thử thách và xung đột trong cuộc hôn nhân của mình lúc này hay lúc khác. Như Giáo sư Tiến sĩ Phật tử John Gottman giải thích, việc liên tục xử lý các vấn đề đang diễn ra có thể dẫn đến “tình trạng bế tắc” (gridlock) không thoải mái và cảm giác rằng quý bạn đang quay cuồng như bánh xe và không tới đâu. Chìa khóa để cởi mở “tình trạng bế tắc” là hiểu hơn về những gì đối tác của quý bạn và cảm nhận – nhưng làm thế nào?
30/07/2019(Xem: 7325)
* “Tuyên ngôn Venise của UNESCO nói: “Khoa học hiện đại đã tiến đến một biên giới, nơi đó SỰ GẶP GỠ của khoa học Tây phương với minh triết truyền thống tâm linh Đông phương là điều tất yếu. Sự gặp gỡ chắc chắn xảy ra đó sẽ đem lại cho nhân loại MỘT NỀN VĂN MINH MỚI”. (Báo Giác Ngộ số 15/1991). -- * - “Sự chuyển y (đột chuyển) tâm thức gắn liền với sự chuyển hoá não, tạo ra phẩm chất mới cho nhãn quan tinh thần. Chuyển y xuất sinh đốn ngộ. - Lời giảng nhằm giúp người nghe hiểu về lí đạo lí thiền, lời đó chỉ có “phẩm chất giảng sư” (vì “hiểu về” khác với “thấy biết trực tiếp”). Lời chỉ thẳng nhằm giúp người nghe (đã từng dò tìm tự tâm) tự thấy lại tâm mình (không suy nghĩ, đốn kiến), lời đó mang “phẩm chất thiền sư” đích thực. Ví dụ: “Vô niệm, niệm tức chánh”, đây là lời nói mang “phẩm chất thiền sư” đích thực, giúp người nghe trực ngộ và tự ấn chứng (vì không thể suy nghĩ để hiểu câu nói này)”. (https://quangduc.com/a34369/thien-ngon).
03/06/2019(Xem: 6955)
Thực hành thiền đánh thức niềm tin của chúng ta rằng trí tuệ và từ bi mà chúng ta cần đã có sẵn trong chúng ta rồi. Theo Pema Chodron cho biết Thiền giúp chúng ta tự biết mình: những phần thô và những phần tế của chúng ta, tham, sân, si và trí tuệ. Lý do mà con người làm hại người khác, lý do mà hành tinh này bị ô nhiễm và con người và thú vật không sống khỏe mạnh, là vì hiện nay các cá nhân không biết, không tin hay không yêu thương đủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]