Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Giai đoạn trau dồi thiện tâm

01/05/201114:28(Xem: 3458)
1. Giai đoạn trau dồi thiện tâm

CON ĐƯỜNG TÂY PHƯƠNG
Tịnh Sĩ biên soạn


CON ĐƯỜNG TÂY PHƯƠNG

Tất cả các pháp đều do tâm biến hiện ra. Ta bà hay Phật cảnh đều do tâm mà thành, chúng sinh hay Phật đều từ tâm mà có,… Tâm vốn không, chư Phật và chúng sinh cũng không. Tâm là huyễn, Phật và chúng sinh cũng huyễn. Một là huyễn thì tất cả đều huyễn, một là không thì tất cả đều không. Không mà huyễn, huyễn mà không, ấy là tướng thật của vạn pháp.

Ta bà hay Tịnh độ đều chẳng ngoài tâm. Cả hai đều là không, cả hai đều là huyễn, là huyễn mà không, là không mà huyễn. Tất cả đều đồng nhất là giả tướng của huyễn. Tất cả đều vô biệt ở đường thể không. Thế nên Ta bà không thì Tịnh độ cũng không, Ta bà huyễn thì Tịnh độ cũng huyễn; nghĩa là xét thể tánh thì tất cả đều không, nhìn ở giả tướng thì tất cả đều huyễn hữu, và khởi huyễn hữu tâm thì huyễn hữu sinh huyễn hữu Ta bà hay Tịnh độ.

Từ vô thỉ đến nay, chúng sinh luôn luôn khởi tâm và bởi tâm đó mà có ra các cảnh giới. Tâm địa ngục thành cõi địa ngục, tâm con người xây dựng thế giới loài người, tâm Phật kiến tạo cõi Phật.

Nếu thấy được con người là không thì thấy chư Phật cũng không. Còn đã bảo loài người hiện có thì phải nhận cõi Phật cũng có, tức là có thế giới con người thì có cảnh giới Phật, có Phật A Di Đà, có Tịnh độ Tây phương.

Có con người, có chư Phật, có cõi người, có cõi Phật, có trầm luân, có giải thoát, có vãng sinh có thành Phật, …

Là chúng sinh giác ngộ muốn trở về với sự sáng suốt chân thật, thành tựu Bồ đề, chứng Chánh Đẳng Giác, chúng ta không thể không đi theo con đường của chư Phật, rèn luyện tâm hồn bằng sự thực hành tu tập.

Trong các đường lối pháp môn tu thành Phật, pháp môn niệm Phật là con đường thẳng tắt nhất, và trong các phương pháp niệm Phật giải thoát, phương pháp trì niệm hồng danh A Di Đà Phật cầu sinh Tây phương Cực lạc là dễ dàng nhất. Với pháp môn này, hành giả chỉ cần có niềm tin vững chắc, thành thật nguyện sinh Tây phương và thường xuyên trì niệm hồng danh đức Phật A Di Đà, thực hành chuyên cần và thuần thục, hành giả sẽ vãng sinh về thế giới Cực lạc của Phật A Di Đà khi mãn báo thân người. An trú trong cảnh giới thuần tịnh, giải thoát này, mỗi vị đã được sinh về sẽ khai phát sự giác ngộ, chứng bất thối chuyển và cuối cùng thành Phật. Tùy trình độ tâm linh của mỗi vị, sự khai phát ấy có nhanh chậm khác nhau.

Đó là đường lối của pháp môn thẳng tắt dễ dàng niệm hồng danh A Di Đà Phật. Tuy nhiên, trên phương diện thực hành, hành giả cần phải biết rõ cách thức ứng dụng tu tập, có vậy sự dụng công phu tu tập mới thu được kết quả tốt đẹp, bằng chẳng thấu suốt cách dụng công thì sự thực hành phải gặp nhiều chướng ngại, tốn nhiều công sức và kết quả không như ý nguyện.

Tây phương Cực lạc là cảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnh là vô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian. Như vậy, muốn về Tây phương Cực lạc, hành giả cần phải có tâm thanh tịnh giải thoát, thuần thiện ly thế gian.

Tâm thanh tịnh hay tâm thuần thiện trong sạch là tâm dứt bặt mọi phiền não ác nghiệp nhiễm ô. Tâm giải thoát hay tâm ly thế gian là tâm không còn vương mang ái dục phàm phu thế tục.

Tóm lại, muốn chắc chắn vào được cảnh giới Tây phương Tịnh độ, hành giả phải rèn luyện thành thục tâm mình đến chỗ thánh thiện không còn ái dục nhiễm ô.

Để được như thế về thực hành, hành giả cần tu tập theo trình tự ba giai đoạn:

1. Giai đoạn trau dồi thiện tâm
2. Giai đoạn rèn tâm giải thoát
3. Giai đoạn chuyên tu niệm Phật, thành tựu niệm Phật tam muội.

I. Giai đoạn trau dồi thiện tâm

Giai đoạn này cũng là giai đoạn gột rửa tâm hồn, vì ở giai đoạn này, hành giả dùng mọi phương tiện để giải trừ tất cả tập khí xấu ác của bao đời trước (kiếp trước) giúp tâm trở nên trong sạch hiền thiện, đảm bảo không sa vào ác đạo.

Cũng gọi là giai đoạn nuôi dưỡng đức hạnh. Hành giả song song với việc xả ác, luôn luôn rèn luyện, dưỡng nuôi tất cả các phẩm hạnh thanh cao, các đức tính quý báo để chuẩn bị cho việc tu tập giải thoát, đảm bảo đường tu không bị chướng ngại.

Đây là giai đoạn rất quan trọng, là căn bản của mọi sư tu hành giống như nền móng của căn nhà, nếu không trải qua một sự tu tập thuần thục vững chắc ở giai đoạn này, thì mọi sự tu tập giải thoát nào khác đều bị thất bại.

Không gột rửa tâm trở nên hiền thiện, cứ để mầm ác ẩn tàng trong tâm thức thì khó tránh khỏi lạc vào tà đạo. Một khi đủ duyên, ý ác sinh khởi, nó sẽ biến mọi Phật sự thành ma sự, phá hoại tất cả các công đức lành.

Nếu không rèn luyện đức hạnh, cứ để các thói quen xấu như dễ xao động, dễ thối lui, thiếu nhẫn nhục, thiếu khiêm tốn, hòa hợp,… thì khó tránh sự gẫy đổ và các chướng ngại trên đường tu tập khiến không thành tựu kết quả.

Bởi chúng ta từ vô thỉ đến nay đã huân tập vô số chủng tử bất thiện, chúng luôn luôn ẩn tàng trong tâm, mỗi khi đủ duyên, chúng sẽ khởi dậy, giống như các hạt giống cỏ dại trong nền đất lặng lẽ, khi đủ điều kiện nước, ánh sáng,… liền tự mọc mầm.

Những chủng tử bất thiện như tham lam, ích kỷ, gian xảo, sân hận, thù hiềm, ganh ghét, đố kỵ, phá hoại, đam mê, điên đảo, ngã mạn, khinh người, không nhận lỗi, chê thiện, vui ác,… chúng là nguyên nhân gây ra các tội lỗi, lôi kéo chúng sinh vào ba đường ác, chúng liên kết với nhau khiến hành giả bỏ mất đạo tâm.

Như tu hành còn tham danh tất thường khoe khoang, gặp người hơn mình thì ghen tỵ, dèm chê, tìm cách hại danh dự người,… tâm hồn cứ loanh quanh vấn đề danh dự. Mọi việc làm đều do tâm cầu danh sai sử, trở thành bè đảng của ma, dù có làm việc thiện cũng là ma sự. Khi bị trái ý tổn hại đến danh dự mình thì trở nên sân hận, hiềm thù. Điều ác còn chưa đoạn được thì mong gì thành tựu giải thoát.

Hoặc tu đạo mà ôm lòng ngã mạn, tự cao tự đại, xét lỗi người, đối trên bất kính, nhìn xuống khinh thường, chẳng học hỏi người, chẳng sửa lỗi mình. Như vậy tâm hồn chỉ chứa đựng đầy thứ xấu xa tội lỗi, khó vươn tới chỗ thanh cao đạo đức. Há có thể giải thoát sinh tử?

Bên cạnh những chủng tử bất thiện ấy, con người chúng ta còn có rất nhiều thói quen không tốt như thiếu bền chí, thiếu cam nhẫn, không tri túc, lười biếng, ỷ lại, đa ngôn, hấp tấp, không tự tin, không chú tâm, không chuyên nhất, hí luận, trạo cử, cố chấp, hơn thua, sợ hãi,… Trong đời sống tu hành không ai tránh khỏi những khó khăn do nghiệp chướng hoặc ngoại cảnh đưa đến, đồng thời công phu giải thoát cũng đòi hỏi hành giả phải có một nhân cách hoàn hảo. Nếu còn những thói quen không tốt thì trên đường tu tập, hành giả khó vượt qua chướng duyên, khó đạt đến chỗ giải thoát trọn vẹn. Do đó, bước vào con đường giải thoát, muốn có sự vững chắc và nhẹ tiến, trước tiên hành giả phải thanh lọc tâm mình, rèn trau đức hạnh. Đây chính là chỗ nói: “Muốn tu tiên đạo trước tu nhân đạo”, hoặc “Nhân đạo bất tu, tiên đạo viễn hỷ” ấy vậy.

Tu dưỡng thiện tâm, hành giả phải thông suốt nhân quả nghiệp báo, biết rõ ràng tất cả đều do duyên sinh, phân biệt thế nào là thiện ác ngay trong mỗi điều giới luật nhỏ nhặt và phải thấy tầm quan trọng của nó.

Hành giả phải thường xuyên tìm xét lỗi mình, ở mỗi hành động, lời nói và ý nghĩ do mình khởi ra, đều phải thành thật nhận biết tính chất thiện ác, hay dở, lợi hại, đúng sai của nó. Thấy ác, sai dở thì lập tức xả bỏ; thấy thiện, đúng hay thì cố gắng hành thêm. Bởi có thấy được lỗi của mình thì mới lo tu sửa, càng thấy mình nhiều lỗi lầm khuyết điểm, tâm càng thêm hỗ thẹn, càng tinh tấn rèn luyện học hỏi tu tập. Hành giả chỉ nên chú ý lỗi mình, không nên tìm xét lỗi người, không nghĩ xấu về người, … Vì xét lỗi người, nghĩ xấu về người sẽ làm tâm hành giả chất chứa thêm nhiều điều bất thiện. Trong mọi việc sai trái, phải thấy có lỗi mình trong đó.

Song song với việc xét lỗi mình, hành giả phải chú ý điều hay của người, tìm học các gương sáng, các đức tính quý giá của những bậc tiền bối, của chư thánh hiền và của tất cả chư Phật. Luôn luôn chiêm nghiệm tưởng nhớ công đức, đạo hạnh của các Ngài, để các đức tính quý báo ấy thâm nhập mạnh mẽ trong tâm thức, làm tiêu hoại những chủng tử nhiễm ô đã huân tập từ vô thỉ.

Do đó, ở giai đoạn này, hành giả có thể tập tu: đọc kinh, sám hối, lễ Phật, niệm Phật, suy tư, đọc sách, làm phước thiện,…

Đối với tất cả các việc thiện, hành giả phải sốt sắng vui vẻ thực hành, tùy theo khả năng mà làm, không nên vì lười biếng mà bỏ qua. Dù là việc nhỏ nhặt cũng không được coi thường, sẵn sàng xả thân cho các việc thiện ấy. Tâm say mê với việc lợi mình lợi người, có như thế những chủng tử xấu ác mới không còn dịp sinh khởi. Hành giả phải làm với tâm niệm trưởng dưỡng thiện căn và lợi ích chúng sinh, không nên làm vì lợi ích cá nhân, thỏa mãn tính hiếu thắng cầu danh dự và tình cảm. Được như vậy, việc hành thiện mới không bị chướng ngại khi gặp khó khăn, mới không phát sinh phiền não khi gặp điều trái ý và không trở thành ma sự khi mình được lợi. Tùy theo nghiệp chướng của người và của mình mà làm thiện cho phù hợp, nhằm đoạn trừ ác nghiệp. Tham xẻn thì thường bố thí buông xả, khuyên người thí xả, tưởng niệm nhân quả phước điền vị tha; nghiệp sân độc thì nói lời lành, gần người hiền đức, tập nhu hòa, tưởng niệm từ bi, nhẫn nhục; nghiệp si mê tà kiến thì lo đọc kinh, nghe pháp, khuyên người học chánh pháp, bố thí kinh điển, cung kính bậc trí tuệ,…

Tóm lại, làm thiện theo nhân duyên như tùy bệnh cho thuốc, bệnh gì thuốc nấy sao cho người mình trở nên thiện lành.

Mỗi một cảnh duyên thuận nghịch nào đưa đến, hành giả cần nên nghĩ tưởng “đó là do nghiệp quả của mình chiêu cảm và theo nghiệp mà thay đổi”. Hành giả không trốn tránh, không say đắm, bình thản đón nhận. Thường hay quán sát nhân quả của mình trong mọi hình thức sinh hoạt hằng ngày, hành giả sẽ giữ được sự an bình, tự chủ và sáng suốt khi đối diện với gió đời vui buồn, vinh nhục … Giai đoạn này, hành giả không được để tâm ngừng nghỉ mà phải thường xuyên vận dụng nó, nhờ nó quán xét suy tư sự thật của cuộc đời theo ánh sáng chân lý, khiến tâm thức thấm nhuần đạo pháp.

Điều nên chú ý là khi thấy mình có nhiều lỗi lầm khó sửa đổi cũng không được bi quan buồn chán. Hãy nghĩ rằng “chúng sinh ai cũng có lỗi, nghiệp chướng nào cũng khó trừ, chỉ cần cố gắng, tất cả đều có ngày cùng tận, tánh xấu có lúc phải hết”.

Ngay thấy mình có các lỗi lầm, hành giả phải suy xét nguyên do sinh ra lỗi ấy, sự lợi hại của nó và xả bỏ nó. Biết rõ các lỗi lầm như thế, hành giả sẽ dễ dàng dứt khoát đoạn trừ, đoạn trừ ngay tận gốc của nó. Hành giả không nên sợ hãi đối mặt với tính xấu của mình, dù nó đê tiện cũng nhắm ngay nó mà quan sát phân tích cho thấu đáo, sau đó mới dứt khoát quên đi để rèn luyện đức tính ngược lại nó. Vì khi thấu triệt rồi, không cần nghĩ đến nó nữa, cứ tưởng niệm pháp thiện thường xuyên thì các nghiệp ác ấy sẽ dần dần tiêu mất.

Ví dụ thấy mình còn sân hận, biết rõ là mình chấp ngã, tham danh, cố chấp sự tướng… Thấy sự lợi hại của việc sân hận là thỏa mãn bản ngã, phá tiêu thiện tâm công đức, khổ mình, khổ người, chiêu cảm ác báo… Nhận biết nếu đoạn dứt được sân hận thì tâm hồn luôn an lạc, thiện tâm tăng trưởng, thiện nghiệp phước thiện tăng mãn, đưa đến giải thoát sinh tử… Quan sát thường xuyên như thế, nghiệp sân sẽ bị mất gốc, hành giả trở nên an tâm, không còn theo đuổi niệm sân hận. Bấy giờ hành giả cứ chuyên tâm niệm tưởng đức từ bi của chư Phật thánh hiền, hoặc nguyện cầu chúng sinh đều sống từ bi. Không nhớ nghĩ đến chuyện sân hận của mình nữa, nhưng mỗi khi vừa muốn sân thì phải trực nhận liền, rồi phát tâm từ bi thông cảm khiến nó tiêu tan. Đối trị nghiệp tham đắm, ích kỷ, ngã mạn, cố chấp…cũng phải quan sát và khéo léo tu tập như thế. Được như vậy mới gọi là lấy gươm trí tuệ đoạn trừ nghiệp chướng hay biến phiền não thành Bồ đề vậy.

Rèn luyện tánh hạnh tốt, hành giả phải thực hiện ngay nơi việc mình làm hằng ngày, dù là việc nhỏ nhặt cũng phải làm trong ý thức tu tập.

Như rèn luyện “bền chí” thì ngay nơi các việc làm, dù đơn giản hay khó khăn, lớn hay nhỏ phải thực hành chu đáo tới nơi tới chốn. Ví dụ: xách nước vào lu, xách đến khi đầy lu mới thôi; quét sân thì quét giáp sân mới nghỉ mà không bỏ dở nửa chừng. Việc khó khăn lớn nhỏ đều bền chí tới cùng như vậy. Ngay nơi việc nhỏ nhặt tập luyện được, lâu ngày sẽ thành thói quen. Về sau này gặp việc khó khăn quan trọng mới có thể kiên tâm đến đích.

Xả trừ thói quen hấp tấp loạn động, rèn hạnh từ tốn thung dung cũng ngay nơi sinh hoạt hằng ngày, không gián đoạn ở thời khắc nào. Đi đứng nằm ngồi, nói năng làm việc, nhất nhất đều thong thả cẩn thận.

Rèn luyện nhẫn nhục, tinh tấn, hỷ xả, hòa hợp, tự chủ, chuyên tâm … cũng thế.

Tóm lại, hành giả phải coi tất cả các hoạt động thường ngày là môi trường rèn trau đức hạnh của mình. Mọi lời nói, cử chỉ đều cần phải chú tâm luyện tập cho được tốt đẹp, ý nghĩa là tu trong mọi lúc, mọi nơi.

Hành giả cũng thường nên khởi các lời nguyện cầu để trưởng dưỡng thiện tâm đến chỗ hoàn mỹ. Như nguyện tất cả chúng sinh đều được an lành, nguyện tất cả chúng sinh đều được thanh tịnh, nguyện tất cả chúng sinh đều sống hỷ xả, từ bi, nguyện tất cả chúng sinh đều được giải thoát… hoặc khởi các lời nguyện như các vị Bồ tát trong kinh Hoa Nghiêm thường phát nguyện như thế. Những chủng tử lành thấm sâu nơi tâm thức hành giả sẽ tôi luyện tâm hồn thuần tịnh cao thượng, tràn đầy từ bi, dứt bặt ác nghiệp, giống như ly tách có mùi hôi, nay đựng đầy một thứ rất thơm tho ngon ngọt, ly tách liền trở nên thơm tốt vậy.

Giai đoạn này chú trọng việc tu thiện, chỉ lo bồi dưỡng thiện tâm, không quan tâm đến sự phan duyên động niệm hay đoạn tuyệt ái dục, do đó, hành giả còn nhiều ý niệm ái dục và thiếu định tâm. Tuy vậy, hành giả không nên lo sợ, cứ phát khởi tâm lành cho đến khi tâm tràn đầy từ bi, không còn ác nghiệp phiền não và thành tựu các đức hạnh cần yếu cho việc tu tập giải thoát, có điều là tránh các duyên làm tâm ái dục thêm mạnh, hoặc các duyên làm tâm khó định tỉnh để giữ gìn đạo tâm mà thôi.

Khi nào hành giả nhận thấy tâm mình đã đạt được sự hài hòa, đối với các cảnh thuận nghịch đều giữ được sự trong sạch không phiền não ác niệm và các đức tánh khiêm tốn, bền chí, nhẫn nhục, giản dị, hòa hợp, chuyên tâm, cần mẫn, trang nghiêm, kham khổ, cầu tiến, rộng lượng, từ ái, vị tha, bình tĩnh, hỷ xả, tự tin, tự chủ, chú tâm, chuộng thiện, tàm quý, tri túc, an bần, chân thật, lạc quan, thanh tịnh, xả ác, ẩn đức, kính nhân, trọng đạo… đều đã được rèn luyện vững chắc, bây giờ có thể xem như thành tựu giai đoạn tu dưỡng thiện tâm này. Hành giả đã đủ khả năng đi vào con đường giải thoát.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/05/2011(Xem: 9021)
Lâu nay, nhiều người được đọc một bài viết nhan đề: “Lời tự thú của một Sư Cô”[1] được phổ biến rộng rãi trên mạng lưới thông tin điện tử và báo giấy tiếng Việt toàn cầu. Đây là lời “tự thú” của một nữ tu sĩ Phật giáo, 50 tuổi đời và có hơn 30 năm tuổi đạo. Tuy lai lịch thực hư của tác giả chưa được xác định rõ ràng, nhưng người viết đã nói lên hai vấn đề được đề cập khá rộng rãi và thường xuyên trong sinh hoạt đạo Phật từ xa xưa đến bây giờ: Trí tuệ và Pháp môn... Đạo là con đường mà đạo Phật là con đường đi đến giác ngộ. Có vô số cách đi trên con đường ấy – vô lượng pháp môn tu – tùy theo căn cơ, tính giác của từng cá thể...
01/05/2011(Xem: 7034)
Tây phương Cực lạc là cảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnh là vô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
30/04/2011(Xem: 8376)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
23/03/2011(Xem: 4913)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
18/03/2011(Xem: 9759)
Khi một hành giả tu Tịnh độ chuyển hoá tận gốc rễ tham ái, hận thù và si mê, gieo trồng vạn thiện công đức: phụng sự xã hội và con người trên tinh thần vô ngã vị tha thì việc sanh về Tây phương không cònquan trọng nữa. Lúc ấy, hành giả đang sống trong cõi Ta Bà với chất lượng cuộc sống của Tịnh độ. Nói cách khác, với chất liệu và chất lượng cuộc sống như vừa nêu, hành giả có mặt ở đâu thì nơi đó được xem là Tịnhđộ trần thế. Sau khi phân tích kinh, tác giả đã khẳng định không có yếu tố tha lực trong kinh A-di-đà, dầu chỉ là nghĩa ám chỉ
18/01/2011(Xem: 3206)
Sáng nay trên những con đường còn băng giá Tôi chợt thấy mùa xuân trên vạn cánh sen hồng tía… Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trứơc mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại. Cả cảnh vật như chìm trong mầu sáng tinh khôi của mùa đông băng giá. Trong giây phút đó mọi vât dường như ngừng lại, như từ vô thủy chưa bao giờ thay đổi. Dù thực hay mộng ảo, giửa cỏi này hay cỏi kia có gì khác không? Giòng tâm tư tôi không ngừng tại đó, vẩn cuồn cuộn, vẩn trôi chẩy như từ kiếp nào, giửa bờ thực hư đó, theo thói quen của cuộc sống hiện tại tôi đưa tay nhấn nút, bổng lời đối đáp giữa Jhon Blofeld và thiền sư Hư Vân vang lên
17/01/2011(Xem: 3153)
Chúng ta thấu hiều Tịnh Độ này như thế nào hiện nay? Có phải thật sự có một nơi chốn đặc biệt khác hơn thế giới này mà chúng ta đi đến sau khi chết, một cõi Tịnh Độ của hòa bình và an lạc? Có phải những người thông thường, phần lớn tin rằng sự tín thành trì danh Niệm Phật sẽ bảo đảm cho sự thâm nhập vào một loại Tịnh Độ nào đấy sau khi chết – bất cứ nơi nào có thể là? Có lẻ những người Phật tử thông minh, theo sự hướng dẫn của Thân Loan Thánh Nhân thấu hiểu rằng Tịnh Độ hoàn toàn không phải là một nơi chốn thật sự, mà căn bản là một biểu tượng cho một thể trạng khác biệt của tâm thức, nhưng một khái niệm như thế có gây sự chú ý và có thể được chấp nhận bởi những hành giả thông thường của Tịnh Độ Chân Tông hay không?
31/12/2010(Xem: 2738)
1/ Tịnh Độ tông là Đại thừa. Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà tiểu bản)thì nhiều kinh của Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Bi Hoa….và các luận Đại thừa Khởi Tín, Luận Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí giả….và các Bồ tát khởi xướng các tông chính của Đại thừa như Trung Đạo, Duy thức và Mật giáo đều có chỉ dạy và hâm mộ Tịnh Độ.
04/12/2010(Xem: 2779)
Đại thừa Phật giáo đối với việc tự cầu giác ngộ của Tiểu thừa Phật giáo mà nói, thì chẳng những tự độ mà còn chuyên chở hết thảy chúng sinh đến Niết Bàn giác ngạn.
11/11/2010(Xem: 4766)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới. Đây là một vấn đề trọng đại, là “một đại sự nhân duyên” mà Phật nói trong kinh Pháp Hoa; đức Thế tôn trong rất nhiều kinh luận Đại thừa không kể là trên lý luận hoặc phương pháp không có chỗ nào không lấy đó làm mục tiêu tối hậu. Nhưng Phật pháp truyền đến ngày nay, y cứ theo cách ghi chép của người Trung quốc đã trải qua ba ngàn năm, và theo cách tính của các nước khác thì cũng trên hai ngàn năm trăm năm. Pháp truyền qua thời gian dài như thế sẽ không tránh khỏi sanh ra tệ đoan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]