Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật

05/03/201212:55(Xem: 15824)
Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật
Bốn Mươi Tám Pháp Niệm Phật
Thuật giả: Giang Đô Trịnh Vi Am
Dịch giả: Sa môn Thích Tịnh Lạc

adida

Mục Lục

Kệ khai chuỗi

Thay lời tựa

1. Niệm Phật nên giữ ý căn

2. Niệm Phật nên gìn khẩu nghiệp

3. Niệm Phật phải chỉnh thân nghiệp

4. Niệm Phật lần chuỗi

5. Niệm lớn tiếng

6. Niệm nhỏ

7. Niệm thầm

8. Mặc niệm

9. Điều hòa hơi thở

10. Tùy phận

11. Chỗ nào cũng niệm Phật được

12. Niệm Phật có định thời hay không

13. Có đối trước tượng hay không trong khi niệm Phật

14. Niệm Phật trong lúc bận rộn

15. Lúc nhàn rỗi nên niệm Phật

16. Người sang giàu phải nên niệm Phật

17. Kẻ nghèo hèn cũng nên niệm Phật

18. Tịnh tế niệm Phật

19. Lão thật niệm Phật

20. Được điều vui mừng, nhớ niệm Phật

21. Hứa nguyện niệm Phật

22. Niệm Phật để cầu cởi mở

23. Hổ thẹn tự gắng niệm Phật

24. Khẩn thiết niệm Phật

48 Pháp niệm Phật (Tiếp theo từ 25 - 48)

25. Cúng dường niệm Phật

26. Niệm Phật để báo ân cha mẹ

27. Bố thí bằng cách niệm Phật

28. Tự tâm niệm, tự tâm nghe

29. Niệm Phật trong tiếng niệm

30. Niệm Phật trong ánh sáng của tự tâm

31. Niệm Phật trong thể của tự tâm

32. Không dứt

33. Không tạp

34. Không dừng

35. Tức thiền tức Phật

36. Tức giới tức Phật

37. Tức giáo tức Phật

38. Không trì mà trì

39. Trì mà không trì

40. Cô thân niệm Phật

41. Kết kỳ niệm Phật

42. Tụ hội niệm Phật

43. Niệm Phật để thành tựu cho người

44. Khi có tai nạn nên niệm Phật

45. Niệm Phật trong lúc chiêm bao

46. Niệm Phật trong lúc bịnh

47. Phút lâm chung nên niệm Phật

48. Phát nguyện sám hối niệm Phật.

Kệ Khai Chuỗi

Tay lần trăm tám hột châu,

Dứt trừ tội lỗi, buồn rầu tiêu tan,

Xa lìa khổ ác ba đàng,

Thế gian phiền lụy hóa toàn liên hoa.

Ái hà ngàn thước sóng xao,

Muôn trùng biển khổ lấp đầu than ôi!

Muốn cho khỏi kiếp luân hồi,

Phải mau gấp niệm Nam mô Di Đà.

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT

Thay Lời Tựa

Tôi đã biết niệm Phật từ khi còn bé, vì gia đình cha mẹ đã tu pháp môn Tịnh độ trước khi sinh ra tôi. Nhưng từ trước đến giờ, tôi chưa được gặp tập sách nào chỉ đến phương pháp niệm Phật đầy đủ như tập này. Để cho người tu niệm đỡ thắc mắc khi không biết mình phải thật hành cách nào cho có kết quả và phải xoay sở ra sao khi gặp phải chướng ngại trên bước đường tu niệm, nên tôi xin kính dịch để giúp phần phương tiện cho những bạn tu Tịnh độ, tùy hoàn cảnh, căn cơ mà thực hành hầu dễ thu hoạch kết quả mong muốn.

Về lợi ích và giới thiệu Pháp môn Tịnh độ, ở đây tôi xin không đề cập, vì đã có rất nhiều bản nói đến rồi. Vậy tôi cũng xin như thuật giả, là đi ngay vào những phương pháp thực hành mà thôi.

Để làm dễ và rộng một phần nào sự tìm hiểu của các bạn đồng tu, sau mỗi pháp, nếu có chỗ nào chưa rõ ràng lắm, hoặc quá gọn tắt, tôi xin có lời giải thích (theo sở hiểu của tôi) và một vài lời bàn giải để làm sáng tỏ cho phương pháp mà thuật giả đã trình bày.

Nhưng dù thế nào cũng sẽ không tránh khỏi ít nhiều thiếu sót, kính mong các bực cao minh và các Liên hữu bốn phương vui lòng bổ chính cho, thật tôi muôn phần cảm tạ.

Trong 48 pháp này, tùy phương tiện, hoàn cảnh, trình độ, có thể tùy nghi, không nhứt thiết bắt buộc phải thực hành tất cả. Pháp này khó kết quả, hoặc không hợp, ta hãy đổi sang pháp khác, điều cốt yếu, làm sao cho được “Nhất tâm bất loạn" tức “Niệm Phật Tam muội” là mục đích.

Kết quả tốt đẹp sẽ đến với chúng ta, khi chúng ta biết cách thực hành cho đúng mức.

Kính cầu nguyện ánh bi quang của đức Phật A Di Đà soi sáng tự tánh Di Đà của chúng ta và khi mãn duyên kiếp khổ lụy Ta bà, chúng ta sẽ được thừa nguyện lực của Ngài, đồng được vãng sanh về cảnh giới an lạc.

Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật

Chùa Thiền Tôn, mùa Hạ năm Quí Mão (1963)

Liên Tử Tịnh Lạc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/05/2011(Xem: 7034)
Tây phương Cực lạc là cảnh giới thanh tịnh giải thoát. Thanh tịnh là vô nhiễm là thuần thiện, giải thoát là vượt ngoài ba cõi, vượt ngoài ba cõi là xả ly thế gian.
30/04/2011(Xem: 8376)
"Văn hóa Tịnh độ" được thiết lập theo các quy chuẩn, giá trị vật chất và tinh thần nhất định. Thứ nhất, đây là cảnh giới không có khổ đau, chỉ có hạnh phúc...
23/03/2011(Xem: 4913)
Từ ngàn năm trước cho đến tận ngàn sau, sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật vẫn vang dội mãi trong tâm thức đi về của Đạo Phật Việt, như một năng lực cứu độ nhiệm mầu cho chúng sanh...
18/03/2011(Xem: 9759)
Khi một hành giả tu Tịnh độ chuyển hoá tận gốc rễ tham ái, hận thù và si mê, gieo trồng vạn thiện công đức: phụng sự xã hội và con người trên tinh thần vô ngã vị tha thì việc sanh về Tây phương không cònquan trọng nữa. Lúc ấy, hành giả đang sống trong cõi Ta Bà với chất lượng cuộc sống của Tịnh độ. Nói cách khác, với chất liệu và chất lượng cuộc sống như vừa nêu, hành giả có mặt ở đâu thì nơi đó được xem là Tịnhđộ trần thế. Sau khi phân tích kinh, tác giả đã khẳng định không có yếu tố tha lực trong kinh A-di-đà, dầu chỉ là nghĩa ám chỉ
18/01/2011(Xem: 3206)
Sáng nay trên những con đường còn băng giá Tôi chợt thấy mùa xuân trên vạn cánh sen hồng tía… Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trứơc mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại. Cả cảnh vật như chìm trong mầu sáng tinh khôi của mùa đông băng giá. Trong giây phút đó mọi vât dường như ngừng lại, như từ vô thủy chưa bao giờ thay đổi. Dù thực hay mộng ảo, giửa cỏi này hay cỏi kia có gì khác không? Giòng tâm tư tôi không ngừng tại đó, vẩn cuồn cuộn, vẩn trôi chẩy như từ kiếp nào, giửa bờ thực hư đó, theo thói quen của cuộc sống hiện tại tôi đưa tay nhấn nút, bổng lời đối đáp giữa Jhon Blofeld và thiền sư Hư Vân vang lên
17/01/2011(Xem: 3154)
Chúng ta thấu hiều Tịnh Độ này như thế nào hiện nay? Có phải thật sự có một nơi chốn đặc biệt khác hơn thế giới này mà chúng ta đi đến sau khi chết, một cõi Tịnh Độ của hòa bình và an lạc? Có phải những người thông thường, phần lớn tin rằng sự tín thành trì danh Niệm Phật sẽ bảo đảm cho sự thâm nhập vào một loại Tịnh Độ nào đấy sau khi chết – bất cứ nơi nào có thể là? Có lẻ những người Phật tử thông minh, theo sự hướng dẫn của Thân Loan Thánh Nhân thấu hiểu rằng Tịnh Độ hoàn toàn không phải là một nơi chốn thật sự, mà căn bản là một biểu tượng cho một thể trạng khác biệt của tâm thức, nhưng một khái niệm như thế có gây sự chú ý và có thể được chấp nhận bởi những hành giả thông thường của Tịnh Độ Chân Tông hay không?
31/12/2010(Xem: 2739)
1/ Tịnh Độ tông là Đại thừa. Ngoài ba kinh chuyên dạy về Tịnh độ của Phật A Di Đà (Kinh Phật Thuyết Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật và Kinh A Di Đà tiểu bản)thì nhiều kinh của Đại thừa như Hoa Nghiêm, Lăng Nghiêm, Bi Hoa….và các luận Đại thừa Khởi Tín, Luận Ma Ha Chỉ Quán của Thiên Thai Trí giả….và các Bồ tát khởi xướng các tông chính của Đại thừa như Trung Đạo, Duy thức và Mật giáo đều có chỉ dạy và hâm mộ Tịnh Độ.
04/12/2010(Xem: 2780)
Đại thừa Phật giáo đối với việc tự cầu giác ngộ của Tiểu thừa Phật giáo mà nói, thì chẳng những tự độ mà còn chuyên chở hết thảy chúng sinh đến Niết Bàn giác ngạn.
11/11/2010(Xem: 4766)
Mục đích thứ nhất của chúng ta khi tu học Phật Pháp đương nhiên là để liễu thoát sanh tử luân hồi, ra khỏi tam giới. Đây là một vấn đề trọng đại, là “một đại sự nhân duyên” mà Phật nói trong kinh Pháp Hoa; đức Thế tôn trong rất nhiều kinh luận Đại thừa không kể là trên lý luận hoặc phương pháp không có chỗ nào không lấy đó làm mục tiêu tối hậu. Nhưng Phật pháp truyền đến ngày nay, y cứ theo cách ghi chép của người Trung quốc đã trải qua ba ngàn năm, và theo cách tính của các nước khác thì cũng trên hai ngàn năm trăm năm. Pháp truyền qua thời gian dài như thế sẽ không tránh khỏi sanh ra tệ đoan.
02/11/2010(Xem: 9182)
Pháp Thân, tự biểu hiện ‘tính không’ và không có sự hiện hữu của thân thể vật lý, mà phải tự hiện thân trong một hình tướng và được biểu hiện như cây trúc...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]