Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Con đường Tây phương

01/05/201114:27(Xem: 5585)
Con đường Tây phương
A_Di_Da_Phat_1
CON ĐƯỜNG TÂY PHƯƠNG
Tịnh Sĩ biên soạn
Nhà xuất bản Tôn Giáo Hà Nội - PL: 2549 – DL: 2005



Khải ngôn

Hóa thành không phải là Bảo sở nhưng muốn đi đến Bảo sở không thể không đi đến Hóa thành.

Giới, định, tuệ chưa phải là cứu cánh Niết bàn. Song muốn chứng cứu cánh Niết bàn không thể không thành tựu giới, định, tuệ. Hay nói cách khác, muốn đắc thành Phật đạo không thể không đi vào cảnh giới thanh tịnh.

Đó chính là lý do Ngài Nhứt Thiết Chúng Sinh Hỷ Kiến Bồ tát vì cầu thành Phật lại phải kinh hành và thiêu mình cúng dường Đức Nhựt Nguyệt Tịnh Minh Đức Như Lai cả mười mấy ngàn năm để được sinh vào gia đình vua Tịnh Đức.

Và cũng lẽ ấy nên Đức Thế Tôn không ai hỏi mà tự nói pháp môn niệm Phật, khuyên chúng sinh nguyện về Tây phương Tịnh độ để chứng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.

Như vậy, sinh về Tây phương Tịnh độ là điều cần yếu cho tất cả những ai muốn giải thoát thành tựu Phật đạo.

Tuy nhiên, làm sao sinh về Tịnh độ? Hành giả phải trải qua một ngã đường như thế nào để đến được Tây phương?

Không ngại sự thấy biết nông cạn, bút giả xin bàn bạc cùng chư huynh đệ con đường Tây phương an lành ấy.

Tịnh Sĩ

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 8737)
Pháp sư Thánh Nghiêm sinh năm 1930 tại Nam Thông, Giang Tô, Trung Quốc. Năm 1943 ngài xuất gia tu học tại chùa Quảng Giáo, núi Long Sơn, Nam Thông. Năm 1975, ngài tốt nghiệp Tiến sĩ văn học tại Đại học Lập Chánh, Đông Kinh, Nhật Bản; và từ năm 1977 đến năm 1978 được bầu làm Phó Hội trưởng Hội Phật giáo Hoa Kỳ kiêm trụ trì Đại Giác tự.
08/04/2013(Xem: 12921)
Trong ba bộ kinh căn bản của Tịnh tông, kinh Vô Lượng Thọ giảng chi tiết nhất về nhân địa, quả đức của đấng giáo chủ cõi Cực Lạc cũng như giảng rõ về bốn mươi tám nguyện vĩ đại của đấng Ðại Từ Bi Phụ, cực lực xiển dương pháp môn trì danh Niệm Phật. Theo cư sĩ Hồng Nhơn, kinh này được chú giải rất nhiều, nhưng hoặc là vì những bản chú giải kinh này chưa hề được dịch ra tiếng Việt, hoặc rất có thể là do kiến văn quá hủ lậu nên mạt nhân chưa hề được đọc những bản dịch ấy.
09/01/2013(Xem: 2858)
Chào chư vị đồng tu! Chúng ta xem tiếp đoạn thứ năm ở trong đoạn lớn này: “A Di Đà Phật thị vạn đức hồng danh, dĩ danh chiêu đức, khánh vô bất tận. Cố tức dĩ chấp trì danh hiệu vi chánh hạnh, bất tất canh thiệp quán tưởng, tham cứu đẳng hạnh, chí giản dị chí trực tiếp dã”. Đoạn nhỏ này là bảo với chúng ta chỗ thù thắng bất tư nghì của pháp môn này. Đây đích thực là pháp môn khó tin, quá dễ dàng, quá đơn giản, rất nhiều người tiếp xúc mà không cách gì tiếp nhận được.
09/01/2013(Xem: 2696)
Chỗ này rất quan trọng, chúng ta phải buông bỏ thân tâm thế giới, tức là buông bỏ vọng tưởng, buông bỏ phân biệt, buông bỏ chấp trước thì chúng ta liền có thể tương thông với chư phật Bồ Tát, liền có thể đột phá giới hạn. Ngày nay chúng ta học Phật không thể đột phá là do nguyên nhân gì vậy? Bạn vẫn chưa buông bỏ. Cho nên lỗi lầm này chính ở chúng ta, không phải ở nơi Phật cũng không phải ở trong kinh điển, mà là ở chính mình.
09/01/2013(Xem: 3981)
Tâm thanh tịnh là gì? Nhất tâm niệm Phật, nhất tâm là tâm thanh tịnh, hai tâm thì không thanh tịnh. Nhất tâm là gì? Ngay trong hai đến sáu giờ, hay một ngày từ sớm đến tối trong tâm chỉ có A Di Đà Phật. Ức Phật niệm Phật, trong lòng chân thật có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có bất cứ thứ gì thì gọi là nhất tâm. Sự việc này khó! Bạn muốn hỏi tôi, tôi tu bằng cách nào? Tôi niệm bằng cách nào? Tôi nói với bạn, trong tâm của tôi chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra là không có bất cứ thứ gì, cách niệm của tôi là như vậy.
26/12/2012(Xem: 2466)
Có người hỏi Khổng Tử: “Người dời nhà mà quên vợ. Điều đó có chăng?”. Khổng Tử bảo: “Lại có kẻ hơn thế nữa, như Vua Kiệt Vua Trụ thì còn quên cả bản thân mình”.
14/12/2012(Xem: 3241)
Đệ tử chúng con, hiện là phàm phu, trong vòng sanh tử, tội chướng sâu nặng, luân chuyển sáu đường, khổ không nói được. Nay gặp tri thức, được nghe danh hiệu, bản nguyện công đức, của Phật Di-đà, một lòng xưng niệm, cầu nguyện vãng sanh. Nguyện Phật từ bi, xót thương chẳng bỏ, phóng quang nhiếp thọ. Đệ tử chúng con chưa biết Phật thân, tướng tốt quang minh, nguyện Phật thị hiện, cho con được thấy. Lại thấy tướng mầu, Quán-Âm Thế-Chí, các chúng Bồ-tát và thế giới kia, thanh tịnh trang nghiêm, vẻ đẹp quang minh, xin đều thấy rõ.
10/08/2012(Xem: 3339)
Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hòa, nhẫn nhục điều mà người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm những việc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp. Khi tĩnh tọa thường nghĩ đến điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người. Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng đến tối, từ tối đến sáng chỉ niệm Phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
05/08/2012(Xem: 5740)
Ai trong chúng ta được sinh ra trong đời này rồi, một ngày nào đó cũng phải từ giã tất cả những gì có liên hệ với ta trong một quãng thời gian nhất định của cuộc đời này để phải ra đi. Có kẻ đi lên, có người đi xuống; có kẻ đi ngang và có người lại ngược dòng sinh tử, trở lại thế giới này để cứu khổ độ mê. Tất cả đều do nghiệp lực và nguyện lực của mỗi người trong chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
109,160,312