Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhất Tâm Niệm Phật

09/01/201312:40(Xem: 4627)
Nhất Tâm Niệm Phật

phatadida_1
Nhất Tâm Niệm Phật


Pháp Sư Tịnh Không

Tâm thanh tịnh là gì? Nhất tâm niệm Phật, nhất tâm là tâm thanh tịnh, hai tâm thì không thanh tịnh.

Nhất tâm là gì? Ngay trong hai đến sáu giờ, hay một ngày từ sớm đến tối trong tâm chỉ có A Di Đà Phật. Ức Phật niệm Phật, trong lòng chân thật có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, không có bất cứ thứ gì thì gọi là nhất tâm. Sự việc này khó! Bạn muốn hỏi tôi, tôi tu bằng cách nào? Tôi niệm bằng cách nào? Tôi nói với bạn, trong tâm của tôi chỉ có một câu A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra là không có bất cứ thứ gì, cách niệm của tôi là như vậy.

Trong kinh Hoa Nghiêm nói: "Một là tất cả, tất cả là một". Mỗi một chúng sanh đều là A Di Đà Phật, quyết định không có khác biệt, cách niệm của tôi là như vậy. Muỗi, kiến cũng là A Di Đà Phật, yêu ma quỷ quái cũng là A Di Đà Phật, cỏ cây hoa lá đều là A Di Đà Phật. Trên kinh Hoa Nghiêm nói: "Tình dữ vô tình, đồng viên chủng trí", "một là tất cả, tất cả là một". Chỉ một A Di Đà Phật! Vậy bạn nghĩ xem, tôi niệm vậy có sai không? Tôi niệm không sai! Vì sao vậy? Vì tôi có căn cứ. Căn cứ là trong Tịnh Độ ba kinh, thế giới Tây Phương Cực Lạc là sáu trần nói pháp, thế giới Tây Phương, sáu trần đều là hóa thân của A Di Đà Phật, hay nói cách khác, thế giới Tây Phương Cực Lạc, sáu căn của bạn tiếp xúc đều là A Di Đà Phật. Cách niệm Phật của tôi là như vậy, không giống như cách niệm của các vị. Các vị thì ngoài A Di Đà Phật còn có các Phật khác. Tôi không có, các Phật khác tôi đều đổi tên thành A Di Đà Phật. Một lòng xưng niệm, một hướng chuyên niệm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2010(Xem: 3360)
Thời Đức Phật tại thế, các Phật tử thường hướng về nơi Ngài và chúng Tăng đang cư ngụ đảnh lễ và xưng niệm danh hiệu của Như Lai, đầy đủ thập hiệu, để tỏ lòng cung kính, tri ân và cầu nguyện. Khi thực tập như thế, họ cảm thấy được an ủi nhiều lắm. Tăng đoàn dưới sự lãnh đạo của Đức Thế Tôn là một cộng đồng thanh tịnh và hòa hợp, là biểu tượng của hòa bình, tình thương, sự an lạc, và là nền tảng đạo đức vững chãi, cho nên nó đã trở thành điểm tựa của niềm tin và hy vọng cho con người sống giữa cảnh đời náo nhiệt, bon chen, đầy dẫy những tệ nạn.
22/10/2010(Xem: 2618)
Tất cả chư Phật Như Lai, không vị nào không khuyên người cầu sinh Tịnh Độ. Các vị đều không chút lòng riêng tư, không chút tâm thiên lệch mong muốn chúng ta mau chóng thành Phật. Phương pháp thù thắng nhất chính là cầu sinh Tây Phương tịnh độ, nhanh hơn so với bất cứ pháp môn nào, thù thắng ngay trong thù thắng. Thế nhưng, thực tế có một số người nghiệp chướng sâu nặng nên không tin tưởng.
18/10/2010(Xem: 3923)
Hiểu Niết-bàn bằng các ý niệm của các truyềnthống hữu thần, chẳng hạn tương đương với Phạm Thiên hay tiểu ngã trongÁo Nghĩa Thư hoặc là thượng đế của các tôn giáo khác hay là kháiniệm Ðạo trong Lão giáo v.v... sẽ dẫn đến sự ngộ nhận cho rằngNiết-bàn là siêu nhiên. Niết-bàn vốn khác hẳn các khái niệmđược nêu ở trên, bởi vì Niết-bàn không phải là nguồn gốc của vũ trụ.Sự chứng đắc Niết-bàn do đó không thể bị đồng hóa với sự đồngdạng hay hợp nhất với nguồn gốc của vũ trụ. Niết-bàn đơn thuần làtrạng thái chấm dứt khổ đau (anto dukkhassa) một cách vĩnh viễn (akaaliko)
25/09/2010(Xem: 9608)
Theo lời đức Bổn Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật chỉ dạy trong kinh A Di Đà, cách thế giới Ta-Bà của chúng ta 10 muôn ức cõi Phật về hướng Tây rất xa, có một thế giới tên là Cực Lạc, Đức Phật giáo chủ cõi đó làPhật A-Di-Đà hiện đang thuyết pháp độ sanh. Đức Phật A Di Đà là một ngôi giáo chủ trên cõi LạcBang, oai đức không cùng, thệ nguyện rất lớn, mở môn phương tiện, độ kẻchúng sanh ra khỏi Ta bà đem về Tịnh độ.
12/09/2010(Xem: 2676)
Như chúng ta đã biết, A Di Đà là một trong vô số Đức Phật trong pháp giới, và mỗi Đức Phật hiện hữu một không gian hoạt động, Phật độ hay cõi Phật. Điều ưu việt của Đức Phật Di Đà nương nơi tính bản nhiên những thệ nguyện của Ngài, là điều tạo nên một con đường mà nhờ đấy tất cả chúng sinh có thể đạt đến giác ngộ. Tuy vậy tính bản nhiên chắc thật của con đường này – hành giả nên thể hiện sự thực hành như thế nào, điều nổi bật của nó, và tại sao nó tác động – được làm sáng tỏ một cách dần dần chỉ qua những sự phát triển của một truyền thống dài lâu trong những nền văn hóa khác nhau, và có thể được nói rằng đấy là công trình của Thân Loan Thánh Nhân mà con đường dựng nên được mở bày một cách hoàn hảo nhất, hơn một nghìn năm sau khi những kinh điển Tịnh Độ được kết tập trên văn tự.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567