Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đóa Sen Ngàn Cánh Thiền Trong Tịnh Độ

18/01/201115:06(Xem: 3211)
Đóa Sen Ngàn Cánh Thiền Trong Tịnh Độ


ĐÓA SEN NGÀN CÁNH THIỀN TRONG TỊNH ĐỘ
Nhã Lan Thư


Sáng nay trên những con đường còn băng giá

Tôi chợt thấy mùa xuân trên vạn cánh sen hồng tía…

Tôi say sưa ngắm nhìn cảnh tượng sáng ngời trứơc mắt tôi, những cành cây trơ trụi của mùa đông bây giờ đã khóac lên mình những hoa lá trắng mềm mại. Cả cảnh vật như chìm trong mầu sáng tinh khôi của mùa đông băng giá. Trong giây phút đó mọi vât dường như ngừng lại, như từ vô thủy chưa bao giờ thay đổi. Dù thực hay mộng ảo, giửa cỏi này hay cỏi kia có gì khác không? Giòng tâm tư tôi không ngừng tại đó, vẩn cuồn cuộn, vẩn trôi chẩy như từ kiếp nào, giửa bờ thực hư đó, theo thói quen của cuộc sống hiện tại tôi đưa tay nhấn nút, bổng lời đối đáp giữa Jhon Blofeld và thiền sư Hư Vân vang lên (xin nghe đoạn này trong cuốn Ngọc Sáng Trong Hoa Sen, phóng tác bởi Nguyên Phong).

Tôi xin giản lược dưới đây:

Bạch hòa thượng thiền tông chủ trương giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự. Vậy chùa này tu thiền sao còn dạy tu Tịnh Độ.

Hòa thượng Hư Vân:

Tại sao lại không? chúng tôi có dạy tu Thiền, tu Tịnh Độ, cầu siêu, sám hối...

Jhon: Như vậy có mâu thuẩn không? Một trung tâm dạy Thiền lại tu Tịnh Độ.

Hòa thượng bật cười thích thú trước câu hỏi của Jhon:

Mâu thuẩn hả. Không đâu. Đức Phật dạy bốn vạn tám nghìn pháp môn không ngoài mục đích cúu khổ.

Ngài mỉm cười:

Này thí chủ sao lại chấp trước phân biệt, khi đã hiểu và vượt lên đối đãi nhị nguyên thì tâm Phật và chúng sanh là một, vì tâm Phật và chúng sanh vốn không hai. Khi những người dân quê hiền lành chất phác đến nghe ta giảng pháp, phải chăng ta sẽ giảng cho họ những gì, về thực tại vô ngã, về tánh không, hay đối đãi nhị nguyên...thì họ không thể hiểu, đều là những danh từ trống rổng, những điều này có ích lợi gì với họ. Nhưng nếu ta nói về hạnh nguyện tiếp dẫn của đức phật A Di Đà và cỏi tây phương cực lạc của ngài thì họ sẽ hiểu, sẽ tin và phát tâm tín nguyện mong được sinh về cỏỉ đó. Họ sẽ suốt ngày trìniệm hồng danh của ngài khi đi cầy, đi cấy, khi làm ruộng, khi nghỉ ngơi, khi tưới nước, khi gặt lúa… Họ sẻ trì niệm cho tới khi nhất tâm bất loạn thì cái ảo ảnh nhị nguyên của vô minh, cái tâm phân biệt có chúng sanh có chư phật sẻ chấm dứt, họ sẽ chứng ngộ được thực tại mầu nhiệm ngay. Điều ngưòi ta gọi là tha lực tiếp dẩn của Đức Phật A Di Đà, gọi là thiển, hay gọi là nhất tâm bất loạn thì điều này có khác biệt gì đâu. Cái khả năng giải thóat mà người ta cho rằng vốn ở bên ngoài tức là tha lực thực ra vẩn ở bên trong tức là tự lực lúc nào cũng sẳn có kia mà. Đến khi đó tôi bắt đầu hiểu được ý ngài.

Trên đây là đọan đối thoại giửa một thiền sư Trung Hoa và một học gỉa Tây Phương vào đầu thế kỷ thứ hai mươi đã rọi sáng trong tâm tư tôi những vướng mắc vào ngôn từ của đối đãi nhị nguyên, những rắc rối của triết lý trưù tượng đối với sự đơn thuần nơi con ngươì chất phác của đất. Đạo phật của hương trầm thơm ngát chốn đền đài vua chúa chói ngời vàng son gìơ đây đã ngang hàng với những người nông dân tay lấm chân bùn, những con người nơi chốn quê mùa dân dã hàng ngày vật lộn với cuộc mưu sinh tầm thường, đã nhờ một lão sư giầy cỏ aó nâu đạm bạc điểm ra mà giờ đây giửa Thiền và Tịnh Độ là một. Thật vui mừng thật hạnh phúc khi lão sư Hư Vân nhẹ nhàng tuyên nói: nhờ niềm tin thành kính vào danh hiệu Đức Phật A Di Đà mà những con người muôn đời nghèo khó từ vật chất đến tinh thần đã bước vào hào quang của lý Bát Nhã bát ngát mênh mông. Niềm hy vọng mà Như Lai đã đem đến cho xứ Ấn với muôn đời giai cấp, và lúc này đây lại nở tung ra tại đất nước Trung Hoa của những cao nhân ẩn sỉ đầy minh triết.

Đạo Phật từ ngàn xưa đã là một đạo của nghành xã hội học tân tiến vì dân nhất, đâu đợi ngày nay nơi xã hội phương tây qua nhiều cuộc cách mạng đẫm máu mới tìm thấy. Đạo Phật đã đặt nơi con người lòng thương xót vô cùng tận, cho những con người chưa từng được nghe được hiểu những gì cao xa đẹp đẻ như ngọc vàng lóng lánh nơi đền đài kia, giờ đây đã hóa thân như áng mây nơi đồng nội, như bông sen nơi hồ nhỏ thơm hương của đạo lành. Trong lúc đó tôi chợt nhớ đến ngừơi bạn da đen, bà ta là một người da đen nhỏ nhắn luôn nở nụ cười an lạc. Khỏang mấy năm trước, việc làm chuyển tôi tới một khu học chính khác, chuyện đầu tiên là tôi phải liên lạc với chuyên viên phụ trách về học vấn cho những trẻ em mà gia đình nghèo nhất xứ sở này. Những trẻ em không có bố và mẹ thì bị tước quyền vì lạm dụng những chất độc của ma túy. Tôi đinh ninh người tôi gặp sẻ là một con người to lớn, giọng nói ồm ồm và luôn căng thẳng vì hàng ngày phải đối diện với rất nhiều nổi khổ niềm đau tới từ những hòan cảnh khác nhau. Nhưng khi cánh cửa gổ nặng nề mở ra, trước mặt tôi là một người đàn bà đen trung niên, cặp mắt sáng nhưng đầy thân thiện. Sau khi duyệt qua hồ sơ của những trẻ em cần giúp bà nhẹ nhàng cám ơn sự hợp tác của tôi và không quên chúc tôi một ngày đầy an lạc. Sau nhiều lần làm việc, bà đã thân với tôi hơn, bà bắt đầu hỏi thăm tôi về gia đình và sau cùng là tôn giáo của tôi. Tôi cho bà biết tôi là một phật tử, ngay lập tức bà vui mừng đưa tay ra nắm lấy tay tôi và cho biết bà cũng là một phật tử. Thật là một sự ngạc nhiên, tôi chưa bao giờ biết ở giửa một thành phố xô bồ nhiều sắc dân, nhiều tôn giáo như Tin Lành, Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo này tôi lại gặp một người ngoại quốc đi đạo Phật. Tôi hỏi thăm vì nhân duyên gì mà bà trở thành Phật tử, bà kể cho tôi là gần bốn mươi năm trước khi bà còn là sinh viên của một trường đại học ở Boston thì bà quen một người bạn Nhật. Vẻ điềm đạm, nét an lạc, sự quan tâm đến người và vật của người sinh viên ấy đã khiến bà ta tò mò vào thư viện trưòng tìm đọc về đông phương và nền minh triết cổ xưa. Sau cùng bà ta tìm qua Nhật học và trở nên một phật tử. Bà cho tôi biết bà đã qua những thiền viện và lối sống tỉnh lặng gần như tách rời cuộc sống của những vị thiền sư vốn ít lời nhưng khi nói thì như sấm sét đánh qua. Có lẻ lối thiền ở những tu viện đâỳ kỷ luật không phù hợp và thêm vào đó là văn hóa dị biệt và ngôn ngữ bất đồng, cho nên có một thời gian bà không theo một giáo phái naò. Sau này vì một cơ duyên bà theo môn phái của Soka Gakai, đây là một trường phái mới của đạo phật Nichiren, một đạo phật nhập thế của Nhật sau Đệ Nhị Thế Chiến. Bà ta mời tôi tham dự một khóa lể hai tuần sau. Vào chủ nhật sau đó, tôi tìm đường tới trung tâm của Soka Gakai, đó là một trung tâm lớn như trường học. Bà ta đưa tôi vào thiền đường, nơi đây trang hoàng giản dị rất sáng với nhiều cửa kính, chính giửa là một trang thờ hình chử nhật với hai cánh cửa mầu vàng kim sáng ánh. Khi người chủ tế và tín hửu tới đầy đủ, thì hai thanh niên người da đen mặc âu phục trắng, đeo găng tay trắng thành kính mở cánh cửa ra sau ba hồi chuông đánh ngân dài. Tôi thấy những dòng chử Phạn viết rất đẹp ở khung kính trang thờ. Vị chủ tế bắt đầu có lẻ vài câu kinh bằng Phạn ngữ và sau đó bằng phiên âm Nhật ngữ, mọi người cùng cất tiếng tụng với âm thanh trầm bổng, điều khá thich thú là mọi người đều có những chuổi đá mầu khác nhau đan giửa hai bàn tay và liên tục kéo vào kéo ra tạo nên những âm thanh lanh canh. Khỏang nửa giờ tụng kinh, vị chủ lể đánh ba hồi chuông dài, sau khi toàn thể tín hửu đã tụng niệm danh hiệu chư phật. Thì lần nửa hai ngươì thanh niên thành kính đóng cửa trang thờ lại. Tiếp đó là chiếu phim ngắn về hoạt động của giáo hội tại Nhật và khắp các phân viện trên thế giới, rất quy mô và rất cập nhật hóa. Trên màn ảnh lớn, các vị tôn đức đọc lời nhắn nhủ và những bài thơ dầy khích lệ. Cuối cùng là giây phút mọi người nắm tay và chúc tụng nhau, vị chủ lể mời các tín hửu lên chia sẻ những khó khăn họ gặp phải và lý do đưa họ tới môn phái Phật giáo nầy. Các tín hửu mầu da đen hay trắng đứng lên chia sẻ cảm nghỉ của họ bằng một câu kinh ngắn, bài thơ nhỏ, bằng sự giúp đở người cơ hàn. Một số người Mỷ tìm đến đạo Phật vì sự cô đơn của một xả hội dường như mở rộng nhưng thật ra đã khép kín với họ khi nghèo đói đến, khi tuổi gìa, và những thất bại trong đời sống. Tôi ngồi im lắng nghe những người gìa cũng như trẻ nói lên tâm sự của họ. Đạo Phật ở đây rất giản dị, không nói đến kinh điển hay giảng lý thuyết cao, chỉ là những nâng đở về mặt tinh thần, một vài buổi thiền học đơn giản, nhưng chủ yếu là sự động viên khích lệ và sự nhắc nhở cuộc đời đầy bất tòan nhưng con người không cho phép sự tuyệt vọng nẩy mầm vì xung quanh họ có những đóa sen ngủ sắc sẻ ban tặng đến họ vì một giáo lý cao cả đả một lần nẩy mầm ở phương đông giờ đang gởi huơng theo gió và những cánh hoa mầu nhiệm đó từ từ nở ra tại đây. Tôi thật sự cảm động nhìn những người đạo hửu nầy, sau đó người bạn tôi hỏi tôi nghỉ sao về một đường lối phật giáo mới khác với thiền tại phương đông. Lúc bấy giờ tôi khá bối rối, tôi không biết nói sao để cho người bạn đó hiểu Phật giáo không phải chỉ là Thiền Tông (Zen), qúa xa vời với đời thường, rất là hào nhoáng với giới trí thức trẻ (giới yipy) của châu âu hay đa số là dân da trắng. Ờ phương tây Phật giáo đang được yêu chuộng như là một lối sống đầy mới mẻ, cao cấp và hiện đại của những con người thành công trên mọi lảnh vực và đồng thời đầy minh triết. Người Mỹ phần nhiều thích những gì mới và sáng tạo (new and creative), trực phá (directness), và gợi sự suy nghĩ trái biệt (intrigue).

Tôi muốn diển tả cho bà ta hiểu về một đạo Phật nâu sòng của những làng quê nơi xứ Việt, một đạo Phật bình dị rất đời thường giản dị như Tấm Cám, như Bụt hiện ra giúp kẻ khốn cùng, như cầu siêu độ sanh, như sự cầu mong của người nghèo thóat khỏi cùng khổ, như lý nhân quả phạt ác thưởng thiện v..v..và v..v.. Nhưng có một cái gì đó vẩn không hoàn chỉnh, vẩn không rỏ nét cho người bạn vốn vì mầu da mà cha ông bị bắt từ một xứ sở xa xôi bên đại lục Phi Châu lưu lạc đến Tân Thế Giới, rồi bao thế hệ bị bạc đải mãi cho đến ngày nay nhờ một vỹ nhân người da đen là ông Luther King tranh đấu cho quyền làm người bình đẳng (Amrerica’s civil rights movement), một người đã thấm nhuần tinh thần tranh đấu bất bạo động của thánh Ghandi.

Sáng nay nhờ thực tại mầu nhiệm của cảnh đông trắng tinh khôi, nhờ lời chỉ dạy của thiền sư Hư Vân, tôi đã tìm được câu giải thích cho người bạn dễ mến này. Tôi muốn nói lại ý của lão sư Hư Vân như ngài đã từng dạy:

Đạo Phật như đoá sen nghìn cánh, cho dù pháp môn nào, tông phái nào, chẳng qua là giúp đưa người vượt trầm luân tại cỏi đời này, độ người thoát khổ tại giây phút này. Lời đáp chỉ giản dị như thế. Thiền của đời thường chỉ đơn giản như thế.

Ngay tại phút đó, thiền và tịnh độ như đã từng chưa bao giờ phân biệt đả thể nhập làm một. Trong thiền có độ, trong độ có thiền.

Tôi ngừng xe lại bên vệ đường, chấp tay trong cỏi lòng thành kính
Sáng ngời đóa sen ngàn cánh với những sắc mầu lunh linh đang bừng nở
giửa cỏi người tại đây, tại quê hương tôi, tại những nơi khác nhau, và trong trùng trùng thế giới hoa tạng của kinh hoa nghiêm,và bừng lên mầu nhiệm giũa vô vàn chúng sinh vô tình và hửu tình.

Nam Mô A Di Đà Phật.

Nhã Lan Thư

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/03/2012(Xem: 3167)
“Tâm thường đế trụ, độ thế chi đạo, ư nhất thiết vạn vật, tuỳ ý tự tại, vi thứ giá loại, tác bất thỉnh chi hửu”. Lần trước giảng đến cái đoạn nhỏ này, bởi vì quan hệ của thời gian, còn có một số ý nghĩa chưa thể nói ra được, hôm nay chúng ta cần phải giảng bổ sung. Chúng ta học Phật nhất định phải lấy Phật làm tấm gương cho chúng ta, đặc biệt là đồng tu Tịnh Độ, tấm gương của chúng ta chính là A Di Đà Phật, nhất định phải rất nỗ lực chăm chỉ học tập với Phật A Di Đà, học phải giống y như Ngài.
05/03/2012(Xem: 15857)
Thân thể có ảnh hưởng mãnh liệt đến tinh thần. Thế nên, muốn cho tinh thần vững mạnh, tin tưởng chí thiết nơi tự lực, tha lực, kiên cố chấp trì câu danh hiệu Phật...
24/02/2012(Xem: 5510)
"Hộ-Niệm" đúng Chánh Pháp, hợp Lý Đạo, hợp Căn Cơ. Thành tựu bất khả tư nghì! ... Cư Sĩ Diệu Âm
23/02/2012(Xem: 4087)
Tại Niệm Phật Đường A-Di-Đà, rất nhỏ ở thành phố Brisbane, Úc Đại Lợi, hằng ngày chúng con gồm một số đồng tu rất ít ỏi, âm thầm cộng tu niệm Phật với nhau. Trong pháp cộng tu niệm Phật của Tịnh-Tông, chư Tổ Sư khuyên rằng, mỗi buổi cộng tu, một vị Pháp Sư hoặc một vị đại diện nên dành 10 đến 15 phút thường xuyên nhắc nhở chư vị đồng tu giữ vững Tín-Nguyện-Hạnh, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tịnh-độ. Hầu hết trong những buổi cộng tu chúng con đều mở những lời Khai Thị của chư Tổ Sư trong Tịnh-Độ-Tông, gần gũi nhất là pháp ngữ khai thị của Pháp Sư Tịnh-Không để làm kim chỉ nam tu tập. Nhưng vì tâm cơ quá thấp kém, nghiệp chướng sâu nặng, trí độn, phước mỏng, nên đường tu tập của chúng con dù có cố gắng rất nhiều nhưng vẫn chưa dám mơ rằng mình sẽ đạt được công phu "Niệm Phật Thành Thục", huống hồ chi là cảnh giới "Nhất Tâm Bất Loạn", để an nhiên tự tại vãng sanh!
15/09/2011(Xem: 3917)
Một lần, hành giả Tịnh độ đến hỏi Sư : - Đại sư Vĩnh Minh nói : "Có Thiền không Tịnh độ, mười hết chín lạc đường, không Thiền có Tịnh độ, vạn người tu vạn chứng", hình như Vĩnh Minh chủ trương Tịnh độ, ít đề cập đến các tông khác, e rằng có quá đề cao Tịnh độ, xem nhẹ Thiền tông chăng ?
11/09/2011(Xem: 6005)
Cõi Tịnh Độ cũng được gọi là cõi Cực Lạc. Tôi là người hạnh phúc nhất và giàu nhất trên thế giới. Mỗi ngày nơi làm việc, tôi nghe tụng niệm và tâm trí tôi đầy bao Cực Lạc khi đang làm việc.
18/07/2011(Xem: 16047)
Pháp sư Ấn Hải dịch từ Nhật ngữ sang Hoa ngữ vào năm 1987, Thích nữ Viên Thắng dịch từ Hoa ngữ sang Việt ngữ vào năm 2011
13/07/2011(Xem: 5301)
Người tu Tịnh Độ, khi bịnh chưa nặng cũng nên uống thuốc, nhưng vẫn tinh tấn niệm Phật, chớ tưởng nghĩ rằng: uống thuốc rồi sẽ lành bịnh. Lúc bịnh đã nặng, có thể không cần dùng thuốc. Hoằng Nhứt đại sư khi đau nặng, có kẻ thưa để xin rước thầy hốt thuốc. Ngài liền từ tạ và nói kệ rằng...
19/06/2011(Xem: 4847)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
03/05/2011(Xem: 4695)
Tôi có một người bà, em ông tôi, bà rất tinh tấn niệm Phật Di Đà cầu vãng sinh. Trong nhà, bà cho tiền mấy đứa cháu nội niệm Phật một xâu chuỗi trường thì được mấy đồng. Dĩ nhiên, bà biết không phải mướn nó niệm Phật cho bà, mà bà muốn mấy đứa cháu niệm Phật để được phước, và gieo duyên với Đức Phật Di Đà. Khi tôi hỏi bà, vậy chứ khi bà về đến Cực Lạc rồi, bà có trở lại Ta bà để cứu giúp người khác không, thì bà lắc đầu, nhăn mặt trả lời: “T- h- ô- i…!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]