Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Ngọn Đèn Sáng Tỏ - Sự Tiên Tri Về Tương Lai (pdf)

17/08/202009:29(Xem: 8598)
Kinh Ngọn Đèn Sáng Tỏ - Sự Tiên Tri Về Tương Lai (pdf)

 

Ngọn Đèn Sáng Tỏ - Sự Tiên Tri Về Tương Lai 1


KINH

NGN ĐÈN SÁNG T -

S TIÊN TRI V TƯƠNG LAI

 

Tạng Văn: Jamyang Khyentse Chokyi Lodro Rinpoche

Dịch Tạng - Anh: Nhiếp Chính Vương Ga Lhakhang Rinpoche
(His Eminence Ga Lhakhang Rinpoche)

Dịch Anh - Việt: Katie Nguyen (Jigme Dechen Dolma)
Diễn đọc: Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên


 



File sách nói mp3

do Phật tử Hoàng Lan Quảng Thiện Duyên diễn đọc


 

 

 

 

 

 

Mục Lục:

 

Khai Kinh

Kinh Ngọn Đèn Sáng Tỏ
Sự Tiên Tri về Tương Lai

Xưng Tán và Hồi Hướng

Ghi Chú về Bản Kinh Ngọn Đèn Sáng Tỏ

Bo Qun Kinh Sách – Hồi Hướng Ấn Tống



KHAI KINH

TÁN LƯ HƯƠNG

Lò hương vừa bén chiên đàn,

Khắp xông pháp giới đạo tràng mười phương

Hiện thành mây báu kiết tường,

Chư Phật rõ biết ngọn hương chí thiền

Pháp thân toàn thể hiện tiền

Chứng minh hương nguyện phước liền ban cho.

Nam mô Hương Vân Cái Bồ-tát Ma-ha-tát. (3 ln)


T
NH PHÁP GII CHƠN NGÔN:

Án lam. (7 lần)

(Trì chú này thân tâm, cảnh vật đều thanh tịnh.)


TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN:

Tu rị tu rị, ma ha tu rị tu tu rị, ta bà ha. (3 lần)

(Trì chú này hơi thở trong sạch.)


TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN:

Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ,
bà phạ thuật độ hám. (3 lần)

(Trì chú này thân, miệng, tâm đều trong sạch.)


PH
CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN:

Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hồng.(3 lần)

(Trì chú này hoa hương cùng tiếng tụng niệm sẽ khắp cúng dường cả mười phương.)


CÚNG
HƯƠNG

Nguyện đem lòng thành kính

Gởi theo đám mây hương

Phảng phất khắp mười phương

Cúng dường ngôi Tam Bảo

Thề trọn đời giữ đạo

Theo tự tánh làm lành

Cùng pháp giới chúng sanh

Cầu Phật từ gia hộ

Tâm bồ đề kiên cố

Xa bể khổ nguồn mê

Chóng quay về bờ Giác

 

KỆ TÁN PHẬT

Đấng Pháp vương vô thượng

Ba cõi chẳng ai bằng,

Thầy dạy khắp trời người

Cha lành chung bốn loài.

Quy y tròn một niệm,

Dứt sạch nghiệp ba kỳ,

Xưng dương cùng tán thán

Ức kiếp không cùng tận.


QUÁN TƯỞNG

Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng

Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn,

Lưới đế châu ví đạo tràng,

Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời.

Trước bảo tọa thân con ảnh hiện.

Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.


LỄ PHẬT

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai thập phương chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng thường trụ Tam Bảo.

(1 ly)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Ta-bà giáo chủ Điều ngự Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật, Đương lai hạ sanh Di-lặc tôn Phật, Đại trí Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát, Đại hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Hộ pháp chư tôn Bồ-tát, Linh Sơn hội thượng Phật Bồ-tát.

(1 lạy)

Chí tâm đảnh lễ: Nam mô Tây Phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A-di-đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát, Đại Thế Chí Bồ-tát, Đại nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát, Thanh tịnh Đại Hải chúng Bồ-tát.

(1 ly)


CHÚ ĐẠI BI

Nam mô Đại bi Hội thượng Phật Bồ-tát. (3 lần)

Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.

Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị đa, bà lô kiết đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa.

Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra, hô lô hô lô, hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha. Ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà dủ nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng kiết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.

Nam mô Bổn sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần)


KỆ KHAI KINH

Phật pháp rộng sâu rất nhiệm mầu.

Trăm nghìn muôn kiếp khó tìm cầu.

Con nay nghe thấy chuyên trì tụng.

Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

Nam mô Thập phương thường trụ Tam Bảo.(3 lần)




KINH NGN ĐÈN SÁNG T -
S
TIÊN TRI V TƯƠNG LAI

Kính lễ Tam Bảo.

Đức Thế Tôn (Thích Ca Mâu Ni Phật) đã giảng dạy giáo Pháp này để lợi lạc chúng sanh trong thời kỳ ác trược khởi sinh. Vào thời điểm đó, giáo Pháp này giống như một con đường. Bởi vì sao? Vì giáo Pháp thiêng liêng này giống như con đường sống còn mà tất cả chúng sinh đều có liên quan vào đó.

Một thời, khi Đức Thế Tôn đang ngồi dưới cội bồ đề và đang quán chiếu đến vô lượng vô biên chúng sinh ở cõi Ta Bà, Ngài đã thấy rằng vào cuối của chu kỳ năm trăm năm, một thời kỳ đại ác sẽ xuất hiện.

Khi đề cập về những hành động và tư tưởng của hết thẩy hữu tình chúng sinh, Ngài đã dạy rằng tất cả chúng sinh phải thực hành theo mười điều thiện lành. Những chúng sinh có công đức lớn sẽ được tiếp xúc với bản Kinh giáo Pháp này, trong khi những chúng sinh không có sự kết nối thì sẽ tích luỹ ít công đức. Nỗi khổ đau từ những cảm xúc phiền não thực sự càng trở nên lớn mạnh, bởi vì con người sống trên trái đất sẽ như bị vật chất lấy đi sự sống của họ.

Và Tôn giả Anan đã khẩn nguyện đến Đức Thế Tôn:

“Bạch Đức Thế Tôn, xin Ngài hãy chỉ dạy cho chúng con một giải pháp với lòng đại bi vô lượng, bằng cách nào có thể độ thoát chúng sinh khỏi những thống khổ này?”

Khi đó Đức Thế Tôn trả lời rằng:

“Này Anan, Như Lai sẽ nói cho ông. Khi Như Lai đang an trú trong không gian hư không, Như Lai luôn quán sát và dõi nhìn các chúng sinh ở cõi Ta Bà. Vì vậy, các ông hãy lắng nghe lời khuyên của Như Lai. Giáo Pháp này sẽ đem đến lợi lạc trong thời điểm mà thời kỳ đen tối khởi sinh. Vào thời điểm ác trược đó, nếu ai đọc tụng và ghi chép giáo Pháp này, cầu nguyện, thực hành thiền định, trì tụng và quán tưởng về hạnh từ bi của Đấng Đại Bi (Đại Bồ tát Quán Thế Âm) thì những bất tịnh, u ám sẽ được thanh tịnh nhanh chóng. Nếu một ai hết lòng tôn kính bản Kinh giáo Pháp thiêng liêng này, giữ gìn một cách thanh tịnh bằng cách cúng dường với hoa và hương thì tất cả chúng sinh sẽ được nhiều lợi lạc.

Qua việc thọ trì đọc tụng Kinh văn này và biên chép lại, chúng sinh đó sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp từ thế hệ này đến các thế hệ vị lai.

Khi đó, cạnh gốc cây, có một hồ nước lớn. Bên bờ hồ, hoá hiện Đấng Đại Bi (Đại Bồ tát Quán Thế Âm) đang tọa thiền. Trong lúc hướng tâm đại bi đến hữu tình chúng sinh, Ngài bắt đầu đầm đìa nước mắt.

Bấy giờ, Đức Thế Tôn mới dạy rằng:

“Này Thiện Nam tử, hãy lắng nghe kỹ đây, Đại Bồ tát Quán Thế Âm. Ông đâu nhất thiết phải rơi lệ, hãy chú ý thật kỹ vào giáo Pháp này. Trong tháng Dần đầu năm mới, Như Lai sẽ đến cõi Thế Gian.

Vào thời điểm của thời kỳ suy đồi đó, tất cả chúng sinh hữu tình đều sẽ được giải thoát khỏi đại dương khổ đau.

Tất cả mọi nghiệp tiêu cực sẽ được tịnh hoá, thậm chí Như Lai sẽ độ thoát chúng sanh ra khỏi địa ngục mà họ đã bị đọa sinh.

Lúc đó, giáo Pháp thiêng liêng này sẽ được công bố và được biết đến. Và những ai viết lại, sao chép và đọc tụng bản Kinh này thì sẽ được thoát khỏi mọi bệnh tật.

Nếu được ghi chép lại bởi một người, thì sẽ mang lại lợi lạc đến cho cả một thành phố. Nếu được cả thành phố kính tin, thì tất cả các quốc gia đều được hưởng lợi. Công đức của loài người sẽ được tăng trưởng và những ảnh hưởng tiêu cực từ những vấn đề không mong đợi và các chướng nạn sẽ được thanh tịnh hoá. Tất cả những chướng ngại xấu xa sẽ được giải thoát khỏi khổ ngục. Điều đó sẽ đem lại lợi ích cho cả hiện đời này và các đời vị lai. Giáo Pháp này thực sự là con đường vô cùng lợi lạc cho chúng sinh trong sáu cõi luân hồi. Ví như, nó giống như chiếc thuyền giúp vượt qua dòng sông hay đại dương.

Đây thực sự là một giáo Pháp rất quan trọng, kính ngưỡng và đặt tín tâm vào Pháp này, [điều này] sẽ cực kỳ lợi lạc cho đến khi Đức Di Lặc thị hiện cõi Thế Gian. Qua sự ghi chép bản Kinh và truyền đến các nơi khác, công đức sẽ tăng trưởng vô lượng vô biên trong đời sống hiện tại và thân này. [Nó khiến cho] cả một đại dương đẫm máu của vòng luân hồi sinh tử sẽ phải khô cạn.

Thứ nhất, bởi vì tâm trí luôn khởi tâm hành theo mười điều bất thiện, chúng sinh sẽ sống dưới sự kiểm soát của các cảm xúc bất hoà và xung đột.

Ôi, đáng thương thay cho hữu tình chúng sinh!

Kế đến, thứ hai, cõi loài người như một thung lũng ngập máu.

Thứ ba, người nông dân trồng trọt nhưng không thể thu hoạch thành quả của chính mình [mùa màng thất thu].

Thứ tư, nỗi khổ đau của con người sẽ trở nên to lớn vô cùng.

Thứ năm, con người có thể sẽ không nhận thức được con đường của chính mình.

Thứ sáu, các thành phố sẽ xuất hiện đầy các loài thú ăn thịt.

Thứ bảy, các căn nhà ở các quốc gia sẽ bị bỏ trống không.

Thứ tám, những loài thú hoang ăn thịt sẽ được thấy [chúng] lang thang đầy rẫy khắp mọi nơi.

Thứ chín, trong các thành phố và quốc gia, mặc dù vẫn còn một số người sót lại, tuy nhiên họ không dám ở đó.

Thứ mười, loài ngạ quỷ đói khát xuất hiện đầy khắp các thôn xóm.

Từ việc hành mười điều bất thiện sẽ dẫn đến những việc như vậy. Khi đó, con người sẽ không thể khen hay ca ngợi người khác; mà chỉ toàn tự đề cao mình và chê bai người khác. Sẽ có bốn tầng lớp giai cấp xã hội: quý tộc (hoàng gia), thương gia, lao động và các tu sĩ, học giả (Brahmin[1]). Nếu tất cả những người này đều đặt niềm tin, hết lòng tôn kính giáo Pháp này thì thời kỳ đó sẽ trở nên an lạc, tốt đẹp”.

Nhưng, Đức Thế Tôn nói tiếp:

“Nếu chúng sinh mê lầm không tin vào giáo Pháp thiêng liêng này, thì họ sẽ lần lượt theo nhau rơi thẳng vào địa ngục Vô gián. Nơi đó, họ sẽ chẳng thể nghe được chánh Pháp và những tiếng kêu van, than khóc thống khổ sẽ vang dội khắp đất trời.

Thời kỳ đại dịch sẽ đến liên tiếp trên Cõi Địa Cầu.

Ngay sau khi chúng sinh biết về giáo Pháp này và lập tức nó sẽ giúp khắc phục mọi dịch bệnh và nạn đói. Mọi người sẽ có được một cuộc sống an vui tốt đẹp.

Lại nữa, còn có bảy loại khổ đau mà loài người có thể sẽ nếm trải:

Trước hết, là loại khổ đau từ các cõi địa ngục.

Thứ nhì, là loại khổ đau như đói khát của loài quỷ đói.

Thứ ba, là loại khổ đau về tranh chấp và chiến tranh như những vị Atula (Cõi Bán Thiên) trải nghiệm.

Thứ tư, là loại khổ đau vì không có sự nhàn rỗi, và khổ đau vì đói khát, bần cùng.

Thứ năm, là loại khổ đau bởi nắm giữ những tà kiến.

Thứ sáu, nỗi khổ đau vì có cuộc sống quá dài lâu giống như các vị Trời (Cõi Chư Thiên)[2].

Thứ bảy, sự khổ đau của giai đoạn thân trung ấm[3] (giai đoạn sau khi chết) trong cõi luân hồi.


Bởi vì tất cả những nỗi thống khổ này [và] để đem lại lợi lạc cho những ai kính tin bản văn giáo Pháp này thì sẽ đạt được quả lành trong bất kỳ mọi ước nguyện mong cầu. Tất cả các bệnh tật sẽ được khắc chế, và thời gian an lạc sẽ trở lại như trước. Tại sao lại như vậy? Cụ thể là như thế này:

Vào năm Hoả Ngọ đực, tận trên không gian hư không, một thiên thạch lớn sẽ rơi xuống Cõi Địa Cầu cực mạnh, bên bờ một đại dương. Và khi thiên thạch vỡ ra, giáo Pháp thiêng liêng này sẽ được hiển lộ. Khi Kinh văn này xuất hiện, điều hết sức quan trọng là không được giữ bí mật cho riêng mình mà phải phổ biến và truyền bá đến cho những người khác. Điều này không chỉ dành cho một hoặc hai cá nhân mà Pháp này được tuyên thuyết vì lợi ích cho tất cả hữu tình chúng sinh.


Nguyện cho mọi khổ đau trên thế gian này được chấm dứt!

Vào cuối giai đoạn năm trăm năm sẽ là thời điểm mà giáo Pháp Phật đà sẽ dần biến mất.

Thời gian khi tu sĩ không thể giữ gìn giới nguyện của họ.

Thời gian mà tâm ngập tràn những suy nghĩ tiêu cực.

Thời gian mà những lời thệ nguyện và các ác hạnh được sử dụng như là thực phẩm.

Thời gian mà loài người chỉ hành theo mười điều bất thiện.

Và khoảng thời gian mà các hành giả Mật thừa cũng sẽ thực hành sai trái, họ chỉ trì tụng những tà thuật.

Thời gian mà năm độc sẽ được nuôi dưỡng từ sâu bên trong.

Đó sẽ là khoảng thời gian khi mà thân và khẩu sẽ đi vào lầm lạc.

Giá trị của giáo pháp tâm linh sẽ bị suy thoái.

Thời gian khi lông chim sẽ trải đầy trên những ngọn núi.[4]

Thời điểm mà gỗ và sắt được chứa đựng trong các hộp.[5]


Tất cả chúng sinh sẽ bắt đầu phạm các ác nghiệp, thực hiện những điều tồi tệ, tạo ra những việc làm tai hại là thời điểm của sự sợ hãi và thống khổ hiển lộ một cách rõ ràng nhất.


Giáo Pháp này sẽ giúp xua tan những ác nghiệp xấu xa trong thời điểm suy đồi đó. Giáo Pháp thiêng liêng này sẽ cứu vớt tất cả. Khi nhìn thấy Kinh văn này, đọc tụng và ghi chép lại, thì một điều chắc chắn [là] thời mạt Pháp với những ảnh hưởng tệ hại sẽ phải kết thúc. Chính điều này đủ để phân biệt được đâu là sự thật và đâu là hư vọng.


Đó là để nói cho chúng sinh biết rõ sự thật này. Còn những chúng sinh nào nói rằng điều này không đúng sự thật và không tin vào giáo Pháp này, thì từ đỉnh đầu cho đến tận cùng các ngón chân của họ, sẽ phải gánh chịu bởi các loại tật bệnh xảy ra trên cơ thể.”

Sau khi Đức Thế Tôn nói xong những lời này, Đức Quán Thế Âm, Đức Di Lặc, Tôn giả Anan, các vị Trời, Atula, Người, Càn Thát Bà, tất cả đều hoan hỉ tán dương giáo Pháp Đức Phật vừa tuyên thuyết.


Lúc bấy giờ, Đức Thế Tôn đặt bàn tay phải của Ngài, được điểm tô bởi thân kim dung với các tướng tốt trang nghiêm, chạm xuống đất, nhờ vào thần lực này đã khuất phục được các thế lực đen tối của ma vương cùng quân ma. [Người ta] phải rèn luyện trong sự hoàn hảo siêu việt của điều này, điều đem đến niềm hoan hỷ không thể nghĩ bàn cùng sự an định trong tâm. Để đánh bại và an dịu tất cả mọi loại tật bệnh và các thế lực ma vương phải thực hành Pháp Ba La Mật (Paramita) này.


Vào lúc bấy giờ Đức Thế Tôn trở lại nhập chánh định “Vô Lượng Nghĩa Xứ”, và sau đó Ngài tuyên thuyết giáo Pháp ngắn này như là sự tóm tắt của tất cả giáo lý siêu việt của Kinh điển.


Một lần nữa, Tôn giả Anan lại bạch với Đức Thế Tôn: “Bạch Đức Thế Tôn, kể từ khi Ngài tuyên thuyết những lời dạy này, sự giảng giải về giáo Pháp này [như] có sức mạnh chuyển hoá những chướng ngại, khổ đau trong luân hồi.


Trong năm Thổ Thân đực, một trận dịch bệnh sẽ xảy đến và tầm ảnh hưởng của nó sẽ rất lớn và rộng khắp nên phải mạnh mẽ tinh tấn trong việc thực hành này.


Nếu tất cả các chúng sinh hữu tình không nghĩ rằng đây đúng là sự thật, vẫn mê lầm không tin nhận và không có khả năng để truyền bá rộng rãi giáo Pháp này, thì các uy lực âm binh xấu ác của ma vương sẽ được mãn nguyện.

Nếu bản Kinh này được sao chép với sự kính tin trong sáng, thì phúc lạc tuyệt diệu sẽ trổ lên. Lợi ích to lớn cuối cùng sẽ đến từ giáo Pháp thiêng liêng này.”

[Đức Thế Tôn đáp:]

“Lành thay! Lành thay! (Thật đúng như ông nói.)

[Điều này] đã được tán thán ngay từ đầu.

Và tất cả mọi thiện hạnh sẽ được trổ lên.

Mọi đức hạnh và mọi công đức tốt lành sẽ luôn tăng trưởng!

Điều này đã được tuyên thuyết bởi tất cả chư Như Lai.


Này Hoan Hỷ Long Vương (Ghawo[6]) và Thiện Hoan Hỷ Long Vương (Nyergha[7]) cả hai ông phải hết sức hộ trì bản Kinh giáo pháp này để mang lại lợi ích cho hết thẩy hữu tình chúng sinh.


Trong tương lai, vào thời khắc cuối cùng, những phẩm chất của giáo Pháp này sẽ vượt ra ngoài sức tưởng tượng. Đối với những ai đặt tín tâm vào Kinh văn này, thì tất cả những ước nguyện mong cầu sẽ thành tựu. Và sẽ được độ thoát khỏi các tình trạng bất thiện và những chướng ngại.

Người đặt niềm tin kính ngưỡng vào giáo Pháp của Đấng Phật đà phải biết cúng dường với hoa và hương.”

Ngay khi đó, Đức Di Lặc nhìn xuống từ khoảng không phía trên, Ngài đã thấy máu chảy ra từ con mắt của loài người vì vậy Ngài đã đến thưa với Đức Thế Tôn:


“Bạch Đức Thế Tôn, con cúi xin Ngài, giảng dạy cho chúng con một giáo Pháp ngắn gọn với quyền năng gia trì vô lượng cho tất cả hữu tình chúng sinh trong tương lai.”

Đức Thế Tôn đáp:


“Lành thay! Đại Bồ Tát Di Lặc. Ông hãy lắng nghe lời Ta. Như Lai giáo hoá Pháp này vì lợi ích cho các Phạm Thiên, Đế Thích và cũng như lợi ích cho hết thẩy hữu tình chúng sinh.


Để mang đến lợi lạc cho tất cả chúng sinh hữu tình, [các ông] sẽ phải truyền đạt lại như lời của Như Lai.

Và vì vậy, cần phải cố gắng nỗ lực tinh tấn và trân quý giáo Pháp này vì nó sẽ giúp tích tập vô biên công đức, thiện hạnh và phúc lạc.

Trong mùa thu năm Hỏa Ngọ đực và trong năm Thổ Thân đực, tất cả những người hành ác, những người không có niềm tin và tín tâm vào giáo Pháp này, đã tích lũy nhiều ác nghiệp nên khi đó họ sẽ phải chết, họ sẽ phải rời bỏ cuộc đời này.

Nhưng, nếu một ai đó đọc tụng và ghi chép bản Kinh này thì người đó sẽ sống thọ, tiêu trừ được tật bệnh, và công đức sẽ tăng trưởng rất lớn. Vào thời kỳ ác trược đó, các thế lực âm binh xấu ác sẽ tụ tập nhanh chóng ở nhiều quốc gia. Chúng sẽ chạy và ẩn mình, để loài người sẽ không thể nhìn thấy nơi chúng ẩn nấp. Khi đó, thần lực gia trì thù thắng của bản Kinh thiêng liêng này sẽ khiến cho các chướng nạn và quỷ dữ biến mất. Điều đó nhờ vào quyền năng gia trì nhiệm mầu của giáo Pháp này.


Chính vì vậy, điều quan trọng là không có bất cứ nghi ngờ nào và phải phổ biến rộng rãi Kinh văn này đến khắp mọi nơi, mọi quốc gia. [Chúng sinh] không được có bất kỳ sự hoài nghi và nghĩ rằng giáo Pháp này không đúng sự thật. Nên biết rằng đây là lời của Đấng Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

Những ai không có sự kính tin đối với bản Kinh này sẽ phải trải qua một trận động đất lớn trong năm Hỏa Ngọ.

Khi thời kỳ đại ác đến vào năm Hỏa Mùi cái sẽ có rất nhiều cái chết, họ sẽ mất mạng cùng nhau bởi những trận lũ lụt. Một số sẽ chết bởi tai nạn khi đang du hành, một số chết vì bệnh tim.

Trong năm Thổ Thân đực sẽ có một trận lũ lụt khủng khiếp. Vào mùa hè, những cái chết do nạn đói gây ra.

Vào lúc đó, loài quỷ dữ sẽ hiển lộ ở khắp các thành phố.

Nếu người nào đọc tụng và ghi chép bản Kinh thiêng liêng này, thì sẽ được độ thoát khỏi mọi tai họa từ các chướng nghịch hoặc quỷ dữ.

Trong năm Thổ Dậu cái, sẽ không có tai họa xảy ra. Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng sinh không được ăn các loại thịt, nên ăn chay và thực hành tinh tấn trong việc tuân thủ giữ gìn giới luật.

Trong năm Kim Tuất đực tất cả các thành phố và các khu vực lân cận sẽ bị tràn ngập bởi các loài thú ăn thịt như hổ, báo, gấu, chó hoang, chó sói, và những động vật tương tự như thế.

Lúc đó, điều hết sức quan trọng là phải viết và đọc tụng bản Kinh này như một phương tiện cứu cánh để cứu giúp loài người. Đến năm Kim Mùi cái, tất cả chúng sinh sẽ như bị mất tự chủ, và sẽ như giấy bị thổi bay trong gió, hoặc như thể bị cuốn trôi trong một trận lụt. Sau đó, những ai thiếu đức tin vào giáo Pháp này sẽ chết.”

Tiếp theo, Đức Thế Tôn quay ra nói với Đức Quán Thế Âm:

“Trong suốt thời gian của năm Tý, một âm thanh huyền bí sẽ vang dội từ trên hư không. Và, giống như ánh sáng của mặt trời và mặt trăng, điều có thể tỏa rạng mọi phía xung quanh bởi thần lực gia trì và quyền năng vô thượng thù thắng của Đấng Như Lai. Nếu ai đó đọc tụng và ghi chép giáo Pháp này, [thì] năng lực gia trì của bản kinh sẽ chiếu sáng tất cả bốn phương và tám hướng, và như thế giáo pháp này sẽ đem lại lợi lạc cho đến khi Đức Di Lặc giáng Thế. Nếu có ai ghi chép và đọc tụng Kinh văn này, [thì] người đó sẽ có được công đức to lớn tựa núi.

Tại cung điện Potala, nơi ngự và hoá hiện kim khẩu của Đấng Đại Giác Ngộ, vây quanh Ngài bởi một đoàn tùy tùng là chư Bồ Tát. Tất cả chúng sinh, phương trên và phương dưới, trong tất cả mười phương, đều được sống trong an lạc. Nhờ vào những thiện ý từ bi của Đấng Đại Bi (Đại Bồ tát Quán Thế Âm) ban phát và gia trì cho hết thẩy hữu tình chúng sinh.

Những ai có suy nghĩ rằng điều này không đúng sự thật, hoặc nảy sinh những sự hoài nghi, thì sẽ có một thời kỳ dịch bệnh lan tràn xuất hiện vào giữa mùa hè. Loài người sẽ chết từ lúc bình minh cho đến lúc chạng vạng tối. Vào thời điểm đó, tính từ khi giai đoạn tà ác tăng trưởng, thì tất cả các khu rừng sinh thái sẽ sụp đổ.

Tất cả các núi đá sẽ bị hủy hoại tận gốc và trái đất sẽ rúng động, không gì có thể sống nổi tại đó. Cứ mỗi mười người, chỉ còn một người sống sót. Nếu có ai nghĩ rằng điều này không đúng sự thật, hãy biết đây là lời của Đức Thế Tôn.

Ôi, thật đáng thương thay cho vô lượng hữu tình chúng sinh!

Vào năm Hỏa Mùi cái và trong năm Thổ Thân đực, giai đoạn năm trăm năm tà ác sẽ bắt đầu hiển lộ.

Tình trạng chiến tranh, xung đột sẽ đến từ bốn phương tám hướng. Nhân loại sẽ trở nên tàn nhẫn hơn bởi những tranh chấp không ngừng nghỉ.

Trong suốt thời kỳ ác trược, để độ thoát [chúng sinh] thoát ly khỏi giai đoạn tồi tệ đó bằng cách chỉ cần bất cứ ai kính tin vào bản Kinh giáo Pháp này. Khi nhìn thấy, lập tức sao chép và thọ trì thì tình hình chiến tranh xung đột sẽ lắng xuống và [điều này] giải cứu cả thế giới.

Nếu người nào đọc tụng, ghi xuống và sao chép Kinh văn này thì công đức vô lượng vô biên sẽ đến với họ và [họ] sẽ được độ thoát khỏi mọi sự lo âu sợ hãi. Giáo Pháp thiêng liêng này không phải chỉ dành cho một hoặc hai cá nhân mà nó được tuyên thuyết vì lợi lạc cho mọi hữu tình chúng sinh.

Bản Kinh thiêng liêng này được truyền bá nguyên vẹn đến khắp mọi nơi trên cả nước, thì tất cả mọi người sẽ được hưởng an lạc. Nguyện cho các chúng sinh sống với đạo đức sẽ có một cuộc sống an yên hạnh phúc!

Nếu ai đó không tinh tấn trong việc trì tụng giáo Pháp này trong suốt năm hoặc sáu tháng, thì họ sẽ phải trải qua một thời kỳ đau ốm bệnh hoạn.

Một số sẽ chết vì sốt, một số vì cảm lạnh, một số chết vì điên loạn và suy sụp tinh thần. Một số sẽ chết vì bị chấn thương, vì bệnh tim, vì căn bệnh về cổ họng, một số sẽ chết vì bệnh gan. Thậm chí mặc dù vẫn có phương thuốc chữa trị cho các căn bệnh ấy.

Nếu không muốn bị ảnh hưởng từ các tác nhân gây hại, có một giải pháp. Nếu những thiện nam hoặc thiện nữ nào buộc câu Minh chú này vào người của họ, câu Minh chú này sẽ bảo vệ họ và sẽ giúp họ tránh khỏi được các căn bệnh truyền nhiễm và các tác hại của loài Rồng (Nagas), các hung thần, quỷ dữ và âm binh. Đó là:

ཨེ་མ་ཧོ། ཕན་ནོ་ཕན་ནོ་སྭཱ་ཧཱ།

E MA HO PEN-NO PEN-NO SO HA

 

Nam giới thì đeo bên phải và nữ giới thì đeo bên trái. Nếu có ai đó làm điều này, thì người đó sẽ tránh được các bệnh tật và các bệnh truyền nhiễm, và họ sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp và sự tái sinh tốt lành.

Nếu một ai đó đọc tụng, ghi chép và đặt hết tín tâm mà không có bất cứ hoài nghi nào, thì tác dụng của giáo Pháp này sẽ đem đến sự tự do giải thoát khỏi biển máu khổ đau của luân hồi.

Ôi đáng thương thay cho hữu tình chúng sinh sống giữa trời và đất!

Nguyện cho mọi khổ đau, cái chết phi thời, đều được hoàn toàn tịnh hóa!

Nguyện cho những thời gian tốt đẹp sẽ lại được như trước!

Nguyện cho chúng sinh tích lũy kho tàng công đức vô biên!

 

Đối với tất cả những ai không tin vào bản Kinh thiêng liêng này, như đã nói trước đây, họ sẽ không có cơ hội để tin được nữa, và như vậy bệnh tật sẽ trỗi lên ở khắp mọi nơi trong các thành phố. Thậm chí, dù cho dự trữ sẵn thực phẩm dinh dưỡng, vào thời điểm đó, chúng sinh cũng sẽ không thể ăn được.”

Và khi đó, Đấng Đại Bi (Đại Bồ tát Quán Thế Âm) đã thốt lên lời Pháp để phát khởi bồ đề tâm trong tâm của hữu tình chúng sinh:

“Con khẩn nguyện Đức Thế Tôn, con xin Ngài ban gia trì cho giáo Pháp thiêng liêng này bằng định lực của Ngài để nhiếp phục đại chúng.”


Một lần nữa, Đức Thế Tôn lại dạy rằng:

“Nếu một ai đó, kính ngưỡng và đặt tín tâm trong sáng vào Kinh văn này thì thời kỳ tà ác sẽ dừng lại. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho tất cả các loại bệnh tật và tích lũy vô biên công đức.

Nguyện cho tất cả mọi người đang sống trên Cõi Địa Cầu sẽ được thoát khỏi thời kỳ tà ác, chiến tranh và mọi sự bất an. Và họ sẽ lại được tận hưởng khoảng thời gian an lạc như trước.

Trên phương diện tích cực về việc đưa ra một lời nguyện như thế này, thì lượng công đức một người làm được điều này, đặc biệt là trong các tháng Mẹo và tháng Ngọ, sẽ đem đến vô biên phúc lạc.


Nếu có người ghi chép bản Kinh này và truyền bá, họ sẽ đạt được một cuộc sống trường thọ, không bệnh tật, và sẽ có được sự hạnh phúc và thịnh vượng. Ngay cả nếu họ chỉ viết một đoạn của giáo Pháp này, thì nó cũng làm an dịu tất cả các chướng nạn, xấu xa trong thời kỳ vũ trụ ác trược.

Bản Kinh này đã từng xuất hiện trước đây và sẽ lại một lần nữa tiếp tục được phát tán trong năm Thìn. Kinh văn này sẽ tự hiển lộ, nhưng sẽ không thể lan ra rộng rãi trên khắp các cõi thế gian bởi vì thời kỳ tà ác đang tăng trưởng. Sau đó, vào năm Hỏa Ngọ đực giáo Pháp này sẽ mới được lan truyền rộng khắp.


Giáo Pháp thiêng liêng này là phương pháp giúp độ thoát khỏi thời kỳ tà ác. Nếu như không được truyền bá đến tất cả các quốc gia, thì mùa màng sẽ bị hủy hoại hoàn toàn bởi ba trận giá rét và mưa đá. Thứ nhì, nạn đói khủng khiếp sẽ diễn ra, căn bệnh không rõ nguyên nhân xuất hiện, sẽ có rất nhiều sự khổ đau và bất hạnh. Nhưng, nếu bất kỳ ai đọc tụng và ghi chép bản Kinh này, thì điều bất khả tư nghì rằng người đó sẽ thoát khỏi mọi thống khổ. Cho đến khi Đức Di Lặc thị hiện cõi Thế Gian, giáo Pháp này sẽ là phương tiện cứu cánh che chở cho các chúng sinh. Nếu một ai đó tôn trọng với sự tín tâm trong sáng đối với Kinh văn giáo Pháp này [thì họ] sẽ được tịnh trừ các bất thiện nghiệp, các che chướng sẽ được tẩy sạch và được thanh tịnh hoá.

Ngưỡng nguyện mọi chúng sinh được sống trong thế giới an lạc!

Nguyện mọi sự trân quý và mong cầu đều được thành tựu!

Nguyện tất cả các quốc gia đều được phước lành!

Nguyện lợi lạc khắp quần sinh!

Khi tình trạng bất ổn [thiên tai, chiến tranh], bệnh tật, nạn đói ở tất cả các nước nhanh chóng được khắc chế, nguyện cho có được một cơn mưa cát tường đem lại lợi ích cho các loại mùa màng, và nguyện cho chúng sinh đạt được mọi ước nguyện viên thành!

Nguyện cho sự giàu có, thịnh vượng của các dân tộc được tăng trưởng rộng rãi!

Nguyện cho bánh xe giáo Pháp thiêng liêng được duy trì trường tồn mãi mãi!”

Sau khi Đức Thế Tôn tuyên thuyết, Đức Quán Thế Âm, Đức Di Lặc, Tôn giả Anan, Trời, Người, Atula, Càn thát bà và vô lượng chúng sinh khắp các cõi giới đều vui mừng, tán thán giáo Pháp Đức Phật vừa tuyên thuyết.

Kinh Ngn Đèn Sáng T - S Tiên Tri V Tương Lai kết thúc đây.

 


XƯNG TÁN VÀ HỒI HƯỚNG

TÁN PHT

A Di Đà Phật thân kim sắc

Tướng tốt quang minh tự trang nghiêm

Năm Tu Di uyển chuyển bạch hào

Bốn biển lớn trong ngần mắt biếc

Trong hào quang hóa vô số Phật

Vô số Bồ tát hiện ở trong

Bốn mươi tám nguyện độ chúng sanh

Chín phẩm sen vàng lên giải thoát

Quy mạng lễ A Di Đà Phật

Ở phương Tây thế giới an lành

Con nay xin phát nguyện vãng sanh

Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ.

Nam-mô Tây phương Cực lạc thế giới đại từ đại bi tiếp dẫn chúng sanh A Di Đà Phật (1 ln)

Nam-mô A Di Đà Phật (108 ln)

Nam-mô Quán Thế Âm Bồ Tát (3 ln)

Nam-mô Đại Thế Chí Bồ Tát (3 ln)

Nam-mô Địa Tạng Vương Bồ Tát (3 ln)

Nam-mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát (3 ln)

TÂM KINH BÁT NHÃ BA LA MT ĐA

(Tu ý chn dch âm hay dch nghĩa)

Bản tụng Hán Việt:

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhứt thiết khổ ách.

Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.

Xá Lợi Tử, thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.

Thị cố không trung vô sắc, vô thọ tưởng hành thức.

Vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới.

Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.

Vô khổ, tập, diệt, đạo.

Vô trí diệc vô đắc, dĩ vô sở đắc cố.

Bồ đề tát đõa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng, cứu cánh Niết bàn.

Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.

Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tang yết đế, bồ đề tát bà ha.

Ma ha Bát nhã Ba La Mật Đa (3 ln)


Bản dịch nghĩa:

Ngài Bồ Tát Quán Tự Tại khi thực hành thâm sâu về trí tuệ Bát Nhã Ba la mật, thì soi thấy năm uẩn đều là không, do đó vượt qua mọi khổ đau ách nạn.

Nầy Xá Lợi Tử, sắc chẳng khác gì không, không chẳng khác gì sắc, sắc chính là không, không chính là sắc, thọ tưởng hành thức cũng đều như thế.

Nầy Xá Lợi Tử, tướng không của các pháp ấy chẳng sinh chẳng diệt, chẳng nhơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.

Cho nên trong cái không đó, nó không có sắc, không thọ tưởng hành thức.

Không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ý. Không có sắc, thanh, hương vị, xúc pháp. Không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

Không có vô minh,mà cũng không có hết vô minh. Không có già chết, mà cũng không có hết già chết.

Không có khổ, tập, diệt, đạo.

Không có trí cũng không có đắc, vì không có sở đắc.

Khi vị Bồ Tát nương tựa vào trí tuệ Bát Nhã nầy thì tâm không còn chướng ngại, vì tâm không chướng ngại nên không còn sợ hãi, xa lìa được cái điên đảo mộng tưởng, đạt cứu cánh Niết Bàn.

Các vị Phật ba đời vì nương theo trí tuệ Bát Nhã nầy mà đắc quả vô thượng, chánh đẳng chánh giác.

Cho nên phải biết rằng Bát nhã Ba la mật đa là đại thần chú, là đại minh chú, là chú vô thượng, là chú cao cấp nhất, luôn trừ các khổ não, chân thật không hư dối.

Cho nên khi nói đến Bát nhã Ba la mật đa, tức là phải nói câu chú:

Yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tang yết đế, bồ đề tát bà ha.

(Qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó!)

Ma ha Bát nhã Ba La Mật Đa (3 ln)


HỘ TRÌ PHẬT PHÁP

Trời, A-tu-la, Dạ xoa thảy

Đến nghe pháp đó nên chí tâm

Ủng hộ Phật pháp khiến thường còn

Mỗi vị siêng tu lời Phật dạy.

Bao nhiêu người nghe đến chốn này

Hoặc trên đất liền hoặc hư không

Thường với người đời sanh lòng từ

Ngày đêm tự mình nương pháp ở.

Nguyện các thế giới thường an ổn

Phước trí vô biên lợi quần sanh

Bao nhiêu tội chướng thảy tiêu trừ

Xa lìa các khổ về viên tịch.

Hằng dùng giới hương xoa vóc sáng

Thường trì định phục để giúp thân

Hoa mầu bồ đề khắp trang nghiêm

Tùy theo chỗ ở thường an lạc.

Nam mô Tam châu cảm ứng 

Hộ Pháp Vi đà Tôn Thiên Bồ Tát ma ha tát.


SÁM PHÁT NGUYỆN

Đệ tử chúng con từ vô thỉ

Gây bao tội-ác bởi lầm mê,

Đắm trong sanh-tử đã bao lần,

Nay đến trước đài Vô-thượng giác:

Biển trần khổ lâu đời luân-lạc.

Với sanh-linh vô số điêu tàn,

Sống u hoài trong kiếp lầm than,

Con lạc lõng không nhìn phương hướng,

Đàn con dại, từ lâu vất vưởng,

Hôm nay trông thấy đạo huy hoàng,

Xin hướng về núp bóng từ quang,

Lạy Phật-Tổ soi đường dẫn bước,

Bao tội khổ trong đường ác trược,

Vì tham, sân, si, mạn gây nên,

Thì hôm nay giữ trọn lời nguyện.

Xin sám-hối để lòng thanh thoát.

Trí-huệ quang-minh như nhựt nguyệt

Từ-bi vô-lượng cứu quần-sanh,

Ôi! Từ lâu ba chốn ngục hình,

Giam giữ mãi con nguyện ra khỏi,

Theo gót Ngài vượt qua khổ ải,

Nương thuyền từ vượt bể ái hà,

Nhớ lời Ngài: "bờ giác không xa",

Hành thập thiện cho đời tươi sáng,

Bỏ việc ác cho đời quang-đãng,

Đem phúc lành gieo rắc phàm nhân,

Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng,

Con nguyện được sống đời rộng rãi,

Con niệm Phật để lòng nhớ mãi,

Hình bóng Ngài cứu khổ chúng-sanh

Để theo Ngài trên bước đường lành,

Chúng con khổ nguyện xin cứu khổ,

Chúng con khổ nguyện xin tự độ,

Ngoài tham lam, sân hận ngập trời.

Phá si mê trí-huệ sáng ngời,

Con quyết hướng lên đài giác ngộ.

Hư không kia có ngày sụp đổ,

Lòng thề nguyện hằng nhớ đinh ninh.

Đệ tử và tất cả chúng sinh,

Đồng phát nguyện viên thành Phật đạo.


HỒI HƯỚNG

Trì tụng kinh thâm diệu

Tạo công đức vô biên

Đệ tử xin hồi hướng

Cho chúng sanh mọi miền

Pháp môn xin nguyện học

Ân nghĩa xin nguyện đền

Phiền não xin nguyện đoạn

Quả Phật xin chứng nên

Nguyện sanh về Tịnh Độ

Sen nở thấy vô sanh

Chư Phật và Bồ Tát

Là những bạn đồng hành

Nguyện dứt hết phiền não

Cho trí huệ phát sanh

Cho tội chướng tiêu tan

Quả giác ngộ viên thành

Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật đạo


TAM
TỰ QUY Y

Tự quy y Phật xin nguyện chúng sinh

Thể theo đạo cả phát lòng vô thượng. (1 ly)

Tự quy y Pháp, xin nguyện chúng sinh

Thấu rõ kinh tạng trí tuệ như biển. (1 ly)

Tự quy y Tăng xin nguyện chúng sinh

Thống lý đại chúng hết thảy không ngại. (1 ly)

Nguyện đem công đức này, hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh đều trọn thành Phật đạo



GHI CHÚ V
BN
KINH NG
N ĐÈN SÁNG T


Bản “Kinh Ngn Đèn Sáng T - S Tiên Tri V Tương Lai” được phát lộ bởi cố Đại sư Jamyang Khyentse Chokyi Lodro Rinpoche (1891 - 1959) là Đạo sư nổi tiếng khắp nơi trong thế kỷ trước và được ca tụng là “Bậc Thầy của các Bậc Thầy”. Ngài có uy tính với mọi truyền thống và là người quy tụ tất cả các dòng phái, Ngài là linh hồn của phong trào “Rime” phi tông phái ở Tây Tạng.


B
n dch Kinh:

Bản dịch “Kinh Ngn Đèn Sáng T” do đệ tử Katie Nguyen (Jigme Dechen Dolma) chuyển Việt ngữ được dịch thành 2 ấn bản:


n bn đầu tiên:

Sau khi vô tình đọc được bản “Kinh Ngn Đèn Làm Sáng T Mi Điu – S Tiên Tri V Các Điu Sp Đến” trong tủ Kinh sách nhà mình, vì thấy trong Kinh những dự ngôn tiên tri của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni rất tương ứng với thời điểm dịch bệnh đang hoành hành khắp nơi trên thế giới nên đệ tử đã phát tâm ấn tống và hiệu đính lại bản Kinh.

Và ấn bản đầu tiên với tựa đề “Kinh Ngn Đèn Làm Sáng T Mi Điu S Tiên Tri V Các Điu Sp Đến” đệ tử Katie Nguyen đã phiên dịch và hiệu đính lại dựa trên (cả bản tiếng Anh của ông Karma Sunrab Gyatso dịch vào năm 1988 và bản tiếng Việt của cô Nguyệt Đăng Pháp Tụ chuyển dịch Việt ngữ vào 08/2015).

Với ấn bản đầu tiên này đệ tử hoàn tất phần dịch thuật, hiệu đính vào ngày 20/03/2020, và được xuất bản in ấn tống (bao gồm cả phần tiếng Anh và tiếng Việt) với trên 2,300 quyển dưới sự đóng góp cùng các quý vị Phật tử đạo hữu và bản Kinh này đã được phân phát đến tay mọi người đọc tụng ở một số vùng miền Việt Nam trong lúc cao điểm của thời điểm dịch bệnh.


n bn th hai:

Vì nhận thấy bản Kinh còn có nhiều sự không được trùng khớp trong dịch thuật giữa các ấn bản tiếng Anh lẫn cả tiếng Việt nên đệ tử Katie Nguyen phát tâm dịch thuật lại bản Kinh này thêm một lần nữa với mong nguyện bản Kinh được hoàn chỉnh hơn.

Sau khi nhận được bản Kinh văn bằng Tiếng Tạng do Đức Nhiếp Chính Vương Kunga Rinpoche (His Eminence Kunga Rinpoche – Ngài là một trong những Bậc thầy của dòng truyền thừa Drukpa Kagyu) cung cấp, và Ngài đã cho phép đệ tử công bố cộng đồng vào ngày 03/04/2020.

Sau đó từ bản Tạng Kinh trên đã được chính Đức Nhiếp Chính Vương Ga Lhakhang Rinpoche (His Eminence Ga Lhakhang Rinpoche – Ngài cũng là một trong các Bậc thầy của dòng truyền thừa Drukpa Kagyu) vị đã chuyển dịch Tạng ngữ sang Anh ngữ trực tiếp cho đệ tử biên chép lại. Cùng với sự hỗ trợ giúp đỡ quý giá của Giáo sư tiến sĩ Phật học Geshe Samten (trụ trì tu viện Vajrayana – Kim cương thừa tại Sydney – Úc Châu) xem xét lại một số từ ngữ giúp đệ tử.

Và bản Kinh tiếng Việt này được đệ tử chuyển dịch Việt ngữ từ bản tiếng Anh được biên chép từ lời dịch trực tiếp từ Tạng ngữ sang Anh ngữ của chính Đức Nhiếp Chính Vương Ga Lhakhang Rinpoche. Bản dịch Việt ngữ này đã được đổi lại với tên “Kinh Ngn Đèn Sáng T – S Tiên Tri V Tương Lai” và đã được hoàn tất phần dịch thuật vào ngày 28/06/2020 đúng ngay ngày Lễ kỉ niệm 61 năm ngày Tổ Jamyang Khyentse Chokyi Lodro thị tịch và đến ngày 31/07/2020 mới được chính thức cho in ấn. Với ấn bản này đã được cho in ấn tống xuất bản 10,000 bản Kinh văn.

Nguyện mong sự gia trì cát tường này từ chư Phật, Bồ tát cùng các Đạo sư giúp cho giáo Pháp này của Đức Phật được lưu truyền lan xa tỏa rộng trên khắp các cõi thế gian.

Nguyện năng lực ánh sáng của bản Kinh tỏa rạng khắp mười phương, thanh tịnh những chướng nạn và dịch bệnh đang lan tràn khắp mọi nơi.

Nguyện cho Bồ đề tâm tối thượng và trân quý sẽ khởi sinh một cách tự nhiên nơi dòng tâm thức của mọi hữu tình chúng sinh.

Nguyện nhờ vào bản dịch không toàn hảo này mà người đọc nhận được lực gia trì toàn hảo của mười phương chư Phật, mau chóng thành tựu Chánh Đẳng Giác.

Mọi sai sót là của người dịch. Mọi công đức xin hồi hướng khắp Pháp giới chúng sinh.

Kinh này có thể sao chép hay in ấn tống tuỳ nghi sử dụng nhưng yêu cầu giữ nguyên nội dung, hình thức, và không được mua bán.

Tuyệt đối không được mua bán, dù là sách in, băng thâu, hay bản sao dưới bất kỳ hình thức nào.

Khi ấn tống sách, xin liên lạc với đệ tử để lấy bản thảo mới nhất. Ngoại trừ bìa sách có thể tùy nghi thiết kế, phần ruột sách xin giữ theo nội dung và hình thức của nguyên bản.

Mọi góp ý hay liên lạc ấn tống xin gửi về điện thư:

[email protected]


BO QUN KINH SÁCH
HỒI HƯỚNG ẤN TỐNG

BẢO QUẢN KINH SÁCH

Kinh sách Phật Pháp chứa đựng lời dạy của Phật; có năng lực chở che chúng sinh không rơi vào ác đạo, lại có khả năng khai mở con đường giác ngộ.

Vì vậy nên thận trọng giữ gìn kinh sách Phật Pháp, không nên đặt dưới đất, hay đặt ở nơi người khác có thể dẫm đạp lên, bước ngang qua hay ngồi lên trên. Khi mang theo bên mình nên bao bọc cẩn thận; khi cất giữ nên để nơi cao ráo sạch sẽ, không để chung với các loại đồ dùng thế tục khác. Tránh không đặt vật dụng thế tục lên trên kinh sách, không thấm nước bọt lật sách, vì làm như vậy là tự tạo ác nghiệp.

Bao giờ cần tiêu hủy tài liệu có nội dung Phật Pháp, nên đốt, không nên vất bỏ. Trước khi đốt nên đọc một câu nguyện, hay tụng chú, ví dụ như chú OM AH HUM, quán tưởng chữ viết trong trang giấy hòa nhập vào chữ AH, và chữ AH tan vào trong thân mình, mang trí tuệ của Phật hòa vào dòng tâm thức của mình. Sau đó vừa đốt vừa tụng OM AH HUM.


HI HƯỚNG N TNG

Nguyện đem công đức này hồi hướng lên Ngôi Tam Bảo cầu quả vị Bồ Đề, thỉnh Phật chuyển Pháp luân, Tam Bảo thường trụ, chúng sanh an lạc, trên đền bốn ơn nặng dưới cứu khổ ba đường, xin hồi hướng tới các Bậc thầy Giác Ngộ được trường thọ dẫn dắt chúng sinh thoát khỏi sáu nẻo luân hồi, tới chư tiên Cửu huyền Thất tổ nhiều đời quá vãng sớm vãng sanh Tịnh Độ A Di Đà, tới các chư vị đạo hữu giúp đỡ tịnh tài, in ấn và phân phát Kinh văn được thành tựu Giác Ngộ và đạt thành mọi mong nguyện thế gian và xuất thế gian, khắp Pháp giới chúng sanh đều sớm trọn thành Phật đạo.

Namo Vajrochana Tathagata!

Cầu xin chư Phật, chư đại Bồ tát, chư hiền Thánh tăng phù hộ độ trì cho con, toàn thể gia quyến và tất cả chúng sanh thân tâm an lạc, duyên lành tăng trưởng, sớm đắc Phật thừa, diện kiến Di Đà, cao đăng Phật Quốc, thành Phật như Phật, giống Phật không khác phổ độ chúng sanh đồng vào biển giác.

 


MƯỜI CÔNG ĐỨC ẤN TỐNG KINH, TƯỢNG PHẬT

Một là, những tội lỗi đã tạo từ trước, nhẹ thì được tiêu trừ, nặng thì chuyển thành nhẹ.

Hai là, thường được các thiện thần ủng hộ, tránh được tất cả tai ương hoạn nạn, ôn dịch, nước, lửa, trộm, cướp, đạo binh, ngục tù.

Ba là, vĩnh viễn tránh khỏi những quả báo phiền khổ, oán cừu oan trái của đời trước cũng như đời này.

Bốn là, các vị hộ pháp thiện thần thường gia hộ nên những loài dạ xoa, ác quỷ, rắn độc, hùm beo tránh xa không dám hãm hại.

Năm là, tâm được an vui, ngày không gặp những nguy khốn, đêm ngủ không thấy ác mộng. Diện mạo hiền sáng, mạnh khỏe an lành, việc làm thuận lợi, được kết quả tốt.

Sáu là, chí thành hộ pháp, tâm không cầu lợi, tự nhiên y phục đầy đủ, gia đình hòa thuận, phước lộc đời đời.

Bảy là, lời nói việc làm trời người hoan hỷ, đến đâu cũng được mọi người kính mến khen ngợi.

Tám là, ngu chuyển thành trí, bệnh lành mạnh khỏe, khốn nghèo chuyển thành thịnh đạt. Nếu nhàm chán nữ thân, mệnh chung liền được nam thân.

Chín là, vĩnh viễn lìa xa đường ác, sanh vào cõi thiện, tướng mạo đoan nghiêm, tâm trí siêu việt, phước lộc tròn đầy.

Mười là, hay vì tất cả chúng sanh trồng các căn lành. Lấy tâm cầu của chúng sanh làm phước điền cho mình. Nhờ công đức ấy đạt được vô lượng phước quả thù thắng. Sanh ra nơi nào cũng thường được thấy Phật, nghe Pháp, phước huệ rộng lớn, chứng đạt lục thông, sớm thành Phật quả.


ẤN QUANG TỔ SƯ DẠY:

Ấn tống Kinh, tượng Phật được công đức thù thắng như vậy, nên gặp khi chúc thọ, thành hôn, cầu phước, thoát nạn, sám hối, cầu tiêu trừ tật bệnh, cầu siêu độ hương linh, hãy tinh tấn phát tâm Bồ Đề ấn tống, để trồng cội phước đức cho mình và thân bằng quyến thuộc.



[1] Brahmin: trong giai cấp Ấn Độ xưa được gọi là giai cấp Bà La Môn họ thuộc tầng lớp trí thức và các tu sĩ, thậm chí họ còn được  tôn kính hơn cả tầng lớp cai trị thời đó, bởi vì họ có thể được gọi là những cố vấn tâm linh và đưa mọi người đến tôn giáo. Và theo Ấn Độ ngày nay, danh từ này có thể được hiểu như là các tu sĩ, học giả, trí thức gia.

[2]  Ví như sự đau khổ của các vị trời trường thọ, bởi vì khi họ đã lãng phí cả cuộc đời quá dài lâu vô nghĩa trong sự phóng dật, đột nhiên phải đối mặt với cái chết. Họ bị các cảm xúc tiếc nuối đau khổ dày vò hoàn toàn cô độc và chìm đắm trong nỗi tuyệt vọng.

[3] Giai đoạn thân trung ấm là giai đoạn sau khi chết, giữa thời gian đã chết và thời gian chưa tái sinh vào cảnh giới mới.

Chính vì thân trung ấm sống với nghiệp thức, cho nên thời gian này thần thức người chết ở trạng thái khi mờ khi tỏ, từ đó thường chiêu cảm sự bất ổn, nỗi thống khổ. Khi thì thần thức cảm thấy hoảng hốt vì lạc vào thế giới xa lạ, khác hẳn cuộc sống dương thế, với những cảnh tượng và âm thanh ghê sợ hiện ra đe dọa. Lại có lúc thần thức nổi lên lòng luyến ái vợ con, tiếc nuối tài sản. Hoặc đau khổ oán hận, không chấp nhận cái chết, vì oan ức, …

[4] Như chúng ta được biết, núi cao là nơi của chim, thú sinh sống. Nhưng con người ngày càng  không biết bảo vệ mẹ thiên nhiên, tình trạng săn bắn ngày càng nhiều, đốn cây, phá rừng, chim muông không còn nơi sinh sống. Tình trạng săn bắt nhiều, bắn giết, sát hại nên chim thú ngày càng ít đi, lên núi chẳng còn sinh vật mà chỉ còn lông của chúng sót lại.

[5] Khi xã hội càng ngày càng phát triển thì cây cối trong rừng bị đốn hạ để lấy gỗ. Sắt , kim loại cũng được khai thác để chế tạo các nguyên vật liệu. Gỗ và sắt được chế tác thành những vật liệu xây dựng và đồ trang trí nội thất, trang thiết bị trong nhà, trong các loại xe, v.v...

[6] Hoan Hỷ Long Vương (Nanda/ Ghawo), Nan Đà Long vương, dịch ý là Vua Rồng vui mừng, là vị đứng đầu trong các thần Rồng hộ trì Phật Pháp.

[7] Thiện Hoan Hỷ Long Vương (Upananda/ Nyergha), Bạt nan đà Long vương, cũng gọi là Ưu ba nan đà Long vương, dịch ý là Vua Rồng hiền vui, là anh em với Long vương Nan Đà.



Ngọn Đèn Sáng Tỏ - Sự Tiên Tri Về Tương Lai -52



GIẢI THÍCH VỀ CÁCH TÍNH NĂM TRONG KINH 

Katie nhận được một số email và tin nhắn hỏi về việc: 

1/ Trong bản Kinh có các đoạn ghi  : Năm Hoả Mùi cái, Kim Tuất đực, Thổ Dậu cái v.v....và tại sao lại thể hiện chữ đực, cái khiến mọi người rất khó hiểu. 

2/ Tại sao là người Việt, dịch bản Kinh cho người Việt đọc lại không quy đổi năm được thể hiện trên Kinh ra thành cách tính năm của Việt Nam cho người đọc dễ hiểu. 

Katie xin giải thích về việc này như sau: 

1/ Trong các bản dịch Anh ngữ của dịch giả người Anh Karma Sungrab Gyatso và bản Việt ngữ dịch cũ của cô Nguyệt Đăng Pháp Tụ dịch lại từ bản tiếng Anh của ông dịch giả người Anh Gyatso có đề cập về các biến cố sẽ bắt đầu từ năm 2026 kéo dài đến 2032 

Theo các bản dịch cũ thì các năm thể hiện Tạng lịch được quy đổi số năm ra thành các năm theo lịch Việt Nam như: 

Năm hỏa Ngọ đực - năm Bính Ngọ 2026,

Năm Hỏa Mùi cái - năm Đinh Mùi 2027, 

Năm Thổ Thân đực - năm Mậu Thân 2028

Năm Thổ Dậu cái - năm Kỷ Dậu 2029

Năm Kim Tuất đực - năm Canh Tuất 2030

Năm Hoả Hợi cái - năm Tân Hợi 2031

và năm Nhăm Tý 2032 

Nguyên do sao không quy đổi ra giống vậy? 

Tại sao lại có chữ đực cái trong bản Kinh ? 

Giải thích: 

Bản Kinh là một Tạng văn và các năm thể hiện trên Kinh văn được tính theo Tạng lịch ( Lịch Tây Tạng ) 

Lịch Tạng loại âm lịch tính theo Mặt Trăng; một năm có 12 hoặc 13 tháng; mỗi tháng bắt đầu và kết thúc vào lúc trăng non. Với cách tính dựa trên mười hai con giáp và năm yếu tố, ra một chu kỳ 60 năm còn được gọi là rabjung (Rab-byung). Chu kỳ này dựa theo Kalachakra ( Mật điển Thời Luân Tantra nổi tiếng ) được chia sẻ với các hệ thống Ấn Độ giáo về việc sử dụng chu kỳ Sao Mộc 60 năm, để đếm số năm, và tên của con giáp đầu tiên trong 60 năm.

Mỗi năm tương ứng với một con vật và một yếu tố của ngũ hành. Các con vật theo thứ tự lần lượt là:

Thỏ rừng ( ~ Mẹo),  Rồng ( Thìn), Rắn ( Tị ), Ngựa ( Ngọ ), Dê ( Mùi), Khỉ ( Thân ), Gà ( Dậu ), Chó ( Tuất ), Heo ( Hợi ), Chuột ( Tý ), Trâu ( Sửu ), Hổ ( Dần) 

Các yếu tố ngủ hành thay thế nhau theo thứ tự:

Hỏa, Thổ, Kim, Thuỷ, Mộc

Mỗi yếu tố thống trị hai năm liên tiếp, năm đầu có tính dương, năm sau có tính âm. 

Tính âm dương trong ngủ hành tượng trưng cho đực, cái: ( đực là dương , cái là âm ) 

Ví dụ:  năm Thổ Thân đực ( hay Thổ Thân dương hoặc Thân Thổ nam ), thì năm kế sẽ là Thổ Dậu cái ( hay Thổ Dậu âm hoặc Dậu Thổ nữ ) và năm kế tiếp Kim Tuất đực ( hay Kim Tuất dương hoặc Tuất Kim nam ) và tuần tự như thế......điều này tuỳ thuộc từng cách phiên dịch khác nhau thì chọn chữ đực, cái, âm, dương hoặc nam, nữ tuỳ thuộc vào cách chọn lựa của dịch giả. 

Nếu tra cứu và tìm hiểu thì lịch Tạng tính theo chu kỳ 60 năm và những thông số từng năm cũng không được trùng khớp.

Đó là cách tính lịch của người Tây Tạng, nên không thể nào quy đổi lời Kinh văn theo những điều không chắc chắn được. 

Làm sao có thể quy đổi Lịch Tây Tạng qua lịch Việt Nam hay Trung Hoa, khi 2 thông số tính năm của 2 cách tính lịch hoàn toàn khác nhau ?

Và bản Kinh này được dịch lại từ bản Tạng Kinh nên Rinpoche muốn giữ nguyên văn và không cho phép đổi ra theo năm của lịch Việt Nam hay lịch Trung Hoa được mà phải giữ nguyên mẫu từ bản Tạng Kinh. 

Tại sao không quy đổi ra thành năm theo lịch Việt Nam? Giải thích: 

Điều thứ nhất: 

Theo nguyên tắc dịch thuật Kinh văn là không được thay thế hay biến đổi bất kỳ từ ngữ nào trong Kinh văn. Vì chỉ cần một từ sai sót có thể thay đổi hoàn toàn nghĩa lý truyền đạt của bản Kinh. 

Điều thứ hai: 

Trong Kinh Đức Phật tuyên thuyết thời điểm xảy đến là thời điểm tương lai, những ảnh hưởng xảy đến dựa trên nghiệp lực của vô lượng vô biên chúng sanh mà nghiệp ấy luôn biến chuyển và thay đổi theo từng sát na. Cho nên lời tiên tri của Đức Phật có thể xảy ra sớm hơn hay muộn hơn còn tuỳ thuộc vào nghiệp lực của chúng sinh chiêu cảm. 

Chính vì vậy cần phải hiểu điều quan trọng Đức Phật thuyết bản Kinh này nhằm răn đe chúng sanh khi thời điểm ác trược đến con người nên phải tự tích đức hành thiện tu tập và quán niệm tâm từ của Đấng Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát là thực hành theo mười việc thiện lành ( mười thiện nghiệp ), 

tu tập hành Pháp Ba La Mật mà trong Kinh Ngài đã hướng dẫn và chỉ rõ. Còn những chúng sanh nào không tin tưởng và mê lầm vẫn phạm các ác nghiệp thì nghiệp duyên chiêu cảm, cội phước không đủ thì khi thời điểm ác trược đó đến thì những điều tệ hại xảy đến sẽ chắc chắn không thể nào tránh được. 

http://studybuddhism.com/vi/nghien-cuu-cao-cap/lich-su-va-van-hoa/chiem-tinh-tay-tang/lich-tay-tang

https://web.ccsu.edu/astronomy/tibetan_lunar_calendar.htm

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Văn_hóa_Tây_Tạng

http://studybuddhism.com/vi/nghien-cuu-cao-cap/lich-su-va-van-hoa/chiem-tinh-tay-tang/chiem-tinh-hoc-tay-tang-lich-su-va-dong-truyen-thua

https://studybuddhism.com/en/advanced-studies/history-culture/tibetan-astrology/the-tibetan-calendar

Katie Nguyễn 


pdf-icon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]