Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phẩm 33: Ngũ vương

02/05/201113:07(Xem: 9454)
Phẩm 33: Ngũ vương

KINH TĂNG NHẤTA HÀM
HánDịch: Tam tạng Cù-đàm Tăng-già-đề-bà
Việtdịch: Thích Đức Thắng - Hiệu đính & Chú thích: TuệSỹ
(PL.2549- 2005 sửa chữa và bổ sung)

NĂMPHÁP

33.PHẨMNĂM VUA

KINHSỐ 1[42]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, vua năm nước lớn, đứng đầu là Ba-tư-nặc, nhóm họpở trong lạc viên, bàn luận với nhau những điều sau đây.Năm vua gồm những ai? Vua Ba-tư-nặc,[43] vua Tỳ-Sa,[44] vua Ưu-điền,[45]vua Ác Sanh[46] và vua Ưu-đà-diên.[47]

Khiấy, năm vua nhóm họp lại một chỗ bàn luận những điềunày:

“ChưHiền nên biết, Như Lai nói về năm dục[48] này. Những gìlà năm? Sắc được thấy bởi mắt khả ái, khả niệm, đượcngười đời mong muốn. Tiếng được nghe bởi tai, hương đượcngửi bởi mũi, vị được nếm bởi lưỡi, mịn láng đượcxúc chạm bởi thân. Như Lai nói về năm dục này. Trong nămdục này, cái nào tối diệu? Sắc được thấy bởi mắt chăng?Tiếng được nghe bởi tai là tối diệu chăng? Hương đượcngửi bởi mũi là tối diệu chăng? Vị được nếm bởi lưỡilà tối diệu chăng? Mịn láng được xúc chạm bởi thân làtối diệu chăng? Năm sự này, cái nào là tối diệu? Trongđó, hoặc có quốc vương nói sắc là tối diệu. Hoặc cóvị bàn thanh là tối diệu. Hoặc có vị bàn hương là tốidiệu. Hoặc có vị bàn vị là tối diệu. Hoặc có vị bànmịn trơn là tối diệu.

“Lúc[682a01] ấy, nói sắc tối diệu là thuyết của vua Ưu-đà-diên.Nói thanh tối diệu là luận của vua Ưu-điền. Nói hươngtối diệu là luận của vua Ác Sanh. Nói vị tối diệu làluận của vua Ba-tư-nặc. Nói mịn trơn tối diệu là luậncủa vua Tỳ-sa. Bấy giờ, năm vua nói nhau:

“Chúngta cùng bàn luận về năm dục này, nhưng lại không biết cáinào là tối diệu.”

VuaBa-tư-nặc bèn nói với bốn vị vua kia:

“Phậtđang ở trong vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà, nướcXá-vệ. Chúng ta cùng đến hết chỗ Thế Tôn hỏi nghĩa này.Nếu Thế Tôn có điều chi dạy bảo. chúng ta sẽ cùng phụnghành.”

Cácvua sau khi nghe vua Ba-tư-nặc nói vậy, liền cùng dẫn nhau đếnchỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên.Khi ấy, vua Ba-tư-nặc đem những điều cùng bàn về năm dụcđầy đủ bạch lên Như Lai.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo năm vị vua:

“Nhữnggì các vua bàn, đúng tùy theo trường hợp. Vì sao vậy? Vìtùy vào tánh hạnh mỗi người. Người đắm nhiễm sắc, nhìnsắc không biết chán. Với người này sắc là tối thượng,không gì vượt qua. Bấy giờ, người đó không đắm nhiễmthanh, hương, vị, mịn trơn. Trong năm dục, sắc là tối diệu.

“Nếungười có tánh hạnh đắm nhiễm âm thanh, khi nghe thanh, lòngrất hoan hỷ, mà không chán. Với người này, thanh là tốidiệu tối thượng. Trong năm dục, thanh là tối diệu.

“Nếungười có tánh hạnh đắm nhiễm hương, khi ngửi hương, lòngrất hoan hỷ, mà không chán. Với người này, hương là tốidiệu, tối thượng. Trong năm dục, hương là tối diệu.

“Nếungười có tánh hạnh nhiễm đắm vị ngon, khi biết vị rồi,lòng rất hoan hỷ, mà không chán. Với người này, vị làtối diệu tối thượng. Trong năm dục, vị là tối diệu.

“Nếungười có tánh hạnh nhiễm đắm mịn trơn, khi được mịntrơn rồi lòng rất là hoan hỷ, mà không chán. Với ngườinày, mịn trơn là tối diệu, tối thượng. Trong năm dục,mịn trơn là tối diệu.

“Nếutâm người kia đắm nhiễm sắc, khi ấy người đó sẽ khôngđắm nhiễm pháp thanh, hương, vị, và mịn trơn.

“Nếungười kia có tánh hạnh đắm nhiễm thanh, người đó khôngcòn đắm nhiễm pháp sắc, hương, vị, và mịn trơn.

“Nếungười kia có tánh hạnh đắm nhiễm hương, người đó khôngcòn đắm nhiễm pháp sắc, thanh, vị, và mịn trơn.

“Nếungười kia có tánh hạnh đắm nhiễm vị, người đó khôngcòn đắm nhiễm pháp sắc, thanh, hương, và mịn trơn.

[682b01]“Nếu người kia có tánh hạnh đắm nhiễm mịn trơn, ngườiđó không còn không đắm nhiễm pháp sắc, thanh, hương, vị.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Khiý dục bừng cháy,

Cáiđược muốn phải được.

Đượcrồi càng hoan hỷ

Sởnguyện không có nghi.

Kiađã được dục này,

Ýtham dục không mở,

Dođây mà hoan hỷ,

Duyênđó cho tối diệu.

Hoặckhi muốn nghe tiếng,

Cáiđược muốn phải được.

Nghexong càng hoan hỷ

Sởnguyện không có nghi.

Kiađã được tiếng này,

Thamđó ý không mở,

Dođây mà hoan hỷ;

Duyênđó cho tối diệu.

Hoặckhi lại ngửi hương

Cáiđược muốn phải được.

Ngửixong càng hoan hỷ,

Sởnguyện không có nghi.

Kiađã được hương này,

Thamđó ý không mở.

Dođây mà hoan hỷ

Duyênđó cho tối diệu.

Hoặckhi lại được vị

Cáiđược muốn phải được.

Đượcrồi thêm hoan hỷ

Sởdục không có nghi.

Kiađã được vị này,

Thamđó ý không mở.

Dođây mà hoan hỷ,

Duyênđó cho tối diệu.

Nếukhi được mượt láng

Cáiđược muốn phải được.

Đượcrồi thêm hoan hỷ,

Sởdục không nghi nan.

Kiađã được mịn trơn,

Thamđó ý không mở.

Dođây ma hoan hỷ

Duyênđó cho tối diệu.

“Chonên, này Đại vương, nếu nói sắc là diệu, hãy bình đẳngmà luận. Vì sao vậy? Vì nơi sắc có vị ngọt. Nếu sắckhông có vị ngọt, chúng sanh hẳn không nhiễm đắm. Do nócó vị nên trong năm dục, sắc là tối diệu. Nhưng sắc cũngcó tai hại. Nếu sắc không có tai hại, chúng sanh không nhàmchán. Vì nó có tai hại nên chúng sanh nhàm chán nó. Nhưng sắccó xuất yếu. Nếu sắc không có xuất yếu, ở đây chúngsanh không ra khỏi biển sanh tử được. Vì nó có xuất yếunên chúng sanh đến được trong thành Niết-bàn vô úy. [682c01]Trong năm dục, sắc là tối diệu.

“Lạinữa, này Đại vương, nếu nói thanh là diệu, hãy bình đẳngmà luận. Vì sao vậy? Vì nơi thanh có vị ngọt. Nếu thanhkhông có vị ngọt, chúng sanh hẳn không nhiễm đắm. Do nócó vị nên trong năm dục, thanh là tối diệu. Nhưng thanh cũngcó tai hại. Nếu thanh không có tai hại, chúng sanh không nhàmchán. Vì nó có tai hại nên chúng sanh nhàm chán nó. Nhưng thanhcó xuất yếu. Nếu thanh không có xuất yếu, ở đây chúngsanh không ra khỏi biển sanh tử được. Vì nó có xuất yếunên chúng sanh đến được trong thành Niết-bàn vô úy. Trongnăm dục, thanh là tối diệu.

“Đạivương nên biết, nếu nói hương là diệu, hãy bình đẳngmà bàn. Vì sao vậy? Vì nơi hương có vị ngọt. Nếu hươngkhông có vị ngọt, chúng sanh hẳn không nhiễm đắm. Do nócó vị nên trong năm dục, hương là tối diệu. Nhưng hươngcũng có tai hại. Nếu hương không có tai hại, chúng sanh khôngnhàm chán. Vì nó có tai hại nên chúng sanh nhàm chán nó. Nhưnghương có xuất yếu. Nếu hương không có xuất yếu, ở đâychúng sanh không ra khỏi biển sanh tử được. Vì nó có xuấtyếu nên chúng sanh đến được trong thành Niết-bàn vô úy.Trong năm dục, hương là tối diệu.

“Lạinữa, này Đại vương, nếu nói vị là diệu, hãy bình đẳngmà bàn. Vì sao vậy? Vì nơi vị có vị ngọt. Nếu vị khôngcó vị ngọt, chúng sanh hẳn không nhiễm đắm. Do nó có vịnên trong năm dục, vị là tối diệu. Nhưng vị cũng có taihại. Nếu vị không có tai hại, chúng sanh không nhàm chán.Vì nó có tai hại nên chúng sanh nhàm chán nó. Nhưng vị cóxuất yếu. Nếu vị không có xuất yếu, ở đây chúng sanhkhông ra khỏi biển sanh tử được. Vì nó có xuất yếu nênchúng sanh đến được trong thành Niết-bàn vô úy. Trong nămdục, vị là tối diệu.

“Lạinữa, này Đại vương, nếu nói mịn trơn là diệu, hãy bìnhđẳng mà bàn. Vì sao vậy? Vì nơi mịn trơn có vị ngọt.Nếu mịn trơn không có vị ngọt, chúng sanh hẳn không nhiễmđắm. Do nó có mịn trơn nên trong năm dục, mịn trơn là tốidiệu. Nhưng mịn trơn cũng có tai hại. Nếu mịn trơn khôngcó tai hại, chúng sanh không nhàm chán. Vì nó có tai hại nênchúng sanh nhàm chán nó. [683a01]Nhưng mịn trơn có xuất yếu.Nếu mịn trơn không có xuất yếu, ở đây chúng sanh khôngra khỏi biển sanh tử được. Vì nó có xuất yếu nên chúngsanh đến được trong thành Niết-bàn vô úy. Trong năm dục,mịn trơn là tối diệu.”

Nămvua sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ.

Bấygiờ, trong thành Xá-vệ có trưởng giả Nguyệt Quang lắm củanhiều tiền, đầy đủ voi ngựa, bảy báu, vàng bạc châubáu không thể tính kể; nhưng trưởng giả Nguyệt Quang khôngcó con cái. Vì không có con cái nên bấy giờ trưởng giảNguyệt Quang cầu đảo trời, thần, thỉnh cầu mặt trời,mặt trăng, thiên thần, địa thần, quỷ tử mẫu, Tứ thiênvương, hai mươi tám đại thần quỷ vương, Thích Đề-hoànNhân và Phạm thiên, thần núi, thần cây, thần ngũ đạo,cây cối, thảo dược; khắp cả mọi nơi, tất cả đều thamlễ, cầu mong ban cho một cậu con trai.

Rồivợ trưởng giả Nguyệt Quang trải qua trong vòng mấy ngày,liền mang thai, bèn nói với Trưởng giả:

“Tôitự biết đã có mang.”

Nghevậy, Trưởng giả vui mừng hớn hở, không tự chế được,liền sắm cho phu nhân giường ghế tốt, ăn uống ngon ngọt,mặc quần áo đẹp.

Trảiqua tám chín tháng, phu nhân sinh một cậu bé tướng mạo xinhđẹp, hiếm có trên đời, như màu hoa đào. Bấy giờ, haitay bé cầm hạt ngọc ma-ni vô giá, ngay đó liền nói kệ này:

Nhànày lắm tài sản,

Báuvật cùng thức ăn;

Naytôi muốn bố thí,

Đểngười nghèo không thiếu.

Nếuở đây không vật,

Củabáu và thức ăn;

Naycó ngọc vô giá

Thườngdùng bố thí người.

Lúcđó, cha mẹ cùng người trong nhà nghe lời nói này rồi, mọingười đều bỏ chạy, ‘Sao lại sanh loài quỉ mị này?’Chỉ có cha mẹ vì thương xót con nên không bỏ chạy tán lọan.Người mẹ liền hướng về con nói bài kệ này:

Làtrời, càn-thát-bà?

Quỉmị hay la-sát?

Làai? Tên họ gì?

Nayta muốn biết được!

Lúcấy, cậu bé dùng kệ đáp lại mẹ:

Chẳngtrời, càn-thát-bà;

Chẳngquỷ mị, la-sát.

Naycon, cha mẹ sanh;

Làngười, không nên nghi.

Khiphu phân nghe những lời, vui mừng hớn hở không tự chế được.Bà đem nhân duyên này nói lại hết cho trưởng giả NguyệtQuang. Nghe những lời này, trưởng giả nghĩ thầm: ‘Đâylà do duyên gì? Nay ta phải đem việc này nói cho Ni-kiền Tử.’Ông bồng cậu bé này đến chỗ Ni-kiền Tử, đảnh lễ rồingồi qua một bên. Rồi trưởng giả Nguyệt Quang đem nhânduyên này nói đầy đủ cho Ni-kiền Tử. Ni-kiền Tử sau khinghe những lời này, bảo trưởng giả:

“Cậubé này là người bạc phước, đối với thân không có ích,hãy giết đi. Nếu không giết thì nhà cửa tiêu hao suy sụp,thảy đều chết hết.”

Trưởnggiả Nguyệt Quang khi ấy tự suy nghĩ: “Trước đây ta khôngcó con cái, Vì nhân duyên này thỉnh cầu trời đất, khôngnơi nào không đến; trải qua bao nhiêu năm tháng mới sanh đượcđứa con này. Nay ta không nở giết đứa bé này. Cần hỏilại Sa-môn, Bà-la-môn khác để dứt nghi cho ta.”

Bấygiờ, Như Lai thành Phật chưa lâu. Mọi người xưng hiệu làĐại Sa-môn. Trưởng giả Nguyệt Quang nghĩ thầm: “Ta nênđem nhân duyên này thuật với Đại Sa-môn ấy.’

Trưởnggiả rời chỗ ngồi đứng dậy, bồng đứa con này đến chỗThế Tôn. Giữa đường lại nghĩ thầm: “Nay có bà-la-môntrưởng lão, tuổi đã quá già, trí tuệ thông minh đượcmọi người kính trọng, ông còn không biết, không thấy; huốngchi là Sa-môn Cồ-đàm này, tuổi trẻ, học đạo chưa lâu,há có thể biết việc này sao? Sẽ sợ rằng cũng không giảitỏa được cái nghi của mình. Nay đang giữa đường, ta nêntrở về nhà.”

Khiấy, có một thiên thần xưa là bạn quen biết cũ của trưởnggiả, biết được những ý nghĩ trong lòng trưởng giả, ởgiữa hư không nói rằng:

“Trưởnggiả nên biết, hãy tiến về trước một tí, ắt sẽ đượclợi, được quả báo lớn, cũng sẽ đến chỗ cam lộ bấttử. Như Lai ra đời rất là khó gặp. Như Lai mưa cam lồ xuống,thật lâu mới có.

“Lạinữa, này Trưởng giả, có bốn sự tuy rất nhỏ, không thểxem thường. Sao gọi là bốn? Quốc vương tuy nhỏ, không thểxem thường; đóm lửa tuy nhỏ, cũng không thể xem thường;rồng tuy nhỏ, cũng không thể xem thường; người học đạotuy nhỏ, cũng không thể xem thường. Này Trưởng giả, đógọi là bốn sự không [683c01] thể xem thường.”

Rồithiên thần nói kệ này:

Quốcvương tuy còn nhỏ;

Sáthại do pháp này.

Đómlửa tuy chưa bừng;

Sẽđốt cỏ, cây, núi.

Rồngthần hiện tuy nhỏ,

Làmmưa khi đến thời.

Ngườihọc đạo tuy nhỏ,

Độngười vô số lượng.

Bấygiờ, trưởng giả Nguyệt Quang, tâm ý khai mở, vui mừng hớnhở, liền đến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, ngồi quamột bên, đem nhân duyên này bạch đầy đủ lên Thế Tôn.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo trưởng giả:

“Hiệncậu bé này rất có phước lớn. Cậu bé này nếu lớn lên,cậu ta sẽ dẫn năm trăm đồ chúng đến chỗ Ta, xuất giahọc đạo, đắc A-la-hán. Trong hàng Thanh Văn của Ta, là ngườicó phước đức lớn nhất không ai có thể sánh kịp.”

Lúcấy, trưởng giả nghe xong, vui mừng hớn hở, không tự kềmchế được, bạch Thế Tôn:

“Đúngnhư lời Thế Tôn dạy, chẳng phải như Ni-kiền Tử.”

Rồitrưởng giả Nguyệt Quang lại bạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn hãy thương đứa bé này mà cùng chúng Tăng nhậnlời thọ thỉnh.”

ThếTôn im lặng nhận lời thỉnh. Sau khi thấy Thế Tôn im lặngnhận lời mời, ông từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễsát chân rồi lui đi. Về đến nhà, ông bày biện cỗ bàncác thứ đồ thức uống ngon ngọt, trải toạ cụ tốt. Sángsớm đích thân đến bạch:

“Đãđến giờ, cúi xin Thế Tôn quang lâm.”

ThếTôn biết đã đến giờ, dẫn các Tỳ-kheo trước sau vây quanhvào thành Xá-vệ, đến nhà Trưởng giả, tới chỗ ngồi.Trưởng giả thấy Phật và các Tỳ-kheo đã ngồi ổn địnhrồi, bèn dọn đồ ăn thức uống, tự tay châm chước, hoanhỷ không loạn. Thấy đã ăn xong, dọn dẹp bình bát, dùngnước rửa, rồi ông lấy một cái ghế nhỏ ngồi trướcmặt Như Lai, muốn được nghe pháp vi diệu mà Phật thuyết.

Khiấy, trưởng giả Nguyệt Quang bạch Thế Tôn:

“Naycon xin đem tất cả nhà cửa, sản nghiệp, ruộng vườn chođứa bé này, cúi xin Thế Tôn hãy đặt tên cho.”

ThếTôn bảo:

“Lúcđứa bé này sinh, mọi người đều bỏ chạy tán loạn, gọilà quỷ thi-bà-la[49] nên nay đặt tên là Thi-bà-la[50].”

Bấygiờ, Thế Tôn tuần tự nói các đề tài vi diệu cho Trưởnggiả và vợ trưởng giả; đề tài về bố thí, về trì giới,về sanh thiên, dục là tưởng bất tịnh, là hữu lậu, làtai họa lớn, xuất yếu là vi diệu.

[684a01]Thế Tôn thấy tâm ý của Trưởng giả và vợ trưởng giảđã khai mở, không còn hồ nghi nữa. Như pháp thường mà chưPhật Thế Tôn thuyết, là khổ, tập, tận, đạo; bấy giờ,Thế Tôn nói hết cho Trưởng giả, khiến cho phát tâm hoanhỷ. Ngay trên chỗ ngồi, vợ chồng Trưởng giả sạch trầncấu, được mắt pháp trong sạch. Giống như vải trắng mớidễ nhuộm màu, vợ chồng Trưởng giả lúc này cũng như vậy,ở ngay trên chỗ ngồi, được mắt pháp trong sạch. Họ đãthấy pháp, được pháp và, phân biệt các pháp, đã hết dodự, không còn hồ nghi, được không còn sợ hãi, hiểu đượcPháp sâu xa của Như Lai, liền thọ năm giới.

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Tếtự, lửa trên hết;

Cácluận, kệ đứng đầu;[51]

Vua,tôn quý loài người;

Biểnlà nguồn các sông;

Trăngsáng nhất các sao;

Nguồnsáng mặt trời nhất;

Támphương và trên dưới,

Muônphẩm vật sản sinh;

Ngườimuốn cầu phước kia,

Tam-Phật[52] là tối tôn.”

KhiThế Tôn nói bài kệ này xong, từ chỗ đứng dậy ra về.

Khiấy, trưởng giả tìm năm trăm đồng tử sai hầu Thi-bà-la.Khi Thi-bà-la vừa tròn hai mươi tuổi, bèn đến chỗ cha mẹthưa cha mẹ:

“Cúixin song thân cho phép con xuất gia học đạo.”

Bấygiờ, song thân liền chấp thuận. Vì sao vậy? Vì trước đâyThế Tôn đã thọ ký cho rồi: ‘Cậu sẽ dẫn năm trăm thiếuniên đến chỗ Thế Tôn xin làm Sa-môn.’

Thi-bà-lavà năm trăm người, lạy sát chân cha mẹ rồi liền lui điđến chỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân rồi đứng qua mộtbên. Thi-bà-la bạch Thế Tôn:

“Cúixin cho phép con được xếp vào đạo.”

ThếTôn, liền chấp thuận cho làm Sa-môn. Chưa qua mấy ngày, liềnthành A-la-hán, lục thần thông trong suốt, tám giải thoátđầy đủ. Bấy giờ, năm trăm đồng tử đến trước bạchPhật:

“Cúixin Thế Tôn cho phép chúng con làm Sa-môn.”

ThếTôn im lặng hứa khả. Xuất gia chưa kinh qua bao nhiêu ngàyhọ đều thành A-la-hán.

Bấygiờ, Tôn giả Thi-bà-la trở về bang cũ nước Xá-vệ, đượcmọi người kính ngưỡng, và được cúng dường bốn thứ:y áo, thức ăn, toạ cụ ngoạ cụ, thuốc men trị bệnh. Lúcấy, Thi-bà-la nghĩ thầm: ‘Nay ta ở tại bang cũ này rấtlà [84b01] ồn ào. Ta hãy du hoá ở trong nhân gian.’

Bấygiờ, đến giờ khất thực, Tôn giả Thi-bà-la đắp y mangbát vào thành Xá-vệ khất thực. Khất thực xong, trở vềchỗ ở, thu xếp tọa cụ, đắp y mang bát, dẫn theo năm trămTỳ-kheo ra khỏi tinh xá Kỳ-hoàn du hoá trong nhân gian. Đếnđâu, họ cũng đều được cúng dường y phục, đồ ăn thứcuống, tọa cụ, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh. Lại có chưthiên báo các thôn làng:

“Naycó Tôn giả Thi-bà-la đắc A-la-hán, phước đức đệ nhất,dẫn năm trăm Tỳ-kheo du hoá trong nhân gian, chư Hiền hãy đếncúng dường. Ai nay không làm sau hối hận vô ích.”

Lúcnày, Tôn giả Thi-bà-la nghĩ thầm: ‘Nay thật chán đủ sựcúng dường này. Ta nên lánh chỗ nào cho người không biếtchỗ ta.’ Rồi Tôn giả bèn đi vào núi sâu. Chư thiên lạibáo với mọi người trong thôn làng:

“HiệnTôn giả Thi-bà-la đang ở trong núi này. Hãy đến cúng dường.Nay ai không làm, sau hối hận vô ích.”

Dânlàng sau khi nghe chư thiên nói vậy, liền ghánh đồ ăn thứcuống đến chỗ Tôn giả Thi-bà-la thưa:

“Cúixin Tôn giả hãy vì chúng con mà ở đây.”

Lúcấy, Thi-bà-la du hoá trong nhân gian đi dần dần đến chỗCa-lan-đà trong vườn Trúc, thành La-duyệt cùng chúng năm trămđại Tỳ-kheo, cũng được cúng dường y phục, đồ ăn thứcuống, tọa cụ ngọa cụ, thuốc men trị bệnh. Tôn giả Thi-bà-langhĩ thầm: “Nay ta nên tìm chỗ nào để hạ an cư, cho mọingười không biết chỗ ta.” Rồi lại nghĩ: “Nên đến phíatây núi Quảng phổ[53] ở phía đông núi Kỳ-xà,[54] ở đóhạ an cư.” Tôn giả bèn dẫn năm trăm Tỳ-kheo đến ở trongnúi kia mà thọ hạ an cư.

Khiấy, Thích Đề-hoàn Nhân biết được những ý nghĩ trong tâmThi-bà-la, liền ở trong núi hóa hiện phù-đồ,[55] vườn câyăn trái, đều đầy đủ; chung quanh có ao tắm, hoá ra nămtrăm đài cao, lại hóa năm trăm giường nằm, lại hóa nămtrăm giường ngồi, lại hóa năm trăm giường dây và, dùngcam lồ trời mà ăn.

Tôngiả Thi-bà-la nghĩ thầm: “Nay ta đã hạ an cư xong. Lâu quákhông gặp Như Lai, nay nên đến hầu cận Thế Tôn.” Tôngiả liền dẫn năm trăm Tỳ-kheo đến thành Xá-vệ. Lúc ấy,trời nóng bức, chúng Tỳ-kheo đều đổ mồ hôi, dơ bẩnthân thể. Tôn giả Thi-bà-la [684c01] nghĩ thầm: “Hôm nay,chúng Tỳ-kheo thân thể nóng nực, nếu được chút mây trêntrời cùng tạo cơn mưa nhỏ thì thật là việc tốt, và gặpđược ao tắm nhỏ cùng được ít nước uống.” Vừa khởilên ý nghĩ này, tức thì trên không trung xuất hiện một đámmây lớn tạo thành cơn mưa bụi. Cũng có ao tắm, có bốnphi nhân gánh nước uống ngon ngọt do Tỳ-sa-môn thiên vươngsai khiến, đến thưa:

“Cúixin Tôn giả nhận nước uống ngọt này và cho Tăng Tỳ-kheo.”Tôn giả nhận nước uống này, rồi cho Tăng Tỳ-kheo uống.

Thi-bà-lalại nghĩ: “Nay ta nên nghỉ đêm ở nơi đây.” Lúc đó,Thích Đề-hoàn Nhân biết những ý nghĩ trong tâm Thi-bà-la,liền hoá ra năm trăm phòng xá ở cạnh đường, đầy đủgiường nằm, tọa cụ. Chư thiên dâng lên đồ ăn thức uống.Thi-bà-la ăn xong, rời chỗ ngồi đứng dậy ra đi.

Bấygiờ, chú của Tôn giả Thi-bà-la đang ở trong thành Xá-vệ,lắm tiền nhiều của, không thiếu thứ gì, nhưng lại thamlam không chịu bố thí, không tin Phật pháp Tăng, không tạocông đức. Những thân tộc nói với người này:

“Trưởnggiả dùng của cải này làm gì mà không tạo tư lương chođời sau?”

Trưởnggiả kia sau khi nghe những lời này rồi, trong một ngày, đemtrăm ngàn lượng vàng bố thí cho bà-la-môn ngoại đạo chớkhông hướng về Tam bảo.

Lúcđó, Tôn giả Thi-bà-la nghe chú mình đem trăm ngàn lượng vàngbố thí cho ngoại đạo mà không cúng dường cho Tam bảo. Tôngiả Thi-bà-la đến tinh xá Kỳ-hoàn, rồi đến chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân, ngồi qua một bên. Bấy giờ, Thế Tônvì Thi-bà-la nói pháp vi diệu. Tôn giả Thi-bà-la sau khi nghepháp từ Như Lai, từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ sátchân Thế Tôn, nhiễu quanh bên hữu ba vòng rồi ra đi.

Ngayngày hôm ấy, Tôn giả Thi-bà-la đắp y mang bát vào thành Xá-vệkhất thực, dần dần đến nhà người chú. Đến nơi, Tôngiả đứng im lặng ở ngoài cửa. Trưởng giả thấy Tôn giảThi-bà-la ở ngoài cửa khất thực, liền nói:

“Hômqua, sao ngươi không lại? Hôm qua, ta đem trăm ngàn lượng vàngbố thí. Giờ ta cho ngươi một tấm vải giạ.”

Thi-bà-lađáp:

“Tôikhông dùng vải làm gì. Hôm nay đến đây là để khất thực.”

Trưởnggiả đáp:

“Hômqua ta đã dùng trăm nghìn lượng vàng bố thí, nên không thểbố thí trở lại được.”

[685a01]Tôn giả Thi-bà-la muốn độ trưởng giả, nên liền bay lênkhông trung, thân tuôn ra nước lửa, ngồi, nằm kinh hành tùyý tạo. Khi Trưởng giả thấy biến hóa này, bèn tự nói:

“Hãyxuống trở lại mà ngồi đi! Nay ta sẽ bố thí cho.”

Tôngiả Thi-bà-la liền xả thần túc, về lại chỗ ngồi. Khiấy, Trưởng giả kia đem đồ ăn thức uống tệ dở, thậtlà thô xấu, cho Tôn giả Thi-bà-la dùng. Tôn giả Thi-bà-lavốn sinh trưởng trong gia đình hào phú, đồ ăn uống dư dã,nhưng vì trưởng giả kia nên nhận thức ăn này mà ăn. Tôngiả Thi-bà-la ăn xong, trở về chỗ ở. Ngay đêm ấy, giữahư không thiên thần đến nói trưởng giả này:

Thiệnthí, thí thật lớn,

Làcho Thi-bà-la,

Vôdục, đã giải thoát,

Đoạnái, không còn nghi.

Giữađêm và sáng sớm, hai lần nói kệ này:

Thiệnthí, thí thật lớn,

Làcho Thi-bà-la,

Vôdục, đã giải thoát,

Đoạnái, không còn nghi.

KhiTrưởng giả nghe chư thiên nói, bèn suy nghĩ: “Hôm qua, tađem trăm ngàn lượng vàng bố thí cho ngoại đạo mà khôngcó cảm ứng này. Hôm nay chỉ dùng thứ ăn tệ dở thí choTôn giả Thi-bà-la mà đưa đến cảm ứng này. Lúc nào trờisáng, ta sẽ đem trăm ngàn lượng vàng bố thí cho Tôn giảThi-bà-la.”

RồiTrưởng giả ngay ngày ấy, kiểm tính trong nhà có được giátrăm nghìn lạng vàng bố thí Thi-bà-la, bèn đem đến chỗTôn giả Thi-bà-la, đảnh lễ sát chân, đứng qua một bên.Bấy giờ, ông đem trăm nghìn lạng vàng dâng lên Thi-bà-lavà nói:

“Cúixin Ngài nhận trăm nghìn lượng vàng này.”

Tôngiả Thi-bà-la nói:

“ChúcTrưởng giả hưởng phước vô lượng, sống lâu tự nhiên.Nhưng Như Lai lại không cho phép Tỳ-kheo nhận trăm ngàn lượngvàng.”

Lúcấy, Trưởng giả liền đến chỗ Thế Tôn. Đến nơi, đảnhlễ sát chân rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ, Trưởng giảkia bạch Thế Tôn:

“Cúixin Thế Tôn cho Tỳ-kheo Thi-bà-la nhận trăm ngàn lượng vàngnày, cho con được phước này.”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo một Tỳ-kheo:

“Ngươiđi đến chỗ Tỳ-kheo Thi-bà-la nói Ta cho gọi ông ấy.”

Tỳ-kheođáp:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.” Tỳ kheo vâng lời Phật dạy, tứcthì [685b01] đi đến chỗ Thi-bà-la đem những lời Như Lai màbáo.

Tôngiả Thi-bà-la nghe theo lời Tỳ-kheo kia, đi đến chỗ ThếTôn, đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên. Bấy giờ,Thế Tôn bảo Thi-bà-la:

“Nayngươi hãy nhận trăm ngàn lượng vàng của Trưởng giả này,để ông ta được phước này. Đây là nghiệp duyên kiếptrước, nên hưởng báo này.”

Tôngiả Thi-bà-la đáp:

“Kínhvâng, bạch Thế Tôn.”

Lúcấy, Tôn giả Thi-bà-la liền nói bài kệ đạt-sấn[56]:

Cúngy áo các thứ,

Muốncầu phước đức kia;

Sanhlàm trời hay người,

Vuihưởng năm lạc thú.

Từtrời đến cõi người,

Vượtkhỏi nghi có không,

ChỗNiết-bàn vô vi

Nơichư Phật an lạc.

Ngườihuệ thí dễ dàng,

Mongđây được phước đức.

Hãyphát tâm từ huệ,

Làmphước không mệt mỏi.

Khiấy, Tôn giả Thi-bà-la bảo trưởng giả:

“Hãymang trăm ngàn lượng vàng này để trong phòng tôi.”

Trưởnggiả vâng theo lời dạy này, mang trăm ngàn lượng vàng đểtrong phòng Tôn giả Thi-bà-la rồi ra đi.

Thi-bà-labảo các Tỳ-kheo:

“Cácvị, có ai thiếu gì thì đến đây mà lấy; hoặc nếu cầny phục, đồ ăn thức uống, giường nằm ngọa cụ, thuốcmen trị bệnh đều đến lấy; đừng cầu ở nơi khác, hãylần lượt báo cho nhau biết điều này.”

Bấygiờ, các Tỳ-kheo bạch Thế Tôn:

“Thi-bà-laxưa kia đã tạo phước gì mà sanh nhà trưởng giả, xinh đẹpvô song như màu hoa đào? Lại tạo phước gì mà hai tay cầmngọc từ thai mẹ sanh ra? Lại tạo phước gì mà dẫn nămtrăm người đến chỗ Như Lai xuất gia, học đạo, đượcgặp Như Lai ở đời? Lại tạo phước gì mà đến đâu cũngđược đầy đủ y phục, đồ ăn thức uống tự nhiên khôngthiếu thốn, Tỳ-kheo khác không bì kịp?”

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Quákhứ lâu xa, chín mươi mốt kiếp, có Phật hiệu Tỳ-bà-thi[57]Như Lai Chí chơn, Đẳng chánh giác, Minh hành túc*, Thiện thệ,Thế gian giải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu*, Thiênnhân sư, Phật Thế Tôn xuất hiện ở đời, du hoá tại nướcBàn-đầu cùng với đại chúng gồm sáu mươi vạn tám nghìnngười, được cúng dường bốn thứ: y phục, đồ ăn thứcuống, tọa ngọa cụ, thuốc men trị bịnh.

“Lúcấy, có [685c01] bà-la-môn tên Da-nhã-đạt[58] sống ở nơiấy, nhiều tiền lắm của, vàng bạc, trân báu, xa cừ, mãnão, trân châu, hổ phách, không thể đếm hết.

“Bấygiờ, Da-nhã-đạt ra khỏi nước, đi đến chỗ Như Lai Tỳ-bà-thi.Đến nơi, thăm hỏi nhau, rồi ngồi qua một bên. Như Lai Tỳ-bà-thilần lượt vì ông nói pháp, khiến ông ta sanh tâm hoan hỷ.Bấy giờ, Da-nhã-đạt bạch Như Lai Tỳ-bà-thi, ‘Cúi xin ThếTôn nhận lời thỉnh của con. Con muốn dâng cơm cúng Phậtvà Tăng Tỳ-kheo.’

“Khiấy Như Lai im lặng nhận lời. Bà-la-môn Da-nhã-đạt thấyThế Tôn im lặng nhận lời mời, liền từ chỗ ngồi đứngdậy, nhiễu quanh Phật ba vòng, rồi về nhà. Ông chuẩn bịsửa soạn các loại đồ ăn thức uống ngon ngọt.

“Bấygiờ, vào lúc nửa đêm, Da-nhã-đạt suy nghĩ: ‘Nay ta đãchuẩn bị đầy đủ các món đồ ăn thức uống, chỉ cònthiếu lạc[59]. Sáng sớm mai ta sẽ đến trong cửa thành, nơiđó có ai bán lạc sẽ mua hết.’ Sáng sớm, Da-nhã-đạt bàytoạ cụ tốt, rồi lại đến trong cửa thành để tìm mualạc. Vào lúc ấy, có một người chăn bò tên là Thi-bà-lamuốn mang lạc đi tế tự.[60] Bà-la-môn Da-nhã-đạt nói vớingười chăn bò, ‘Nếu ông bán lạc, tôi sẽ mua.’ Thi-bà-lanói, ‘’Nay tôi muốn tế tự.’ Bà-la-môn nói, ‘Ông tếtrời là để cầu điều gì? Hãy bán cho tôi, sẽ trả giátiền cao hơn.’ Người chăn bò đáp, ‘Ông bà-la-môn, nayông dùng lạc để làm gì?’ bà-la-môn đáp, ‘Nay tôi thỉnhNhư Lai Tỳ-bà-thi và Tăng Tỳ-kheo. Nhưng đồ ăn thức uốngđã chuẩn bị xong, chỉ còn thiếu lạc.’ Thi-bà-la hỏi bà-la-môn,‘Như Lai Tỳ-bà-thi tướng mạo thế nào?’ Bà-la-môn đáp,‘Như Lai không ai sánh bằng, giới thanh tịnh đầy đủ, địnhvà huệ không ai bì kịp. Trên trời dưới đất không ai sánhbằng.’ Khi bà-la-môn Da-nhã-đạt ca ngợi đức của Như Lai,Thi-bà-la nghe xong tâm trí khai mở. Khi ấy, Thi-bà-la bảo bà-la-môn,‘Nay tôi đích thân đem lạc này đến cúng dường Như Lai,không cần tế trời làm gì nữa.’

“Bà-la-mônDa-nhã-đạt dẫn người chăn bò này về đến nhà, đi đếnchỗ Phật, bạch rằng: ‘Đã đúng giờ, nay là lúc thíchhợp, xin Thế Tôn hạ cố.’

“NhưLai biết đã đến giờ, đắp y mang bát, dẫn các Tỳ-kheotrước sau vây quanh đến nhà bà-la-môn Da-nhã-đạt, mọi ngườingồi theo thứ lớp.

“Khingười chăn bò thấy [686a0] dung mạo Như Lai hiếm có trênđời, các căn tịch tịnh[61], đủ ba mươi hai tướng tốt,tám mươi vẻ đẹp trang nghiêm thân Ngài, mặt như mặt trờimặt trăng, giống như núi Tu-di hơn hẳn đỉnh các núi khác,ánh sáng chiếu khắp, không nơi tối tăm nào mà không thấu.Thấy vậy, vui mừng, ông đến trước chỗ Thế Tôn, nói rằng:‘Nếu công đức của Như Lai đúng như bà-la-môn đã nói,hãy cho bình lạc này đủ cung cấp cho chúng Tăng.’

“RồiThi-bà-la bạch Thế Tôn: ‘Cúi xin nhận lạc này.’

“NhưLai liền đưa bát nhận lạc, cũng lại cho các Tăng Tỳ-kheonhận lạc đầy đủ. Khi ấy, người chăn bò bạch Thế Tôn:‘Nay lạc vẫn còn dư.’ Như Lai bảo: ‘Ông đem lạc nàycúng thêm cho Phật và các Tỳ-kheo.’ Người chăn bò đáp:‘Thưa vâng, Thế Tôn!’ Người chăn bò đi chia lạc trởlại, cuối cùng lạc vẫn còn dư. Người chăn bò lại bạchPhật: ‘Số lạc vẫn còn dư!’ Như Lai bảo người này,‘Ông hãy đem lạc này cúng cho chúng Tỳ-kheo-ni, chúng Ưu-bà-tắc,Ưu-bà-tư khiến được no đủ.’ Số lạc vẫn còn dư. Bấygiờ, Phật bảo người chăn bò: ‘Ông đem lạc này cho chủnhân đàn-việt.’ Đáp, ‘Thưa vâng.’ Rồi lại tìm cho cácthí chủ đàn-việt. Số lạc còn dư, lại đem cho những ngườiăn xin nghèo thiếu, nhưng lạc vẫn còn dư. Lại bạch Phật,‘Hiện lạc vẫn còn dư.’ Phật bảo, ‘Nay đem số lạcnày đổ nơi đất sạch, hoặc đổ vào trong nước. Vì saovậy? Ta không thấy có người hay trời nào có thể tiêu hóalạc này, chỉ trừ Như Lai. Người chăn bò vâng lời dạyPhật, đem lạc này đổ vào trong nước, tức thì ngay trongnước xuất hiện ngọn lửa lớn cao vài mươi nhẫn. Ngườichăn bò sau khi thấy sự biến hóa quái lạ này, trở lạichỗ Thế Tôn, đảnh lễ sát chân, chấp tay mà đứng. Lạitự thệ nguyện, ‘Nay đem lạc này cúng dường cho chúng bốnbộ. Nếu có được phước đức, do phước lành này, con sẽkhông đọa vào nơi tám nạn, không sinh vào nhà nghèo thiếu.Sinh ra bất cứ nơi nào, sáu căn hoàn toàn đầy đủ, mặtmày xinh đẹp, thường được xuất gia. Mong đời tương laicũng gặp được Thánh tôn như vậy.’

“Tỳ-kheonên biết, ba mươi mốt kiếp về trước, lại có Phật tênThi-khí[62] Như Lai xuất hiện ở đời. Lúc ấy, Như Lai Thi-khígiáo hoá ở thế giới Dã-mã, [686b01] cùng mười vạn đạiTỳ-kheo.

“Bấygiờ, khi đến giờ, Như Lai Thi-khí đắp y mang bát vào thànhkhất thực. Trong thành có một khách thương lớn tên ThiệnTài. Từ xa thấy Như Lai Thi-khí có các căn tịch tịnh, dungmạo đoan chánh, có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻđẹp trang nghiêm thân Ngài, mặt như mặt trời mặt trăng;thấy vậy ông phát tâm hoan hỷ, đến trước chỗ Thế Tôn,đảnh lễ sát chân rồi ngồi qua một bên. Lúc này, ngườibuôn đem ngọc báu quý rải lên Như Lai, tâm sâu kín của ôngđược thể hiện qua lời thề, ‘Nguyện đem công đức này,nơi nào con sinh ra cũng lắm của nhiều tiền, không có gìthiếu thốn, trong tay lúc nào cũng có tiền của, cho đếntrong bào thai mẹ cũng có.’

“Ởtrong kiếp này lại có Như Lai Tỳ-xá-phù[63] Chí chơn, Đẳngchánh giác, Minh hạnh túc[64], Thiện thệ, Thế gian giải, Vôthượng sĩ, Điều ngự trượng phu[65], Thiên nhân sư, PhậtThế Tôn, xuất hiện ở đời. Bấy giờ, có Trưởng giảtên Thiện Giác lắm của nhiều tiền, lại thỉnh Như Lai Tỳ-xá-phùChí chơn Đẳng chánh giác và, Tăng Tỳ-kheo. Trưởng giả ấythiếu người giúp việc, nên lúc này đích thân sắp soạnđồ ăn thức uống ngon ngọt thiết trai cho Như Lai ấy, rồitự thệ nguyện, ‘Tôi do công đức này, sanh ở nơi nào,thường được gặp Tam bảo, không thiếu thốn thứ gì, thườngcó nhiều người hầu và trong đời tương lai cũng gặp Phậtnhư ngày nay vậy.’

“Naytrong Hiền kiếp này, lại có Phật tên Câu-lâu-tôn[66] Chíchơn, Đẳng chánh giác, Minh hạnh túc*, Thiện thệ, Thế giangiải, Vô thượng sĩ, Điều ngự trượng phu*, Thiên nhân sư,Phật Thế Tôn, xuất hiện ở đời. Bấy giờ, có Trưởnggiả tên Đa Tài lại thỉnh Như Lai Câu-lâu-tôn, trong vòngbảy ngày cúng dường cơm Phật và Tăng Tỳ-kheo, cúng dườngy phục, đồ ăn thức uống, giường nằm, ngọa cụ, thuốcmen trị bệnh, ‘Nguyện sinh ra nơi nào thường lắm của nhiềutiền, không sinh vào nhà bần tiện; khiến chỗ sinh của conthường được bốn sự cúng dường; làm nơi chúng bốn bộ,quốc vương và Nhân dân trông thấy tôn kính; nơi trời rồngquỷ thần người hay chẳng phải người trong thấy tiếp đãi.’

“CácTỳ-kheo nên biết, bà-la-môn Da-nhã-đạt bấy giờ há là ngườinào khác sao? Đừng nghĩ như vậy. Vì sao vậy? Vì nay tự thânchính là trưởng giả Nguyệt Quang. Người chăn bò tên Thi-bà-lađem lạc cúng dường Phật lúc ấy, nay chính là Tỳ-kheo Thi-bà-la.Người lái buôn Thiện Tài lúc ấy, há là người nào khácsao? Đừng nghĩ như vậy. Nay chính là Tỳ-kheo Thi-bà-la. Trưởnggiả Thiện Giác lúc ấy, [686c01] há là người nào khác sao?Đừng nghĩ như vậy. Nay chính là Tỳ-kheo Thi-bà-la. Trưởnggiả Đa Tài lúc ấy, há là người nào khác sao? Đừng nghĩnhư vậy. Ngày nay chính là Tỳ-kheo Thi-bà-la.

“CácTỳ-kheo nên biết, Tỳ-kheo Thi-bà-la đã phát thề nguyện này:‘Mong nơi nào con sinh ra, con thường xinh đẹp vô song, lúcnào cũng sinh vào nhà giàu sang. Mong đời sau được gặp ThếTôn. Ngài sẽ thuyết pháp cho con nghe, con liền được giảithoát, được xuất gia làm Sa-môn.’ Do công đức này, ngàynay, Tỳ-kheo Thi-bà-la được sanh trong nhà giàu có, xinh đẹpvô song. Nay gặp Ta lập tức thành A-la-hán.

“SongTỳ-kheo nên biết, lại nhờ công đức rải châu báu lên mìnhNhư Lai nên nay ở trong bào thai tay cầm hai hạt châu mà rakhỏi thai mẹ, giá trị bằng cả Diêm-phù-đề. Ngày vừasinh ra, liền nói như vậy. Lại thỉnh Như Lai Câu-lâu-tônđể cầu có nhiều người sai khiến, nên nay dẫn năm trămđồ chúng đến chỗ ta xuất gia học đạo, thành A-la-hán.

“Lạitrong vòng bảy ngày cúng dường Như Lai Câu-lâu-tôn để đượctứ sự cúng dường, nên ngày nay không thiếu y phục, đồăn thức uống, giường nằm, tọa cụ, thuốc men trị bệnh.Nhờ công đức này, các Tỳ-kheo không bì kịp. Thích Đề-hoànNhân đích thân đến cúng dường, cung cấp các thứ cần dùng.Lại nữa, chư thiên chuyền nhau báo xóm làng cho chúng bốnbộ biết có Thi-bà-la. Ý nghĩa của sự việc là vậy. Ngườiphước đức đệ nhất trong đệ tử của Ta chính là Tỳ-kheoThi-bà-la.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3[67]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cónăm hạng trượng phu dũng kiện,[68] có nhiệm vụ chiến đấu,xuất hiện ở đời. Những ai là năm? Ở đây, có ngườimặc áo giáp, cầm gậy vào trận chiến đấu đấu, từ xathấy gió bụi liền sinh lòng sợ hãi. Đó gọi là hạng chiếnsĩ thứ nhất.

“Lạinữa, người chiến đấu thứ hai mặc áo giáp, cầm gậy vàotrận chiến đấu; khi thấy gió bụi mà không sinh lòng sợhãi, nhưng thấy ngọn cờ cao liền sinh lòng sợ hãi, khôngthể tiến lên chiến đấu. Đó gọi là hạng chiến sĩ thứhai.

“Lạinữa, người chiến sĩ thứ ba mặc áo giáp, cầm gậy vàotrận chiến đấu, khi thấy gió bụi, hay thấy ngọn cờ caokhông sinh lòng sợ hãi, nhưng thấy cung tên liền sinh lòngsợ hãi, không có khả năng chiến đấu. Đó gọi là hạng[687a01] chiến sĩ thứ ba.

“Lạinữa, người chiến sĩ thứ tư mặc áo giáp, cầm gậy vàotrận chiến đấu; nếu thấy gió bụi, thấy ngọn cờ cao,hay thấy cung tên không sinh lòng sợ hãi, nhưng vừa vào trậnliền bị địch bắt, hoặc bị giết. Đó gọi là hạng chiếnsĩ thứ tư.

“Lạinữa, người chiến sĩ thứ năm mặc áo giáp, cầm gậy đivào trận chiến đấu; nếu thấy gió bụi, thấy ngọn cờcao, thấy cung tên hoặc bị bắt, cho đến gần chết, khôngsinh lòng sợ hãi, có thể phá tan quân địch trong ngoài bờcõi, mà lãnh đạo nhân dân. Đó gọi là hạng chiến sĩ thứnăm.

“Cũngvậy, Tỳ-kheo, thế gian có năm loại người này, thì nay trongchúng Tỳ-kheo cũng có năm hạng người này xuất hiện ởđời. Những ai là năm? Có Tỳ-kheo sống tại thôn xóm khác,nghe trong thôn này có người nữ xinh đẹp vô song, mặt nhưmàu hoa đào. Nghe rồi, đến giờ, đắp y, cầm bát, vào thônkhất thực; thấy người nữ này nhan sắc vô song, liền sanhdục tưởng, cởi bỏ ba y, hoàn xả cấm giới mà làm cư sĩ.Giống như người chiến đấu kia, thấy chút gió bụi đãsinh lòng sợ hãi; Tỳ-kheo này tựa như vậy.

“Lạinữa, có Tỳ-kheo nghe có người nữ sống ở trong thôn xómxinh đẹp không ai bằng. Đến giờ, đắp y, cầm bát, vào[687b01] thôn khất thực; khi thấy người nữ mà không khởidục tưởng, nhưng cùng người nữ kia đùa giỡn, chuyện tròqua lại. Rồi nhân việc đùa giỡn này liền cởi pháp phục,trở lại làm bạch y. Như hạng người thứ hai kia, tuy thấybụi gió không sợ, nhưng thấy ngọn cờ cao liền sinh lòngsợ hãi. Tỳ-kheo này cũng lại như vậy.

“Lạinữa, có Tỳ-kheo nghe trong thôn có người nữ, dung mạo xinhđẹp, ít có trên đời, như màu hoa đào. Đến giờ, đắpy mang bát vào thôn khất thực; khi thấy người nữ không khởidục tưởng. Tuy dù cùng người đùa giỡn nhau, cũng khôngkhởi tưởng dục ý; nhưng cùng người nữ kia nắm tay, hoặcvuốt ve nhau, trong đó liền khởi dục tưởng, cởi ba phápy, trở lại làm bạch y, tập khởi nghiệp nhà. Như hạng ngườithứ ba kia khi vào trận, thấy gió bụi, thấy cờ cao khôngsinh lòng sợ hãi, nhưng thấy cung tên liền sinh lòng sợ hãi.

“Lạinữa, có Tỳ-kheo nghe trong thôn làng có người nữ, mặt màyxinh đẹp ít có trên đời. Đến giờ, đắp y mang bát vàothôn khất thực; khi thấy người nữ không khởi dục tưởng,hay cùng nói chuyện cũng không khởi dục tưởng. Khi đượcngười nữ kia vuốt ve liền khởi dục tưởng, nhưng khôngcởi pháp phục mà sống đời tại gia. Như hạng thứ tư kiavào quân trận bị địch bắt, hoặc mất mạng không trởra được.

“Lạinữa, có Tỳ-kheo nương vào thôn làng mà sống, họ nghe trongthôn có người nữ. Đến giờ, đắp y mang bát vào thôn khấtthực, khi thấy người nữ không khởi dục tưởng, nếu cùngnói cười cũng không khởi dục tưởng, nếu lại được vuốtve cũng không khởi dục tưởng. Lúc ấy, Tỳ-kheo quán ba mươisáu vật trong thân này ô uế bất tịnh: ‘Ai đắm vào đây?Do đâu khởi dục? Dục này dừng lại chỗ nào? Là từ đầuchăng? Ra từ thân thể chăng?’ Quán các vật này rõ ràngkhông có gì cả. Từ đầu đến chân cũng lại như vậy. Nhữnggì thuộc năm tạng không có tưởng tượng, cũng không cóchỗ đến. Vị ấy quán nguồn duyên không biết từ nơi nàolại.Vị ấy lại nghĩ: ‘Ta quán dục này từ nhân duyên sanh.’Tỳ-kheo quan sát điều này rồi, tâm được giải thoát dụclậu, tâm được giải thoát hữu lậu, tâm được giải thoátvô minh lậu. Sau khi đã giải thoát, liền được trí giảithoát, như thật biết rằng, sanh tử đã dứt, phạm hạnhđã lập, việc cần làm đã làm xong, không còn tái sinh nữa.Giống như người chiến đấu thứ năm kia sống tự tại khôngbị nạn địch quân. Do vậy, cho nên nay Ta nói người nàyđã dứt bỏ ái dục, vào nơi vô uý, đạt đến thành Niết-bàn.Này Tỳ-kheo, đó gọi là có năm hạng người này xuất hiệnở đời.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Dục,Ta biết gốc ngươi,

Ýdo tư tưởng sinh.

Tachẳng sinh tư tưởng,

Cònngươi thì không có.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy quán sát dâm bất tịnh hạnh làô uế, để trừ bỏ sắc dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4[69]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cónăm hạng chiến đấu xuất hiện ở đời. Sao gọi là năm?Có người mặc áo giáp, cầm gậy vào quân trận [687c01] chiếnđấu, khi thấy gió bụi liền sinh lòng sợ hãi không dám vàotrong trận lớn kia. Đó gọi là hạng người thứ nhất.

“Lạinữa hạng chiến đấu thứ hai mặc áo giáp, cầm gậy vàoquân trận chiến đấu, thấy gió bụi không sinh sợ hãi, nhưngnghe tiếng trống đánh liền sinh lòng sợ hãi. Đó gọi làhạng thứ hai.

“Lạinữa hạng thứ ba mặc áo giáp, cầm gậy vào quân trận chiếnđấu, khi thấy gió bụi không sinh lòng sợ hãi, hoặc nghetiếng trống, tù và, không sinh sợ hãi, nhưng khi thấy cờcao liền sinh lòng sợ hãi không dám chiến đấu. Đó gọilà hạng thứ ba.

“Lạinữa hạng thứ tư mặc áo giáp, cầm gậy vào quân trận chiếnđấu, khi thấy gió bụi không sinh lòng sợ hãi, hoặc nghetiếng trống, tù và, cũng không sinh lòng sợ hãi, hay thấycờ cao cũng không sinh lòng sợ hãi, nhưng lại bị địch bắt,hoặc bị giết. Đó gọi là hạng thứ tư.

“Lạinữa, thứ năm có người mặc áo giáp, cầm gậy vào quântrận chiến đấu, hoàn toàn có khả năng phá tan quân địchmở rộng bờ cõi. Đó gọi là hạng thứ năm xuất hiện ởđời.

“Tỳ-kheonên biết, nay Tỳ-kheo cũng có năm hạng người xuất hiệnở thế gian. Sao gọi là năm? Hoặc có Tỳ-kheo sống trong thônxóm nghe có người nữ xinh đẹp vô song, như màu hoa đào.Đến giờ, Tỳ-kheo kia đắp y mang bát vào thôn khất thực,không hộ trì các căn, không giữ gìn pháp thân, miệng, ý.Khi thấy người nữ, vị ấy khởi dục ý, hoàn xả cấm giới,sống theo pháp bạch y. Như người thứ nhất kia, nghe tiếngbụi nổi lên, không kham chiến đấu, sinh lòng sợ hãi, Dovậy cho nên Ta nói đến người này.[70]

“Lạinữa, Tỳ-kheo sống tại thôn làng, nghe trong thôn có ngườinữ xinh đẹp không ai bằng, mặt như màu hoa đào, liền xảgiới sống theo pháp bạch y.[71] Như hạng chiến đấu thứhai kia, chỉ nghe tiếng trống, tù và, không kham chiến đấu.Đây cũng như vậy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo sống tại thôn làng, nghe có người nữ tạithôn làng kia. Sau khi nghe mà không khởi dục ý; khi thấy ngườinữ mà không khởi dục tưởng, nhưng chỉ vì cùng ngườinữ đùa giỡn; do đó liền xả cấm giới, sống theo phápbạch y.[72] Như người thứ ba kia, từ xa thấy cờ rồi, liềnsinh lòng sợ hãi không dám chiến đấu. Vì vậy cho nên nayTa nói người này. Đó gọi là hạng chiến đấu thư ba.

“Lạinữa, [688a01] Tỳ-kheo sống tại thôn làng. Tỳ-kheo kia nghetrong thôn có người nữ. Khi đắp y mang bát vào thôn khấtthực, không giữ gìn thân, miệng, ý. Khi thấy người nữxinh đẹp vô song, ở đó liền khởi dục ý, hoặc cùng ngườinữ cùng nhau lôi kéo, hoặc nắm tay nhau, bèn xả cấm giới,trở lại làm bạch y.[73] Như hạng chiến đấu thứ tư kia,ở trong đại quân, bị địch bắt, bị giết. Vì vậy nênnay Ta nói người này.

“Lainữa, có Tỳ-kheo nghe trong thôn làng có người nữ ít có trênđời. Tuy nghe vậy, mà không khởi dục tưởng. Tỳ-kheo kiađến giờ, đắp y mang bát vào thôn khất thực, giữ gìn thân,miệng, ý; tuy thấy người nữ, không khởi dục tưởng, khôngcó tà niệm; nếu cùng người nữ nói chuyện qua lại cũngkhông khởi dục tưởng, cũng không tà niệm. Nếu bị ngườinữ lôi kéo, nắm tay, bấy giờ liền khởi dục tưởng, thân,miệng, ý liền trổi dậy. Khi dục ý đã trổi dậy rồi,trở về lại Tăng viện, đến chỗ Trưởng lão Tỳ-kheo. Đemnhân duyên này nói với Trưởng lão Tỳ-kheo:

“ChưHiền, nên biết, nay dục ý của tôi nổi dậy, không thểtự chế được. Cúi xin thuyết pháp khiến thoát khỏi bấttịnh ghê tởm của dục.”

Bấygiờ Trưởng lão Tỳ-kheo bảo:

“NayThầy nên quán dục này do đâu sinh? Lại do đâu diệt? NhưLai dạy: Phàm người khử dục nên dùng quán bất tịnh đểtrừ, và tu hành pháp quán bất tịnh.’

“RồiTỳ-kheo Trưởng lão liền nói kệ này:

Nếubiết điên đảo ấy

Khiếntâm thêm trổi dậy;

Hãytrừ tâm hừng hực,

Dụcý liền dừng nghỉ.

“ChưHiền nên biết, dục từ tưởng sinh. Khi khởi niệm tưởng,liền sinh dục ý. Hoặc có thể tự hại, lại hại ngườikhác, gây ra bao nhiêu tai họa biến đổi, ở trong hiện tạichịu khổ hoạn kia; lại ở đời sau chịu khổ vô lường.Dục ý đã trừ, cũng không tự hại, không hại người khác.Ở báo hiện tại, không chịu khổ này. Cho nên, nay phải trừtưởng niệm. Vì không có tưởng niệm nên liền không cótâm dục, Vì không có tâm dục nên liền không có loạn tưởng.

“Bấygiờ, Tỳ-kheo kia vâng theo những lời dạy bảo như vậy, liềntư duy về tướng bất tịnh. Do tư duy về tưởng bất tịnhnên bấy giờ tâm được giải thoát khỏi hữu lậu, đếnnơi [688b01] vô vi.[74] Như người thứ năm mặc giáp cầm gậyvào trận chiến đấu, thấy địch thủ không sinh lòng sợhãi. Nếu có người đến hại, tâm cũng không dời đổi,có thể phá giặc ngoài, có thẻ qua địa giới của địch.Vì vậy, cho nên nay Ta nói người này có thể phá được bọnma. Trừ các lọan tưởng, đến chỗ vô vi. Đó gọi là ngườithứ năm xuất hiện ở đời.

“Tỳ-kheonên biết, thế gian có năm hạng người này xuất hiện ởthế gian. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tu hành, dụclà tưởng bất tịnh.

“CácTỳ-kheo hãy học điều như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Phàmngười quét đất có năm trường hợp không được công đức.Những gì là năm? Ở đây, người quét đất không biết gióngược, không biết gió xuôi, lại không dồn đống, lại khôngtrừ phân, chỗ đất quét lại chẳng sạch sẽ. Này các Tỳ-kheo,đó gọi là người quét đất có năm việc không thành côngđức lớn.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người quét đất có năm việc thành tựu côngđức. Sao gọi là năm? Ở đây, người quét đất biết lýgió ngược, gió xuôi, cũng biết dồn đống, cũng có thểhốt bỏ không để cho dư sót lại, khiến cho đất thật sạchsẽ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có năm trường hợp này thànhtựu công đức lớn. Cho nên, các Tỳ-kheo phải trừ năm việctrước và, tu năm pháp sau.

“CácTỳ-kheo, hãy học những điểu này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Phàmngười quét tháp có năm trường hợp không được công đức.Sao gọi là năm? Ở đây, có người quét tháp không dùng nướcrưới lên đất, không lượm bỏ gạch đá, không san bằngmặt đất, không chú ý khi quét đất, không trừ bỏ rác rướidơ bẩn. Này Tỳ-kheo, đó gọi là người quét tháp[75] khôngthành tựu năm công đức.

“CácTỳ-kheo nên biết, người quét tháp* thành tựu công đức.Sao gọi là năm? Ở đây, người quét tháp dùng nước rướilên đất, lượm bỏ gạch đá, san bằng mặt đất, giữ chúý khi quét đất, hốt bỏ rác rưới dơ bẩn. Này Tỳ-kheo,đó gọi là có năm việc khiến người được công đức.Cho nên, [688c01] này các Tỳ-kheo, muốn cầu công đức nàyhãy thực hành năm việc này.

“CácTỳ-kheo, cần phải học điều như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ: Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườidu hành trường kỳ có năm sự khó. Sao gọi là năm? Ở đây,người thường du hành không tụng giáo pháp; giáo pháp đãtụng thì bị quên mất; không được định ý; tam-muội đãđược lại thoái thất; nghe pháp nhưng không thể hành trì.Này các Tỳ-kheo, đó gọi là người du hành nhiều có nămviệc khó này.

“CácTỳ-kheo nên biết, người không du hành nhiều có năm côngđức. Sao gọi là năm? Pháp chưa từng đắc sẽ đắc, phápđã đắc rồi lại không quên mất, nghe nhiều mà ghi nhớđược, có thể đắc định ý, đã đắc tam-muội rồi khôngbị mất. Này các Tỳ-kheo, đó gọi là người không du hànhnhiều có năm công đức này. Cho nên, này các Tỳ-kheo, khôngnên du hành nhiều.

“CácTỳ-kheo, cần phải học điều như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Tỳ-kheothường ở một chỗ, có năm điều phi pháp. Sao gọi là năm?Ở đây, Tỳ-kheo ở một chỗ, ý tham đắm phòng xá, e sợngười đoạt, hoặc ý tham đắm tài sản lại sợ ngườiđoạt, hoặc tích tụ nhiều vật giống như bạch y, hoặctham luyến người thân quen không muốn cho người khác đếnnhà người thân quen, thường cùng bạch y qua lại với nhau.Này Tỳ-kheo, đó gọi là người ở một chỗ có năm việcphi pháp này. Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy tìm cầu phươngtiện đừng ở một chỗ.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng câyKỳ-đà, nước Xá-vệ:

Bấygiờ,Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườikhông ở mãi một chỗ, có năm công đức. Những gì là năm?Không tham đắm nhà cửa, không tham đắm đồ đạc, khôngtích chứa nhiều của cải, không dính mắc với người thân,không qua lại với bạch y. Đó gọi là Tỳ-kheo không ở mộtchỗ có năm công đức này. Cho nên, [689a01] này các Tỳ-kheo,hãy tìm cầu phương tiện thực hành năm việc này. Các Tỳ-kheo,hãy học như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật dạy hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10[76]
Tôinghe như vầy:

Mộtthời, đức Phật ở bên bờ hồ Quang minh, nước Ma-kiệt.

Bấygiờ, Thế Tôn cùng với năm trăm Tỳ-kheo du hoá trong nhângian. Khi ấy, Thế Tôn thấy một cây lớn bị lửa đốt. Thấythế, Như Lai đến ngồi dưới một bóng cây. Thế Tôn bảocác Tỳ-kheo:

“Thếnào, Tỳ-kheo, thà đem thân nhảy vào lửa này, hay tốt hơnnên giao du với người nữ xinh đẹp?”

Lúcđó, các Tỳ-kheo bạch Phật:

“Tốthơn nên giao du với người nữ, chớ không ném thân vào lửanày. Bởi vì đám lửa này nóng độc không thể tả, sẽ lấymạng sống của mình, chịu khổ vô cùng.”

ThếTôn bảo:

“NayTa bảo các ngươi, chớ để không phải hạnh Sa-môn mà nóilà Sa-môn; không phải người phạm hạnh mà nói là phạm hạnh;không nghe Chánh pháp mà nói là tôi nghe Chánh pháp; không cópháp thanh bạch. Người như vậy, thà nhảy vào lửa này, chứkhông cùng người nữ giao du. Vì sao vậy? Vì người ấy thàchịu thống khổ này, chớ không vì tội đó mà vào trong địangục chịu khổ vô cùng.

“Thếnào, Tỳ-kheo, tốt hơn nhận người cung kính lễ bái, hay tốthơn cho người lấy kiếm bén chặt tay chân mình?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Tốthơn nhận cung kính lễ bái, chứ không cho người dùng kiếmchặt tay chân mình. Vì sao vậy? Vì chặt tay chân mình, đaukhông thể tả.”

ThếTôn bảo:

“NayTa bảo các ngươi, không phải hạnh Sa-môn mà nói là Sa-môn;không phải người phạm hạnh mà nói là phạm hạnh; khôngnghe Chánh pháp mà nói là tôi nghe Chánh pháp; không có phápthanh bạch. Người như vậy, thà đưa thân chịu kiếm bénnày, chứ không vì không có giới mà nhận người cung kính.Vì sao vậy? Vì nỗi đau này chỉ trong chốc lát, còn sự thốngkhổ địa ngục thì không thể tả xiết.

“Thếnào, Tỳ-kheo, tốt hơn nhận y phục của người, hay tốt hơnlấy lá sắt nóng dùng quấn vào thân?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Tốthơn nhận lấy y phục của người, chớ không nhận nỗi khổđau này. Vì sao vậy? Vì sự khổ độc này không thể tảxiết.”

ThếTôn bảo:

“NayTa nhắc lại các ngươi, với người phá giới, thà lấy lásắt nóng [689b01] quấn lên thân mình chớ không nhận y phụccủa người. Vì sao vậy? Vì nỗi đau này chỉ trong chốc lát,còn nỗi thống khổ địa ngục không thể tả xiết.

“Thếnào, Tỳ-kheo, tốt hơn nhận thức ăn của thí chủ hay thànuốt viên sắt nóng?”

CácTỳ-kheo đáp:

“Tốthơn nhận thức ăn của thí chủ, chớ không nuốt viên sắtnóng, Vì sao vậy? Vì sự đau đớn này không nơi nào chịunỗi.”

ThếTôn bảo:

“NayTa bảo ngươi, thà nuốt viên sắt nóng, chớ không nên khôngcó giới mà nhận người cúng dường. Vì sao vậy? Vì nuốtviên sắt nóng, đau khổ chỉ trong chốc lát, không nên khôngcó giới mà nhận tín thí của người.

“Thếnào, Tỳ-kheo, tốt hơn nhận giường nằm của người, haythà nằm trên giường sắt nóng?”

CácTỳ-kheo đáp:

“BạchThế Tôn, chúng con thà nhận giường nằm của người, chớkhông nằm trên giường sắt nóng. Vì sao vậy? Vì sự khổđộc này không thể tả xiết.”

ThếTôn bảo:

“Ngườingu si kia không có giới hạnh, chẳng phải Sa-môn nói là Sa-môn,chẳng có phạm hạnh nói tu phạm hạnh, thà nằm trên giườngsắt chớ không nên không giới mà nhận tín thí của gườikhác. Vì sao vậy? Vì nằm trên giường sắt nóng chỉ đauđớn trong chốc lát, không nên không giới mà nhận tín thícủa người khác.

“Tỳ-kheonên biết, hôm nay như Ta quan sát đích thú hướng đến củangười không giới. Giả sử, người kia trong chốc lát thânthể khô héo tiều tuỵ, hộc máu nóng ra khỏi miệng mà quađời, chứ không cùng người nữ giao du, không thọ nhận đứccủa người lễ kính, không nhận y phục, đồ ăn thức uống,giường nằm, ngọa cụ, thuốc men trị bệnh của người.Vì người không giới kia không quán sát tội đời trước,đời sau, không nhìn lại thân mạng đang chịu thống khổnày. Người không có giới, ý sinh vào ba đường ác. Đó làác hành đã tạo ra đưa đến.

“Hômnay, Như Lai quán sát đích thú hướng đến của người thiệnhành, ngay dù người ấy bị trúng độc, hay bị đao đả thươngmà tự dứt mạng sống. Nhưng đó là do muốn xả thân nàyđể hưởng phước trời, sẽ sanh vào cõi lành. Đó là doquả báo nghiệp lành đời trước đưa đến.

“Chonên, Tỳ-kheo, hãy niệm tu hành giới thân, định thân, huệthân, giải thoát thân và giải thoát tri kiến thân. Muốn chođời nay được qủa báo kia, đắc đạo cam lồ, ngay dù cónhận y phục, đồ ăn thức uống, ngoạ cụ, thuốc men trịbịnh cũng không lầm lỗi, lại làm cho đàn việt hưởng phướcvô cùng.

“CácTỳ-kheo, hãy [689c01] học như vậy.”

Khinói pháp này, bấy giờ sáu mươi Tỳ-kheo dứt sạch lậu hoặc,ý tỏ ngộ. Sáu mươi Tỳ-kheo khác xả bỏ pháp phục mà làmbạch y.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe những gì Phật dạy, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Nămvua và Nguyệt Quang,

Thibà, hai hạng lính,

Haiquét, hai hành pháp,

Điđứng có hai loại,

Saucùng là cây khô.[77]

22.PHẨMBA CÚNG DƯỜNG

KINHSỐ 1
[607a01]Tôi nghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba người, xứng đáng được người đời cúng dường. Bangười ấy là ai? Như Lai Chí chơn Đẳng chánh giác, xứngđáng được người đời cúng dường. Đệ tử của đứcNhư Lai, A-la-hán lậu tận, xứng đáng được người đờicúng dường. Chuyển luân Thánh vương, xứng đáng được ngườiđời cúng dường.

“Cónhân duyên gì mà Như Lai xứng đáng được người đời cúngdường? Như Lai điều phục những ai chưa được điều phục,hàng phục những ai chưa được hàng phục, độ những ai chưađược độ, giải thoát những ai chưa được giải thoát,khiến thành Niết-bàn những ai chưa bát-niết-bàn, cứu hộnhững ai chưa được cứu hộ, làm con mắt cho những ai mùmắt. Như Lai là tối tôn đệ nhất, là ruộng phước tốitôn, đáng kính, đáng quý giữa Ma, hoặc Ma thiên, trời vàngười, làm đạo sư hướng dẫn loài người biết con đườngchánh, thuyết đạo giáo cho những ai chưa biết đạo. Do nhânduyên này, Như Lai là xứng đáng được người đời cúngdường.

“Cónhân duyên gì mà đệ tử của Như Lai, A-la-hán lậu tận,xứng đáng được người đời cúng dường? Tỳ-kheo nên biết,A-la-hán lậu tận đã vượt qua được dòng sanh tử, khôngcòn tái sinh, đã đắc pháp vô thượng; dâm, nộ, si vĩnh viễndiệt tận không còn, là ruộng phước của đời. Do nhân duyênnày, A-la-hán lậu tận xứng đáng được người đời cúngdường.

“Lạinữa, do nhân duyên gì mà Chuyển luân Thánh vương xứng đángđược người đời cúng dường? Các Tỳ-kheo nên biết, Chuyểnluân Thánh vương dùng pháp để trị hóa, trọn không sát sanh,lại dạy dỗ người khiến không sát sanh; tự mình không trộmcắp và cũng dạy người khác không trộm cắp; tự mình khôngdâm dật và dạy người khác không dâm dật; tự mình khôngnói vọng ngữ và dạy người khác không vọng ngữ; tự mìnhkhông nói hai lưỡi đấu loạn kia-đây, lại cũng dạy ngườikhác khiến không nói hai lưỡi; tự mình không ganh ghét, sân,si, lại dạy người khác cũng không tập pháp này; tự hànhtheo chánh kiến và dạy người khác không hành theo tà kiến.Do nhân duyên này, Chuyển luân Thánh vương xứng đáng đượcngười đời cúng dường.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 2
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo A-nan:

“Cóba thiện căn không thể cùng [607b01] tận, đưa dần đến Niết-bàngiới. Những gì là ba? Gieo trồng công đức ở nơi Như Lai,thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồng công đức ởnơi Chánh pháp, thiện căn này không thể cùng tận. Gieo trồngcông đức ở nơi Thánh chúng, thiện căn nầy không thể cùngtận. Này A-nan, đó gọi là có ba thiện căn không cùng tậnnày, đưa đến Niết-bàn giới. Cho nên A-nan, hãy tìm cầuphương tiện để đạt được phước không thể cùng tậnnày.

“A-nan,hãy học tập điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 3
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ. Bấy giờ, Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba thọ* này. Những gì là ba? Đó là cảm thọ lạc, cảm thọkhổ, cảm thọ không khổ không lạc.[50]

“Nàycác Tỳ-kheo, nên biết, cảm thọ lạc kia là sứ giả củaái dục. Cảm thọ khổ kia là sứ giả của sân nhuế sai khiến.Cảm thọ không khổ không lạc kia là sứ giả của si. Chonên, này Tỳ-kheo, hãy học phương tiện tìm cầu diệt cácsứ giả này. Vì vậy, các ngươi hãy tự nhiệt hành, tựtu hành pháp cần phải tu hành, đắc pháp vô tỷ. Các Tỳ-kheonên biết, sau khi Ta diệt độ, nếu có Tỳ-kheo nào tự niệmnhiệt hành tu hành pháp này, đắc pháp vô tỷ, người ấychính là đệ nhất Thanh văn.

“Thếnào, Tỳ-kheo, hãy tự nhiệt hành, tự tu hành pháp cần phảitu hành, đắc pháp vô tỷ. Ở đây, Tỳ-kheo tự quán thânnơi nội thân, tự quán thân nơi ngoại thân, tự quán thânnơi ngoại thân mà tự an trú*; quán nội thọ, quán ngoạithọ, quán nội ngoại thọ; quán nội tâm, quán ngoại tâm,quán nội ngoại tâm; quán nội pháp, quán ngoại pháp, quánnội ngoại pháp tự an trú*.

“Nhưvậy Tỳ-kheo, hãy tự nỗ lực tu hành pháp ấy, đắc phápvô tỷ. Những Tỳ-kheo nào thực hành pháp nầy, người ấylà đệ tử bậc nhất ở trong hàng Thanh văn.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 4
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ đức Thế Tôn bảo Tỳ-kheo:

“Cóba sự, che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt.[51] Nhữnggì là ba? Một là nữ nhân, che khuất thì tốt, hiển lộ thìkhông tốt. Hai là chú thuật bà-la-môn, che khuất thì tốt,hiển lộ thì không tốt. Ba là nghiệp của tà kiến, [607c01]che khuất thì tốt, hiển lộ thì không tốt. Tỳ-kheo, đógọi là có ba sự này, che khuất thì tốt, hiển lộ thì khôngtốt.

“Lạicó ba sự mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.[52]Những gì là ba? Mặt trời, mặt trăng, hiển lộ thì tốt,che khuất thì không tốt. Pháp ngữ của Như Lai, hiển lộthì tốt, che khuất thì không tốt. Tỳ-kheo, đó gọi là cóba sự này mà hiển lộ thì tốt, che khuất thì không tốt.”

Bấygiờ, Thế Tôn liền nói kệ này:

Nữnhân cùng chú thuật,

Tàkiến hành bất thiện:

Đâyba pháp ở đời

Chedấu thì rất tốt.

Nhật,nguyệt chiếu khắp nơi;

Lờichánh pháp Như Lai:

Đâyba pháp ở đời

Hiệnbày là đẹp nhất.

“Chonên, các Tỳ-kheo, hãy hiển bày pháp Như Lai, chớ để chekhuất.

“Tỳ-kheo,hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 5
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba tướng hữu vi của hữu vi. Những là ba? Biết nó sinh khởi;biết nó biến thiên; biết nó diệt tận.[53]

“Saogọi đó là biết nó sinh khởi? Biết nó sanh, nó lớn, thànhhính năm uẩn, đạt đến các giới và xứ[54]. Đó gọi làbiết nó sinh khởi.

“Saogọi là nó diệt tận? Nó chết, mạng đã qua, không tồn tại,vô thường, các uẩn tan hoại, dòng họ chia lìa, mạng căncắt dứt. Đó gọi là biết diệt tận.

“Saogọi là nó biến dịch? Răng rụng, tóc bạc, khí lực hao mòn,tuổi cao sức yếu, thân thể rã rời. Đó gọi là biệt phápbiết pháp biến dịch’.

“Tỳ-kheo,đó là ba tướng hữu vi của hữu vi. Nên biết ba tướng hữuvi của hữu vi nầy. Hãy khéo phân biệt.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 6
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Ngườingu có ba tướng, ba pháp không thể trông cậy.[55] Ba pháp gì?Ở đây, điều mà người ngu không nên tư duy mà cứ tư duy;điều không nên luận nói mà cứ luận thuyết; điều khôngnên hành mà cứ tu tập.

“Thếnào là người ngu tư niệm điều không nên tư duy? Ở đây,người ngu khởi ba hành của ý, rồi tư duy, ức niệm. Nhữnggì là ba? [608a01] Người ngu khởi tâm ganh tị tài sản vànữ sắc nơi người khác, tâm nghĩ lời ác làm trổi dậytâm ganh ghét, rằng ‘Mong những cái mà người ấy có thuộcvề ta.’ Như vậy người ngu tư duy điều không nên tư duy.

“Thếnào là người ngu luận thuyết điều không nên luận thuyết?Ở đây, người ngu gây bốn tội lỗi nơi miệng. Những gìlà bốn? Người ngu thường thích vọng ngôn, ỷ ngữ, ác khẩu,gây đấu loạn giữa người này người kia. Người ngu bốntội lỗi nơi miệng như vậy.

“Thếlà người ngu tạo các hành vi ác? Ở đây, người ngu tạohành vi ác bởi thân, thường nghĩ đến sát sanh, trộm cắp,dâm dật. Người ngu có hành vi xấu ác như vậy.

“Nhưvậy, Tỳ-kheo, người ngu có ba hành tích nầy, người ngu sitập hành ba sự nầy.

“Lạinữa, Tỳ-kheo, người trí có ba sự cần được niệm tưởngtu hành. Những gì là ba? Ở đây, người trí tư duy điềuđáng tư duy; luận thuyết điều đáng luận thuyết; hành thiệnđiều đáng tu hành thiện.

“Thếnào là người trí tư duy điều đáng tư duy? Ở đây, ngườitrí tư duy ba hành vi của ý. Những gì là ba? Người trí khôngganh ghét, oán giận, si mê; thường hành chánh kiến, thấytài sản của người khác không sanh tưởng niệm. Như vậy,người trí tư duy điều đáng tư duy.

“Thếnào là người trí luận thuyết điều đáng luận thuyết?Ở đây, người trí thành tựu bốn hành vi bởi miệng. Nhữnggì là bốn? Người trí không nói dối, cũng không dạy ngườikhác nói dối, thấy người nói dối, ý không hoan hỷ. Đógọi là người trí giữ gìn miệng mình. Lại nữa, ngườitrí không nói thêu dệt, ác khẩu, tranh loạn kia đây, cũngkhông dạy người khiến nói thêu dệt, ác khẩu, gây đấuloạn giữa người này người kia. Như vậy, người trí thànhtựu bốn hành vi bởi miệng.

“Thếnào là người trí thành tựu ba hành vi của thân? Ở đây,người trí tư duy thân hành không có điều gì xúc phạm; songngười trí lại tự mình không sát sanh, cũng không dạy bảongười sát sanh, thấy người khác giết hại, tâm không hoanhỷ; tự mình không trộm cắp, không dạy bảo người trộmcắp, thấy người khác trộm cắp tâm không hoan hỷ; cũngkhông dâm dật, thấy nữ sắc của kẻ khác tâm không khởitưởng, cũng không dạy bảo người khiến hành dâm dật. Nếuthấy người già thì xem như mẹ, người vừa như chị, ngườinhỏ như em, ý không cao thấp. Người trí đã thành tựu bahành của thân như vậy.

“Đógọi là những hành tích của người trí.

“Nhưvậy, này Tỳ-kheo, có ba tướng hữu vi này của hữu vi. [608b01]Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy thường xả ly ba tướng củangười ngu. Chớ nên phế bỏ ba điều sở hành của ngườitrí.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 7
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, vì không được giác tri, không được thấy,không được nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìnngắm; Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Nhữnggì là ba? Đó là giới Hiền thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe, nên trải qua sinh tử mà chưa từng nhìn ngắm;Ta và các ngươi trước đây chưa từng thấy nghe. Tam-muộiHiền thánh, trí huệ Hiền Thánh, không thể giác tri, khôngthấy, không nghe. Nay, như thân Ta, cùng với các ngươi, thảyđều giác tri cấm giới Hiền thánh, tam-muội Hiền thánh,trí huệ Hiền thánh, thảy đều thành tựu, nên không còntái sinh nữa, đã đoạn nguồn gốc sanh tử. Như vậy, cácTỳ-kheo, hãy niệm tưởng tu hành ba pháp này.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 8
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp rất đáng mến yêu mà người đời tham muốn. Ba phápgì? Trẻ khỏe là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Không bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đời thammuốn. Tuổi thọ bệnh là pháp đáng mến yêu mà người đờitham muốn. Tỳ-kheo, đó gọi là có ba pháp đáng mến yêu màngười đời tham muốn.

“Lạinữa Tỳ-kheo, tuy có ba pháp đáng mến yêu mà người đờitham đắm này, nhưng lại có ba pháp không đáng mền yêu màngười đời không tham muốn. Ba pháp gì? Tỳ-kheo nên biết,tuy có trẻ khỏe, nhưng ắt sẽ già, pháp không đáng mếnyêu mà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuycó không bệnh, song tất sẽ bệnh, pháp không đáng mến yêumà người đời không tham muốn. Tỳ-kheo nên biết, tuy cósống lâu, song tất sẽ chết, pháp không đáng mến yêu màngười đời không tham muốn. Cho nên, này các Tỳ-kheo, tuycó trẻ khỏe, nhưng phải tìm cầu cái không già, đến Niết-bàngiới. Tuy có không bệnh, nhưng phải tìm cầu phương tiệnđể không có cái bệnh. Tuy có sống lâu, nhưng hãy [608c01]tìm cầu phương tiện để không bị chết.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 9
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Giốngnhư mùa Xuân, trời mưa đá lớn. Cũng lại như vậy, nếuNhư Lai không xuất hiện ở đời, chúng sanh sẽ rơi vào địangục. Bấy giờ người nữ vào địa ngục nhiều hơn đốingười nam. Vì sao vậy? Tỳ-kheo nên biết, do ba sự nên cácloài chúng sanh thân hoại mạng chung rơi vào ba đường dữ.Những gì là ba? Đó là tham dục, ngủ nghỉ, trạo cử[56].Bị ba sự nầy quấn chặt tâm ý, thân hoại mạng chung rơivào ba đường ác.

“Ngườinữ cả ngày tập hành ba pháp mà tự an trú*.[57] Ba pháp gì?Sáng sớm để cho tâm ganh tị quấn chặt mình. Buổi trưalại để cho ngủ nghỉ quấn chặt mình. Buổi chiều đểcho tâm tham dục quấn chặt mình. Do nhân duyên nầy khiếnngười nữ kia thân hoại mạng chung sanh vào ba đường dữ.Cho nên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tưởng tránh xa ba phápnầy.”

Bấygiờ, đức Thế Tôn liền nói kệ rằng:

Ganhtị, ngủ, trạo cử;

Thamdục là pháp ác

Lôingười vào địa ngục,

Cuốicùng không giải thoát.

Vìvậy phải lìa bỏ

Ganhtị, ngủ, trọ cử.

Vàcũng xả bỏ dục,

Đừngtạo hành ác kia.

“Chonên, này các Tỳ-kheo, hãy niệm tránh xa sự ganh tị, khôngcó tâm keo kiệt, thường hành huệ thí, không ham ngủ nghỉ,thường hành không nhiễm,[58] không đắm tham dục.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều này như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

KINHSỐ 10
Tôinghe như vầy:

Mộtthời đức Phật trú tại vườn Cấp Cô Độc, rừng cây Kỳ-đà,nước Xá-vệ.

Bấygiờ, đức Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

“Cóba pháp nầy, tập hành chúng, thân cận chúng, không hề biếtchán đủ, lại cũng không thể đến chỗ tĩnh chỉ. Nhữnggì là ba? Đó là tham dục, mà người nào tập pháp nầy, banđầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập uống rượu,ban đầu không chán đủ. Hoặc lại có người tập ngủ nghỉ,ban đầu không chán đủ. Này Tỳ-kheo, đó gọi là có ngườitập ba pháp nầy, ban đầu không chán đủ, lại cũng khôngthể đến nơi diệt tận. Cho nên, Tỳ-kheo, thường phải lìabỏ ba pháp nầy, không gần gũi nó.

“CácTỳ-kheo, hãy học điều nầy như vậy.”

CácTỳ-kheo sau khi nghe Phật thuyết pháp, hoan hỷ phụng hành.

Kệtóm tắt:

Cúngdường, ba thiện căn,

Bathọ, ba khuất lộ,

Tướng,pháp, ba bất giác,

Mếnyêu, xuân, không đủ.[59]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]