Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Song Ngữ: Kinh AN 6.16: Lời người vợ khi chồng cận tử / A wife's words when her husband is near death

22/10/202407:47(Xem: 333)
Song Ngữ: Kinh AN 6.16: Lời người vợ khi chồng cận tử / A wife's words when her husband is near death

Phat thuyet phap-2

Song Ngữ: Kinh AN 6.16:
Lời người vợ khi chồng cận tử 
A wife's words when her husband is near death




Kinh AN 6.16: Nữ cư sĩ dặn dò khi chồng bệnh liệt giường, cơ nguy từ trần.


Kinh AN 6.16 nơi đây được viết lại cho dễ hiểu. Dựa trên bản tiếng Việt của Thầy Minh Châu và hai bản tiếng Anh của Bhikkhu Sujato và Thanissaro Bhikkhu.

Kinh này ghi lời của mẹ Nakula, nói với cha của Nakula đang nằm bệnh liệt giường, cơ nguy cận tử.
 
Một thời, Thế Tôn trú ở vườn Lộc Uyển. Cha và mẹ của Nakula đều là cư sĩ, học trò của Đức Phật. Lúc bấy giờ, cha của Nakula bị bệnh nguy ngập. Mẹ của Nakula nói với cha của Nakula như sau.
 
--- Thưa anh, đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cấu ái luyến. Anh có thể suy nghĩ rằng, vợ của mình, mẹ của Nakula, sẽ không có thể nuôi các con và giữ được nhà. Thưa anh, anh đừng lo vậy. Em khéo dệt vải và chải lông cừu. Sau khi anh từ trần, em có thể nuôi các con và giữ được nhà. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
   
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, em sẽ lập gia đình khác. Anh đừng suy nghĩ như vậy, vì 16 năm qua anh và em sống hạnh trong sạch. Tương lai, em cũng giữ hạnh trong sạch. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
 
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, em sẽ không còn muốn tới gặp Đức Phật và chúng tăng. Anh đừng suy nghĩ như vậy. Sau khi anh từ trần, xem sẽ muốn tới gặp Đức Phật và chúng tăng nhiều hơn. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
 
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, em sẽ không giữ giới đầy đủ nữa. Anh đừng suy nghĩ như vậy. Khi nào các nữ đệ tử cư sĩ áo trắng của Đức Phật còn giữ giới luật đầy đủ, em sẽ là một trong những người đó. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
 
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, em sẽ không chứng được nội tâm tịch lặng. Anh đừng suy nghĩ như vậy. Khi nào các nữ đệ tử cư sĩ áo trắng của Đức Phật còn chứng được nội tâm tịch lặng, em sẽ là một trong những người đó. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến.
 
Thưa anh, anh có thể suy nghĩ rằng sau khi anh từ trần, trong Pháp và Luật này, em sẽ không thể nhập được, không an trú được, không vượt khỏi nghi, không đạt vô úy, còn phải nhờ người khác giảng dạy. Anh đừng suy nghĩ như vậy. Khi nào các nữ đệ tử cư sĩ áo trắng của Đức Phật trong Pháp và Luật này, còn thể nhập được, an trú được, vượt nghi, rời do dự, đạt vô úy, không nhờ người khác để sống theo lời Phật dạy, em sẽ là một trong những người ấy. Anh đừng từ trần với tâm còn mong cầu ái luyến. Như thế sẽ đau khổ. Thế Tôn quở trách người khi từ trần còn mong cầu ái luyến. Nếu có ai có nghi ngờ lời em nói, người ấy hãy đi đến gặp Thế Tôn và hỏi.
 
Sau khi cha của Nakula được mẹ của Nakula dặn dò với lời giáo giới này, bệnh liền dịu lại và biến mất. Rồi cha của Nakula sau khi lành bệnh một thời gian ngắn, chống gậy đi đến Thế Tôn, đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với cha của Nakula:
 
---- Này nam cư sĩ, cha của Nakula, thật lợi ích cho ông, khi được nữ cư sĩ, mẹ của Nakula, khuyên dạy ông như thế. Khi nào Ta còn các nữ đệ tử cư sĩ áo trắng giữ giới luật viên mãn, chứng được nội tâm tịch lặng, trong Pháp và Luật này đạt được thể nhập, an trú, thoải mái, rời nghi hoặc, hết do dự, đạt vô úy, không còn phải nhờ người khác giảng, thì mẹ của Nakula là một trong những người đó.
   
(Nguồn: Kinh AN 6.16: https://suttacentral.net/an6.16/vi/minh_chau)

Video dài 4:45 phút:







Phat thuyet phap 9

AN 6.16 Sutta: A laywoman offered advice while her husband was bedridden and in critical condition.

The following text is AN 6.16 Sutta, rewritten for ease of understanding, based on the Vietnamese version by Master Minh Châu and two English versions by Bhikkhu Sujato and Thanissaro Bhikkhu.

This Sutta records the words of Nakula's mother as she speaks to Nakula's father, who is bedridden and in danger of death.
 
At one time, the Buddha was residing in the Deer Park. Nakula's parents were both lay followers and disciples of the Buddha. There was a time when Nakula's father was gravely ill. Nakula's mother spoke to him, saying the following:
 
---- Please do not pass away with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Blessed One admonished those who departed with attachment. You may be concerned that your wife, Nakula's mother, will struggle to care for the children and maintain the household. Please do not worry. I am skilled in weaving and carding wool. After your passing, I will be able to provide for the children and manage the home. Do not leave this world with a worried mind, as it will only lead to suffering. The Blessed One admonished those who departed with attachment.
 
You may believe that after you pass away, I will remarry. Please do not think this way, as for the past 16 years, you and I have shared a pure life together. In the future, I will continue to uphold this purity. Do not leave this world with a troubled mind, as it will only lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still clung to desires and attachments.

You may believe that after you pass away, I will no longer wish to see the Buddha and the Sangha. Please do not think this way. After your passing, my desire to see the Buddha and the Sangha will only grow stronger. Do not depart with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still clung to desires and attachments.
 
You may believe that after you pass away, I will not fully adhere to the precepts. Please do not think this way. As long as the white-robed female lay disciples of the Buddha continue to uphold the precepts, I will be among them. Do not depart with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still harbor desires and attachments.
 
You may believe that after you pass away, I will not achieve inner peace. Please do not think this way. As long as the white-robed female lay disciples of the Buddha attain inner peace, I will be among them. Do not depart with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still harbor desires and attachments.
 
You may believe that after you pass away, I will be unable to practice, abide, overcome doubt, attain fearlessness, and will have to depend on others for guidance. Do not think this way. Just as the white-robed female lay disciples of the Buddha in this Dharma and Vinaya can still enter, abide, overcome doubt, dispel hesitation, attain fearlessness, and live according to the Buddha's teachings without relying on others, I will be one of them. Do not depart with a troubled mind, as this will lead to suffering. The Buddha admonished those who, at the time of their passing, still clung to desires and attachments. If anyone has doubts about what I have said, let them go to the Buddha and inquire.
 
After Nakula's father received guidance from Nakula's mother, his illness subsided and eventually disappeared. Once he had recovered, Nakula's father leaned on his staff, approached the Blessed One, paid his respects, and took a seat to one side. The Blessed One then addressed Nakula's father:
 
---- Layman, Nakula's father, it is advantageous for you that the laywoman, Nakula's mother, has offered you this advice. As long as I have white-robed female lay disciples who are exemplary in the precepts, who have achieved inner tranquility, who possess penetration, stability, and ease in this Dhamma and Vinaya, who are free from doubt and hesitation, and who have attained fearlessness—who no longer require others to provide explanations—Nakula's mother will be among them.
 


Video dài 4:57 phút:
 
.... o .... 
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2014(Xem: 8231)
Pháp là Pháp môn, Chánh pháp của Phật. Bảo nói sơ lược có sáu nghĩa: Hiếm có, Thanh tịnh, Quý giá, Đẹp đẽ rực rỡ, Rất tốt, Thường chẳng đổi. Đàn trong chữ Tất Đàn nghĩa là bố thí rộng khắp. Pháp Bảo Đàn Kinh là đem kinh pháp hiếm có, quý báu, thanh tịnh, thường hằng chẳng biến đổi mà bố thí rộng khắp thế gian, giống như cơn mưa đúng lúc đúng thời thấm nhuần lợi ích khắp muôn loài, không đâu chẳng được mưa pháp rưới mát.
10/02/2014(Xem: 11719)
Cảnh sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di động kêu răng rắc trong tay. Sau việc kiểm soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch sự yêu cầu chờ đợi
08/02/2014(Xem: 9900)
Một số bài gần đây, tôi đã trình bày sự hiệu dụng của Thiền trong việc chuyển hóa xã hội, chuyển hóa trường học, sắc đẹp và bệnh viện. Nay chúng ta thử tìm hiểu ích lợi của Thiền trong quân ngũ. Phải chăng Thiền có thể giúp ích cho những người lính trước lúc ra trận và sau những ngày hậu chiến?
21/01/2014(Xem: 8251)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật. Để giúp cho những người muốn tìm hiểu Thiền tông so với kinh điển có gì khác biệt nên cần đem so sánh pháp tu của Thiền tông với các lời Phật dạy ghi trong kinh điển, để thấy rõ các tổ đã y cứ vào kinh điển để thấu nghĩa lời Phật dạy mà thấy rõ con đường tu hành để đạt được mục đích tối cao của đạo Phật là đến chỗ giác ngộ.
12/01/2014(Xem: 18525)
Ngày nay từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ La tinh đến Phi châu…, có vô số trường đã và đang dạy thiền cho học sinh từ các lớp Mầm non. Nhiều thí nghiệm của các chuyên gia, của các trường và kết quả như thế nào về việc đem thiền vào trường học, mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết nầy.
20/12/2013(Xem: 36641)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
18/12/2013(Xem: 13698)
Dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường khó có được, nếu người dân có nhiều bệnh tật, ngân sách chi tiêu y tế quá cao, đội ngũ sản xuất ốm yếu, học sinh sinh viên gầy, trí thông minh chưa đạt, đạo đức xã hội xuống cấp. Mà thiền, theo sự nghiên cứu của các khoa học gia và y giới quốc tế trong đó có người Việt chúng ta đều xác nhận, thiền có khả năng giúp cải tiến phần lớn các bất cập nêu trên. Đó là trọng tâm của bài viết gần đây “Thiền và canh tân đất nước”.
18/12/2013(Xem: 21774)
Nhân loại càng văn minh, thì con người càng bị cuốn hút vào các guồng máy do chính mình tạo ra. Từ đó, những khủng hoảng nầy chồng chất lên những khủng hoảng khác, tạo đủ thứ bệnh, và nhiều trường hợp, số phận, đành giao cho tử thần quyết định.
17/12/2013(Xem: 14707)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
11/12/2013(Xem: 8336)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]