Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công dụng của bồ đoàn khi ngồi thiền

03/04/202108:29(Xem: 5570)
Công dụng của bồ đoàn khi ngồi thiền

Công dụng của bồ đoàn khi ngồi thiền

Tuệ Nguyễn



Trước khi vào nội dung bài viết ta nhắc lại một vài kiến thức của vật lý cấp 2 phổ thông cần thiết cho chủ đề này.

Một vài thuật ngữ:

Trọng tâm G của một vật: là điểm đặt của trọng lực P tác dụng lên vật đó (P được biểu thị bằng một mũi tên thẳng đứng có chiều hướng xuống dưới).

Chân đế: là đa giác lồi nhỏ nhất chứa tất cả các điểm tiếp xúc giữa một vật với mặt phẳng đỡ nó.

Chân đế là một hình phẳng, nó cũng có trọng tâm G1, với những hình đặc biệt như hình vuông thì trọng tâm của nó là giao điểm của 2 đường chéo, nếu là hình tam giác thì trọng tâm của nó là giao điểm của 3 đường trung tuyến.



ngoi thien (1)

Đường thẳng đứng đi qua G (phương của trọng lực) gặp chân đế tại điểm g, g không nhất thiết phải trùng với G1, ví dụ trong (H1) một người đứng tại chỗ (G1 cố định) nhưng người này có thể nghiêng qua lại, tới lui nên G thay đổi, kéo theo g cũng thay đổi, tuy nhiên chỉ cần g còn nằm bên trong chân đế (hình có gạch chéo) thì người này không bị ngã. Đặc biệt nếu g trùng với G1 ví dụ chiếc ghế trong (H2) thì nó đứng vững hơn (chân đế là hình vuông ABCD).

(H3) cho thấy một người nếu đứng co một chân thì phải đứng hơi nghiêng nếu không muốn bị ngã.

 


ngoi thien (2)

(H4) vẽ một người ngồi thẳng lưng với các điểm tương ứng kể trên, g nằm trong chân đế (hình gạch chéo), người này ngồi không ngã, nhưng thường thường g không trùng với G1 mà hơi lùi về phía sau, do đó khi ngồi ta có khuynh hướng hơi còng lưng về phía trước (H5) để cho g trùng với G1 thì ngồi an ổn hơn.

Nếu một người ngồi thẳng lưng trên một mặt phẳng nghiêng nhiều (H6) thì g ở phía trước G1, người này có khuynh hướng ưỡn người về phía sau để cho g trùng G1 (H7).

Tuy nhiên sẽ có một mặt phẳng có độ nghiêng thích hợp mà khi ngồi thẳng lưng g sẽ trùng G1.



ngoi thien (3)

Phần tiếp theo ta sẽ bàn đến tư thế của một người khi ngồi thiền.

Tùy theo các đạo tràng bạn sẽ được chỉ dẫn hoặc ngồi trên mặt đất (ngang), hoặc ngồi trên một bồ đoàn thường có hình trụ cao hay thấp, lớn hay nhỏ (tương đương với ngồi trên mặt phẳng nghiêng). 

Điều quan trọng nhất trong tư thế ngồi thiền là giữ cho xương sống mình được ngay, như vậy trong 5 hình 4,5,6,7,8 chỉ có hình 4,6,8 là đáp ứng được điều kiện này, và trong 3 hình này chỉ có hình 8 là ngồi an ổn nhất, tức là ngồi trên một bồ đoàn có chiều cao thích hợp (tuỳ từng người) sao cho g trùng G1.

Đó là lý do khi ngồi thiền người ta hay chọn ngồi trên một bồ đoàn.
Bây giờ đến tư thế của tay:

Hai thân tay (cánh tay) để thong thả, tự nhiên, hơi cách người một chút, như là ở dưới mỗi thân tay (nách) bạn đang cẩn thận kẹp nhẹ một quả trứng, khéo léo không làm trứng vỡ. (1)

 

Theo chỉ dẫn này thì tay không được ép chặt vào người quá (trứng vỡ) mà cũng không được khuỳnh tay (trứng rơi) (H9). Ngoài ra nếu khuỳnh tay thì vai sẽ bị cong (theo chiều ngang) không tốt (H10).

ngoi thien (4)

 (H9)
 

ngoi thien (5)
 (H10)


 

Chú thích:

 

(1) Shunryu Suzuki, Thiền Tâm Sơ Tâm, Nguyễn Duy Nhiên dịch, nxb Sinh Thức, 1994, Shunryu Suzuki, trang 9 dòng (16-19).

 

 

 



***

facebook-1


***
 
 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2010(Xem: 6130)
Hai truyền thống của Nam và Bắc truyền đều thừa nhận rằng, vào thời hoàng kim Phật giáo, mười ba năm đầu trong Tăng đoàn không có giới luật, nhưng sau đó sự lớn mạnh của Tăng đoàn, sự khác biệt về nhận thức nên đức Phật đã chế ra giới luật để “phòng hộ các căn” nhằm giúp cho mỗi thành viên trong Tăng đoàn được thanh tịnh và giả thoát. Thiết nghĩ, Bát kỉnh pháp cũng không ngoài những thiện ý đó!
28/08/2010(Xem: 5454)
Hoàng tử Bồ-Đề-Đa-La thả lỏng giây cương. Con bạch mã thong dong bước qua cổng hoàng thành, đi về phía hoàng cung. Đám lính lệ cúi rạp, đỡ hoàng-tử xuống ngựa. Khi hoàng-tử bước vào sân rồng thì đã thấy phụ hoàng là vua Hương Chí, hai hoàng huynh là hoàng-tử Nguyệt-Tịnh-Đa-La và Công-Đức-Đa-La đang cung kính tiếp chuyện một vị tăng. Hoàng-tử Bồ-Đề-Đa-La vội quỳ xuống đảnh lễ. Vua Hương Chí nói: - Đây là Tổ Bát-Nhã-Đa-La mà cha cung thỉnh tới để được cúng dường ngài.
16/08/2010(Xem: 6676)
HỎI:Tôi là một thiền sinh gặp rất nhiều khó khăn khi tìm hiểucông án. Vậy xin quý Báo cho biết công án là gì và có cáchnào giúp dễ dàng tiếp cận tìm hiểu công án không?
04/08/2010(Xem: 5887)
Câu thơ trên của Bùi Giáng nhẹ nhàng thanh thoát, như áng mây chiều lãng đãng, tựa như thân phận con người mỗi chúng ta, không biết từ đâu đến và rồi sẽ đi về đâu. Chúng ta, dù đẹp đẽ hay xấu xa, giầu sang hay nghèo hèn, khôn ngoan hay khờ dại cũng chỉ như là một khách lữ hành ở trọ trần gian, mai này rồi ai nấy cũng sẽ phải từ giã quán trọ ra đi một mình. Sự ra đi này không miễn trừ một ai, nó đến với tất cả mọi người, đến lúc tuổi còn thơ, đến lúc tuổi thanh xuân hay đến lúc tuổi già.
28/06/2010(Xem: 22933)
Bản dịch Việt Bích Nham lục được thực hiện với một tấm lòng tôn kính, cảm phục tài đức của giáo sư Wilhelm Gundert (12. 4. 1880-3. 8. 1971). Vì W. Gundert đã giới thiệu tường tận về tác phẩm độc nhất vô nhị này nên dịch giả người Việt hạn chế tối đa những lời dư thừa, chỉ đề cập đến nguyên tắc dịch, một vài nét đặc biệt cũng như kĩ thuật được áp dụng trong bản dịch Việt:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]