Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống thoải mái với hiện tại

11/12/201316:34(Xem: 8339)
Sống thoải mái với hiện tại

old-lady-with-cane
SỐNG THOẢI MÁI VỚI HIỆN TẠI

Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.”

Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.”

“Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!”

“Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”

“Không.”

“Bà còn nhớ mình cảm thấy khoan khoái biết bao khi rốt cuộc rồi cái đau cũng phải hết không? Như vậy thoải mái đấy chứ?”

“Đúng vậy.”

“Bà hãy coi như bây giờ bà đang hưởng cái thoải mái ấy đi.”

“Nhưng cái gì ở đây cũng khủng khiếp hết. Đồ ăn thì…”

Bà bạn thân lên tiếng hỏi, “Bữa trưa bà ăn thấy sao?”

“Dở quá trời!”

“Tất cả đều dở hay sao? Tuy thế mà bà ăn hết đó.”

“Tất cả tôi chỉ có mấy thứ đó. Còn gì khác đâu mà chọn lựa,” bà cụ đau yếu trả lời.

“Bà thấy có một món nào được không?”

“Món kem trộn lên trên rau và trái cây.”

“Được rồi, hãy bắt đầu từ món đó. Bà hãy cứ nghĩ về món kem đi.”

“Chuyện này thấy quá lố, lạc quan một cách giả tạo.”

“Vậy bà hãy nói lại cho tôi nghe tại sao bà đã ăn hết phần ăn trưa của bà?” bà bạn thân hỏi.

“Trời đất ơi, vì tôi chỉ có mấy món đó thôi.”

“Đó là cái mà nãy giờ tôi muốn cố nói ra đó, bồ ạ.”

Thiền dạy hai bài học quý báu: 1) Hãy chấp nhận những gì cuộc đời mang tới, cả phần tốt lẫn phần xấu. 2) Sống với hiện tại, thoải mái với những niềm vui nhỏ bé.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao

(Zen Fables For Today – Richard McLean)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/07/2013(Xem: 8026)
Video: Thiền Vipassana 6
21/07/2013(Xem: 7859)
Video: Thiền Vipassana 4
21/07/2013(Xem: 8163)
Video: Thiền Vipassana 2
30/06/2013(Xem: 8993)
Trước những sự kiện diễn ra trong cuộc sống hằng ngày, tôi đã từng ngày đêm thao thức với biết bao câu hỏi “ Tại sao ?”... Tại sao cuộc sống đầy rẫy những khổ đau, bất hạnh, bất như ý ? Tại sao cùng sinh ra làm kiếp người mà lại có muôn vàn sai khác, cách biệt nhau ? Tại sao niềm vui thường chóng tàn, còn khổ đau, phiền não thì cứ triền miên như bất tận? Làm thế nào để hết khổ được vui ?
23/04/2013(Xem: 12499)
Thiền, cốt yếu nhất, là nghệ thuật kiến chiếu vào thể tánh của chúng ta; nó chỉ con đường từ triền phược đến giải thoát, đưa ta đến uyên nguyên của cuộc sống uống ngụm nước đầu nguồn, Thiền cởi bỏ tất cả những gì ràng buộc chúng ta, những sanh linh hữu hạn, luôn luôn quằn dưới ách khổ lụy trong thế gian này.
23/04/2013(Xem: 11402)
Trong Thiền Luận quyển Hạ này tôi cố gắng ghi dấu mối liên hệ giữa Thiền và hai bản kinh cốt yếu của Đại Thừa, kinh Hoa nghiêm (Ganda vyùha) và kinh Bát nhã (Prajnàparamita), và kế đó là sự chuyển mình phải có đối với Phật giáo Ấn Độ khi thích ứng với tâm hồn người Trung Hoa, Trung Hoa là một dân tộc thực tiễn khác hẳn với Ấn, một dân tộc phú bẩm rất cao về khả năng trừu tượng cũng như kho tàng tưởng tượng bất tận.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]