Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Một Vài Suy Ngẫm Và Ý Nghĩ

20/06/201208:53(Xem: 5649)
Một Vài Suy Ngẫm Và Ý Nghĩ

MỘT VÀI SUY NGẪM VÀ Ý NGHĨ

Như các bạn đều biết, chuyến đi mới đây của tôi tới Ladakh đã phải rút ngắn lại vì sức khỏe của tôi không được tốt. Tôi đã phải hủy bỏ chương trình ở Nyoma vào phút cuối, song các bạn hữu và đạo sinh của tôi đã tỏ ra vô cùng thông cảm, họ thường xuyên thỉnh cầu tôi phải nghỉ ngơi nhiều hơn và quay lại đây khi nào sức khỏe của tôi trở nên tốt hơn. Đôi khi, suy xét về sự việc này một cách khách quan, chẳng ai trong số chúng ta có thể trốn tránh được nghiệp quả. Chúng ta có thể làm điều gì đó để giảm bớt nghiệp quả, song trốn tránh hoàn toàn là điều không thể.

Cách đây mấy tháng tôi từng kể cho các bạn nghe câu chuyện về Đức Phật, giờ đây tôi sẽ kể thêm cho các bạn nghe về một trong những người mà tôi tôn thờ nhất, Ngài Long Thọ, người được tôn kính là bậc sáng lập Đại Thừa Phật giáo cũng như giáo lý Trung Đạo.

Tôi không giỏi lịch sử và cũng không hiểu biết nhiều đối với lĩnh vực này, vì vậy tôi không thể kể chi tiết cho các bạn nghe về cuộc đời của Ngài. Song tôi lại muốn kể cho các bạn nghe về cách Ngài thị hiện viên tịch. Chính sự viên tịch của Ngài cũng là một bài pháp vĩ đại. Tất nhiên, tất cả các bậc Bồ tát đều đản sinh và viên tịch một cách diệu kỳ, đồng thời cuộc sống của họ cũng vô cùng kỳ diệu và mang lại vô số lợi lạc cho chúng sinh, cho dù trong số họ có những bậc không phô diễn thần thông hoặc thậm chí có đôi người trong số họ còn thể hiện những nghịch hạnh khiến cho quan niệm thông thường của chúng ta cảm thấy khó chấp nhận.

Tương truyền Đức Long Thọ đã thành tựu năng lực vô biên và dù muốn Ngài cũng không thể chết. Sau khi đã sống thọ 600 tuổi, Ngài vẫn không viên tịch. Song rốt cuộc Ngài đã bị một hoàng tử dùng một sợi cỏ tranh cắt đứt đầu. Ai cũng dễ dàng thắc mắc vì sao điều này có thể xảy ra và làm thế nào một cọng cỏ lại có thể chặt đứt đầu người, đặc biệt lại là một bậc Đại Bồ tát. Thế nhưng Ngài Long Thọ nói với vị hoàng tử đã nhiều lần mưu sát Ngài bằng kiếm cũng như đủ loại vũ khí khác nhau song đều thất bại, rằng trong một đời hóa thân trước kia, Ngài đã từng giết chết một con bọ bằng cách dùng một sợi cỏ cắt đứt đầu nó. Vì vậy vị hoàng tử sẽ có thể dễ dàng chặt đầu Ngài bằng một sợi cỏ, bởi đây chính là nghiệp báo mà Ngài nhất định phải trả. Có một khảo dị khác thì nói rằng một trong những hóa thân xưa kia của Ngài Long Thọ đã từng cắt đầu một con bọ bằng sợi cỏ và con bọ này đã hóa thân trở lại thành vị hoàng tử kia. Cho dù theo phiên bản nào thì đây cũng là một bài pháp. Ngay cả những bậc Đại Bồ tát như Ngài Long Thọ và bản thân Đức Phật cũng vẫn phải chịu quả báo của nghiệp, vậy thì điều gì khiến chúng ta có thể nghĩ rằng chúng ta sẽ chạy trốn được nghiệp quả của chính chúng ta?

Lần này tôi đã có cơ hội lớn được gặp Ngài Kyabgon Drukpa Yongdzin và tôi vô cùng hoan hỷ vì Ngài đã được đón tiếp long trọng và nồng hậu tại Ladakh, đặc biệt là ở Hemis. Chúng ta cần phải biết tri ân vì hóa thân đầu tiên của Ngài đã cử một trong những bậc hành giả yogi vĩ đại nhất của chúng ta là Ngài Taktsang Repa tới Ladakh, nhờ vậy mà vô số chúng sinh tại Ladakh cũng như những vùng lân cận đã được hưởng nhiều lợi lạc. Như các bạn đã biết, hóa thân đời trước của Ngài là một trong số những người bạn thân thiết nhất của tôi. Thậm chí có thể nói đối với tôi, Ngài gần giống như một người anh trai. Ngài vô cùng thông tuệ. Ngài có trí nhớ siêu việt như một máy chụp ảnh và sức khoẻ của một siêu nhân. Ngài Drukpa Yongdzin được tôn kính là hóa thân chân thực và trực tiếp của Đức Jetsun Milarepa. Không chỉ như vậy, Ngài còn là hóa thân thị hiện của Đức Văn Thù. Tôi vẫn luôn luôn kính ngưỡng Ngài. Trong khi tôi phải đọc đi đọc lại rất nhiều lần mới có thể nhớ được các nghi quỹ, thì Ngài chỉ cần liếc nhanh qua là đã thuộc lòng tất cả.

Các bậc Guru quá cố của tôi như Ngài Thuksey Rinpoche và Ngài Khen Rinpoche (Khenpo Noryang) đã phải tìm ra một cách vô cùng thiện xảo để kìm chân và mong rằng có thể buộc Ngài phải từ bỏ những trò nghịch ngợm như trốn ra ngoài xem phim vào giữa đêm hoặc lang thang trong thành phố. Các bậc thầy nói Ngài sẽ phải tụng một nghi quỹ dài, dày tới vài trăm trang mà không được nhìn vào sách, và phải trì tụng trước sự chứng kiến của vài trăm chư Tăng. Các Ngài nghĩ làm như vậy sẽ buộc Ngài phải ở trong phòng và ngoan ngoãn. Tôi vẫn còn nhớ Ngài đã tới phòng tôi và mượn tôi cuốn nghi quỹ. Tôi vô cùng lo lắng cho Ngài, vì tôi biết nếu Ngài không thể học thuộc nghi quỹ và trì tụng chính xác trước Tăng chúng, Ngài có thể gặp rắc rối lớn. Nhưng chỉ trong vài ngày, Ngài đã học thuộc toàn bộ và đã trì tụng không hề mắc một lỗi nào, đồng thời Ngài vẫn không hề bỏ lỡ một buổi trốn ra ngoài đi chơi đêm. Thực tình tôi vô cùng ngưỡng mộ Ngài. Nhưng chỉ có một điều tôi không đồng tình lắm. Ngài là một người rất thích giết sâu bọ, và Ngài sẵn sàng bắt một con bọ tội nghiệp và xé nó ra làm đôi. Đương nhiên tôi không nên đánh giá gì bởi Ngài là một Đại Bồ Tát và có thể Ngài đang phô diễn cho tôi những bài pháp quan trọng về nghiệp, bởi lẽ tôi biết chắc chắn Ngài là một bậc giác ngộ. Và như tất cả các bạn đều biết, về sau Ngài đã viên tịch trong một vụ tai nạn xe hơi, thân Ngài đã bị thanh sắt xẻ làm đôi và vì vụ tai nạn xảy ra vào giữa mùa hè nên thân thể Ngài mục nát rất nhanh và bị vô số sâu bọ xâu xé. Tôi đã kể cho hóa thân đời này của Ngài nghe và nói rất rõ ràng rằng với tư cách là các bậc thầy tâm linh, chúng tôi nhất thiết phải sống gương mẫu, đặc biệt trong thời đại mạt pháp này. Cho dù là hành giả yogi, đời sống hành giả của chúng tôi cũng không được phép tạo nên những cảm giác sai lệch về định nghĩa tâm linh và cũng không được để cho điều đó dẫn dắt chúng sinh đi lầm đường.

Chúng ta cần phải luôn luôn canh giữ tâm mình. Tâm của chúng ta rất thô thiển. Chúng ta luôn muốn làm những điều trần tục, phá bỏ giới luật và tìm cách vượt qua mọi giới hạn. Rồi tới khi những dấu hiệu về nghiệp báo tới gần, chúng ta mới bắt đầu lo lắng. Liệu có ích gì nếu lo lắng về quả báo sau khi bạn đã giết chết ai đó hay làm hại những người xung quanh? Trước hết, bạn không bao giờ nên làm điều đó! Một số bạn hữu và đạo sinh của tôi thường tới xin lỗi mỗi khi có chuyện gì xảy ra hoặc bất cứ khi nào họ làm điều gì không phải, và tôi luôn nói với họ, “Các bạn đừng xin lỗi, tốt hơn hết là hãy dừng việc đó lại và điều chỉnh tâm bạn cũng như hành động của bạn ngay lập tức.” Liệu có ích gì nếu trở thành Ông ‘Tôi Xin Lỗi’ hay Bà ‘Tôi Xin Lỗi’, để rồi sau đó lại tiếp tục phạm phải cùng lỗi ấy và gây tổn hại tới người khác. Tôi không thích ý nghĩ cứ phải cảm thấy ăn năn hay xấu hổ, điều quan trọng hơn hết là tất cả chúng ta nên cảnh giác với những gì đang diễn ra trong tâm chúng ta. Nếu chúng ta có thể kiểm soát được tâm mình, mọi chuyện sẽ trở nên tốt đẹp. Vấn đề là chúng ta cứ luôn để cho tâm mình được phép lười nhác và chúng ta luôn có những lý do biện minh cho việc mình không sửa đổi lỗi lầm, những câu nói kiểu như: “Tôi rất bận. Tôi có vô số việc phải làm” hoặc “Những người khác cũng đang làm như vậy, do đó như vậy cũng ổn đối với tôi.” Điều này thật vô nghĩa!

Thành thật mà nói, để sống chân thực và thật thà trong thời đại này là điều ngày càng khó khăn. Song ít ra, bạn cũng cần phải chân thực với chính mình. Nếu chúng ta nhìn ngược dòng lịch sử 5.000 năm, thậm chí 10.000 năm, chúng ta sẽ nhận ra rằng chẳng có điều gì thay đổi cả. Những chúng sinh không may mắn và bất lực trong việc kiểm soát tâm mình vẫn luôn luôn làm nô lệ cho bản ngã và chịu ảnh hưởng của năm xúc tình. Tham lam, sân giận, vô minh, ghen tị và ngã mạn vẫn luôn săn đuổi họ và khi đó toàn bộ cuộc sống của họ trở nên uổng phí. Cho dù họ có gặp được những người vĩ đại nhất, những bậc Thầy giác ngộ cao quý nhất và đón nhận những chỉ dẫn tận tình nhất, nhưng chừng nào họ còn không giảm thiểu được những tác động của năm độc và chừng nào họ còn vui vẻ tuân theo năm độc đó với ý nghĩ rằng khi đã nhận được ân phúc gia trì, sẽ chẳng điều gì có thể xảy tới với họ, thế nhưng một ngày nào đó họ sẽ phải trả giá rất đắt. Cho dù Đức Phật Thế Tôn có thị hiện hay Đức Quan Âm có cứu độ thì cũng chẳng làm được gì. Chúng ta là chủ số phận của chính chúng ta. Lời khuyên của tôi dành cho tất cả mọi người là hãy nên quán sát tâm mình và đừng nên làm bất cứ điều gì có thể gây hại tới người khác hay tới bản thân bạn. Nghiệp giống như một cái bóng sẽ theo bạn đi tới bất kỳ đâu.

(Nguồn : Reflections & Thoughts, Trang web Đức Pháp Vương www.drukpa.org, 07/2010)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 6418)
Vào tuổi 39, Janet Clarke khám phá rằng cô đã bị bướu cột sống khiến cô đau lưng triền miên. Các loại thuốc giảm đau cũng có giúp cô đôi chút, nhưng mãi cho đến khi cô tham dự một khóa Thiền tập ở Lytham, cô mới khám phá ra một vũ khí lợi hại bên trong cơ thể của mình : đó là tâm của cô.
22/04/2013(Xem: 6736)
Khi bạn bắt đầu thiền định về tâm bạn, hãy ngồi xuống với thân thể thẳng thắn, để cho hơi thở ra vào tự nhiên, và với đôi mắt không nhắm lại cũng không mở lớn, hãy nhìn vào không gian trước mặt bạn. Hãy tự nghĩ rằng chính vì tất cả chúng sinh, là những người từng là những bà mẹ của bạn, bạn sẽ quán chiếu Giác Tánh, khuôn mặt của Đức Phổ Hiền.
22/04/2013(Xem: 5822)
Như chúng ta biết, tất cả mọi biểu hiện trong cuộc sống, qua mọi thi vi động tác của ngôn ngữ cử chỉ hành động của chúng ta, đều phát xuất từ tự tâm chúng ta, như chính đức Phật đã xác quyết trong kinh Hoa Nghiêm: " Nhất thiết duy tâm tạo. " Ở đó, trong cuộc sống thường nhật hằng ngày, chúng được thể hiện qua hai biểu thị: vọng và chân (chân ở đây vượt lên trên vọng và chân của vọng).
22/04/2013(Xem: 6866)
Con đường vượt qua cửa Tổ là Đường về Hố Thẳm. Ở đây, nếu bạn muốn vượt qua, muốn siệu việt nó mà không buông tay để nhảy, thì kể như bạn đã đi lạc vào đường ma lối quỷ rồi đó! Ở đây, chúng tôi đề cập đến một con đường, nhưng thật sự con đường này không phải để chúng ta đi bằng đôi chân dính trên mặt đất, mà phải nhảy vào khi buông đôi tay.
22/04/2013(Xem: 4842)
Sau khi Lục tổ Đại sư đắc Pháp từ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng mai, cho đến ngày đắc Giới tại Đông sơn là khoảng thời gian dài mười lăm năm ẩn tu trong đám thợ săn. Trong khoảng thời gian này, bài pháp đầu tiên để dạy người của Lục tổ Đại sư , là bài pháp nảy sanh từ lòng trắc ẩn, và cái thế chẳng đặng đứng trước lòng ngoa ngụy của con người.
22/04/2013(Xem: 4936)
Từ pháp hội Linh sơn, đức Thế tôn cầm cành hoa giơ lên trước chúng. Bấy giờ, mọi người đều làm thinh, chỉ có ngài Ca-diếp rạng mặt mỉm cười. Phật dạy: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, nay trao lại cho Ma ha Ca-diếp." Và cho đến khi Bồ-đề-đạt-ma đến Trung quốc tuyên bố rằng: " Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo." Qua những lời dạy này, đã nêu rõ chủ đích và sự kế thừa của Thiền tông rồi.
22/04/2013(Xem: 6109)
Từ trung tâm Thành nội Huế, ta phải băng qua con đường ven dòng sông Hương, lấy chùa Linh Mụ làm mốc khởi đầu, đi qua những thôn xóm trù phú nhưng tĩnh lặng, men theo góc núi xa để càng đi càng thấy vắng vẻ. Băng qua những cánh đồng, men theo con đường mòn dân sinh đầy ổ gà ven sườn núi để hướng về đỉnh núi Chằm, thuộc huyện Hương Trà.
22/04/2013(Xem: 6066)
Khi nghe một điều gì về Phật giáo trong bản tin tức hàng ngày, bạn thường nghĩ đến một tôn giáo thờ nhiều hình tượng to lớn, có các thầy tu áo vàng, với không khí dầy đặc mùi khói nhang. Bạn có cảm giác tôn giáo nầy không phải dành cho bạn, ngoại trừ có thể đấy chỉ là một buổi trình diễn ly kỳ, hấp dẫn. Tuy nhiên, chẳng lẽ Phật giáo chỉ có thế thôi ? Các tân nhiếp ảnh gia không chụp được các ảnh thật sự Phật giáo hay sao ? Các báo chí hào nhoáng trình bày cho bạn thấy cái nền tảng của tôn giáo đó, hay chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài ?
22/04/2013(Xem: 5119)
Chúng ta thường không hay để ý đến những việc tầm thường. Chúng ta thường chỉ nhận biết hơi thở của chính mình khi hơi thở không bình thường, như lúc chúng ta lên cơn suyễn hoặc lúc chúng ta chạy quá sức. Tuy vậy, với cách quán niệm hơi thở, chúng ta sử dụng hơi thở tầm thường của chúng ta làm đề tài cho việc thiền định.
22/04/2013(Xem: 5740)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước. Đến nay, nó đã đi vào học đường, đi vào các sinh hoạt cộng đồng và thậm chí, còn là thời trang văn vẻ cho một số người trí thức nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]