Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Những Đoá Mai Vàng Đẹp Mãi Ngàn Năm

02/02/201110:18(Xem: 6559)
Những Đoá Mai Vàng Đẹp Mãi Ngàn Năm

NHỮNG ĐOÁ MAI VÀNG
ĐẸP MÃI NGÀN NĂM
TT. Thích Giác Toàn
1) Đối với các Thiền Sư thời Lý-Trần, sự ứng dụng tâm thức tu hành với những giáo lý Đức Phật truyền dạy là một. Trong Kinh Hoa Nghiêm, phẩm Nhập Pháp Giới, Đức Phật khai thị về không gian: "Mười phương thế giới đồng nhất thể." Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật mở bày ý niệm về thời gian: "Quá khứ tâm bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vi lai tâm bất khả đắc."

Câu chuyện vua Lý Thái Tông, khoảng niên hiệu Thông Thụy (1034-1038), một sáng mùa Xuân tìm vào núi viếng thăm Thiền Sư Thiền Lão. Với 4 câu thơ, đáp lời hai câu hỏi của nhà vua, Thiền Sư đã lưu lại cho chúng ta những câu thơ tuyệt bích trong thi ca Thiền học về không gian và thời gian.

Lúc lên núi, gặp Thiền Sư vua hỏi: "Hòa Thượng đến tu núi này được bao lâu rồi?"

Thiền Sư đáp:

Sống ngày nay biết ngày nay

Còn Xuân Thu trước ai hay làm gì!

(Đản tri kim nhật nguyệt

Thùy thức cựu Xuân Thu)

Vua lại hỏi tiếp: "Như vậy hằng ngày Hòa Thượng làm việc gì?"

Thiền Sư đáp:

Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác

Trăng trong mây trắng hiện toàn chân.

(Thúy trúc hoàng hoa phi ngoại cảnh

Bạch vân minh nguyệt lộ toàn chân)

Thiền Sư không làm thơ nhiều, nhưng tâm hồn Thiền Sư hiền và đẹp nên ngôn ngữ Thiền Sư thốt ra cũng nhẹ và đẹp lãng đãng như áng mây trời. Vì thế, không gian và thời gian đối với Thiền Sư lại càng như không có gì để phải bận tâm. Bởi quá khứ là cái đã đi qua; những điều hiện tại trong khoảnh khắc rồi cũng qua mau, trở thành quá khứ; còn việc tương lai là điều chưa đến, mà nếu có đến thì nó lại cũng đi qua và sẽ trở thành quá khứ. Dòng thời gian luôn qua nhanh như một dòng nước trôi xuôi. Nắm bắt cái đã qua vừa làm mất công, vừa tự mình làm mệt, làm khổ cho chính mình. Cho nên, chúng ta thấy các Thiền Sư chẳng những sống với thực tại mà còn tỉnh thức trước thực tại. Các Pháp vốn "như thực như thị," hãy để nó diễn biến đúng theo quy luật nhân quả của chính nó.

Chúng ta tin chắc lời đáp của Thiền Sư đã tạo nên sự ngạc nhiên lý thú cho nhà vua và kết quả đã đưa nhà vua về với thực tại: - Như vậy, hằng ngày Hòa Thượng làm việc gì? Thiền Sư không trả lời là hằng ngày mình làm việc gì, nhưng nhà vua vẫn không buồn mà lại càng thích ý hơn khi được Thiền Sư đưa nhà vua thể nhập vào sự hài hòa toàn bích của tâm và cảnh, giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên không hai không khác:

"Trúc biếc hoa vàng đâu cảnh khác

Trăng trong mây trắng hiện toàn chân."

Chính cái bên ngoài là pháp trần, là hóa thân làm đẹp cái bên trong; còn cái bên trong là tâm thức, là pháp thân chủ để làm rạng rỡ, rực sáng cái bên ngoài. Người thân chứng là người không còn thấy có khoảng cách giữa tâm và vật, thức và trần. Cảnh chỉ là một – huyền diệu lung linh.

2) Mãn Giác Thiền Sư (1052-1096) nếu so với các Thiền Sư đời Lý thì tuổi thọ nơi thân xác tứ đại của Thiền Sư có phần ngắn ngủi hơn. Nhưng pháp thân chân tính của Ngài hiển hóa trong thi ca thì sống mãi muôn đời. Và một điều kỳ diệu là mùa Xuân nào đọc lại bài thơ của Thiền Sư vẫn nghe như mới, như trào dâng một cảm xúc vô biên:

"Xuân khứ bách hoa lạc

Xuân đáo bách hoa khai

Sự trục nhãn tiền quá

Lão tùng đầu thượng lai

Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai."

"Xuân đi trăm hoa rụng

Xuân đến trăm hoa cười

Trước mắt việc đi mãi

Trên đầu già đến rồi

Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành mai."

(HT.Thích Thanh Từ dịch)

Về mặt cấu tạo vật chất, thân con người là tứ đại (đất, nước, lửa, gió) cấu thành, cảnh vật hoa cỏ thiên nhiên cũng là tứ đại thành. Nhưng con người hơn vạn vật ở chỗ là con người có hình thức sống, có tâm hồn, cho nên con người đương nhiên là chủ thể của vạn vật. Điều vi diệu ở đây là chủ thể và khách thể, tức con người và vạn vật lại hội nhập hòa điệu trong tính đồng nguyên nhất thể. Con người nhìn tấm gương phản chiếu của dòng thời gian đến – đi, của hoa cỏ nở- rụng mà có thể cảm nhận được dòng đời "trước mắt việc đi mãi," để tự nhìn lại chính mình "trên đầu già đến rồi" quả vô cùng tuyệt diệu. Thấy được tính vô thường nơi thời gian, vô thường của cảnh vật hoa cỏ thiên nhiên rồi cảm nhận ra được sự vô thường nơi chính xác thân mình đâu phải là điều dễ làm. Trong cuộc sống trùng trùng điệp điệp này ai cũng trải qua, ai cũng đến đi, ai cũng trẻ già, ai cũng sống chết; nhưng giác ngộ được thực tướng của chính mình trong mỗi lúc, không phải ai cũng có thể cảm nhận ra.

Khi đốidiện nhân chứng trước sanh tử vô thường, chẳng những không sợ hãi mà Thiền Sư còn đưa con người vào cõi an trú vĩnh hằng, Niết Bàn bất diệt: "Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết, đêm qua sân trước một cành mai." Giữa cõi đất trời siêu tuyệt, cành mai của Thiền Sư Mãn Giác chính là sự hội tụ của tính nhân văn, là nét đẹp không cùng tận của con người.

Đời Trần, Thiền Sư Huyền Quang – một thi sĩ tài hoa, là một trong số ít các vị tác giả có nhiều tác phẩm, hiện nay còn lưu lại cũng khá nhiều. Bài thơ "Hoa Cúc" là một trong những bài thơ nổi tiếng của Thiền Sư. Từ ngày Thiền Sư tịch đến nay gần 700 năm, hễ nói đến Thiền Sư thì người ta nhớ đến bài thơ "Hoa Cúc." Bài thơ có sáu đoạn tứ tuyệt, mỗi người có mỗi tâm trạng hòa nhịp theo ý thức xúc cảm sâu lắng của Thiền Sư.

Giáo lý vô thường, khổ não, vô ngã trước cuộc đời và sự thâm cảm giữa ý thức uyên áo của con người với thiên nhiên được Thiền Sư lột tả một cách tuyệt mỹ nơi đoạn 3:

"Vương thân vương thế dĩ đô vương,

Tọa cửu tiêu nhiên nhất thập lương

Tuế vãng sơn trung vô lịch nhật,

Cúc hoa khai xứ, tức trùng dương."

"Quên mình, quên hết cuộc tang thương

Ngồi lặng đìu hiu mát cả giường

Năm cuối trong rừng không có lịch

Thấy hoa Cúc nở biết trùng dương."

(bản dịch của Phan Võ – lược khảo LSVHVN)

Bốn loài: Mai, Lan, Cúc, Trúc là biểu tượng của bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Thiền Sư ngồi thiền định trong rừng, cảnh cũng không người cũng không. Cây cỏ, hoa cảnh, thời gian, không gian như đứng ngừng im lặng, như "giao hội" cùng trời đất. Chỉ cần thấy "hoa Cúc nở" là biết "tiết trùng dương đã đến, tựa như Thiền Sư Viên Chiếu đời Lý cũng đã từng thổ lộ:

"Trùng dương Cúc nở dưới rào

Trên cành Oanh hót thanh tao dịu dàng."

Nhưng nét đẹp siêu tuyệt nơi Huyền Quang không dừng lại ở đây, nó còn vương lên, vượt khỏi ta – người, tâm- cảnh, có – không v.v… Nói theo tư tưởng Thiền của các Tổ sư là dứt bỏ "Nhị kiến" không còn thấy có hai, dù không gian, thời gian nào, dù người hay vật, sắc hay không (đoạn 5):

"Hoa tại trung đình, nhân tại lâu

Phần hương độc tọa tự vong ưu.

Chủ nhân dữ vật hồn vô cạnh

Hoa hướng quần phương xuất nhất đầu"

"Người ở trên lầu hoa dưới sân

Vô ưu ngồi ngắm khói trầm xông

Hồn nhiên người với hoa vô biệt

Một đóa hoa vàng chợt nở tung"

(bản dịch của Nguyễn Lang)

Khi nào con người trở về với chính mình thì khi đó cái đẹp "tính nhân bản" hội tụ. Và cũng chính nơi mình, "tính nhân bản" tỏa sáng muôn đời.

Tóm lại, như chúng ta đã biết, cánh hoa vàng (hoàng hoa) của Thiền Sư Thiền Lão, cành Mai vàng của Thiền Sư Mãn Giác đầu, giữa đời Lý và đóa Cúc vàng của Thiền Sư Huyền Quang gần cuối đời Trần… cả 3 đóa hoa vàng cách nhau trên dưới 300 năm. Vậy mà khi đọc lại, ta tưởng chừng như 3 con người, 3 vị Thiền Sư Thiền Lão-Mãn Giác-Huyền Quang và 3 đóa hoa vàng chỉ là một – như mới đâu đây, mới hôm nào… rồi chợt giật mình. Ồ! Đây rồi – đóa hoa vàng của chính lòng ta "tâm thức sống của chính mình," của mỗi người chúng ta. Ôi! Những đóa hoa vàng tuyệt bích thiên thu.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/02/2014(Xem: 8366)
Cảnh sát thường phục bao phủ chung quanh khách sạn sang trọng ở Delhi, điện thoại di động kêu răng rắc trong tay. Sau việc kiểm soát an ninh thường lệ, chúng tôi được dẫn vào trong một phòng ngoài và được lịch sự yêu cầu chờ đợi
08/02/2014(Xem: 9222)
Một số bài gần đây, tôi đã trình bày sự hiệu dụng của Thiền trong việc chuyển hóa xã hội, chuyển hóa trường học, sắc đẹp và bệnh viện. Nay chúng ta thử tìm hiểu ích lợi của Thiền trong quân ngũ. Phải chăng Thiền có thể giúp ích cho những người lính trước lúc ra trận và sau những ngày hậu chiến?
21/01/2014(Xem: 7728)
Những ai mới bước chân vào cửa Thiền tông đôi khi thường bỡ ngỡ vì thấy pháp tu này có nhiều điểm có vẻ khác biệt so với các tông phái khác trong đạo Phật. Để giúp cho những người muốn tìm hiểu Thiền tông so với kinh điển có gì khác biệt nên cần đem so sánh pháp tu của Thiền tông với các lời Phật dạy ghi trong kinh điển, để thấy rõ các tổ đã y cứ vào kinh điển để thấu nghĩa lời Phật dạy mà thấy rõ con đường tu hành để đạt được mục đích tối cao của đạo Phật là đến chỗ giác ngộ.
12/01/2014(Xem: 15354)
Ngày nay từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ La tinh đến Phi châu…, có vô số trường đã và đang dạy thiền cho học sinh từ các lớp Mầm non. Nhiều thí nghiệm của các chuyên gia, của các trường và kết quả như thế nào về việc đem thiền vào trường học, mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết nầy.
20/12/2013(Xem: 30064)
THIỀN, được định nghĩa, là sự tập-trung Tâm, chú ý vào một đối tượng mà không suy nghĩ về một vấn đề nào khác. Tôi chia THIỀN làm hai loại, Thiền giác ngộ (Meditation for Enlightenment) và Thiền sức khỏe (Meditation for Health). Tập sách nầy chỉ bàn về Thiền sức khỏe mà thôi.
18/12/2013(Xem: 12203)
Dân giàu nước mạnh xã hội văn minh phú cường khó có được, nếu người dân có nhiều bệnh tật, ngân sách chi tiêu y tế quá cao, đội ngũ sản xuất ốm yếu, học sinh sinh viên gầy, trí thông minh chưa đạt, đạo đức xã hội xuống cấp. Mà thiền, theo sự nghiên cứu của các khoa học gia và y giới quốc tế trong đó có người Việt chúng ta đều xác nhận, thiền có khả năng giúp cải tiến phần lớn các bất cập nêu trên. Đó là trọng tâm của bài viết gần đây “Thiền và canh tân đất nước”.
18/12/2013(Xem: 20204)
Nhân loại càng văn minh, thì con người càng bị cuốn hút vào các guồng máy do chính mình tạo ra. Từ đó, những khủng hoảng nầy chồng chất lên những khủng hoảng khác, tạo đủ thứ bệnh, và nhiều trường hợp, số phận, đành giao cho tử thần quyết định.
17/12/2013(Xem: 13139)
Hãy nhớ rằng không phải chúng ta đang cố gắng Ðể Trở Thành một ông thánh hay một cao nhân nào cả. Chúng ta cũng không nổ lực Ðể Tống Khứ một ác pháp nào hết. Hãy sống hồn nhiên và thoải mái. Cảnh giới nội tâm của chúng ta Là Như Vậy. Nó có thể là bất tịnh hay trong sáng và đó là một cặp hành trạng đối đãi nhau của ý thức. Thấy rõ Chúng như là Chúng, thấy rõ Chúng luôn vô thường, vô ngã thì đó chính là trí tuệ vậy. Trong khi đó, bằng một ý thức ngã chấp, chúng ta cố gắng mong mỏi "Tôi sẽ phát triển những gì thanh tịnh, tống khứ những gì không thanh tịnh " thì lập tức cái không thanh tịnh sẽ xuất hiện và kềm hãm chúng ta. Chúng ta lại vấp vào khối đá thất vọng trên đường đi của mình, thế là tiếp tục đau khổ. Hãy cẩn trọng với hai tháng cấm túc này. Vô minh luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta tự chuốc lấy những khổ lụy.
11/12/2013(Xem: 6674)
Bà cụ già đau yếu than thở với bà bạn thân nhất của mình, “Tôi ghét cái tuổi già. Tôi ghét vì phải ở đây trong cái nhà dưỡng lão này.” Bà bạn lên tiếng, “Chúng mình phải lạc quan.” “Lạc quan về cái quái gì chứ? Trời đất ạ!” “Vậy thì, bà đang đau nhức hay sao?”
11/12/2013(Xem: 19311)
Nói về kiếp người Đức Lão Tử đã thốt lên rằng: “Ngô hữu đại hoạn, vị ngô hữu thân, Ngô nhược vô thân, hà hoạn chi hữu?” Dịch : “ Ta có cái khốn khổ lớn, vì ta có thân, Nếu ta không thân thì đâu có khổ gì ?”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567