Người tu cần sự minh triết và cẩn trọng trong khi tiếp nhận Phật pháp, để phân biệt đúng sai và lệch lạc. Hãy xem đoạn văn sau đây của người sáng lập Cư xá Phật giáo và Hội Phật giáo Luân-đôn (Christmas Humphreys, The Buddhist Way of Life, p. 100):
"Ở Tây phương, sự hướng dẫn trong khi luyện tâm đã trở nên rất khẩn thiết với sự xuất hiện thình lình của một loạt sách (tự học) Phật giáo hết sức nguy hiểm, không cần biết mục tiêu của các tác giả là gì. Các sách nầy không nói về mục tiêu chánh đáng duy nhất (của thiền định) là để luyện tâm nhằm giúp hành giả đắc ngộ và lợi lạc cho nhân loại - mà chỉ nhằm thuyết phục độc giả là họ có thể chánh thức tự học tập và thực hành sự tỉnh thức và các mức độ (thiền định) cao hơn để hoạt động hữu hiệu cho nghề nghiệp và sự thăng tiến cá nhân.
Để đối phó với các trường hợp nầy, Hội Phật giáo Anh quốc đã kết tập và phát hành các sách về Tập trung và Thiền định để nhấn mạnh mục tiêu chánh đáng (của thiền định) và mạnh mẽ cảnh giác độc giả về sự nguy hiểm, từ bịnh nhức đầu đến sự điên rồ, đang chờ đợi các người đang chơi đùa với sức mạnh lớn nhất trên địa cầu: tâm con người.”
Đa số các đại sư thời xưa, trong đó có thiền sư Đạo Nguyên, Tổ của phái Thiền Tào Động Nhật bản, cho rằng chỉ có tăng và ni (người xuất gia) mới có thể đạt giác ngộ qua thực hành thiền định.
(‘Seld-help Books’, Seeker’s Glossary of Buddhism, Thích Phước Thiệt dịch)