Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niệm hơi thở vào, hơi thở ra

21/09/201020:00(Xem: 7900)
Niệm hơi thở vào, hơi thở ra

ducphatthichca
NIỆM HƠI THỞ VÀO - HƠI THỞ RA
Tỳ kheo Indacanda 2010


Li Dn Nhp:

Đây là bản dịch mới của bài KinhĀnāpānasatisuttamthuộc Tạng Kinh, Trung Bộ, tập III, bài 118. Căn cứ theovăn tự, bản dịch này trình bày một số điểm xét ra có phần khác biệt so với cácbản dịch trước đây. Những điểm này chủ yếu được trình bày ở phần cước chú. Hyvọng sẽ đóng góp được phần nào lợi ích về tri kiến cho người đọc cũng như sự tutập của các hành giả. Văn bản song ngữ Pali - Việt được ghi lại ở dạng Pdf vàcó thể hạ tải ở đường dẫn sau: http://www.paliviet.info/VHoc/VHoc_PhDich.htm

Colombo,ngày 19 tháng 09 năm 2010

Tỳkhưu Indacanda.

*****

KINH GIẢNG VỀ

NIỆM HƠI THỞ VÀO HƠI THỞ RA

(Phần Giới Thiệu)[1]

Tôi đã được nghe như vầy: Một thờiđức Thế Tôn ngụ tại Sāvatthi, ở khu vườn phía Đông, nơi lâu đài của Migāramātu,cùng với nhiều vị Thinh Văn trưởng lão rất được biết tiếng như là đại đứcSāriputta, đại đức Mahāmoggallāna, đại đức Mahākassapa, đại đức Mahākaccāyana,đại đức Mahākotthita, đại đức Mahākappina, đại đức Mahācunda, đại đứcAnuruddha, đại đức Revata, đại đức Ānanda, cùng với nhiều vị Thinh Văn trưởnglão rất được biết tiếng khác nữa.

Vào lúc bấy giờ, các vị tỳ khưutrưởng lão giáo huấn, chỉ dạy các vị tân tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lãogiáo huấn, chỉ dạy mười tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạyhai mươi tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy ba mươi tỳ khưu.Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy bốn mươi tỳ khưu. Và trong khiđược giáo huấn, được chỉ dạy bởi các vị tỳ khưu trưởng lão, các vị tân tỳ khưuấy nhận biết pháp đặc biệt cao quý khác so với trước đây.

Vào lúc bấy giờ, nhằm ngày Uposatha,là ngày rằm, ngày lễ Pavāranā, vào đêm trăng tròn đầy, đức Thế Tôn ngồi ở ngoàitrời, được hội chúng tỳ khưu vây quanh. Khi ấy, đức Thế Tôn, sau khi quan sát hộichúng tỳ khưu đang im lặng, đã bảo các tỳ khưu rằng: “Này các tỳ khưu, Ta đượchài lòng với lối thực hành này. Này các tỳ khưu, Ta có tâm hài lòng đối với lốithực hành này. Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, các ngươi hãy ra sức tinh tấnhơn nữa nhằm đạt được pháp chưa đạt được, nhằm chứng đắc pháp chưa được chứngđắc, nhằm chứng ngộ pháp chưa được chứng ngộ. Ta sẽ chờ đợi ở chính nơi đây,tại Sāvatthi, cho đến ngày rằm Komudī, thuộc tháng thứ tư (của mùa mưa).”

Các tỳ khưu trong xứ sở đã ngherằng: “Nghe nói đức Thế Tôn sẽ chờ đợi ở chính nơi đó, tại Sāvatthi, cho đếnngày rằm Komudī, thuộc tháng thứ tư (của mùa mưa).” Và các tỳ khưu trong xứ sởấy quy tụ về Sāvatthi để chiêm ngưỡng đức Thế Tôn. Và các vị tỳ khưu trưởng lãocòn giáo huấn, chỉ dạy các tân tỳ khưu nhiều hơn nữa. Một số tỳ khưu trưởng lãogiáo huấn, chỉ dạy mười tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạyhai mươi tỳ khưu. Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy ba mươi tỳ khưu.Một số tỳ khưu trưởng lão giáo huấn, chỉ dạy bốn mươi tỳ khưu. Và trong khiđược giáo huấn, được chỉ dạy bởi các vị tỳ khưu trưởng lão, các vị tân tỳ khưuấy nhận biết pháp đặc biệt cao quý khác so với trước đây.

Vào lúc bấy giờ, nhằm ngày Uposatha,là ngày rằm, ngày lễ Komudī, thuộc tháng thứ tư (của mùa mưa), vào đêm trăngtròn đầy, đức Thế Tôn ngồi ở ngoài trời, được hội chúng tỳ khưu vây quanh. Khiấy, đức Thế Tôn, sau khi quan sát hội chúng tỳ khưu đang hoàn toàn im lặng, đãbảo các tỳ khưu rằng: “Này các tỳ khưu, tập thể này không có việc nói chuyệnnhảm. Này các tỳ khưu, tập thể này không còn việc nói chuyện nhảm, được thanhtịnh, đã vững vàng ở cốt lõi. Này các tỳ khưu, hội chúng tỳ khưu này là nhưthế. Này các tỳ khưu, tập thể này là như thế. Tập thể như thế này đáng đượctiến cúng, đáng được hiến dâng, đáng được cúng dường, đáng được lễ bái, là nơiđể gieo trồng phước báu của thế gian không gì hơn được. Này các tỳ khưu, hộichúng tỳ khưu này là như thế. Này các tỳ khưu, tập thể này là như thế. Ở tậpthể như thế này, vật được bố thí ít trở thành nhiều, được bố thí nhiều thì trởthành nhiều hơn nữa. Này các tỳ khưu, hội chúng tỳ khưu này là như thế. Này cáctỳ khưu, tập thể này là như thế. Tập thể như thế này là khó gặp ở thế gian. Nàycác tỳ khưu, hội chúng tỳ khưu này là như thế. Này các tỳ khưu, tập thể này lànhư thế. Tập thể như thế này là xứng đáng đi nhiều do-tuần để yết kiến dầu vớivật thực đi đường ở vai.

Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưunày, có mặt những tỳ khưu là bậc A-la-hán, có các lậu hoặc đã cạn kiệt, đã đượchoàn mãn, có các việc cần làm đã làm, có các gánh nặng đã được đặt xuống, cómục đích của bản thân đã được đạt đến, có các sự trói buộc ở hữu đã được tiêudiệt, có trí hiểu biết chân chánh, đã được giải thoát. Này các tỳ khưu, nhữngtỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳkhưu này, có mặt những tỳ khưu có sự diệt tận năm hạ phần kiết sử, là hạng hóasanh, có sự viên tịch Niết Bàn tại nơi ấy, từ thế giới ấy không có việc quaytrở lui. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này.Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu có sự diệt tậnba loại kiết sử, có sự giảm thiểu của luyến ái-sân hận-si mê, là bậc Nhất Lai,sẽ đi đến thế gian này chỉ một lần rồi sẽ chấm dứt khổ đau. Này các tỳ khưu, nhữngtỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳkhưu này, có mặt những tỳ khưu có sự diệt tận ba loại kiết sử, là bậc Nhập Lưu,có pháp không bị thối đọa, có sự tiến đến giác ngộ đã được chắc chắn. Này cáctỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này.

Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưunày, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về bốn sựthiết lập niệm. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳkhưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sốnggắn bó với việc rèn luyện và tu tập về bốn chánh tinh tấn. Này các tỳ khưu,những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, những tỳkhưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳkhưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về bốnnền tảng của thần thông. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hộichúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳkhưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về năm quyền. Này các tỳ khưu,những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hộichúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tutập về năm lực. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳkhưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sốnggắn bó với việc rèn luyện và tu tập về bảy chi phần đưa đến giác ngộ. Này cáctỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu,ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện vàtu tập về Thánh Đạo tám chi phần. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặtở hội chúng tỳ khưu này.

Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưunày, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về từ. Nàycác tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳkhưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rènluyện và tu tập về bi. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hộichúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳkhưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về hỷ. Này các tỳ khưu, những tỳkhưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳkhưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về xả.Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này. Này cáctỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rènluyện và tu tập về tử thi. Này các tỳ khưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hộichúng tỳ khưu này. Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưu này, có mặt những tỳkhưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về tưởng vô thường. Này các tỳkhưu, những tỳ khưu như thế có mặt ở hội chúng tỳ khưu này.

Này các tỳ khưu, ở hội chúng tỳ khưunày, có mặt những tỳ khưu sống gắn bó với việc rèn luyện và tu tập về niệm hơithở vào hơi thở ra.[2] Này cáctỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở ra được tu tập, được thực hành thường xuyênlà có quả báu lớn, có lợi ích lớn. Này các tỳ khưu, niệm hơi thở vào hơi thở rađược tu tập, được thực hành thường xuyên khiến cho bốn sự thiết lập niệm[3] được hoànbị. Bốn sự thiết lập niệm được tu tập, được thực hành thường xuyên khiến chobảy chi phần đưa đến giác ngộ[4] được hoànbị. Bảy chi phần đưa đến giác ngộ được tu tập, được thực hành thường xuyênkhiến cho minh và giải thoát được hoàn bị.

(Tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra)

Và này các tỳ khưu, niệm hơi thở vàohơi thở ra được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào làcó quả báu lớn, có lợi ích lớn? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu đi đến khurừng, hoặc đi đến gốc cây, hoặc đi đến nơi thanh vắng, ngồi xuống, xếp chân thếkiết già, giữ thân thẳng và thiết lập niệm luôn hiện diện. Có niệm vị ấy thởra, có niệm vị ấy thở vào.

Hoặc trong khi thở ra dài, vị ấy nhận biết:[5] ‘Tôi thở ra dài.’[6]
Hoặc trong khi thở vào dài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài.’
Hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở ra ngắn.’
Hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào ngắn.’
Vị ấy tập luyện:[7] ‘Có cảm giác toàn thân,[8] tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’[9]
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào.’[10]
Vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm an tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về tâm, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác về tâm, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm được thoát ra, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm được thoát ra, tôi sẽ thở vào.’
Vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát[11] về vô thường, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về ly ái dục, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về ly ái dục, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về tịch diệt, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về tịch diệt, tôi sẽ thở vào;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở ra;’
vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở vào.’

Này các tỳ khưu, niệm hơi thở vàohơi thở ra được tu tập như vầy, được thực hành thường xuyên như vầy là có quảbáu lớn, có lợi ích lớn.

(Bốn sự thiết lập niệm được hoàn bị)

Này các tỳ khưu, niệm hơi thở vàohơi thở ra được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nàokhiến cho bốn sự thiết lập niệm được hoàn bị? Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO[12] vị tỳkhưu trong khi thở ra dài nhận biết: ‘Tôi thở ra dài;’ hoặc trong khi thở vàodài, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thở vào dài;’ hoặc trong khi thở ra ngắn, vị ấy nhậnbiết: ‘Tôi thở ra ngắn;’ hoặc trong khi thở vào ngắn, vị ấy nhận biết: ‘Tôi thởvào ngắn;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tậpluyện: ‘Có cảm giác toàn thân, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làman tịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm antịnh sự tạo tác của thân, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤY vị tỳkhưu sống có sự quan sát thân ở trên thân, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõrệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.[13] Này cáctỳ khưu, ta nói như vậy về một thân khác nữa trong số các thân, tức là sự thởra sự thở vào. Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu sống cósự quan sát thân ở trên thân, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm,thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.

Này các tỳkhưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu tập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở ra;’ vị ấytập luyện: ‘Có cảm giác hỷ, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc,tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giác lạc, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tậpluyện: ‘Có cảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Cócảm giác sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làman tịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm antịnh sự tạo tác của tâm, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤY vị tỳkhưu sống có sự quan sát thọ ở trên các thọ, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõrệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Này các tỳ khưu,ta nói như vậy về một thọ khác nữa trong số các thọ, tức là sự chú tâm tốt đẹpđối với sự thở ra sự thở vào. Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳkhưu sống có sự quan sát thọ ở trên các thọ, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõrệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.

Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳkhưu tập luyện: ‘Có cảm giác tâm, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có cảm giáctâm, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽthở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm hân hoan, tôi sẽ thở vào;’ vịấy tập luyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tậpluyện: ‘Trong khi làm cho tâm định tĩnh, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện:‘Trong khi làm cho tâm được giải thoát, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Trongkhi làm cho tâm được giải thoát, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤYvị tỳ khưu sống có sự quan sát tâm ở trên tâm, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõrệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Này các tỳ khưu,đối với kẻ có niệm bị quên lãng, không có sự nhận biết rõ rệt, ta không nói vềsự tu tập niệm hơi thở vào hơi thở ra.[14] Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu sốngcó sự quan sát tâm ở trên tâm, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm,thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian.

Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳkhưu tập luyện: ‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện:‘Có sự quan sát về vô thường, tôi sẽ thở vào;’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sátvề lìa ái dục, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về lìa ái dục,tôi sẽ thở vào,’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về diệt tận, tôi sẽ thở ra;’vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về diệt tận, tôi sẽ thở vào,’ vị ấy tập. ‘Cósự quan sát về từ bỏ, tôi sẽ thở ra;’ vị ấy tập luyện: ‘Có sự quan sát về từbỏ, tôi sẽ thở vào;’ này các tỳ khưu, VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu sống có sự quan sátpháp ở trên các pháp, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thì có thểchế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Vị ấy sau khi nhìn thấy sự dứt bỏ tham vàưu phiền bằng tuệ là người có trạng thái xả tốt đẹp.[15] Này các tỳ khưu, vì thế, ở đây, VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu sốngcó sự quan sát pháp ở trên các pháp, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, cóniệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian. Này các tỳ khưu, niệm hơithở vào hơi thở ra được tu tập như thế, được thực hành thường xuyên như thếkhiến cho bốn sự thiết lập niệm được hoàn bị.

(Bảy chi phần đưa đến giác ngộ đượchoàn bị)

Này các tỳ khưu, bốn sự thiết lậpniệm được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nào khiến chobảy chi phần đưa đến giác ngộ được hoàn bị? Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳkhưu sống có sự quan sát thân ở trên thân, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõrệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian, VÀO LÚC ẤY niệmcủa vị ấy được thiết lập, không bị quên lãng. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO niệmcủa vị tỳ khưu được thiết lập, không bị quên lãng, VÀO LÚC ẤY niệm giác chiđược khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu tu tập niệm giác chi.VÀO LÚC ẤY, niệm giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Trong khi an trú với niệm như thế,vị ấy suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ.Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu, trong khi an trú với niệm như thế, suyxét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, VÀO LÚC ẤYtrạch pháp giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tutập trạch pháp giác chi. VÀO LÚC ẤY, trạch pháp giác chi của vị tỳ khưu đi đếnsự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị ấy, trong khi suy xét,khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, thì sự tinh tấnđược khởi sự, không bị trì trệ. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳkhưu, trong khi suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấybằng tuệ, mà sự tinh tấn được khởi sự, không bị trì trệ, VÀO LÚC ẤY tinh tấngiác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập tinhtấn giác chi. VÀO LÚC ẤY, tinh tấn giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bịcủa việc tu tập.

Đối với vị có sự tinh tấn đã đượckhởi sự, hỷ không liên hệ vật chất khởi lên. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO hỷkhông liên hệ vật chất khởi lên đối với vị tỳ khưu có sự tinh tấn đã được khởisự, VÀO LÚC ẤY hỷ giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳkhưu tu tập hỷ giác chi. VÀO LÚC ẤY, hỷ giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoànbị của việc tu tập.

Đối với vị có tâm hỷ, thì thân cũngan tịnh, tâm cũng an tịnh. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưu cótâm hỷ, thân cũng an tịnh, tâm cũng an tịnh, VÀO LÚC ẤY, tịnh giác chi đượckhởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập tịnh giác chi. VÀOLÚC ẤY, tịnh giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị có thân được an tịnh, cósự an lạc, thì tâm được định. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưucó thân được an tịnh, có sự an lạc, tâm được định, VÀO LÚC ẤY, định giác chiđược khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập định giác chi.VÀO LÚC ẤY, định giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Vị ấy, đối với tâm đã được định tĩnhnhư thế, là người có trạng thái xả tốt đẹp.[16] Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu là người có trạngthái xả tốt đẹp đối với tâm đã được định tĩnh như thế, VÀO LÚC ẤY, xả giác chiđược khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập xả giác chi. VÀOLÚC ẤY, xả giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳkhưu sống có sự quan sát thọ ở trên các thọ —(như trên)— tâm ở trên tâm —(nhưtrên)— pháp ở trên các pháp, có nhiệt tâm, có sự nhận biết rõ rệt, có niệm, thìcó thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian, VÀO LÚC ẤY niệm của vị này là đãđược thiết lập, không bị quên lãng. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO niệm của vị tỳkhưu là đã được thiết lập, không bị quên lãng, VÀO LÚC ẤY niệm giác chi đượckhởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY vị tỳ khưu tu tập niệm giác chi. VÀO LÚCẤY, niệm giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Trong khi an trú với niệm như thế,vị ấy suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ.Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳ khưu, trong khi an trú với niệm như thế, suyxét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, VÀO LÚC ẤYtrạch pháp giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tutập trạch pháp giác chi. VÀO LÚC ẤY, trạch pháp giác chi của vị tỳ khưu đi đếnsự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị ấy, trong khi suy xét,khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấy bằng tuệ, thì sự tinh tấnđược khởi sự, không bị trì trệ. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳkhưu, trong khi suy xét, khảo sát, đạt đến sự nghiên cứu toàn diện về pháp ấybằng tuệ, mà sự tinh tấn được khởi sự, không bị trì trệ, VÀO LÚC ẤY tinh tấngiác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập tinhtấn giác chi. VÀO LÚC ẤY, tinh tấn giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bịcủa việc tu tập.

Đối với vị có sự tinh tấn đã đượckhởi sự, hỷ không liên hệ vật chất khởi lên. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO hỷkhông liên hệ vật chất khởi lên đối với vị tỳ khưu có sự tinh tấn đã được khởisự, VÀO LÚC ẤY hỷ giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳkhưu tu tập hỷ giác chi. VÀO LÚC ẤY, hỷ giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoànbị của việc tu tập.

Đối với vị có tâm hỷ, thì thân cũngan tịnh, tâm cũng an tịnh. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưu cótâm hỷ, thân cũng an tịnh, tâm cũng an tịnh, VÀO LÚC ẤY, tịnh giác chi đượckhởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập tịnh giác chi. VÀOLÚC ẤY, tịnh giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Đối với vị có thân được an tịnh, cósự an lạc, thì tâm được định. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO đối với vị tỳ khưucó thân được an tịnh, có sự an lạc, tâm được định, VÀO LÚC ẤY, định giác chiđược khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưu tu tập định giác chi.VÀO LÚC ẤY, định giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bị của việc tu tập.

Vị ấy, đối với tâm đã được định tĩnhnhư thế, là người có trạng thái xả tốt đẹp. Này các tỳ khưu, VÀO LÚC NÀO vị tỳkhưu là người có trạng thái xả tốt đẹp đối với tâm đã được định tĩnh như thế,VÀO LÚC ẤY, xả giác chi được khởi sự đối với vị tỳ khưu. VÀO LÚC ẤY, vị tỳ khưutu tập xả giác chi. VÀO LÚC ẤY, xả giác chi của vị tỳ khưu đi đến sự hoàn bịcủa việc tu tập.

Này các tỳ khưu, bốn sự thiết lậpniệm được tu tập như thế, được thực hành thường xuyên như thế khiến cho bảy chiphần đưa đến giác ngộ được hoàn bị.

(Minh và giải thoát được hoàn bị)

Này các tỳ khưu, bảy chi phần đưađến giác ngộ được tu tập như thế nào, được thực hành thường xuyên như thế nàokhiến cho minh và giải thoát được hoàn bị? Này các tỳ khưu, ở đây vị tỳ khưu tutập niệm giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựaở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ;[17] tu tập trạch pháp giác chi nương tựa ở sự tách ly, nươngtựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ; tutập tinh tấn giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nươngtựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ; tu tập hỷ giác chi nương tựa ởsự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến làsự buông bỏ; tu tập tịnh giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa áidục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ; tu tập định giác chinương tựa ở sự tách ly, nương tựa ở sự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, cóđích đến là sự buông bỏ; tu tập xả giác chi nương tựa ở sự tách ly, nương tựa ởsự lìa ái dục, nương tựa ở sự tịch diệt, có đích đến là sự buông bỏ.

Bảy chi phần đưa đến giác ngộ đượctu tập như thế, được thực hành thường xuyên như thế khiến cho minh và giảithoát được hoàn bị.

Đức Thế Tôn đã nói điều này. Đượchoan hỷ, các vị tỳ khưu ấy thỏa thích lời dạy của đức Thế Tôn.


[1] Phầntrong ngoặc đơn () không có ở Chánh Kinh, được thêm vào để tiện việc theo dõi(ND).

[2]ānāpānasati = āna+apāna+sati, āna là hơi thở vào, apāna là hơi thở ra, sati làniệm, sự ghi nhớ.

[3] Từ thôngdụng là ‘tứ niệm xứ.’

[4] Từ thôngdụng là ‘bảy giác chi.’

[5] Chú ý đếntừ “hoặc” (từ Pali là ‘vā’) ở đầu câu và động từ “nhận biết” (pajānāti) trongnhóm 4 câu này. Có thể hiều là ở pháp thiền này, hành giả không điều khiển hơithở theo ý mình mà để hơi thở tự nhiên rồi chú tâm nhận biết sự diễn biến củahơi thở khi dài khi ngắn khác nhau.

[6] assasantovà assasāmi là các biến thể của động từ assasati. Đa số các từ điển và các bảndịch tiếng Anh đều ghi nghĩa cho động từ này là “thở vào,” nên ở từng đôi nhưvậy trình bày “thở vào” trước rồi “thở ra” sau. Còn ở bản dịch này, chúng tôighi nhận nghĩa của động từ assasati là “thở ra” nên trình bày “thở ra” trướcrồi “thở vào” sau. Sự chọn lựa này được căn cứ vào 2 chứng cớ:

- Ở Chú Giải Tạng Luật, ngàiBuddhaghosa giải thích rằng: “Assāso ti bahi nikkhamanavāto. Passāso ti antopavisanavāto = Hơi thở ra là gió đi ra bên ngoài. Hơi thở vào là gió đi vào bêntrong” (Vinaya-atthakathā tập 2, trang 408, theo bản in của Pali Text Society -PTS).

- Tự Điển Pali - English Dictionarycủa PTS cũng ghi assasati là thở ra (trang 90), passasati là thở vào (trang447).

Nếu là như vậy, phải chăng phươngpháp Ānāpānassati hay “Niệm hơi thở” nên được trình bày và tu tập theo thứ tựhơi thở ra trước rồi mới đến hơi thở vào? Việc thử nghiệm xin dành cho các hànhgiả, ở đây chúng tôi chỉ trình bày theo sự nghiên cứu về văn tự.

[7] - Trongbốn mệnh đề đầu, động từ được sử dụng là pajānāti (nhận biết) và có liên từ“vā” (hay là, hoặc là) xen vào giữa. Từ mệnh đề thứ năm trở đi, động từ làsikkhati (thực tập, thực hành, học tập). Theo thiển ý của cá nhân thì đến giaiđoạn này, hành giả đã có sự tiến triển trong sự tu tập hơi thở và các chi thiềnbắt đầu sanh khởi.

[8] - NgàiBuddhaghosa giải thích là sabbakāya (toàn thân) nên được hiểu là phần đầu, phầngiữa, và phần cuối của toàn bộ hơi thở ra mỗi khi thở ra, hoặc của toàn bộ hơithở vào mỗi khi thở vào (Vinaya-atthakathā tập 2, trang 411, theo bản in củaPTS).

- Ngài Mahābhidhāna, ở tập Chú GiảiSaddhammappakāsinī, ghi rằng: ‘Trong khi làm cho được biết rõ, trong khi làmcho rõ rệt phần đầu-giữa-cuối của toàn bộ hơi thở vào, tôi sẽ thở vào’ vị ấytập (Patisambhidāmagga-atthakathā tập 2, trang 491, theo bản in của PTS).

[9] Ở nhóm 2câu này, cụm từ sabbakāyapatisamvedī (có cảm giác toàn thân) nên được hiểu là‘danh tính từ’ bổ nghĩa cho chủ từ là vị tỳ khưu, còn động từ chính (finiteverb) vẫn là thở ra và thở vào.

[10] Tương tợnhư trên, ở nhóm 2 câu này, từ passambhayam (trong khi làm an tịnh) nên đượchiểu là ‘phân từ hiện tại, thể liên tiến (progressive)’ bổ nghĩa cho chủ từ làvị tỳ khưu, còn động từ chính (finite verb) vẫn là thở ra và thở vào. Cách giảithích này được áp dụng tương tợ cho các nhóm 2 câu ở bên dưới.

[11]anupassati (anu + passati): passati có nghĩa là ‘nhìn, xem, coi,’ còn anu là‘dõi theo, lần theo’ nên từ anupassati được ghi nghĩa là ‘quan sát’ thay vì‘quán’ hay ‘tùy quán,’ để dễ hiểu.

[12] Các mệnhđề điều kiện về thời gian “VÀO LÚC NÀO” và “VÀO LÚC ẤY” được viết dưới dạng inhoa để tiện phân biệt.

[13] Trongcâu: “vị tỳ khưu sống có sự quan sát thân ở trên thân, có nhiệt tâm, có sự nhậnbiết rõ rệt, có niệm, thì có thể chế ngự tham và ưu phiền ở thế gian” thì haiđộng từ “sống” (viharati) và “có thể chế ngự” (vineyya) động từ chính (finiteverb), còn các cụm từ còn lại bổ nghĩa cho chủ từ là vị tỳ khưu.

[14] Các hànhgiả tu tập về hơi thở nên chú ý điều kiện này.

[15]ajjhupekkhitā (người có trạng thái xả) là trường hợp tương tợ như các từ gantu,sotu, netu, vattu, jetu, v.v...

[16] Trongtrường hợp này “tâm đã được định tĩnh” là túc từ, là đối tượng của danh động từajjhupekkhitā (người có trạng thái xả), nghĩa là hành giả có trạng thái xả đốivới cái “tâm đã được định tĩnh.” Cấu trúc Pali ở câu này tương đối phức tạp vềmặt văn phạm.

[17] bhāveticó nghĩa là “làm cho hiện hữu, tu tập, phát triển” là động từ chính (finiteverb), túc từ là “niệm giác chi” và niệm giác chi này được đặt nền tảng ở sựtách ly, ở sự lìa ái dục, ở sự tịch diệt, và có đích đến là sự buông bỏ.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2019(Xem: 5315)
Ta nghe con sóng bạc vỗ vào bờ cát trắng bên hàng dương êm ả làm dịu mát lại bầu không khí oi bức. Trời nóng đến tận cùng không gian khiến ta hết chỗ ẩn náu nên ta nghe được giọt mưa rơi tí tách mỗi khi bầu trời đổ mưa khiến không khíêm dịu lại, tâm hồn thanh bình, nhẹ hơn.
27/05/2019(Xem: 4916)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (Satipatthana Sutta), còn gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại những lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú ở Kammasadamma, một thủ phủ của xứ Kuru.
13/05/2019(Xem: 5383)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ. Trong Kinh nói Đức Phật lúc nào cũng ở trong đại định, như vậy thì lúc đi bộ Đức Phật cũng thiền. Cho nên, ngày nay khi chúng ta nói đến thiền đi bộ thì không là vấn đề mới mẻ gì cả. Nhưng đôi khi chúng ta lại ít để tâm thực tập đúng theo phương thức để mang lại sự an tịnh cho thân tâm trong cuộc sống hàng ngày. Hai tác giả Arinna Weisman và Jean Smith sẽ làm sáng tỏ cách thực tập thiền đi bộ rất phổ thông này, qua sự hướng dẫn chi tiết dưới đây. Việc đi bộ có thể là cơ hội kỳ diệu khác để thực hành chánh niệm. Từng giây phút có thể tăng cường sự tỉnh thức và đôi khi là đối tượng dễ tiếp cận thiền hơn hít thở.
14/04/2019(Xem: 4716)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó.
09/04/2019(Xem: 4945)
Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali Nguyên Giác Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao? Bản thân người viết trước giờ chỉ quen dựa cột để nghe pháp, nơi đây không dám có ý kiến riêng, chỉ muốn tìm một số Kinh liên hệ để ghi chú. Câu chuyện này được ngài Trần Thái Tông (1218-1277) đưa vào nhóm 43 công án trong Niêm Tụng Kệ, một trong các sách giáo khoa của Thiền phái Trúc Lâm để khảo sát, nghiên cứu. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, người có công hồi phục Thiền phái Trúc Lâm, đã dịch toàn bộ các tác phẩm của Trần Thái Tông, trong đó câu chuyện ngài Huệ Khả tức khắc đốn ngộ, viết như sau: “8.- Cử: Nhị Tổ xin Sơ Tổ pháp an tâm. Sơ Tổ bảo: Đem tâm ra ta an cho ông. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không thể được. Sơ Tổ bảo: Ta an tâm cho ông rồi. Niêm: Em bé lên ba ôm trống giấy, Ông già tám chục mặc áo cầu. Tụng: Tâm đã không tâm nói với ai, Người câm thức mộng mắt tròn xoe. Lão
06/01/2019(Xem: 7811)
Chúng ta thường nghe các nhà khoa học đề cập đến những hành động ý thức và vô ý thức khi họ nói về não bộ của con người. Do đó chúng ta biết được hoạt động của con người không phải lúc nào cũng hợp lý như chúng ta tưởng.
27/11/2018(Xem: 4408)
"Chân Lý" nghĩa là sự thật, cũng gọi là "Đế" như trong "Tứ Diệu Đế" của Đạo Phật. Có hai loại chân lý: Tương đối và Tuyệt đối:
24/10/2018(Xem: 4114)
Đông và Tây có lẽ gặp nhau nhiều nhất trong việc chọn lựa tên cho con cái, nhất là đứa trẻ được chào đời ấy sẽ là trai hay gái, nếu là trai thì chọn những đức tính tốt hoặc lương thiện: Dũng, Đức, Nhân, Hùng, Ái , Nghĩa, Toàn ...riêng với bé gái tượng trưng cho sự mảnh mai, yếu ớt thì lại chọn tên các loài hoa như: Lan, Huệ, Mai, Cúc, Hồng v.v...và vì thế tôi cũng được nằm trong số những bé gái mang tên một loài hoa ...
18/10/2018(Xem: 5924)
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông
05/10/2018(Xem: 5371)
Trong Kinh Kim Cang, có một đoạn vấn hỏi và đối đáp giữa Đức Phật và Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt trần không? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt trần.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Trời không? ? Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có mắt Trời.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt huệ không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt huệ.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt pháp không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt pháp.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Phật không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt Phật.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]