Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 46 : Cái thấy của người chứng đạo giá trị của một tu sĩ là hành giả không là học giả

06/05/201311:19(Xem: 6441)
Thi ca 46 : Cái thấy của người chứng đạo giá trị của một tu sĩ là hành giả không là học giả


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 46 

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO GIÁ TRỊ CỦA TU SĨ LÀ HÀNH GIẢ KHÔNG LÀ HỌC GIẢ

---o0o---

Phiên âm:

Ngô tảo niên lai tích học vấn

Diệc tằng thảo sớ tầm kinh luận

Phân biệt danh tướng bất tri hưu

Khước bị Như Lai khổ ha trách

Sổ tha trân bảo hữu hà ích

Nhập hải toán sa đồ tự bì

Tùng lai tắng đắng giác hư hành

Đa niên uổng tác phong trần khách

Dịch nghĩa:

* Trong quá khứ, tôi mang danh nghe nhiều học rộng

Từng dịch kinh, giải luận bấy lâu nay

Phân biệt danh ngôn, nghĩa thú chữa tinh tường

Như Lai quở: chỉ là người đếm bạc

* Vào kho bạc, đếm không công vô ích

Cát biển mênh mong, tính số để mà chi !

Hiểu biết suông, lắm học vị có ra gì !

Lặng nhặng mãi, chỉ là khách phong trần nổi trôi

Theo dòng năm tháng.

TRỰC CHỈ

Văn nhi tư, tư nhi tu là tiến trình, một hệ thống học tu trong đạo Phật. Thông thường, giáo lý kinh điển Phật dạy: Tu phải học. Học hiểu chân lý, để phân biệt đâu tà, đâu chánh, đâu chân, đâu ngụy, thế nào là Đại, thế nào là Tiểu, thế nào là Thiên, thế nào là Viên. Cho nên người ta ví: Học như đôi mắt, tu như hai chân. Muốn đi đến đích nhờ hai chân khỏe mạnh đã đành nhưng nếu không có đôi mắt sáng thì đôi chân khỏe cũng không thỏa mãn được sự mong cầu đến đích. Đại Trí Văn Thù và Đại Hạnh Phổ Hiền, hai vị Bồ-tát được biểu trưng cho giáo lý TRI HÀNH trong đạo Phật. Tri hành hợp nhất, chắc chắn đường tu sẽ thành công viên mãn.

Qua cái thấy của người chứng đạo, tri chưa sâu sắc tinh tường, chưa được hành, hoặc tri mà không hành chỉ làm "đau lòng Phật" sẽ bị Phật quở trách cho: Rằng vào biển đếm cát, vào kho đếm bạc không công, là việc làm của người không thực tế trong cuộc sống, làm những việc vô ích ấy, ai khen. Rốt cuộc, "nhất đán vô thường…" Ngoảnh nhìn lại cuộc đời những năm tháng trôi qua thì chính mình chỉ là khách phong trần dày gió dạn sương, trôi nổi theo dòng thời gian, năm tàn tháng lụn không đem lại cho bản thân một sự an lạc nào!

Trên bước đường tu học theo đạo Phật, "Hành giả" mới đem lại sự an lạc, giác ngộ, giải thoát cho người tu sĩ. Học giả, học để trích cú tầm chương, chỉ là người phân biệt danh ngôn, lãng mạn hơn, đem sở học biến thành trò tiêu khiển: "ngâm phong vịnh nguyệt". Bí quyết của sự tu hành, của sự giải thoát, giác ngộ, của sự nhận thức chân lý với cách nhìn vạn pháp thì nói rặc những thứ bọt bèo, bìa chéo, rẻ rề!…

Cái nhìn của người chứng đạo, tác giả Chứng Đạo Ca, KHẤT SĨ mới quý. Thạc sĩ, tiến sĩ chỉ quý ở thế gian và với thế gian mà thôi. Trong đạo Phật không quý văn bằng, học vị. Thời Phật tại thế, Phật dạy cho những người ngoại cấp, không học vị văn bằng vẫn thành công trong giải thoát giác ngộ. Ở Đông độ, Lục Tổ Huệ Năng được người đời kính quý tôn thờ… cũng chẳng văn bằng học vị.

Thảo nào tác giả Chứng Đạo Ca tự trách:

"Ngô tảo niên lai…"



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2019(Xem: 5288)
Ta nghe con sóng bạc vỗ vào bờ cát trắng bên hàng dương êm ả làm dịu mát lại bầu không khí oi bức. Trời nóng đến tận cùng không gian khiến ta hết chỗ ẩn náu nên ta nghe được giọt mưa rơi tí tách mỗi khi bầu trời đổ mưa khiến không khíêm dịu lại, tâm hồn thanh bình, nhẹ hơn.
27/05/2019(Xem: 4877)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (Satipatthana Sutta), còn gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại những lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú ở Kammasadamma, một thủ phủ của xứ Kuru.
13/05/2019(Xem: 5338)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ. Trong Kinh nói Đức Phật lúc nào cũng ở trong đại định, như vậy thì lúc đi bộ Đức Phật cũng thiền. Cho nên, ngày nay khi chúng ta nói đến thiền đi bộ thì không là vấn đề mới mẻ gì cả. Nhưng đôi khi chúng ta lại ít để tâm thực tập đúng theo phương thức để mang lại sự an tịnh cho thân tâm trong cuộc sống hàng ngày. Hai tác giả Arinna Weisman và Jean Smith sẽ làm sáng tỏ cách thực tập thiền đi bộ rất phổ thông này, qua sự hướng dẫn chi tiết dưới đây. Việc đi bộ có thể là cơ hội kỳ diệu khác để thực hành chánh niệm. Từng giây phút có thể tăng cường sự tỉnh thức và đôi khi là đối tượng dễ tiếp cận thiền hơn hít thở.
14/04/2019(Xem: 4679)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó.
09/04/2019(Xem: 4903)
Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali Nguyên Giác Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao? Bản thân người viết trước giờ chỉ quen dựa cột để nghe pháp, nơi đây không dám có ý kiến riêng, chỉ muốn tìm một số Kinh liên hệ để ghi chú. Câu chuyện này được ngài Trần Thái Tông (1218-1277) đưa vào nhóm 43 công án trong Niêm Tụng Kệ, một trong các sách giáo khoa của Thiền phái Trúc Lâm để khảo sát, nghiên cứu. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, người có công hồi phục Thiền phái Trúc Lâm, đã dịch toàn bộ các tác phẩm của Trần Thái Tông, trong đó câu chuyện ngài Huệ Khả tức khắc đốn ngộ, viết như sau: “8.- Cử: Nhị Tổ xin Sơ Tổ pháp an tâm. Sơ Tổ bảo: Đem tâm ra ta an cho ông. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không thể được. Sơ Tổ bảo: Ta an tâm cho ông rồi. Niêm: Em bé lên ba ôm trống giấy, Ông già tám chục mặc áo cầu. Tụng: Tâm đã không tâm nói với ai, Người câm thức mộng mắt tròn xoe. Lão
06/01/2019(Xem: 7766)
Chúng ta thường nghe các nhà khoa học đề cập đến những hành động ý thức và vô ý thức khi họ nói về não bộ của con người. Do đó chúng ta biết được hoạt động của con người không phải lúc nào cũng hợp lý như chúng ta tưởng.
27/11/2018(Xem: 4364)
"Chân Lý" nghĩa là sự thật, cũng gọi là "Đế" như trong "Tứ Diệu Đế" của Đạo Phật. Có hai loại chân lý: Tương đối và Tuyệt đối:
24/10/2018(Xem: 4072)
Đông và Tây có lẽ gặp nhau nhiều nhất trong việc chọn lựa tên cho con cái, nhất là đứa trẻ được chào đời ấy sẽ là trai hay gái, nếu là trai thì chọn những đức tính tốt hoặc lương thiện: Dũng, Đức, Nhân, Hùng, Ái , Nghĩa, Toàn ...riêng với bé gái tượng trưng cho sự mảnh mai, yếu ớt thì lại chọn tên các loài hoa như: Lan, Huệ, Mai, Cúc, Hồng v.v...và vì thế tôi cũng được nằm trong số những bé gái mang tên một loài hoa ...
18/10/2018(Xem: 5875)
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông
05/10/2018(Xem: 5331)
Trong Kinh Kim Cang, có một đoạn vấn hỏi và đối đáp giữa Đức Phật và Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt trần không? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt trần.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Trời không? ? Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có mắt Trời.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt huệ không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt huệ.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt pháp không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt pháp.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Phật không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt Phật.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]