Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thi ca 45 : Cái thấy của người chứng đạo đúng và sai của tục đế không có giá trị chân thật

06/05/201311:19(Xem: 6444)
Thi ca 45 : Cái thấy của người chứng đạo đúng và sai của tục đế không có giá trị chân thật


Chứng Đạo Ca
Trực chỉ đề cương

Nguyên tác: Huyền Giác Thiền Sư
Biên dịch: Từ Thông Thiền Sư

Sài Gòn 1998 - 2543

---o0o---

THI CA 4

CÁI THẤY CỦA NGƯỜI CHỨNG ĐẠO ĐÚNG VÀ SAI CỦA TỤC ĐẾ KHÔNG CÓ GIÁ TRỊ CHÂN THẬT

---o0o---

Phiên âm:

Thị bất thị, phi bất phi

Sai chi hào ly thất thiên lý

Thị tắc long nữ đốn thành Phật

Phi tắc thiện tinh sanh hãm trụy

Dịch nghĩa:

* Gọi là THỊ, không tướng mạo lấy chi làm chuẩn!

Bảo rằng PHI, không có chuẩn, biết cứ vào đâu?

Ngạn nhữ rằng: "nhân mà sai suyển một ly

Thì quả sẽ, lệch mục tiêu… vạn dặm"

* Dựa nhân quả, quyết định SAI hay ĐÚNG

Nhân tốt lành, hoa quả mới sum sê

Rõ là sai, Thiện tinh, con Phật đọa A tỳ…

Chắc chắn đúng, Long nữ, chứng Bồ-đề trong nháy mắt.

TRỰC CHỈ

THỊ có nghĩa là đúng, phải. PHI có nghĩa là sai, quấy. Có thể nói THỊ, PHI là vấn đề chót lưỡi đầu môi của mọi người trong cuộc sống hàng ngày. Tất cả mọi người đều có thể tưởng rằng vấn đề THỊ PHI là việc tầm thường cho nên ai cũng có quyền nói THỊ hoặc nói PHI. Ai cũng có quyền khen tặng hay phê phán kẻ khác một cách dễ dàng. Người được khen tặng, tâng bốc rất dễ bằng lòng, đắc chí. Người bị phê phán, chê bai rất dễ thối chí nản lòng thậm chí đâm hoang mang, sợ sết.

Dưới mắt của người Chứng Đạo, không phải vậy. Được khen hay bị chê đều phải cân nhắc, phải sử dụng lý trí, nhận xét khách quan vấn đề. KHEN, ai khen? CHÊ, ai chê? Người khen là hạng người nào? Người chê là hạng người nào? Dựa trên tiêu chuẩn nào để khen, để chê, để nói đúng, nói sai. Sự thật, THỊ và PHI không ai tìm ra được hình mạo, dáng vẻ của thị phi. Vậy thì vấn đề thị phi không phải dễ đánh giá, dễ nói trên đầu môi chót lưỡi mà người ta tưởng là ai cũng có thể nói phê phán ĐÚNG, SAI dễ dàng.

Cái thấy của người Chứng Đạo: THỊ PHI không có dáng vẻ nhìn mạo, nó không có cái "tướng thực" cho nên trên cõi đời không có nhiều người đủ tư cách, có trí tuệ, chân chính, sự xét đoán mới đáng tin cậy. Cao hơn một bậc, người tu sĩ phải dựa trên chân lý NHÂN QUẢ để làm chuẩn cho THỊ và PHI. Lời nói, việc làm đem lại hậu quả lợi lạc thật sự, an ổn thật sự, hạnh phúc thật sự và giải thoát thật sự. Lời nói, việc làm đó là THỊ. Ngược lại, dù có tán thán, có tâng bốc qua cửa miệng của đa số người cùng bào chuốt, ngợi khen, dưới cái thấy của người chứng đạo, đó vẫn là PHI.

"… THỊ tắc Long nữ đốn thành Phật

PHI tắc Thiện tinh sanh hãm trụy…"



---o0o---
Vi tính : Hoa Giác - Quảng Thức

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/04/2013(Xem: 6431)
Vào tuổi 39, Janet Clarke khám phá rằng cô đã bị bướu cột sống khiến cô đau lưng triền miên. Các loại thuốc giảm đau cũng có giúp cô đôi chút, nhưng mãi cho đến khi cô tham dự một khóa Thiền tập ở Lytham, cô mới khám phá ra một vũ khí lợi hại bên trong cơ thể của mình : đó là tâm của cô.
22/04/2013(Xem: 6744)
Khi bạn bắt đầu thiền định về tâm bạn, hãy ngồi xuống với thân thể thẳng thắn, để cho hơi thở ra vào tự nhiên, và với đôi mắt không nhắm lại cũng không mở lớn, hãy nhìn vào không gian trước mặt bạn. Hãy tự nghĩ rằng chính vì tất cả chúng sinh, là những người từng là những bà mẹ của bạn, bạn sẽ quán chiếu Giác Tánh, khuôn mặt của Đức Phổ Hiền.
22/04/2013(Xem: 5831)
Như chúng ta biết, tất cả mọi biểu hiện trong cuộc sống, qua mọi thi vi động tác của ngôn ngữ cử chỉ hành động của chúng ta, đều phát xuất từ tự tâm chúng ta, như chính đức Phật đã xác quyết trong kinh Hoa Nghiêm: " Nhất thiết duy tâm tạo. " Ở đó, trong cuộc sống thường nhật hằng ngày, chúng được thể hiện qua hai biểu thị: vọng và chân (chân ở đây vượt lên trên vọng và chân của vọng).
22/04/2013(Xem: 6867)
Con đường vượt qua cửa Tổ là Đường về Hố Thẳm. Ở đây, nếu bạn muốn vượt qua, muốn siệu việt nó mà không buông tay để nhảy, thì kể như bạn đã đi lạc vào đường ma lối quỷ rồi đó! Ở đây, chúng tôi đề cập đến một con đường, nhưng thật sự con đường này không phải để chúng ta đi bằng đôi chân dính trên mặt đất, mà phải nhảy vào khi buông đôi tay.
22/04/2013(Xem: 4844)
Sau khi Lục tổ Đại sư đắc Pháp từ Ngũ tổ Hoằng Nhẫn ở Hoàng mai, cho đến ngày đắc Giới tại Đông sơn là khoảng thời gian dài mười lăm năm ẩn tu trong đám thợ săn. Trong khoảng thời gian này, bài pháp đầu tiên để dạy người của Lục tổ Đại sư , là bài pháp nảy sanh từ lòng trắc ẩn, và cái thế chẳng đặng đứng trước lòng ngoa ngụy của con người.
22/04/2013(Xem: 4941)
Từ pháp hội Linh sơn, đức Thế tôn cầm cành hoa giơ lên trước chúng. Bấy giờ, mọi người đều làm thinh, chỉ có ngài Ca-diếp rạng mặt mỉm cười. Phật dạy: "Ta có chánh pháp nhãn tạng, diệu tâm Niết bàn, thực tướng vô tướng, pháp môn vi diệu, nay trao lại cho Ma ha Ca-diếp." Và cho đến khi Bồ-đề-đạt-ma đến Trung quốc tuyên bố rằng: " Chỉ thẳng tâm người thấy tánh thành Phật, không lập văn tự, truyền riêng ngoài giáo." Qua những lời dạy này, đã nêu rõ chủ đích và sự kế thừa của Thiền tông rồi.
22/04/2013(Xem: 6116)
Từ trung tâm Thành nội Huế, ta phải băng qua con đường ven dòng sông Hương, lấy chùa Linh Mụ làm mốc khởi đầu, đi qua những thôn xóm trù phú nhưng tĩnh lặng, men theo góc núi xa để càng đi càng thấy vắng vẻ. Băng qua những cánh đồng, men theo con đường mòn dân sinh đầy ổ gà ven sườn núi để hướng về đỉnh núi Chằm, thuộc huyện Hương Trà.
22/04/2013(Xem: 6067)
Khi nghe một điều gì về Phật giáo trong bản tin tức hàng ngày, bạn thường nghĩ đến một tôn giáo thờ nhiều hình tượng to lớn, có các thầy tu áo vàng, với không khí dầy đặc mùi khói nhang. Bạn có cảm giác tôn giáo nầy không phải dành cho bạn, ngoại trừ có thể đấy chỉ là một buổi trình diễn ly kỳ, hấp dẫn. Tuy nhiên, chẳng lẽ Phật giáo chỉ có thế thôi ? Các tân nhiếp ảnh gia không chụp được các ảnh thật sự Phật giáo hay sao ? Các báo chí hào nhoáng trình bày cho bạn thấy cái nền tảng của tôn giáo đó, hay chỉ là cái dáng vẻ bề ngoài ?
22/04/2013(Xem: 5121)
Chúng ta thường không hay để ý đến những việc tầm thường. Chúng ta thường chỉ nhận biết hơi thở của chính mình khi hơi thở không bình thường, như lúc chúng ta lên cơn suyễn hoặc lúc chúng ta chạy quá sức. Tuy vậy, với cách quán niệm hơi thở, chúng ta sử dụng hơi thở tầm thường của chúng ta làm đề tài cho việc thiền định.
22/04/2013(Xem: 5742)
Thiền học đã không còn là điều mới lạ đối với thế giới Tây phương. Luồng sinh khí Thiền đã được các Thiền sư Á châu thổi vào Tây phương từ mấy thế kỷ trước. Đến nay, nó đã đi vào học đường, đi vào các sinh hoạt cộng đồng và thậm chí, còn là thời trang văn vẻ cho một số người trí thức nữa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]