Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thiền, có nên phát động phong trào thiền chữa bệnh tại VN không?

22/04/201319:42(Xem: 8489)
Thiền, có nên phát động phong trào thiền chữa bệnh tại VN không?

THIỀN, CÓ NÊN PHÁT ĐỘNG
PHONG TRÀO THIỀN

CHỮA BỆNH TẠI VIỆT NAM KHÔNG ?

Y Sỹ Huệ Lộc

Phật giáo Việt Nam, từ khi Tổ Tỳ Ni Na Lưu Chi sang truyền Đạo Phật (580-2011) tại VN, nay đã nghót nghét 1429 năm, gần 15 thế kỷ. Đạo phật là Đạo Phổ Độ chúng sanh, cứu nhân độ thế cho nên các triều đại huy hoàng Việt Nam, Đinh, Lê, L‎ý, Trần, Hậu Lê ,Tây Sơn: Mổi chùa đều có một bệnh xá Đông Y, Thuốc nam, châm cứu để giúp đỡ cho nhân dân gặp khi trở trời, gió nghịch, nhất là dân bệnh nhân nghèo. Mãi đến khi Triều Nguyễn, nước Việt ta bị Thực dân Pháp đô hộ thì Đạo Phật bị kỳ thị, không được phát triển như trước nữa. Mặc dầu vậy “miếu rách quá miếu, nhưng thần linh vẩn còn”. Và may thay phong trào chấn hưng Phật Giáo lại được nỡ rộ bừng lên giữa thế kỷ 20, được sự dìu dắt của Tổ Tố Liên, Bác sỹ Lê Đình Thám và sinh hoạt Phong trào Gia đình Phật Tử với người anh cả cố Giáo sư Võ Đình Cường… Cho đến ngày nay qua bao thăng trầm Phật Giáo Việt Nam, đồng hành, đồng cam cùng Dân Tộc.

Trong những tháng qua, chúng tôi có theo dõi trang nhà Giaodiemonline.com và phattuvietnam.net cũng như một số các webs khác thấy có 2 sự việc nổi bật doTiến sỹ Cư Sỹ Hồng Quang đề xướng, chúng tôi lấy làm vui thích và suy tư:

1-Đề nghị các chùa nên mở rộng lòng Từ bi, tiếp đón các học sinh từ các làng quê lên Tỉnh, thành phố, trong mùa thi, để bớt gánh nặng chi phí cho gia đình các em.

2-Mở những khóa dạy thiền, để nâng cao sức khõe cho đồng bào; bởi Thiền là phương pháp Trị bệnh không những chữa thân bệnh mà can thiệp luôn cã tâm bệnh.

Vừa qua chúng tôi rất lấy làm vui sướng cảm khích bởi có một số chùa tại TP HCM, Hà Nội, Huế đã dang tay mở rộng lòng từ bi hưởng ứng lời thỉnh cầu này, nhất là HUẾ cái nôi của Phật Giáo VN, chùa Từ Đàm, trung Tâm Phật Giáo Huế, quí Thầy, quý Sư Cô đãđã nổ lực hết mình, chúng con rất khâm phục và trân trọng tán thán công đức. Tuy nhiên cũng có rất nhiều chùa đã im hơi lăng tiếng, Phật Tử chúng ta nghĩ gì về sự hời hợt này, đang lúc Tin lành, Ki-Tô giáo đang rầm rộ ào ạt truyền đạo tại VN?

Trở lại vấn đề thứ hai THIỀN CHỮA BỆNH, Cư sỹ Hồng Quang bao năm ở hải ngoại dày công nghiên cứu, sưu tầm, học hỏi, đúc kết, hệ thống lại Phương pháp THIỀN CHỬA BỆNH và đang cổ động mở những lớp đào tạo tại Việt Nam. Chúng tôi thiết nghĩ vị cư sỉ này đang làm một việc mà các triều đại trước đây đã làm: Đó là đạo Phật nâng cao sức khỏe cho toàn dân.

Ngày xưa, mỗi chùa là mỗi bệnh xá Đông Y, thuốc Nam, châm cứu. Ngày nay, mỗi một Phật Tử nên là một Lương Y tự trị bệnh cho chính mìnhvà cứu độ tha nhân, bằng phương pháp THIỀN TRỊ BỆNH.

Hiện nay tại Hoa Kỳ cũng như các Quốc gia tiên tiến khác đều đưa Thiền vào Y Tế để chữa trị bệnh nhân. Chúng tôi có ghé qua Portland Hospital, bang Oregon Hoa kỳ. Tại bệnh viện này có riêng một khoa chuyên về Thiền trị bệnh. Tại Cọng hòa Liên bang Đức, thành phố Toebingen chữa bệnh bằng Thiền và có luôn máy phân hình và đo hoạt động của não bộ PET (Positron Emission Tomography).

186.thien-khoahoc-1

Ni Sư Tường Liên Viện Trưởng Thiên Viện MDQ TP Houston
Đang tham quan máy Đo Hoạt Động Não tại Toebingen/Germany

186.thien-khoahoc-2Hiên nay phong trào Học Thiền rầm rộ phát triển khắp nơi. Con gái Đại tướng Westmoreland quy y theo đạo Phật ăn chay ngồi thiền, vợ chồng phó Tổng Thống Gore cũng ngồi Thiền, Tổng Thống Hoa Kỳ Barack Obama cũng ngồi thiền để nâng cao sức khỏe và giải tõa những căng thẳng.

Vậy Thiền là gì? Lợi ích của Thiền như thế nào ?

Nói một cách giản dị: Thiền là làm lặng yên cái trí nhờ hít vô thở ra theo đúng kỷ thuật. Sự ích lợi của Thiền không thể nghĩ bàn nó bao la vô tận, ai cũng biết Đức Phật đắc đạo là nhờ Thiền định.

Không có Thiền thì không có Phật Giáo. Tác dụng của Thiền làm bộ óc tăng

thêm chất xám, sáng tạo, tâm trí vui vẻ, thanh tịnh, giải tõa những căng thẳng lo âu, phiền muộn.

186.thien-khoahoc-3

Hình mô tả chất xám gia tăng nhờ ngồi thiền

Cũng trong những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỉ 21 này, một số nhà khoa học và nhất là các nhà sinh lýhọc, giải phẩu học và cơ thể học đã khởi động đào sâu, xoáy mạnh nghiên cứu rộng sâu hơn về vai trò kỳ diệu của một số cơ quan, huyệt mạch hoặc những vùng trong não bộ con người; như Tuyến Tùng Pineal gland nằm sâu trong não có một vai trò hết sức quan trọng về sphát triển sức khõe cũng như tâm linh.

186.thien-khoahoc-4

Nghiên cứu cho thấy khi một người có tâm loạn động, giận dữ, hệ thống NÃO sản xuất ra Chất Độc tố : Nori (Norepinephrine). Chất độc này như thuốc rầy vậy, làm tinh thần căng thẳng (Stress). Các nhà tâm sinh lýhọc nghiên cứu cho thấy 60% bệnh lý là do stress tạo ra. Nhờ thiền định giải tõa nhanh Stress.

186.thien-khoahoc-5

186.thien-khoahoc-6

Máy PET cũng cho biết, nghiên cứu Y Tế Khoa học cũng cho thấy khi ngồi Thiền nhng tác dụng của hệ thống não bộ sản xuất ra những kháng chất:

DOPAMINE: khống chế các tế bào ung thư và trị được những bệnh quái ác.

MELATONIN: Tăng chất xám, bổ não, củng cố bộ óc.

ENDORPHINS: Chất giảm đau

ACETYLCHOLINE: làm điều hòa lục phủ, ngũ tạng, cơ thể linh hoạt

INTERFERON: Do tế bào cơ thể sanh ra, ngăn ngừa không cho các viruses phát triển chống Ung thư. Và nhiều kháng chất nữa. Các kháng, các nhà khoa học gọi chung làPNI: PSYCHONEUROMMUNOLOGY, tạm dịch: Năng Lượng Tinh Thần, hoặc là: Năng Lượng Siêu nhiên

186.thien-khoahoc-7

(Những hình ảnh này do Ni Sư Tường Liên cung cấp)

Khoa học chứng minh rằng, Thiền đem lại sự quân bình cho cả hai phần phải và trái của khối óc, quân bình các mảnh lực âm dương trong cơ thể. Tài liệu khoa học nghiên cứu cũng cho thấy, mối tương quan giữa thiền định và sự rung động của bộ óc như sau: Hãy tưởng tượng bạn đang làm việc trong sở, có nhiều vấn đề, như bị chủ la rầy, có nhiều vấn đề cần giải quyết, đầu óc bạn bối rối, bực bội, rồi điện thoại reo, bạn phải trả lời, trả lời chưa xong điện thoại khác lại reo lên nữa, văn thơ đưa tới, nhìn vào thời khóa biểu, sẵncó buổi họp xãy ra trong vài phút, bạn lo lắng, việc trong sở, việc tại nhà v.v…. Trong tình trạng đó nếu có 1máy đo Điện não đồ ELEC trocephalograph đo mức rung động làn sóng trong óc bạn thì máy EG ghi nhận sự rung động ở mức 22 chu kỳ trong một giây hay ở mức BETA. Sau khi đi làm trở về nhà ăn uống, tắm rửa nghỉ ngơi thoải mái cho xã giãn thìrung động ở óc sẽ hạ thấp xuống khoảng 10 chu kỳ trong 1 giây hay ở mức ALPHA.

Nếu tham thiền tập trung tư tưởng vào một hình ảnh đẹp như 1 bông hoa, một câu thần chú, hay quán niệm hơi thở, thể xác bạn ngồi yên bất động, tâm trí lăng yên, không bị những tư tưởng lộn xộn, xâm nhập thì mức độ rung động của làn sóng trí óc sẽ được ghi nhận khoảng 4 chu kỳ trong 1 giây hay ở mức THETA . Nếu bạn là một hành giảđã thiền địnhnhiều năm, nhập thiền dễ dàng, mức tập trung hoàn hảo đạt đến trạng thái hòa nhập trọn vẹn, không còn phân biệt chủ thể hay đối tượng thì mức rung động của bộ óc sẽ vào khoãng2 chu kỳ trong 1 giây hay ở mức DELTA.Khi nhập vào trạng thái siêu đẳng của Đại Định (SAMADHI) toàn thân đắm chìm trong an lạc tuyệt vời, bỏ lại đàng sau cái giới hạn vật chất, thì tiến đến mức ra ngoài DELTA; ra ngoài tầm mức mà kỷ thuật não điện đồ EG không còn đo được nữa.

Tình trạng tâm thức siêu đẳng này thì chỉ người đã đạt đến trạng thái đó mới biết, lúc đó Chân ngã cảm nhận được nó.” (THIỀN ĐỊNH VÀ KHOA HỌC . Darshani Deane/ Nguyên Phong.)

Như vậy, Thiền định tháo gỡ các tấm màn vô minh, vẩn che mắt chúng ta, từ bao lâu nay, để biết chính mình thực sự là ai, đồng thời khi ta làm chủ được cái tâm thì cánh cửa sức khõe tự nhiên được bật tung ra. Do đó, đứng vào gốc độ khoa học Thiền mang lại sức khõe làm cho trí tuệ được thăng hoa, sáng tạo, thông minh hơn đặcbiệt giảm y phí cho đồng bào, bớt gánh nặng Y Tế cho nhà nước…

Trên cơ sở Khoa học đó, chúng tôi xin phép đề nghị QuýchưTôn Đức giáo Phẩm lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, 1750 Quý Sư Trú trì của 1750 ngôi chùa của cả nước, tạo điều kiện cho phong trào THIỀN TRỊ BỆNH sớm khởi động nhịp nhàng cho cả 3 miên đất nước, cũng xin phép đề nghị Quý Chư Tôn Đức Tăng Ni Hải ngoại, các hội từ thiện Phật giáo trong và ngoài nước,quý Phật Tử và quý vị có tinh thần quý mến Phật Giáo,xin hổ trợ, trợ duyên cho PHONG TRÀO THIỀN CHỮA BỆNH thiết thực này, sớm gặt hái nhiều kết quả tốt đẹp, để Phật giáo Việt Nam có vị trí tốt hơn nữa trong cộng đồng Phật Giáo thế giới.

Có lẽ đây là bước đột phá hoằng pháp thiết thực, cấp bách đối với Phật Giáo ViệtNam trong những ngày bình minh của thế kỷ 21.

Cầu cho vạn vật thái bình, chúng sanh an lạc.

TP Houston, 2011. Mùa Vu Lan PL 2555. Việt Lịch4890.

Huệ lộc

* * *

MỘT SỐ HÌNH SINH HOẠT CỦA Y SỸ HUỆ LỘC

TRONG VIỆC TRỊ LIỆU

186.thien-khoahoc-8

Hòa thượng Thích trí Quang, và Y sỹ Huệ Lộc, chùa Già Lam 15.7.2005

Đông y sỹ Huệ Lộc đang chữa bệnh Hòa thượng Thích Tâm Châu
tại Los Angeles, California, 2007.

Phái Đoàn Từ Thiện Hội Diện Chẩn Hoa Kỳ làm Từ Thiện tại VN 4/2008

186.thien-khoahoc-10

LƯƠNG Y HUỆ LỘC (người bận áo vét) Hướng dẩn các lớp học Đông Y
tại Đại Tùng Lâm, Đồng Nai, Phan Thiết

186.thien-khoahoc-11

186.thien-khoahoc-12

LỚP DIỆN CHẨN BẤM HUYỆT và THIỀN ĐỊNH TẠI TRUNG TÂM SINH HOẠT SINH VIÊN, TP STUTTGART /GERMANY JULY 12/2011 (tác giả bận áo trắng)

----o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Cập nhật: 9-2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/06/2019(Xem: 5315)
Ta nghe con sóng bạc vỗ vào bờ cát trắng bên hàng dương êm ả làm dịu mát lại bầu không khí oi bức. Trời nóng đến tận cùng không gian khiến ta hết chỗ ẩn náu nên ta nghe được giọt mưa rơi tí tách mỗi khi bầu trời đổ mưa khiến không khíêm dịu lại, tâm hồn thanh bình, nhẹ hơn.
27/05/2019(Xem: 4916)
Sống Trong Từng Sát Na là phương pháp thực tập sống tỉnh thức, sống và ý thức về sự sống trong từng mỗi phút giây. Đây là phương thức tu tập dựa trên tinh thần Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm. Kinh Bốn Lãnh Vực Quán Niệm (Satipatthana Sutta), còn gọi là Kinh Tứ Niệm Xứ, là bản kinh do Ngài đại đức Ananda thuật lại những lời thuyết giảng của Đức Phật lúc Đức Phật đang cư trú ở Kammasadamma, một thủ phủ của xứ Kuru.
13/05/2019(Xem: 5384)
Ngày xưa Đức Phật trong suốt 45 năm giáo hóa tại khu vực rộng lớn dọc theo hai bên bờ Sông Hằng ngài chỉ sử dụng mỗi một phương tiện duy nhất là đi bộ. Trong Kinh nói Đức Phật lúc nào cũng ở trong đại định, như vậy thì lúc đi bộ Đức Phật cũng thiền. Cho nên, ngày nay khi chúng ta nói đến thiền đi bộ thì không là vấn đề mới mẻ gì cả. Nhưng đôi khi chúng ta lại ít để tâm thực tập đúng theo phương thức để mang lại sự an tịnh cho thân tâm trong cuộc sống hàng ngày. Hai tác giả Arinna Weisman và Jean Smith sẽ làm sáng tỏ cách thực tập thiền đi bộ rất phổ thông này, qua sự hướng dẫn chi tiết dưới đây. Việc đi bộ có thể là cơ hội kỳ diệu khác để thực hành chánh niệm. Từng giây phút có thể tăng cường sự tỉnh thức và đôi khi là đối tượng dễ tiếp cận thiền hơn hít thở.
14/04/2019(Xem: 4716)
Nguyên lý của cuộc sống luôn luôn là bến bờ của hạnh phúc mà trong đó mọi sinh vật đều hướng đến bình yên theo từng nhịp thở. Nếu bạn không thở đúng nhịp đập của nội tại, thì bạn đánh mất chính mình và giá trị tồn tại của thực hữu. Thực hữu, dôi lúc, người ta hiểu mơ hồ về nó.
09/04/2019(Xem: 4945)
Huệ Khả Cầu Pháp: Đọc Từ Tạng Pali Nguyên Giác Ngài Huệ Khả xin Sơ Tổ Thiền Tông Bồ Đề Đạt Ma dạy pháp an tâm. Tích này có thể nhìn từ Kinh Tạng Pali ra sao? Bản thân người viết trước giờ chỉ quen dựa cột để nghe pháp, nơi đây không dám có ý kiến riêng, chỉ muốn tìm một số Kinh liên hệ để ghi chú. Câu chuyện này được ngài Trần Thái Tông (1218-1277) đưa vào nhóm 43 công án trong Niêm Tụng Kệ, một trong các sách giáo khoa của Thiền phái Trúc Lâm để khảo sát, nghiên cứu. Bản dịch của Hòa Thượng Thích Thanh Từ, người có công hồi phục Thiền phái Trúc Lâm, đã dịch toàn bộ các tác phẩm của Trần Thái Tông, trong đó câu chuyện ngài Huệ Khả tức khắc đốn ngộ, viết như sau: “8.- Cử: Nhị Tổ xin Sơ Tổ pháp an tâm. Sơ Tổ bảo: Đem tâm ra ta an cho ông. Nhị Tổ thưa: Con tìm tâm không thể được. Sơ Tổ bảo: Ta an tâm cho ông rồi. Niêm: Em bé lên ba ôm trống giấy, Ông già tám chục mặc áo cầu. Tụng: Tâm đã không tâm nói với ai, Người câm thức mộng mắt tròn xoe. Lão
06/01/2019(Xem: 7811)
Chúng ta thường nghe các nhà khoa học đề cập đến những hành động ý thức và vô ý thức khi họ nói về não bộ của con người. Do đó chúng ta biết được hoạt động của con người không phải lúc nào cũng hợp lý như chúng ta tưởng.
27/11/2018(Xem: 4408)
"Chân Lý" nghĩa là sự thật, cũng gọi là "Đế" như trong "Tứ Diệu Đế" của Đạo Phật. Có hai loại chân lý: Tương đối và Tuyệt đối:
24/10/2018(Xem: 4114)
Đông và Tây có lẽ gặp nhau nhiều nhất trong việc chọn lựa tên cho con cái, nhất là đứa trẻ được chào đời ấy sẽ là trai hay gái, nếu là trai thì chọn những đức tính tốt hoặc lương thiện: Dũng, Đức, Nhân, Hùng, Ái , Nghĩa, Toàn ...riêng với bé gái tượng trưng cho sự mảnh mai, yếu ớt thì lại chọn tên các loài hoa như: Lan, Huệ, Mai, Cúc, Hồng v.v...và vì thế tôi cũng được nằm trong số những bé gái mang tên một loài hoa ...
18/10/2018(Xem: 5925)
Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, dân tộc Việt Nam tự hào đã xây dựng cho riêng mình một thiền phái tôn giáo mang đặc trưng riêng có của con người Việt Nam. Đó chính là Thiền phái Trúc Lâm Yên tử, một thiền phái nhân văn và gần gũi với cuộc sống của người dân, do một vị vua Triều Trần khai mở và phát triển, Ông là vị vua thứ ba triều đại Nhà Trần, Trần Nhân Tông
05/10/2018(Xem: 5371)
Trong Kinh Kim Cang, có một đoạn vấn hỏi và đối đáp giữa Đức Phật và Ngài Huệ Mạng Tu Bồ Đề: “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt trần không? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt trần.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Trời không? ? Bạch Đức Thế Tôn, thật vậy, Như Lai có mắt Trời.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt huệ không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt huệ.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt pháp không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt pháp.” “Này Tu Bồ Đề, ý ông thế nào? Như Lai có mắt Phật không? ? Bạch Đức Thế Tôn thật vậy, Như Lai có mắt Phật.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]