Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vần thơ cúng dường Đức Thế Tôn nhân vía Xuất Gia của Ngài

28/02/202012:08(Xem: 11820)
Vần thơ cúng dường Đức Thế Tôn nhân vía Xuất Gia của Ngài

Phat Xuat Gia
Vần thơ cúng dường
Đức Thế Tôn nhân vía Xuất Gia của Ngài

VÍA ĐỨC PHẬT THÍCH CA XUẤT GIA

(8 Tháng 2 Âm Lịch)
VÍA ĐỨC PHẬT THÍCH CA THÀNH ĐẠO
(8 Tháng 12 Âm Lịch)
VÍA ĐỨC PHẬT THÍCH CA NHẬP DIỆT
(15 Tháng 2 Âm Lịch)

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Cõi trời Đâu Suất Bồ Tát giáng trần
Khi quán Sa Bà nhân duyên hội đủ
Hoàng hậu Ma Da nằm mộng đêm đó
Thấy Voi Sáu ngà nhập ở bên hông

Mồng tám Tháng Tư Lâm Tỳ Ni vườn
Vịn nhánh Vô ưu Hoàng hậu chuyển bụng
Hạ sanh Thái tử Phụ vương trông ngóng
Hiệu Tất Đạt Đa chư Thiên đón mừng

Ngài đi bảy bước đất nở sen vàng
Một tay chỉ trời, Vô Thượng cầu chứng
Tay kia chỉ đất, chúng sanh độ tận
Là bậc Tối Tôn chẳng ai sánh bằng

Buồn thay không lâu Hoàng hậu từ trần
Dì mẫu thế Mẹ chăm lo nuôi nấng
Ba Xà Ba Đề Thái tử ân nặng
Phụ vương Tịnh Phạn mới lắng nỗi buồn

Thái tử sống trong đùm bọc yêu thương
Văn võ toàn tài Vệ Đà thông suốt
Nhưng Ngài băn khoăn về lẽ được mất
Cội nguồn sanh tử kiếp trước đời sau

Ra bốn cửa thành thấy cảnh đớn đau
Của Lão Bệnh Tử không sao tránh khỏi
Duy mỗi hình ảnh Tu sĩ nhẹ cởi
Bao điều phiền não trói chặt thân tâm

Thái tử cảm nhận đây là con đường
Đem đến lạc an miên trường tối thượng
Phụ vương thấy vậy ngày đêm lo lắng
Dàn cảnh ngũ dục cản Ngài xuất gia

Từ bỏ ngai vàng, Gia Du Đà La
Người vợ thân yêu, La Hầu La nhỏ
Ca Tỳ La Vệ cửa thành hé mở
Cùng với Sa Nặc Ngài đã lên đường

Đêm nay trăng sáng giã từ Phụ vương
Áo gấm cởi trao, buông gươm xuống tóc
Gởi chàng Sa Nặc dặn dò lần chót
Thái tử băng rừng nhất quyết tu hành

Dòng A Nô Ma lấp lánh trăng thanh
Sa Nặc ráng lên đừng bịn rịn nữa
Một mai đắc Đạo trở về Ta hứa
Lên ngựa về đi chớ có bi ai!

Mồng tám Tháng hai ngày ấy nhớ hoài

Năm năm tầm Đạo Ngài đã thấu tỏ
Chưa hài lòng bởi Vô Sắc còn đọa
Sáu năm khổ hạnh quả Giác xa vời

Thái cực hai bờ Ngài quyết ngừng thôi
Con đường Trung Đạo sáng ngời hé mở
Nàng Sujātā cúng dường bát sữa
Đức Cồ Đàm đã thọ nhận hân hoan

Sông Ni Liên Thiền tắm gội đàng hoàng
Dưới cội Bồ đề trải Cát Tường cỏ
Chân lý Tối thượng nếu không tỏ ngộ
Quyết không rời khỏi Ngài có nguyện rồi

Bốn mươi chín ngày không chút buông lơi
Nội chướng ngoại ma liên hồi quấy phá
Tham sân sợ hãi không ngừng kềm tỏa
Vào sâu thiền quán tất cả là Không

phatthanhdao

Mồng tám tháng Chạp khi duyên đã tròn
Chứng Túc Mạng Minh đầu hôm canh một
Ngài thấy tiền kiếp chúng sanh cùng tột
Gieo nhân gặt quả một chuỗi luân hồi

Canh hai vần vũ sấm chớp mưa rơi
Như sét chọc thủng soi xuyên mây ám
Ngài nhìn thấu suốt không gì ngăn chặn
Vọng chấp buông xuống chứng Thiên Nhãn Minh

Canh ba thấu tỏ cội gốc não phiền
Khổ Tập Diệt Đạo nhân quả rành rõ
Dục, Hữu, Vô minh, ô nhiễm sanh tử
Chứng Lậu Tận Minh dứt khổ luân hồi

Trời mưa đã tạnh mây đen sớm trôi
Vầng trăng vằng vặc sao mai lấp lánh
Tam Minh đã chứng, Thành Đạo như nguyện
Chính Đẳng Chính Giác thành Phật Thế Tôn

Thuyết Tứ Diệu Đế nơi Lộc Uyển vườn
Độ năm anh em Kiều Trần Như đó
Chứng A La Hán thoát ly sanh tử
Trở về độ hết dòng họ vợ con

Bốn mươi chín năm thuyết Pháp không ngừng
Mười hai Phần Giáo phương tiện độ hóa
Ngũ thừa quy về Nhất thừa Phật quả
Tánh Tướng dung nhập chả ngại Sắc-Không

Ngày Rằm Tháng hai nhân duyên đã tròn
Thành Câu Thi Na Sa La song thọ
Tu Bạt Đà La vị chót được độ
Thích Ca Mâu Ni vỗ về khuyên răn

Phật sắp diệt độ chư Thiên khóc vang
Rải hoa cúng dường than mất mắt huệ
A Nan hối hận không thỉnh trụ thế
Chúng Tỳ kheo buồn rơi lệ thở than

Phật dạy lấy Pháp hải đăng soi đường
Lấy Giới làm Thầy đừng có phóng dật
Các pháp hữu vi mộng huyễn không thật
Vô thường tấn tốc Giải thoát sớm cầu

Sau lời Di giáo Thế Tôn đi vào
Tứ thiền Bát định liền nhau nhập xuất
Phật Bát Niết Bàn, chấn động cùng khắp
Thiên nhân than khóc vật vã thét gào

Ngài Ca Diếp dẫn đệ tử về mau
Kịp thấy Kim quan nghẹn ngào đảnh lễ
Nắp tự mở ra thấy Phật an nghỉ
Lễ Phật lần cuối lệ đắng trào tuôn

Phat Niet Ban 5

Dùng lửa Tam muội tự đốt Kim quan
Bảy ngày mới tắt lưu ngàn Xá lợi
Thiên nhân nhập Tháp lễ kỉnh chiêm bái
Như Phật tại thế để lại Pháp thân

Hơn hai ngàn năm trải bao thăng trầm
Phật vẫn còn đó Tam Bảo trường cửu
Lời Ngài văng vẳng pháp hội Linh Thứu
Song con vẫn buồn Phật ở cách xa

Nhân mùa lễ Vía Đức Phật Xuất Gia
Thế Tôn Thành Đạo Thích Ca Nhập Diệp
Lòng con chân thành đảnh lễ tha thiết
Nguyện Phật Từ Bi nhiếp độ phóng quang

Sinh ra đời nào cũng đi đúng đường
Được gần Tam Bảo cúng dường phụng sự
Được nghe Chánh Pháp Trí Tuệ khai mở
Bồ đề tâm phát đền đáp Tứ ân

Khi xả báo thân đồng vãng Tây Phương
Kiến Phật Di Đà Quan Âm Thế Chí
Chứng Vô sanh nhẫn thanh tịnh Pháp thể
Trở về Ta Bà thệ độ chúng sanh.


NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


2019/01/13 (Mộng Lệ An)
Nghiệp Huân Dương




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/09/2011(Xem: 3864)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 5) tổ chức tại Chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp Quốc từ ngày 8 đến ngày 11-09-2011
07/08/2011(Xem: 11554)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
24/11/2010(Xem: 10394)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
24/09/2010(Xem: 7376)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế đượcnhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn cònđược truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay. Tại NhậtBản hai tông Zen, tức Thiền tông, còn tồn tại đến nay làtông Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Ðộng (Nhật: Soto). TạiViệt Nam thì trừ vài chùa là thuộc tông Tào Ðộng còn lạiđều thuộc tông Lâm Tế. Như vậy nói tới Thiền tông thìkhông thể không biết về đường lối tu hành do tổ Lâm Tếtruyền lại.
23/09/2010(Xem: 4015)
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ” Nếusự hiện diện của Bồ Đề Đạt Ma là kẻ đi trong cô đơn nhất, thì sự hiện hữu của Lục Tổ Huệ Năng là kẻ sống với cô đơn nhất. Huệ Năng con người đã được mệnh xưng là kẻ siêu việt trong lịch sử Thiền Tông mà cho đến bây giờ chưa một ai có thể đương đầu nổi, một kẻ cô đơn vượt thoát ra ngoài tử sinh chỉ duy nhất một lần nghe kinh. .. Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
22/09/2010(Xem: 8240)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 7387)
Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diệnhơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gìbị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinhphong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hànhđạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần,chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không... Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567