Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Phật ở đâu.

08/04/201314:19(Xem: 5427)
Đức Phật ở đâu.

ducphatodau

Đức Phật ở đâu

(Where is the Buddha)

Nguyên tác: Venerable Dr K Sri Dhammananda nayka Maha Thera

Việt dịch: Nhị Tường
Photo cover & Layout: Jotika


PHẬT Ở ĐÂU

Người ta luôn hỏi câu này, Phật đã đi đâu và hiện nay ngài đang ở đâu? Đây là một câu hỏi rất khó trả lời cho những ai không có một sự tu tập về đời sống tâm linh. Bởi vì người đời thường nghĩ về cuộc sống theo cách của thế gian. Họ khó có thể hiểu được khái niệm một vị Phật. Vài nhà truyền giáo nào đó tiếp cận các Phật tử và nói rằng Phật không phải là một vị thần mà chỉ là một con người. Ngài đã chết và không còn nữa. Vậy thì làm sao người ta có thể tôn sùng một người cũng đã chết? Những chúng ta phải hiểu rằng, Đức Phật được tôn xưng là Thiên Nhân Sư, vị thầy của chư thiên và loài người. Bất cứ khi nào chư thiên có gặp khó khăn, họ đều gặp ngài để xin lời khuyên. Thế rồi họ nói rằng vị chúa tể của họ vẫn hằng sống, và đó là lý do tại sao người người cầu nguyện với Ngài.

Theo khoa học, phải mất hàng triệu năm để hoàn thiện trí óc và tri thức của chúng ta. Khi trí óc chưa phát triển toàn diện, người ta dễ nhận thức rằng có những sức mạnh nào đó chi phối sự vận hành của tự nhiên

Bởi vì không hiểu được chính xác vũ trụ vận hành như thế nào, họ bắt đầu nghĩ ắt phải có một nhân vật nào đó đã sáng tạo và điểu khiển sự vận hành này. Để giúp người khác hiểu được khái niệm này, họ biến những quyền năng này sang một hình thái khác như là hình dạng hình tượng và tranh ảnh. Những “thần linh” hoặc những quyền năng này rất quan trọng trong việc chi phối con người phải hành xử tốt và không làm điều xấu và tưởng thưởng cho họ khi họ xứng đáng. Luôn luôn chúng ta có những nỗi sợ hãi, lo âu, nghi hoặc, bất an, vì vậy chúng ta cần ai đó để nương tựa và bảo vệ cho chúng ta. Dần dà sức mạnh này đã hình thành nên một Thượng Đế. Giờ đây vẫn có người lệ thuộc vào Thượng Đế trong mọi việc. Đó là lý do tại sao họ cố đưa ra cái ýtưởng về một linh hồn bất diệt thoát khỏi nơi này và sống vĩnh viễn trên thiên đàng. Đó là để thỏa mãn sự thèm muốn được hằng sống. Đức Phật nói tất cả mọi thứ trên đời đều chịu chi phối bởi sự biến đổi suy tàn và hoại diệt.

Khi phân tích cuộc đời của Đức Phật, chúng ta thấy ngài không bao giờ giới thiệu chính mình như một đứa con của thần linh hoặc sứ giả của thần linh, nhưng ngài giới thiệu mình như một bậc thầy đã giác ngộ. Đồng thời Đức Phật cũng không nói mình hóa thân nào của một vị Phật khác. Đức Phật không phải được tạo ra bởi một vị Phật khác, vì vậy Phật không phải là sự đầu thai của một vị Phật khác. Ngài là một cá nhân, đã từng hành hoạt một thời gian dài, đời này đến đời khác tu tập và trau dồi phẩm hạnh và trí huệ vĩ đại mà chúng ta gọi là trí huệ bát nhã hoặc viên mãn. Khi ngài đạt được tất cả những phẩm hạnh đó ngài đã đạt được sự giác ngộ; nghĩa là một sự toàn giác và thấu đạt những sự vận hành của vụ trũ. Ngài phát hiện ra rằng không có một Đấng sáng thế nào cả.

Người ta hỏi làm thế nào ngài có thể đạt được sự giác ngộ mà không có sự hỗ trợ của thần linh. Các Phật giáo đồ khẳng định rằng mọi cá nhân đều có thể trau dồi trí tuệ để hiểu được mọi việc. Ý nghĩa của từ manussa, trong nhiều ngôn ngữ có nghĩa là con người. Nhưng trong ý nghĩa của chữ Mana có nghĩa là tâm. Vì vậy manussacó nghĩa là con người có thể tu tập và trau dồi tâm linh của mình đến viên mãn. Ngoại trừ con người, không có chúng sanh nào khác trong vũ trụ này có thể tu tập tâm linh đến mức độ đó, đạt được sự giác ngộ. Ngay cả những bậc thánh cũng không thể trở thành Phật bởi vì họ không thể trau dồi trí tuệ đạt đến mức độ như thế. Họ có thể có những sự giàu có, bình yên, lạc thú nhưng năng lực tư duy của họ rất nghèo nàn. Chỉ có manussahoặc con ngườimới có thể thành Phật hoặc bậc Giác Ngộ. Khi người ta nói Phật không phải là một vị thần, chúng ta không nên cố gắng chứng minh rằng ngài là một vị thần. Nếu chúng ta cố gắng chứng minh điều này thì chính chúng ta thực sự hạ thấp sự nhận thức về giác ngộ. Vài người tuyên bố rằng vị thần của họ đã gởi thông điệp đến loài người. Nếu thông điệp đó dành cho tất cả mọi người trên thế gian này tại sao vị thần đó không gởi thông điệp đó đến giữa công chúng, thay vì bộc lộ chỉ riêng cho một người. Đức Phật không khuyến khích bất cứ ai tin tưởng vào bất cứ điều gì hoặc tuyên thuyết rằng ngài được nhận sứ mệnh bởi một thế lực cao hơn để hành sự.

Rồi một ngày, một vị tu sĩ Cơ đốc giáo cùng với tín đồ đến gặp tôi để thảo luận về đạo Phật và hỏi, “Thực ra, ngài có thể nói cho tôi biết người Phật tử tin gì hay không?” Khi nghe tôi đáp rất thẳng thắn rằng người Phật tử không “tin” vào bất kỳ điều gì cả, ông chỉ vào cuốn sách “Người Phật tử tin gì” của tôi và hỏi “Vậy tại sao ngài viết cuốn sách này?” Tôi nói với ông ấy, “Đó là lý do tại sao tôi viết cuốn sách này, để cho các bạn đọc để rồi các bạn thấy rằng không biết có thứ gì trên đời này mà các bạn tin hay không”.

“Trong trường hợp này,” ông ấy hỏi, “ngài có thể nói cho tôi biết người Phật tử phải làm gì không?” Tôi trả lời, Đức Phật đã trả lời cho câu hỏi đó, Đức Phật dạy chúng ta phải làm gì. Thay vì tin, người ta phải thực tập pariyatti, patipattiand pativeda. (Pháp học. Pháp hành và Chứng ngộ.) Có 3 cách để thực hành. Trước tiên, chúng ta phải cố tìm hiểu, bởi vì chúng ta không được mù quáng tin vào bất cứ thứ gì mà chúng ta không hiểu. Đức Phật dạy chúng ta phải cố tìm hiểu trước tiên.

Trong giáo pháp của ngài về Bát Chánh Đạo, điều thứ nhất là chánh kiến, nghĩa là suy nghĩ chân chánh. Đức Phật đã bắt đầu sự truyền giáo của ngài bằng cách yêu cầu các đệ tử phát triển tư duy chánh kiến hơn là tin tưởng một cách mù quáng. Sau khi chúng ta thấu đạt được kiến thức vi diệu về Phật và giáo pháp của ngài, chúng ta phải thực hành những gì chúng ta đã học. Nếu không hiểu được điều này, bạn sẽ sáng tạo ra những quan kiến theo trí tưởng tượng của riêng bạn. Phật dạy chúng ta chỉ thực hành những gì chúng ta học được với sự hiểu biết chân chánh. Sau khi thực hành chúng ta sẽ chứng nghiệm kết quả hoặc hiệu quả. Khi đó chúng ta mới biết đó là sự thực. Có 3 phương pháp mà Đức Phật dạy, đó là học, hiểu và hành trì. Đó là con đường giải thoát được sự khổ đau. Giờ đây chúng ta có thể hiểu rằng cách truyền giáo của đức Phật không phải yêu cầu chúng ta tin bất cứ điều gì mà chính là học hỏi, thực hành, và chứng quả.

Ví dụ, Đức Phật bảo rằng bạn phải sống tử tế, và sống chân thật, Sau khi hiểu được lời dạy này, bạn cố gắng thực tập nó và cuối cùng là mọi người sẽ tôn trọng bạn khi họ biết bạn là người rất tử tế và chân thật. Không ai muốn quấy rầy hoặc kết tội bạn, mà họ tôn trọng bạn. Đó là kết quả tốt đẹp mà bạn thể nghiệm. Đồng thời đức Phật dạy bạn phải cố gắng hiểu theo mức độ thể nghiệm của chính bản thân bạn. Bạn có thể kiểm chứng kết quả này bằng sự thực tập của chính bạn. Bạn hiểu được những điều nào sai, điều nào đúng và bạn không làm theo những điều này vì mệnh lệnh hay vì đó là điều răn từ cõi trên. Bạn có một khả năng ý thức và một trí tuệ biết suy nghĩ để hiểu biết. Sự hiểu biết của chúng ta và những chứng nghiệm riêng của bản thân sẽ đủ để hiểu được cái gì là sai hoặc đúng. Ví dụ Phật dạy chúng ta không được sát hại chúng sanh. Ngài không đưa ra điều này như là một giới luật bởi vì một người hiểu biết phải biết rằng giết chóc là tàn ác. Cũng không khó khăn cho chúng ta để hiểu được tại sao là xấu, bởi vì khi một ai đó cố sát hại chúng ta chắc chắn chúng ta không thích điều đó. Một lần nữa ngài nói khi chúng ta có những vật giá trị bị ai đó đánh cắp, chúng ta sẽ thấy như thế nào. Cũng vậy, khi chúng ta đánh cắp tài sản của người khác họ cũng không thích chút nào. Chúng ta cũng không cần thiết phải thừa lệnh của bất kỳ thần linh nào hay đức Phật hay chúa Jesus mới có thể hiểu được điều đơn giản này. Các nhà truyền giáo xuất hiện trên trần gian này để nhắc ta những điều mà chúng ta thờ ơ hoặc quên lãng. Những chứng nghiệm riêng và sự hiểu biết đã quá đủ cho chúng ta biết đâu là đúng hoặc sai.

Đức Phật khuyên chúng ta phải tư duy và hiểu biết. Chúng ta nhận thức một cách hợp lý. Chúng ta có khả năng nhận thức, không giống như những chúng sanh khác chỉ có trí óc nhưng không suy nghĩ một cách có lý trí. Trí óc của chúng giới hạn trong việc tìm kiếm thức ăn, nơi trú ẩn, tự vệ và cảm giác khoái lạc. Chúng không phát huy trí óc của chúng xa hơn. Nhưng con người có trí tuệ để tư duy và nhận thức lên đến mức độ cao nhất. Đó là lý do tại sao các nhà khoa học đã tìm tòi và khám phá ra nhiều điều mà chúng ta chưa từng nghe nói đến trước kia. Không có một chúng sanh nào khác sống trên thế giới này có thể phát triển tư duy đến mức độ đó. Đó là lý do tại sao chỉ con người mới có thể trở thành một vị Phật. Duy chỉ có trau dồi trí tuệ con người mới có thể đạt đến giác ngộ. Phật dạy chúng ta, hãy hành động theo những chứng nghiệm của chính chúng ta. Khi đó chúng ta mới chứng quả. Những tín đồ các đạo khác thường chào nhau: “Cầu Chúa ban phúc cho bạn”, nhưng Phật tử hiếm khi chào nhau bằng cách nói Phật phù hộ cho anh. Nhưng họ luôn đọc thuộc lòng: “Buddham Saranam Gacchami” (Con về nương tựa Phật). Nếu họ tinrằng họ có thể an trú trong Phật tại sao họ lại không chào nhau: “Cầu Phật gia hộ cho anh”. Phật cũng khuyên mọi người niệm Phật khi họ sợ hãi.

Vậy, “Phật ở đâu” là chủ đề của chúng ta. Chúng ta có thể nói ngài ở trên thiên đàng hoặc ngài đang sống nơi niết bàn hoặc ngài đang sống ở nơi nào đó chăng? Ngài đã đi đâu? Chúng ta phải nhớ rằng mọi điều chúng ta hỏi đều phát ra từ một quan điểm của thế gian. Sau khi đạt được giác ngộ Phật đã nói: “avamantimaiati natthidani Dunabavo”, đây là kiếp cuối cùng của ta trên thế gian này, và không tái sinh nữa. Ta đã chấm dứt được vòng sinh tử luân hồi, đời đời kiếp kiếp chấm dứt sự khổ đau.

Khoái lạc hay những thú tiêu khiển mà con người trải nghiệm thường là cảm xúc thỏa mãn nhất thời sẽ biến mất trong một thời gian ngắn. Điều này đã gây nên sự bất như ý. Trong tâm lý và sinh lý của một cuộc đời, chúng ta phải trải qua vô số những khổ đau, sợ hãi, khó khăn, bất ổn, đau đớn, tai họa và bất như ý.

Không một ai trên đời này có thể nói rằng anh ta hài lòng với cuộc sống này. Mọi người đều phàn nàn và cằn nhằn về những trục trặc về tinh thần và thể xác. Chính vì hiểu được điều này đức Phật đã chấm dứt tái sinh. Đó gọi là sự giải thoát. Giải thoát có nghĩa là thoát khỏi khổ đau về tinh thần và thể xác. Vì tồn tại trong hình dạng thân xác hoặc trong bất kỳ hình dạng khác nên chúng ta không thể vượt qua sự khổ sở của chúng ta về thân xác hoặc tinh thần. Từ đó, nếu chúng ta không muốn khổ nữ, cách tốt nhất là chấm dứt sự sanh. Chúng ta khao khát hiện hữu. Sự tham ái và chấp thủ này quá mạnh mẽ trong tâm chúng ta. Nhưng chúng ta muốn tồn tại bất chấp khổ đau và bất ổn, đau đớn và bệnh tật và nhiều vấn đề khác bởi chúng ta tham ái và vô minh. Giờ đây hãy nhìn vào những gì đang diễn ra trên thế giới này. Toàn bộ thế giới là một bãi chiến trường

Khắp thế giới này con người gây ra bạo lực, tàn sát và chiến tranh và hủy diệt. Động vật khác cũng không tạo ra nhiều đau khổ bởi những tất cả vấn đề không thiết yếu đến như vậy. Khi đói, chúng ra ngoài và tìm bắt những con thú khác, khi thỏa mãn cơn đói, chúng đi ngủ. Nhưng con người không thể nào thỏa mãn vì tham ái quá nhiều thứ.

Tham ái, chấp thủ quá mạnh mẽ trong tâm con người. Do vì sự đố kỵ đó mà hận thù, giận dữ, ý muốn bệnh hoạn, độc ác, nguy hại phát sinh. Những chúng sanh khác không phát triển sự ác độc của chúng đến mức độ đó.

Con người còn có tôn giáo. Tín ngưỡng không chỉ là thờ phụng và cầu nguyện mà còn phải phục vụ chúng sanh khác bằng cách ngăn ngừa những tư tưởng xấu để chúng ta có thể phụng sự cho người khác. Những khía cạnh sùng tín của tôn giáo cũng quan trọng nhưng một mình nó không thể phát triển tâm để đạt được sự nhận thức đúng đắn hoặc trí tuệ. Trước khi Phật viên tịch nhiều người vân tập với những bông hoa để bày tỏ sự kính ngưỡng ngài. Phật bảo họ hãy trở về. Ngài nói nếu họ nếu họ thực sự muốn qui ngưỡng ngài thì thay vì dâng cúng hoa và lễ bái, hãy thực hành ít nhất một trong những lời dạy của ngài. Khi đó họ thật sự qui ngưỡng Phật

Bây giờ chúng ta có thể hiểu được đức Phật muốn gì. Một cách sống ngoan đạo không phải chỉ cầu nguyện mà phải theo những lời khuyên của ngài. Có lần, một tu sĩ tên là Bakkula đến và ngồi trước Phật và chiêm ngưỡng ngài hàng ngày. Một ngày nọ Phật hỏi ông ta: “Ông đang làm gì ở đây vậy?” Vị tu sĩ nói: “Khi con nhìn ngắm tôn nhan ngài, con cảm thấy rất hoan hỉ”. Thế rồi Phật nói: “Bakkula, ông có được gì khi nhìn ngắm cái thân thể vô thường, ô trược, bẩn thỉu này? Ông chỉ thỏa mãn cảm xúc của ông. Ông không bao giờ đạt được sự hiểu biết hoặc nhận thức mà chỉ thỏa mãn cảm xúc mà thôi. Ông không thể thấy Phật thật sự thông qua cái thân xác này. Phật không phải là cái thân xác này”. Thế rồi ngài nói: “Chỉ có ai hiểu được giáo pháp bằng Phật nhãn mới có thể thấy Phật thật sự. Phật thật sự xuất hiện trong tâm ta khi nào chúng ta hiểu được những gì Đức Phật dạy. Ở đây bạn chỉ có thể hiểu được Phật không gì đặc biệt ngoài cái thân xác. Khi bạn nghiên cứu lịch sử Ấn Độ, gần 500 năm không có một hình ảnh Phật nào bởi vì Đức Phật đã không khuyến khích người ta dựng nên hình ảnh của chính Ngài. Chỉ có người Hy Lạp đã tạo ra những hình ảnh Đức Phật và những hình thức khác làm biểu tượng cho tôn giáo. Vì vậy mà giờ đây có những hình ảnh Phật khác nhau trên khắp thế giới.

Tín đồ của một vài đạo khác chê trách chúng ta là những người sùng báithần tượng. Thật sự họ không biết Phật tử đang làm gì. Vài trăm năm sau Đức Phật, có một tu sĩ nổi tiếng tên là Upagutha. Ông là một người thuyết pháp rất được ưa chuộng. Khi ông nói, có hàng ngàn người đến nghe. Mara, một con quỷ rất khó chịu bởi vì ngày càng có nhiều người trở nên ngoan đạo.

Những Mara không phải là chúng sanh nhưng những chướng ngại lớn về tinh thần và những triền cái đã ngăn cản chúng đi theo con đường đạo. Mara khi đó hoá thân như một con quỉ. Mara này bắt đầu biểu diễn nhảy múa, ca hát và diễn trò vui nhộn, rất hấp dẫn, ngay trước chùa. Thế rồi tất cả những người hâm mộ dần dần chuyển hướng sang xem Mara. Không có ai đến nghe ông nói chuyện nữa. Upagutha quyết định dạy Mara một bài học đích đáng và ông cũng đến để xem biểu diễn. Khi buổi biểu diễn chấm dứt, Upagutha nói rằng ông thưc sự đánh giá cao về nó. “Để tưởng thưởng cho sự trình diễn của ngươi, ta muốn trao cho ngươi một vòng hoa trên cổ”. Mara rất đỗi tự hào. Khi Upagutha đặt vòng hoa, nó cảm thấy vòng hoa buộc chặt quanh cổ nó giống như một con mãng xà. Nó cố dứt ra nhưng không được. Thế rồi nó đến gặp Shakra, chúa tể của các thần linh và nhờ giúp tháo vòng hoa. Shakra cũng cố hết sức nhưng không tài nào tháo ra được. Thế rồi nó đến gặp Brahma, người được tôn vinh như là vị sáng tạo ra các vị thần thời ấy và nhờ tháo chiếc vòng hoa. Ông cũng cố gắng lấy ra, nhưng không thể được. Thế rồi Brahma nói với nó rằng chỉ người đặt vòng hoa mới có thể tháo ra được

Vì vậy Mara phải trở lại nơi tôn giả Upagutha và năn nỉ ngài tháo ra nếu không thì nó sẽ chết. Thế rồi Upagutha nói: “Điều này không khó nhưng ta có thể làm với hai điều kiện. Thứ nhất ngươi phải hứa là trong tương lai ngươi sẽ không quấy rầy bất cứ một nghi lễ tôn giáo nào của chúng ta”. Mara đồng ý. “Thứ hai là, ngươi đã từng gặp Đức Phật bởi vì nhiều lần ngươi cố tình phá Phật. Ngươi sống vài trăm năm sau Phật, ngươi có sức mạnh siêu nhiên để biến thành hình như ngài” Mara nói, “Được, tôi có thể làm nếu ngài hứa không đảnh lễ tôi khi tôi hiện hình Đức Phật bởi vì tôi không phải là một thánh nhân” Thế rồi Tôn giả Upagutha nói: “Ta sẽ không đảnh lễ ngươi” Tuy nhiên, khi nó xuất hiện như Đức Phật thực sự, Tôn giả Upagutha đến đảnh lễ nó. Thế là Mara la lên, ông đã hứa rằng ông không đảnh lễ ông ta. Thế rồi Upagutha nói: “Ta không đảnh lễ Mara, ta đảnh lễ Đức Phật”

Đó là một ví dụ hay cho những ai muốn kể cho người khác về ý nghĩa của sự thờ phượng hình ảnh của Phật. Khi bạn giữ một hình ảnh Phật và tôn thờ, bạn cũng có thể giữ một hình ảnh như một mục tiêu để quán tưởng. Đó không phải là sự sùng bái thần tượng. Bạn rước Phật vào trong tâm mình thông qua biểu tượng này. Đó là một biểu tượng tín ngưỡng. Làm thế nào hình ảnh đức Phật có thể cuốn hút tâm trí con người có thể hiểu được thông qua những tình tiết dưới đây. Trong Thế Chiến Thứ II ở Burma, viên sĩ quan chỉ huy tìm thấy một ảnh Phật nhỏ xinh xắn. Nó cuốn hút tâm trí ông. Ông gởi tấm ảnh này đến ngài Winston Churchill, thủ tướng Anh vào thời đó với chú thích,“xin giữ tấm ảnh này trên bàn của ngài. Bất cứ khi nào ngài có những nỗi lo lắng hoặc xáo động hãy nhìn vào khuôn mặt của bức ảnh. Tôi tin rằng ngài sẽ có cơ hội bình tâm”.

Ông Nehru, cựu thủ tướng Ấn Độ bị bắt giữ bởi chính quyền Anh. Khi bị bỏ tù ông có giữ một tấm ảnh Phật nhỏ trong túi. Ông lấy tấm ảnh này ra đặt lên bàn chiêm ngưỡng và suy nghĩ, “Dù gặp bất kỳ khó khăn, trở ngại nào trong cuộc đời này, nếu Đức Phật có thể giữ nguyên vẹn nụ cười trên khuôn mặt, vậy tại sao chúng ta không bắt chước con người vĩ đại này?”.

Anatole France, một học giả người Pháp, đã viếng thăm Viện bảo tàng Luân Đôn và lần đầu tiên trong cuộc đời ông nhìn thấy một bức ảnh Phật. Khi thấy bức ảnh Phật này, ông nói, “Nếu thượng đế từ trời xuống trần gian thì cũng không khác chút nào hình dáng này”. Tuy nhiên hình ảnh không phải là cốt lõi. Có nhiều người có thể thực hành giáo pháp của Đức Phật mà không cần bất cứ hình ảnh nào. Không ép buộc người ta cần phải có một hình ảnh. Chúng ta không thờ bái, chúng ta không cầu xin, chúng ta không đòi hỏi bất cứ một điều gì từ tấm ảnh nhưng chúng ta kính trọng, tôn kính hình ảnh của một bậc chân tu vĩ đại.

Một trong những hội viên của chúng tôi đã lưu giữ bức ảnh Phật trong 45 năm trong nhà mình. Một ngày nọ vài hội truyền giáo đến và bảo ông rằng ông đang thờ phụng quỉ dữ. Ông không biết phải trả lời họ thế nào. Điều này thật là ngạc nhiên bởi vì trong suốt bốn mươi lăm năm thờ bái bức ảnh mà ông không biết cách trả lời khi người ta chỉ trích nó. Đây là nhược điểm của một số Phật tử chúng ta. Họ bắt chước theo truyền thống, thờ cúng, cầu nguyện, tán tụng, nhưng họ không chịu gắng tìm hiểu giáo pháp của đức Phật. Giờ đây bạn có thể hiểu rằng dù có hoặc không có hình ảnh Phật bạn cũng có thể thực hành lời dạy của Đức Phật bởi hình thể không phải là Đức Phật.

Theo Phật giáo Đại Thừa có 3 hiện thân của Phật hoặc tam thân Phật, báo thân, hóa thân, pháp thân. Ngài sử dụng cả báo thânhóa thâncho việc ăn uống, ngủ nghỉ, đi đứng, nói chuyện và thuyết pháp. Tất cả những hoạt động này ngài thực hiện với thân của mình. Khi ngài đắc Bát Niết Bàn hai hiện thân này biến mất. Nhưng dharnakayahoặc pháp thân của ngài không bao giờ biến mất. Theo trường phái Đại Thừa, Đức Phật A Di Đà (Buddha Amitabha) hiện đang ở sukavati, miền Tịnh Độ. Ai tụng niệm danh hiệu ngài và thờ phụng ngài sẽ được sinh về miền Cực Lạc và sau đó sẽ có cơ hội đạt niết bàn. Theo cách suy nghĩ và niềm tin của họ thì nhận thức này đã tạo ra nhiều hy vọng và niềm tin rằng Đức Phật vẫn còn đang sống cho đến khi tất cả chúng sanh cuối cùng được cứu độ.

Đức Phật cũng đề cập “Đức Phật có xuất hiện hay không, Chánh pháp vẫn luôntồn tại trên thế gian này”. Khi một vị Phật xuất hiện ngài nhìn thấyrằng chúng sanhđã lãng quên giáo pháp thực sự. Ngài nói Pháp mà ta hiểu được không phải là một loại giáo lý mớido ta tạo ra, mà Pháp này đã luôn hiện hữunhưng người ta hiểu sai nó, nên đã nhận thức sai lầm dựa trênsự tưởng tượng của chính họ và đã làm nhiễm ô hoàn toàn sự tinh tuyền của Chánh pháp. Điều này đangxảy ra trong thời đại của chúng ta,2500 năm sau khi Đức Phật phát hiện chân lý như nhị. Có người đang làm những điều sái quấy trong nhiều nước và lấy danh nghĩa của Đức Phật. Họ không thực sự hành theo lời dạy của Đức Phật. Nhưng họ đưa ra những thực hành văn hóa truyền thống của họ trộn lẫn với Phật giáo và giới thiệu rằng đó là Đạo Phật. Là người Phật tử, chúng ta phải cố gắng học những gì Đức Phật đã dạy và thực hành những gì Đức Phật đã dạy để tìm thấy sự giải thoát cho chúng ta.

Người ta hỏi Đức Phật ở đâu. Để thực hành Đạo Phật thì chúng ta không cần thiết phải biết Đức Phật ở đâu, hoặc Ngài đã đi đâu. Lấy ví dụ như chúng ta có điện nhờ có ai đó đã khám phá ra. Chúng ta không cần thiết phải biết ai đã khám phá ra điện, ông ta ở đâu, người nước nào, tên là gì? Bổn phận của chúng ta là làm cho điện trở thành hữu dụng. Cũng như với những gì mà người khám phá ra nguyên tử hay năng lượng hạt nhân có thể sử dụng cho những mục đích xây dựng hay phá hoại.Vì vậy bổn phận của chúng ta là sử dụng năng lượng này theo một cách đúng đắn mà không cần phải biết ai thực sự là người khám phá ra năng lượng nguyên tử này.

Con người đã khám phá ra máy điện toán và truyền hình, nhưng chúng ta không cần thiết phải biết tên và những chi tiết về cuộc đời của người tạo ra, mà bổn phận của chúng ta chỉ là sử dụng chúng

Cũng như thế, đừng hỏi Phật ở đâu và Ngài đã đi đâu. Nếu giáo pháp ngài dạy chúng ta là đúng, giá trị và hiệu quả tại sao cần thiết phải biết Phật ở đâu. Phật không bao giờ nói rằng ngài có thể đưa chúng ta đến thiên đàng hay địa ngục. Đức Phật chỉ có thể nói cho bạn biết những gì cần làm và những gì không làm để đạt đến sự giải thoát cho mình. Đó là điều duy nhất Phật có thể làm. Ngài không làm gì khác hơn cho bạn. Bổn phận của bạn là thực hành những gì ngài đã dạy chúng ta.

Những người khác nói rằng thượng đế có thể rửa sạch tội lỗi con người đã phạm. Phật không bao giờ nói rằng tội lỗi được tạo ra bởi một cá nhân này và có thể gột sạch đi bởi một người khác. Không có vị Phật hay thượng đế nào có thể làm được điều đó. Khi một người sắp chết và nói rằng anh ta tin vào thượng đế, vậy sau đó thượng đế có thể xóa đi tất cả những tội lỗi mà anh ta phạm phải không? Chẳng hạn như tính tình bạn có thể rất nóng nảy và bạn biết đó là sai nhưng không biết cách nào để thoát khỏi điều đó. Vì vậy bạn đến gặp thượng đế và cầu nguyện và nài xin ngài lấy đi sự thô bạo ra khỏi tâm bạn, bạn có nghĩ rằng thượng đế có thể làm được điều đó chăng?

Bạn có thể gắng thờ bái Đức Phật và nài xin Phật lấy đi sự thô bạo của bạn. Nhưng Đức Phật không thể lấy đi sự thô bạo từ tâm của bạn. Đức Phật chỉ có thể chỉ cho bạn làm thế nào để từ bỏ sân hận với sự cố gắng của chính bạn. Không ai có thể giúp bạn ngoại trừ chính bạn nhờ vào sự hiểu biết của bạn. Chính bạn phải nhận ra rằng, “sự nóng giận này rất nguy hiểm, nó có thể gây ra rất nhiều vấn đề, nhiều khó khăn và gây tổn hại cho người khác. Ta phải trút bỏ sự nóng giận bằng cách sử dụng sức mạnh tinh thần và chế ngự sự nóng giận từ trong tâm”. Vì vậy Phật hay Chúa không thể rửa sạch tội lỗi bởi chúng ta mà chúng ta phải một mình giải quyết việc này. Có một lời dạy rất hay từ Đức Phật. Nếu ai đó có hành vi xấu hoặc tạo nghiệp bất thiện, họ không thể nào tránh khỏi những hậu quả bằng cách cầu nguyện thượng đế hay Phật.

Tuy nhiên khi họ bắt đầu nhận ra mình đã có hành vi xấu, phải dừng lại không tạo nghiệp bất thiện nữa. Bạn phải tạo ra một quyết tâm mạnh mẽ trong tâm trí là ngày càng tạo nghiệp thiện hoặc những hành vi đáng khen. Khi bạn phát triển những hành vi xứng đáng, quả báo của nghiệp xấu mà bạn đã tạo trước kia có thể tiêu trừ bởi thiện nghiệp. Ví dụ như Angulimala, một sát thủ đã giết gần một ngàn người. Khi Đức Phật đến và biết rằng anh ta muốn gặp Ngài. Angulimala muốn giết Phật bởi vì anh ta đã sát hại 999 người. Anh ta đã thề rằng sẽ giết đến người thứ một ngàn, vì vậy anh ta rất khoái trá khi nhìn thấy Đức Phật và cố gắng bắt Ngài. Đôi khi Đức Phật cũng vận dụng một chút phép mầu. Biết rằng khó bề chinh phục con người này bằng lời thuyết giáo, Đức Phật thong thả bước trên đường và cho anh ta đuổi theo. Dù chạy gần bốn dặm, anh ta vẫn không thể nào đến gần được Phật. Anh ta yêu cầu Phật dừng lại và Đức Phật biết là đã đến lúc ngài nói với anh ta. Đức Phật nói: “Ta đã dừng lại từ lâu rồi, chỉ có ngươi mới còn đang chạy”. Angulimala nói, “Làm sao ông nói ông đã dừng lại, tôi thấy ông vẫn đang đi kia mà”.Đức Phật đáp, “Ta dừng lại có nghĩa là ta đã dừng nghiệpgiết hại và không làm đau khổ chúng sanh.Còn ngươi vẫn còn chạy nghĩa là ngươivẫn còn hành động tàn ác. Nếu ngươi dừng lại thì ngươi có thể đuổi kịp ta”.Thế là Angulimala nói “Tôi không thể nào hiểu được những gì ông nói”. Phật trả lời “Ta đã ngừng sự giết hại còn ngươi vẫn cứ tiếp tục như thế, nghĩa là vẫn còn đang chạy. Ngươi đang chạy trongvòngluân hồi”. Thế là Angulimala chợt hiểu ra mình đã sai nên quyết định qui y Phật và trở thành tu sĩ bắt đầu thiền định. Sau đó anh ta đạt quả A La Hán và đắc Niết Bàn Cực Lạc. Nghiệp xấu không còn cơ hội bám theo anh ta nữa. Anh ta đã trau dồi thiện nghiệp và nghiệp xấu không còn cơ hội ảnh hưởng đến anh ta nữa.

Đó là những gì Đức Phật dạy. Đức Phật dạy phương pháp này để tiêu trừ hậu quả của nghiệp xấu, không phải bằng cách khẩn nài thượng đế mà bằng cách tạo càng nhiều hành vi đáng khen. Nếu ta nói rằng Đức Phật đang sống ở một nơi nào đó trong vũ trụ này trong một hình thể nào đó có nghĩa là chúng ta đã chống báng lại giáo pháp của Đức Phật. Mặt khác nếu ta nói rằng Phật không sống trong một nơi nào trong vũ trụ này trong một hình thể nào, thì nhiều người sẽ không được hoan hỉ bởi vì họ đã khao khát sự hiện hữu đó mà giờ đây không được thỏa mãn. Vì vậy họ nói đó là hư vô. Đó không phải là hư vô; đó là sự kết thúc của một sự khổ đau về thân xác và tinh thần và chứng đắc giải thoát và niết bàn cực lạc. Mặt khác có một số người thực sự cần hình ảnh thực thể của Đức Phật để giúp họ bình tâm, giảm bớt sự lo âu, căng thẳng và sợ hãi. Tuy nhiên sẽ không đúng nếu chúng ta nói rằng Phật đang hiện diện hoặc không. Nếu triết thuyết hoặc giáo pháp của Phật có giá trị cho chúng ta trong việc có được sự mãn nguyện và bình yên trong cuộc sống nghĩa là điều đó đã quá đủ cho chúng ta rồi.

Chúng ta hãy lấy ví dụ một bác sĩ tìm đúng loại thuốc đặc trị cho căn bệnh. Nếu loại thuốc đó hiệu nghiệm, nếu nó có thể chữa hết bệnh, chúng ta có cần thiết phải biết vị bác sĩ đó ở đâu và ông ta đang còn hay mất. Điều quan trọng là thoát khỏi căn bệnh bằng cách uống thuốc. Cũng như thế, giáo pháp của Đức Phật đã giúp cho chúng ta quá nhiều trong giải thoát khỏi sự khổ đau. Đức Phật cho chúng ta quyền tự do tư duy để hiểu có điều gì sai khi sử dụng nhận thức và lập luận của mình để hiểu được bản chất thực sự của sự vật hiện hữu. Mặt khác không có một thành phần nào của vũ trụ tồn tại mà không thay đổi, không hư hoại, không bị diệt bởi vì tất cả những thứ này được cấu thành bởi các yếu tố, các năng lượng tinh thần và năng lượng của nghiệp lực. Vì vậy, có thể vì những năng lượng và những yếu tố này và những năng lượng tinh thần, nghiệp lực vẫn tồn tại mãi mà không thay đổi. Nếu bạn có thể hiểu được điều này thì giáo pháp của Đức Phật sẽ giúp bạn biết được cách đương đầu với những vấn đề, những khó khăn và vượt qua sự bất như ý. Mặt khác chúng ta sẽ phải đối mặt với những đau khổ về tinh thần và thể xác, sự không vừa ý, và thất vọng. Chúng ta phải hành động một cách khôn ngoan để thoát khỏi những vấn đề của chúng ta. Chúng ta sẽ khó có thể thoát khỏi sự khổ đau bằng cách đơn giản cầu nguyện, thờ bái cá nhân nào mà phải thông qua sự hiểu biết bản chất của sự đau khổ và chướng ngại của chúng ta, nguyên ngân gây ra sự đau khổ và chướng ngại đó, chúng ta mới có thể thoát khỏi những vấn đề đó.

Nhiều người vẫn còn hỏi Đức Phật đã đi đâu? Nếu người ta nói ngài đã đi về niết bàn khi đó họ nghĩ niết bàn là một địa điểm. Niết Bàn không phải là một nơi nào, nó chỉ là trạng thái tinh thần của chúng ta khi chứng đắc giải thoát cuối cùng. Chúng ta không thể nói Đức Phật đã ra đi hoặc nơi nào đó Đức Phật đang tồn tại nhưng ngài đã chứng đắc niết bàn cực lạc hoặc mục đích cuối cùng của cuộc sống. Vì vậy câu trả lời thích hợp nhất cho câu hỏi “Đức Phật ở đâu”chính là Đức Phật ở ngay trong tâm của bạn khi nhận ra được Chân lý tối thượng.


WHERE IS THE BUDDHA?

People always ask this question, where did the Buddha go or where he is living now? This is a very difficult question to answer for those who have not developed a spiritual way of life. This is because everybody thinks about life in a worldly way. It is difficult for people to understand the concept of a Buddha. Certain missionaries approach Buddhists and say that the Buddha is not a god, he was a man. He is dead and gone. What can someone gain by worshipping a dead man? But we must understand the Buddha is called Sattha Deva-manussanam, teacher of gods and men. Whenever the gods have any problems, they approach the Buddha to get his advice. Then they claim their god is living and that is why everyone should pray to Him instead.

According to science it has taken millions of years for us to develop our mind and understanding. When their mind was not fully developed people became aware that there are some powers which make nature work.

Because they could not understand how exactly nature works, they began to think there must be a person who creates and maintains these occurrences. To help others understand this concept they transformed this energy into a form and represented it physically as statues and paintings. These “spirits” or powers were important to make humans to do good and not to do bad things and to reward them if they were good. Always we have fear, worry, suspicion, insecurity, so we need someone to depend on for our protection. Eventually this force was transformed into a single God. Now some people depend on God for everything. That is why they try to introduce the idea of an eternal soul that departs from here and remains in heaven eternally. That is to satisfy the craving for existence forever. The Buddha says anything that comes into existence is subjected to change, decay and extinction.

When we analyze the life of the Buddha, we see he never introduced himself as a son of god or messenger of god but as an enlightened religious teacher. At the same time the Buddha was not introduced as an incarnation of another Buddha. The Buddha is not created by another Buddha, so Buddha is not the re-incarnation of another Buddha. He is an individual person who by working a long period, life after life developed and cultivated all the great qualities, virtues, wisdom which we call paramitas or perfections. When he perfected all the good qualities he gained enlightenment: which is a complete understanding of how the universe operates. He discovered there is no God who created the universe.

People ask how he could gain enlightenment without support from any god. Buddhists maintain that every individual can develop the mind to understand everything. The meaning of the word manussa,in many languages is human being. But the meaning of the word Mana is mind. Therefore manussa is a human being who can develop and cultivate the mind to perfection. Besides humans there are no other living beings in this universe who can develop the mind up to that extent, to gain enlightenment. Not even divine beings can become Buddhas because they cannot develop their mind up to such an extent. They have worldly sensual, peaceful, prosperous existences but their thinking power is very poor. Only manussa or human being can become the Buddha or Enlightened One. When people say Buddha is not a god, we should not try to prove that he is a god. If we try to prove this then we actually lower the concept of enlightenment. Some people claim that their god has given a message to humanity. If that message is for all human beings in this world, why does the god not proclaim his message in the public, instead of revealing it only to one man. The Buddha did not encourage anybody to believe anything or claim that he had been instructed by a higher power to do so.

One day, a Christian priest came to see me with his followers to discuss about Buddhism and asked, “Actually can you tell me what Buddhists believe?” Then I told him very frankly that Buddhists do not ‘believe’ anything. Then he pointed to my book “What Buddhists Believe” and asked “why did you write this book?” I told him, “That is why I wrote this book, for you to read it to see whether there is anything for you to believe.”

“In that case,” he asked, “can you tell me what Buddhists do?” I told him, the Buddha has given the answer to that question, Buddha has advised us what to do. Instead of believing, one must practice pariyatti, patipatti and pativeda. There are three ways to practice. First we must try to understand because we must not blindly believe anything that we cannot understand. The Buddha says you must first try to understand.

In his teachings of the Eight Fold Noble Path, the first item is sammaditthi, right understanding. Buddha started his mission by asking his followers to develop right understanding rather than blind faith or belief. After learning we gain wonderful knowledge about Buddha and his teachings. You have to practice what you have learned. If you have not understood this, then you will create ideas according to your own imagination. His advice was to practice what you have learned with understanding. After practicing you experience the result or the effect. Then you come to know that it is true. These are the three methods that the Buddha taught, to learn, to understand, to practice. This is the way to live in this world to get rid of our suffering. Now you can understand that the Buddha’s way of introducing religion was not by asking us to believe anything but to learn, practice and experience the results.

For instance, the Buddha says that you must be kind, you must be honest. After understanding the teaching, you try to practice it and after that everybody respects you when they come to know you’re very kind, very honest. Nobody wants to disturb you or accuse you, but they respect you. That is the good result that you experience. At the same time the Buddha says you must try to understand according to the level of your own experience. You can test the results of the practice yourself. You understand why some things are wrong and why some things are right and you do not follow them because the order or commandment comes from heaven. You have a thinking mind and common sense to understand. Our understanding and our own experience is enough to understand why something is wrong or right. For example the Buddha advised us not to destroy other living beings. He did not introduce this as a religious law because an understanding human being should know that killing is cruel. It is not difficult for us to understand why it is bad because when another person comes and tries to kill us we certainly do not like it. Again he says when you have valuable things stolen by somebody, how would you feel? In the same way when we steal others’ property they also do not like it. It is not necessary for us to get orders from any god or Buddha or Jesus to understand this simple concept. Religious teachers appear in the world to remind us what we have neglected or forgotten. Your own experience and understanding is more than enough for you to know why certain things are right or wrong.

The Buddha advised us to think and understand. We have the sense of reasoning. We have common sense unlike other living beings which also have a mind but cannot think rationally. Their minds are limited to find food, shelter, protection and sensual pleasure. They cannot extend their mind further. But human beings have a mind to think and understand up to the maximum level. This is why scientists have explored and discovered many things which we never heard of before. There is no other living being in this world which can develop the mind up to that extent. That is why only a human being can become a Buddha. Only by developing their minds can human beings gain enlightenment. The Buddha told us, to act according to our own experience. Then we can experience the results. The followers of all the other religions, greet others, saying “God bless you”, but Buddhists very seldom greet others, saying Buddha bless you. But they recite “Buddham Saranam Gacchami” (I go to the Buddha for my refuge). If they believe that they can take refuge in the Buddha why they do not greet others saying “The Buddha Bless You”. Buddha also advised people to remember the Buddha when they have fear.

So “Where is the Buddha” is our topic. Can we say he is in heaven or he is living in nirvana or he is living somewhere else? Where did he go? We must remember that everything we ask is from a worldly point of view. After gaining enlightenment Buddha said “avamantimaiati natthidani Dunabavo”, this is my last birth and there is no more becoming again. I have already stopped becoming again and again in this world, life after life, and experiencing endless suffering.

Pleasure or entertainments that people experience are temporary emotional satisfactions that disappear within a short period. This creates unsatisfactoriness. Within a lifetime physically and mentally we experience enormous suffering, worries, problems, pain, difficulties, calamities and unsatisfactoriness.

There is nobody in this world who can say that he is satisfied with this life. Everybody complains and grumbles about physical or mental problems. By understanding this situation the Buddha stopped rebirth. That is called salvation. Salvation means freedom from physical and mental suffering. By existing in physical form or any other form we cannot overcome our physical and mental suffering. Therefore if we don’t like to suffer, the best thing is to stop this birth. We crave for existence. This craving and attachment are very strong in our mind. But we want to exist in spite of all these sufferings and troubles, pain and sicknesses and many other problems because of our craving and ignorance. Now look at what is happening in this world. The whole world is a battle field.

All over the world people create violence and bloodshed and war and destruction. Animals are living without creating many of all those unnecessary problems to suffer. When they are hungry they go out and catch another living being, satisfy their hunger and go to sleep. But human beings cannot be satisfied without craving for so many other things.

Craving, attachment are so strong in our human mind. Because of that jealousy, enmity, anger, ill-will, cruelty and wickedness arises. Other living beings do not develop their cruelty up to that extent.

Human beings have a religion. Religion is not only to worship and pray but to do some service to other living beings by keeping away some bad thoughts so that we can serve others. Devotional aspects of religion are important but that alone cannot develop the mind to gain proper understanding or wisdom. Before the passing away of the Buddha many people assembled with flowers to offer and pay respect to him. The Buddha asked them to go back. He said if they really wanted to respect him, instead of offering flowers, and worshipping, they should practice at least one of the advices given by him. Then they really respect the Buddha.

Now you can understand what the Buddha wanted. A religious way of life is not only to pray but to follow some advice given by him. Once a monk called Bakkula would come and sit down in front of the Buddha and watch him everyday. One day the Buddha asked him “what are you doing here?” He said, “When I look at your physical body, it gives me a lot of happiness.” Then the Buddha said, “Bakkula, by watching this dirty, filthy, impermanent physical body what do you gain? You only entertain your emotion. You never gain knowledge or understanding but entertain your emotion. You cannot see the real Buddha through the physical body. Buddha is not the physical body.” Then he said, “Only one who understands the dhamma taught by the Buddha sees the real Buddha. The real Buddha appears in the mind when we understand what the Buddha taught. Here you can understand the Buddha was not particular about the physical body. When you study the history of India, for nearly 500 years there never was any Buddha image because the Buddha did not encourage anybody to erect images of Himself. It is the Greeks who created the Buddha images and other forms of religious symbols. Now of course different forms of Buddha images have spread all over the world.

Followers of some religions condemn us as idol worshippers. Actually they do not know what Buddhists are doing. A few hundred years after the Buddha, there was a well-known monk called Upagutha. He was a very popular preacher. When he gave a talk, thousands of people assembled. Mara the evil one was very unhappy because more and more people were becoming religious.

Maras are not living beings but strong mental obstructions and hindrances which prevent one from leading a religious way of life. Mara is then personified as the Evil One. This Mara started to perform very attractive entertainment, dancing, singing and merry making in front of the temple. Then the devotees slowly turned to watch Mara. Nobody came and listened to his talk. Upagutha decided to teach Mara a good lesson and he also went to watch the performance. When the performance was ended Upagutha said he really appreciated it. “In appreciation of your performance I would like to put a garland on your neck.” Mara was very proud. When Upagutha put a garland he felt the garland tightening around his neck like a python. He tried to pull it out but could not. Then he went to Shakra, the king of the gods and asked him for help to remove the garland. Shakra also tried his best but he also could not take it out. Then he went to Brahma who was regarded as creator god at that time and asked him to remove the garland. He also tried to take it out but could not take it out. Then Brahma told him that only the one who put it on could remove it.

So Mara had to come back to Venerable Upagutha and begged him to take it out otherwise he would die. Then Upagutha said, “It is not difficult but I can only do it under two conditions. First, you must promise in future that you’re not going to disturb any of our religious services.” Mara agreed. “The second thing is that, you have seen the Buddha because on many occasions you tried to disturb the Buddha. You’re living a few hundreds years after the Buddha. You have the supernatural power to represent the physical body.” Mara said, “yes, I can do that if you promise not to worship me when I appear as the Buddha because I am not a holy man.” Then Venerable Upagutha said, “I am not going to worship you.” However when he appeared as a real Buddha, Venerable Upagutha paid his respects. Then Mara shouted, you promised that you are not going to worship him. Then Upagutha said “I did not worship Mara, I worship the Buddha.”

This is a very good example for people to tell others the meaning of worshipping the image of the Buddha. When you keep a Buddha image and pay homage, you also can take an image as an object for meditation. That is not worshipping the idol. You invite the Buddha into your mind through this symbol. It is a religious symbol. How the Buddha image appeals to the human mind can be understood in the following incident. During the Second World War in Burma the commander in chief of the army found a beautiful small Buddha image. It was so appealing to his mind. He sent this image to Sir Winston Churchill, who was the Prime Minister of England at that time with a note saying, “please keep this image on your table. Whenever you have any worries or disturbances please look at the face of this image. I believe that you will get the chance to calm your mind.”

Mr. Nehru the former Prime Minister of India was arrested by the British government. When he was in jail he had a small Buddha image in his pocket. He took out this image and kept it on the table and looked at it and thought, “In spite of so many troubles, problems and difficulties in this world, if the Buddha could manage to maintain a smiling face, why not we follow this great man?”

Anatole France who was a French scholar, visited London Museum and for the first time in his life he saw a Buddha image. Having seen this Buddha image, he said, “If god has come down from heaven to this earth he is none other than this figure.” However an image is not essential. There are many who can practice the teaching of the Buddha without any image. It is not compulsory that they must have an image. We don’t worship, we don’t pray, we don’t ask anything from the image but we pay homage, we respect this image of a great religious man.

One of our members had been keeping a Buddha image for 45 years in his house. One day some missionaries came and told him that he was worshipping the devil. He did not know how to reply to them. This is surprising because for 45 years he had been worshipping the image and he did not know what to say when people condemned it. This is the weakness of some of our Buddhists. They follow tradition, worshipping, praying, offering, chanting but they do not try to understand the teachings of the Buddha. Now you can understand with or without the Buddha image you can practice the teachings of the Buddha, because the physical body is not the Buddha.

According to the Mahayana school of Buddhism there are 3 bodies of the Buddha or 3 kayas, sambhogakaya, nirmanakaya, dharmakaya. He used both sambhogakaya and nirmanakava for eating, sleeping, walking, talking, advising, preaching. All these activities he has done with the physical body. When the Buddha attained parinirvana these 2 bodies disappeared. But dharmakaya or dharma body of the Buddha can never disappear. According to the Mahayana school of Buddhism, the Buddha Amitabha is in sukavati, pureland. Those who recite his name out of respect and those who worship him will be born in pureland and later get the chance to attain nirvana. According to their way of thinking and belief this concept gives a lot of hope and confidence that the Buddha is still living until every living being attains the final salvation.

The Buddha has mentioned “whether the Buddha appears or not dharma exists forever in this world”. When a Buddha appears he realizes people have forgotten the real dharma. “This dharma that I understood is not a new dharma created by me”, said the Buddha.“This dharma has always existed but people have misinterpreted, created wrong concept according to their own imagination and completely polluted the purity of the dharma”.It is even happening today 2500 years after the Buddha revealed the truth as dharma. People are doing wrong things in many countries in the name of the Buddha. It is not that they really follow the advice given by the Buddha. But they introduce their traditional cultural practices mixed with Buddhism and introduce it as Buddhism. As Buddhists, we must try to learn what the Buddha taught and try to practice what the Buddha taught to seek our salvation.

People ask where the Buddha is. To practice Buddhism it is not necessary for us to know where the Buddha is, or where he went. Take for instance we have electricity discovered by somebody. Is it necessary for us to know the person who discovered electricity, where he is and from which country he came and his name? Our duty is to make use of the electricity. Again those who have discovered atoms or atomic energy can use this atomic energy for constructive or destructive purposes. So it is our duty to make use of this energy in a proper manner. It is not necessary to know actually who discovered this atomic energy. People have discovered the computer and television but it is not necessary for us to know the names and the details of them, our duty is to use them.

In the same manner do not ask where the Buddha is, or where he went. If the dharma, what he taught, is true, available and effective why is it necessary to know where the Buddha is. The Buddha never said that he can send us to heaven or hell. The Buddha can tell you what to do and what not to do to gain our salvation. That is the only thing Buddha can do. He cannot do anything for you. Your duty is to practice what the Buddha taught us.

Others say that god can wash away the sins committed by people. Buddha never said that sin is created by one person, and it can be washed away by another person. Neither Buddha nor god can do that. When a person is going to die and says that he believes in god, after all the sinful things that he committed can god take away his sins? For instance maybe you are very hot tempered and you know it is wrong but you do not know how to get rid of it. So you go to god and pray and ask him to please take away the cruelty from your mind, do you think any god can do that?

You may go and worship the Buddha and ask the Buddha to take away your cruelty. But the Buddha also cannot take it away from your mind. The Buddha can only tell you how to remove your anger with your own effort. No one can help you but yourself through your understanding. You yourself must realize, “this anger is dangerous, can create lots of trouble, problems and difficulties and harm and disturb others. I must try to reduce anger by using my mental energy and create strong determination to withdraw anger from the mind.” So the Buddha or God cannot wash away sins created by us but we alone can do that. There is a good advice given by the Buddha. If anyone has committed a bad deed or bad karma, they cannot get rid of the effects by praying to god or Buddha. However when they come to know that they have committed the bad deeds then they must stop committing bad deeds again. You must create strong determination in the mind to create more and more good karma or meritorious deeds. When you develop your meritorious deeds, the effect of the bad karma that you have committed earlier can be overcome by good karma. Take for instance Angulimala, the murderer who killed nearly one thousand human beings. When the Buddha came to know that he went to see him. Angulimala wanted to kill the Buddha because he had completed 999 murders. His vow was to kill the thousandth, so he was very happy when he saw the Buddha and tried to catch him. Occasionally the Buddha performed a little miracle. Knowing it was difficult to control this man by preaching, the Buddha walked in a normal way and allowed him to run. Although he ran nearly 4 miles, he could not come near to the Buddha. Then he asked the Buddha to stop and the Buddha knew it was time for him to talk to him. The Buddha said “I have already stopped, you’re the one who run.” Angulimala said, “how can you say you have stopped, I saw you walking.”The Buddha replied, “I have stopped means I have stopped killing or destroying other living beings. You are the one who is running means you are still committing evil. If you stop running then you can catch me.” Then Angulimala said “I cannot understand what you said.” Then the Buddha said “I have stopped killing and you’re doing just that, that is the meaning of running. You are running in samsara.” Then Angulimala came to know that he was wrong and decided to follow the Buddha and he became a monk and started to meditate. Later he attained arahantahood and gained nirvanic bliss. Bad karma had no chance to come to catch him. He went on developing good karma and the bad karma had no chance to affect him. That is what the Buddha said. The Buddha taught this method to overcome the effect of bad karma not by praying to any god but by doing more and more meritorious deeds. If I say that the Buddha is living in any part of the universe in physical form it is against the teachings of the Buddha. On the other hand if I say that the Buddha is not living in any part of the universe in physical form many people are not very happy because they have craving for existence which cannot be satisfied. Therefore they say it is nothingness. It is not nothingness; it is the ending of physical and mental suffering and experiencing nirvanic bliss or salvation. On the other hand there are some people who really need the physical form of the image of the Buddha to calm their mind, reduce their tension and fear and worries. However it is not right for us to say the Buddha is living or not. If the doctrine or the teaching of the Buddha is available for us to experience peace, satisfaction in our life that is more than enough for us. Let us take a doctor who has discovered a very effective medicine. If the medicine is available, if it can cure sicknesses, is it necessary for us to know where this doctor is and whether he is still living or not? The important thing is to get rid of our sicknesses by taking the medicine. In the same manner the teachings of the Buddha are more than enough for us to get rid of our sufferings. The Buddha has given us the right to think freely to understand whether something is wrong by using our common sense or reasoning for us to understand the real nature of things that come into existence.

On the other hand there is nothing in any part of the universe which exists without changing, without decaying and without extinguishing because all these are the combination of elements, energies and mental energies and karmic energies. Therefore it is impossible for these energies and elements or mental energies, karmic energies to remain forever without changing. If you can understand this then the teachings of the Buddha will help you to understand how to face your problems and difficulties, to overcome our unsatisfactoriness. Otherwise we will have to face physical and mental suffering, unsatisfactoriness and disappointment. We have to act wisely to get rid of our problems. It is difficult for us to get rid of our suffering simply by praying, worshipping to anybody but through understanding the nature of our problems and difficulties and the cause of our problems and difficulties, we will be able to get rid of such problems.

Many people ask where did the Buddha go? If people say he has gone to nirvana then they think nirvana is a place. Nirvana is not a place, it is a mental state for us to achieve to experience our final salvation. We cannot say the Buddha has gone somewhere or Buddha is existing but he experiences the nirvanic bliss or the final goal in life. So the best answer to the question “Where is the Buddha?”is the Buddha is in your mind which has realised the Ultimate Truth.

This is the last book written by

The lateVenerable Dr. K. Sri Dhammananda Nayaka Maha Thera

March 18, 1919 - Aug 31, 2006

First e-Edition, September 11, 2006 by the Buddhist Channel www.buddhistchannel.tv

This book may be reproduced in whole “as it is”, whether in print or through electronic means, recording or other as long as it freely distributed at no charge.

Commercial sales are strictly prohibited

Photo cover & Layout: Jotika

WHERE IS THE BUDDHA?

Venerable Dr K Sri Dhammananda nayka Maha Thera was involved in Buddhist missionary work for 54 years. He was born in Sri Lanka on March 18, 1919. When he was 12, he was ordained as a novice monk and given the name Dhammananda meaning “Bliss of the Dhamma” as well as the first name Kirinde after his village.

At 26, he graduated from the Vidyalankara Pirivena College in Colombo with a Diploma in Pali and Sanskrit, Buddhist philosophy and the Pali Cannon. He continued post-graduate studies at the Benares Hindu University in North India for four years and graduated with a Masters degree in Indian Philosophy in 1949.

In 1952, he was invited to Malaya to reside at the Buddhist Vihara in Brickfields, Kuala Lumpur to teach Buddhism. In 1962, he established the Buddhist Missionary Society (BMS) for a more organised missionary work in the country. Under BMS, he wrote many booklets and books on Buddhist teachings. To-date, he had written 70 books, which have been translated into no less than 16 languages worldwide.

In 1965, Ven. Dhammananda was appointed the Chief Monk of Malaysia and Singapore.

He passed away at the age of 87 on August 31, 2006, Malaysia’s Independence Day in Kuala Lumpur.

“People always ask this question, where did the Buddha go or where he is living now? This is a very difficult question to answer for those who have not developed a spiritual way of life. This is because everybody thinks about life in a

worldly way.”

– the late Ven. Dr K Sri Dhammananda

Where is the Buddha

“If I say that the Buddha is living in any part of the universe in physical form it is against the teachings of the Buddha. On the other hand if I say that the Buddha is not living in any part of the universe in physical form many people are not very happy because they have craving for existence which cannot be satisfied. Therefore they say it is nothingness. It is not nothingness; it is the ending of physical and mental suffering and experiencing nirvanic bliss or salvation. On the other hand there are some people who really need the physical form of the image of the Buddha to calm their mind, reduce their tension and fear and worries. However it is not right for us to say the Buddha is living or not. If the doctrine or the teaching of the Buddha is available for us to experience peace, satisfaction in our life that is more than enough for us.” First e-Edition, September 11, 2006 by the Buddhist Channel www.buddhistchannel.tv

(xem tiểu sử của Ven. Dr K Sri Dhammananda)

---o0o---

Trình bày: Cát Tường - Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2013(Xem: 5079)
Khi đề cập đến Thiền Tông người ta hay liên tưởng đến Bồ Đề Đạt Ma (Bodhidharma) người đã mang sứ mệnh cao cả truyền trao cho con người. Cuộc đời của Bồ Đề Đạt Ma tựa như ánh sáng rực rỡ quét sạch bóng đêm phủ xuống cuộc đời chớp nhoáng như điện xẹt và phong thái lạ lùng quái đản đó đưa tên tuổi của người đi vào huyền thoại. Cho đến bây giờ hình ảnh và âm vang vô tận của những lời thuyết pháp vẫn còn chấn động cả thiền môn, rung chuyển trong tận cùng tâm thức, hình bóng của người đã ngả dài trong suốt lịch sử nhân loại, vươn lên tìm một sinh lộ cho sự trở về uyên nguyên giác ngộ, không nhất thiết và giới hạn ở phương vị nào cho sự trở về ấy.
07/09/2011(Xem: 4128)
Đại Lễ Hiệp Kỵ Chư Lịch Đại Tổ Sư (Về Nguồn 5) tổ chức tại Chùa Thiện Minh, Lyon, Pháp Quốc từ ngày 8 đến ngày 11-09-2011
07/08/2011(Xem: 13053)
Nói đến tinh thần "Hòa quang đồng trần" tức là nói đến tinh thần nhập thế của đạo Phật, lấy ánh sáng của đức Phật để thắp sáng trần gian, “sống trong lòng thế tục, hòa ánh sáng của mình trong cuộc đời bụi bặm”, và biết cách biến sứ mệnh đạo Phật thành lý tưởng phụng sự cho đời, giải thoát khổ đau cho cá nhân và xã hội. Thời đại nhà Trần và đặc biệt vua Trần Nhân Tông (1258-1308) đã làm được điều này thành công rực rỡ, mở ra trang sử huy hoàng cho dân tộc.
24/11/2010(Xem: 12315)
Bộ Ảnh về Cuộc Đời Đức Phật, Bộ hình phác họa về lịch sử, cuộc đời đức Phật do một họa sĩ người Thái Jamnuon Jhanando thực hiện. Những lời giải thích do cá nhân chúng tôi chú thích, nếu có sai sót xin nhờ quý vị chỉnh sửa dùm cho đúng. Kính tri ân…
24/09/2010(Xem: 7805)
Khi nói tới Thiền tông thì tên tuổi của tổ Lâm Tế đượcnhắc nhở đến nhiều nhất vì dòng Thiền của tổ vẫn cònđược truyền tiếp mạnh mẽ cho tới ngày nay. Tại NhậtBản hai tông Zen, tức Thiền tông, còn tồn tại đến nay làtông Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Ðộng (Nhật: Soto). TạiViệt Nam thì trừ vài chùa là thuộc tông Tào Ðộng còn lạiđều thuộc tông Lâm Tế. Như vậy nói tới Thiền tông thìkhông thể không biết về đường lối tu hành do tổ Lâm Tếtruyền lại.
23/09/2010(Xem: 4197)
“Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn Tào khê nước chảy vẫn còn trơ trơ” Nếusự hiện diện của Bồ Đề Đạt Ma là kẻ đi trong cô đơn nhất, thì sự hiện hữu của Lục Tổ Huệ Năng là kẻ sống với cô đơn nhất. Huệ Năng con người đã được mệnh xưng là kẻ siêu việt trong lịch sử Thiền Tông mà cho đến bây giờ chưa một ai có thể đương đầu nổi, một kẻ cô đơn vượt thoát ra ngoài tử sinh chỉ duy nhất một lần nghe kinh. .. Ảnh hưởng của Huệ Năng đi vào tâm thức con người không qua cửa ngõ suy luận, mà đi vào một cách nhẹ nhàng, khi cảm nhận được sự biến dịch không tồn của sự vật.
22/09/2010(Xem: 8731)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 7942)
Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diệnhơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gìbị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinhphong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hànhđạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần,chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không... Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]