Bàn luận
J. Krishnamurti và David Bohm
THE LIMITS of THOUGHT
Discussions
J. Krishnamurti and David Bohm
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – Tháng 12– 2011
3- Vượt khỏi chú ý và nhận biết
D |
AVID BOHM: Qua những năm tháng chúng ta đã thấy rằng sự suy nghĩ chuyển động trong sự mâu thuẫn quen thuộc từ một vấn đề sang một vấn đề khác. Chúng ta đã nói, chúng ta cố gắng duy trì sự suy nghĩ trong vị trí của nó, nơi nó có hiệu quả thuộc kỹ thuật, và vân vân. Nhưng sau đó người ta khám phá rằng sự suy nghĩ không thể ở trong vị trí của nó.
KRISHNAMURTI: Liệu chúng ta đang nói, thưa bạn, rằng sự suy nghĩ, bởi vì trong bản chất của nó là mâu thuẫn, khi nó cố gắng áp đặt trật tự vào sự mâu thuẫn đó nó tạo ra sự vô trật tự thêm nữa; và rằng sự suy nghĩ không bao giờ có thể có vị trí đúng đắn của nó?
DAVID BOHM: Vâng, thậm chí nếu chúng ta có thể bắt đầu hoàn toàn mới mẻ, chúng ta sẽ lại đến cùng sự việc.
KRISHNAMURTI: Vâng, vậy thì, chúng ta đang hỏi, liệu có một năng lượng sẽ vận hành mà không trở nên quanh co? Đó là nghi vấn?
DAVID BOHM: Vâng. Bởi vì nếu không có năng lượng đó, chúng ta phải quay lại sự suy nghĩ,
KRISHNAMURTI: Vì vậy, chúng ta đang hỏi liệu sự suy nghĩ có thể là một dụng cụ mà có thể khám phá bất kỳ thứ gì không quanh co.
Lúc này, chúng ta đã đến mấu chốt nơi chúng ta đã nói rằng sự suy nghĩ, bởi vì trong chính bản chất của nó là mâu thuẫn, có thể giải quyết một mâu thuẫn và tạo ra một mâu thuẫn khác. Và nó đang tiếp tục lặp lại việc này, qua đó hy vọng đến được một mấu chốt nào đó khi chính sự suy nghĩ thấy sự vô lý của nó. Kế tiếp, khi thấy sự vô lý của nó, sự suy nghĩ sáng chế, hay hình thành, một khuôn mẫu mới. Nhưng nó vẫn còn là sự suy nghĩ. Vì vậy, chúng ta đã đến mấu chốt đó và chúng ta thấy rằng chuyển động của sự suy nghĩ phải luôn luôn là mâu thuẫn, đang tự tiếp tục và vân vân. Liệu sự suy nghĩ đó có thể kết thúc, và một năng lượng mới mẻ có thể vận hành trong cánh đồng của thực tế mà không tạo ra sự mâu thuẫn trong cánh đồng đó?
DAVID BOHM: Về khía cạnh trí năng chúng ta thấy sự mâu thuẫn, và về khía cạnh khác chúng ta có một cảm thấy rằng nó hiện diện qua sự ham muốn. Dường như nó là cùng sự việc.
KRISHNAMURTI: Thưa bạn, khi chúng ta sử dụng từ ngữ ‘sự ham muốn’, chúng ta sử dụng nó trong ý nghĩa của cảm thấy, đòi hỏi, ao ước, bám chặt, tìm kiếm sự vui thú tột cùng trong những hình thức khác nhau – hình thức cao nhất và hình thức thấp nhất, và vân vân. Chắc chắn, tất cả điều đó đều ở trong cánh đồng của sự suy nghĩ? Sự ham muốn là một trong những cánh tay của sự suy nghĩ, nếu chúng ta có thể diễn tả như thế.
DAVID BOHM: Vâng, chính là sự suy nghĩ đang sinh ra cảm thấy.
KRISHAMURTI: Liệu sẽ có sự ham muốn, liệu sẽ có một cảm thấy, nếu sự suy nghĩ không thâm nhập vào cánh đồng đó?
DAVID BOHM: Đó là nghi vấn. Thông thường, trong văn hóa của chúng ta người ta chấp nhận rằng sẽ có. Nhưng mặt khác, nếu nó không bị đồng hóa bởi sự suy nghĩ như một loại nào đó của cảm thấy, thật khó khăn khi nói nó sẽ có.
KRISHMURTI: Hoàn toàn đúng. Tôi ham muốn ngôi nhà này, hay tôi ham muốn cái gì khác. Trong chính sự ham muốn đó được bao gồm sự ao ước cho cái mà sự suy nghĩ đã sáng chế. Tôi muốn cái hình ảnh mà sự suy nghĩ đã sáng chế như vui thú. Tôi muốn vui thú đó. Tôi không nghĩ có một khác biệt giữa sự suy nghĩ và sự ham muốn.
DAVID BOHM: Vâng, và sự mâu thuẫn trong sự ham muốn hiện diện trong cùng cách. Giống hệt như có sẵn một mâu thuẫn trong sự suy nghĩ, cũng vậy, có sẵn một mâu thuẫn trong sự ham muốn.
KRISHNAMURTI: Khi tôi còn trẻ tôi ham muốn một người đàn bà; sau đó, tôi ham muốn một ngôi nhà. Tôi thay đổi những mục tiêu của sự ham muốn.
DAVID BOHM: Đó là sự mâu thuẫn.
KRISHNAMURTI: Nhưng sự ham muốn vẫn còn.
DAVID BOHM: Sự ham muốn vẫn còn, nhưng mục tiêu của nó luôn luôn mâu thuẫn. Nó sẽ không ở lại cùng một mục tiêu. Khi anh kiếm được nó, tiếp theo có một ham muốn khác. Nó giống hệt như sự suy nghĩ mà sẽ chuyển động từ một vấn đề sang một vấn đề khác.
KRISHNAMURTI: Đó là như thế. Tôi nghĩ điều đó rõ ràng. Chúng ta đã nói, trong chính bản chất sự ham muốn là mâu thuẫn, mặc dù có vẻ rằng sự ham muốn về những mục tiêu có lẽ thay đổi. Nhưng trong bản thể sự ham muốn là mâu thuẫn, giống như sự suy nghĩ là mâu thuẫn. Thế là lúc này chúng ta hỏi, liệu có một năng lượng mà vận hành trong cánh đồng của thực tế mà không trở nên quanh co?
Bạn thấy, khi tôi bàn luận cùng những học giả người Ấn độ và những người khác, họ đã nói năng lượng này là thiêng liêng – tôi đang sử dụng những từ ngữ của họ – và vì vậy nó không bao giờ có thể vận hành trong cánh đồng của thực tế. Nếu nó có vận hành, nó không bao giờ có thể trở nên mâu thuẫn. Họ giả sử trước, hay tưởng tượng, có một năng lượng không bị quy định, mà là Đại ngã, Thượng đế, hay bất kỳ cái tên nào. Nếu chúng ta có thể xóa sạch những cái trí của chúng ta khỏi qui trình của sáng chế hay tưởng tượng đó – bởi vì chúng ta phải, nếu chúng ta thực sự muốn tìm ra – vậy thì chúng ta có gì? Vậy thì chúng ta chỉ có sự suy nghĩ, và sự ham muốn trong bản thể của nó, bị quanh co trong sự vận hành, và kết quả là mâu thuẫn, vĩnh viễn. Chúng ta không biết điều gì khác nữa. Tôi nghĩ đó sẽ là một mấu chốt thông minh khi thâm nhập; ít ra tôi muốn bắt đầu theo cách đó.
Tôi không biết gì cả ngoại trừ bản chất quanh co của sự suy nghĩ này, và sự ham muốn mà bám vào và thay đổi mục tiêu của sự ao ước của nó. Tôi nhận biết ý thức của tôi, và trong ý thức đó tất cả chuyển động là sự suy nghĩ và sự ham muốn. Ý thức đó, bởi vì nó ở trong sự chuyển động liên tục, không bao giờ đã tìm được một năng lượng mà không mâu thuẫn, không bị sinh ra từ sự ham muốn và sự suy nghĩ. Đó là tất cả mà tôi biết. Vậy thì vấn đề của tôi là: liệu có khi nào sự suy nghĩ có thể thấy chuyển động riêng của nó và sự không hiệu quả của chuyển động riêng của nó? ‘Không hiệu quả’ trong ý nghĩa của, mâu thuẫn, xung đột. Liệu sự suy nghĩ có thể thấy tổng thể chuyển động của nó trong ý thức? Liệu nó có thể thấy nó như một tổng thể?
DAVID BOHM: Người ta có thể thấy những khó khăn ở đó. Tại sao nó trông có vẻ không thể được là bởi vì theo thông thường chúng ta suy nghĩ về điều gì đó, và rằng chính sự suy nghĩ tách rời sự việc mà chúng ta suy nghĩ khỏi sự suy nghĩ đó. Ngay khi chúng ta bắt đầu nói ‘Tôi là sự việc đó mà tôi suy nghĩ về’, vậy thì dường như sự suy nghĩ không thể được duy trì.
KRISHNAMURTI: Vâng, chúng ta hãy chuyển động từ đó. Nếu ý thức của tôi là chính tôi, không có sự tách rời giữa tôi và nội dung của ý thức tôi, nội dung là tôi. Tôi thấy điều đó. Đang thấy đó ở trong cánh đồng của ý thức, hay ở ngoài nó? Khi tôi nói ‘Tôi thấy bản chất mâu thuẫn của sự suy nghĩ, liệu nó là một nhận biết bằng từ ngữ, một hiểu rõ thuộc trí năng, hay nó là sự nhận biết thực sự? Liệu nó là một thực sự? Chúng ta hãy trình bày nó theo cách đó. Hay liệu tôi tưởng tượng rằng tôi thấy, hay liệu tôi nghĩ rằng tôi thấy, hay có phải rằng tôi ham muốn thấy vì vậy tôi thấy? Liệu đang thấy, đang quan sát, đang nhận biết, và vân vân, là một chuyển động của sự suy nghĩ? Nếu nó là như thế, vậy thì tôi không thấy.
Vậy thì, cái trí nói ‘Tôi thấy’ khi nào?
DAVID BOHM: Khi chuyển động của sự suy nghĩ kết thúc.
KRISHNAMURTI: Chắc chắn. Và cái gì đã khiến cho nó kết thúc? Làm thế nào điều đó đã xảy ra?
DAVID BOHM: Qua đang thấy sự mâu thuẫn, hay sự vô lý.
KRISHNAMURTI: Vâng, nhưng khi bạn thấy sự mâu thuẫn và sự vô lý, liệu sự suy nghĩ đang thấy, hay liệu nó tưởng tượng nó đang thấy?
DAVID BOHM: Không, có chú ý đến việc gì sự suy nghĩ đang làm, đến cái thực sự.
KRISHNAMURTI: Vâng, cái thực sự đang được thấy. Cái thực sự mà là sự sáng chế của sự suy nghĩ. Sự ham muốn được sáng chế bởi chuyển động của sự suy nghĩ. Đó là cái thực sự. Và ai thấy nó? Làm thế nào nó xảy ra?
DAVID BOHM: Ồ, không có ai thấy nó.
DR PARCHURE: Có vẻ rằng chú ý là cái mà thấy.
KRISHNAMURTI: Tôi không muốn quay lại, tôi muốn bắt đầu mới mẻ lại.
Tôi có một vấn đề. Dr Bohm đã chỉ rõ cho tôi rằng sự suy nghĩ luôn luôn đang chuyển động từ khuôn mẫu sang khuôn mẫu như những ham muốn mâu thuẫn. Khi sự suy nghĩ làm việc đó, không thể có giải đáp hay kết thúc cho việc đó. Và bạn ấy nói, không có kết thúc cho đau khổ, rối loạn, phiền muộn, xung đột. Tôi lắng nghe bạn ấy bởi vì bạn ấy đang bảo cho tôi điều gì đó rất nghiêm túc. Tôi đang chú ý nó. Tôi tôn trọng điều gì bạn ấy đang nói, và tại một khoảnh khắc được sắp xếp sẵn tôi thấy nó. Tôi thấy cái gì? Khuôn mẫu bằng từ ngữ? Tôi nghe sự diễn tả bằng từ ngữ và vì vậy liệu tôi nắm bắt màu sắc của bức tranh của những từ ngữ? Hay liệu nó là nắm bắt thuộc trí năng của điều gì đang được nói, hay liệu nó không liên quan gì đến tất cả điều đó, nhưng chỉ là sự nhận biết?
Tôi đã lắng nghe. Đối với tôi dường như nó hợp lý, thông minh và thực sự, đó là tất cả. Và rồi thì tại khoảnh khắc nào đó tôi nói, ‘Tôi thấy tổng thể của nó’ – không phải những mảnh được sắp xếp vào chung, nhưng chuyển động tổng thể của sự ham muốn, sự suy nghĩ, sự mâu thuẫn, sự chuyển động từ khuôn mẫu sang khuôn mẫu, những bào chữa. Tôi thấy nó một cách trọn vẹn như một tổng thể; và hành động của tôi của đang thấy nó như một tổng thể là hoàn toàn khác biệt suy nghĩ-hành động.
Tôi đang hỏi bạn, làm thế nào việc này xảy ra?
DAVID BOHM: Tôi không rõ ràng anh có ý gì qua từ ngữ ‘làm thế nào’. Anh thấy, khi tôi đang quan sát nó và tôi thấy rằng sự suy nghĩ không thể được làm cho ngay thẳng, dường như tôi đã không thể diễn tả được điều gì đã xảy ra, nhưng kế tiếp tại khoảnh khắc đó tôi không còn quan tâm để cố gắng làm cho sự suy nghĩ ngay thẳng, vì vậy tôi nghĩ rằng đây là đang thấy.
KRISHNAMURTI: Vâng. Bạn đang hỏi liệu sự suy nghĩ đang tự thấy chính nó trong sự chuyển động và sự mâu thuẫn?
DAVID BOHM: Tôi đang nói rằng khi có đang thấy, vậy thì toàn chuyển động của sự mâu thuẫn này không còn tiếp tục.
KRISHNAMURTI: Liệu sự suy nghĩ tự thấy chính nó?
DAVID BOHM: Không, nó không tự thấy chính nó. Trong ý nghĩa mơ hồ nào đó, đối với tôi dường như có một chuyển động, hay không gian to tát hơn.
KRISHNAMURTI: Điều đó có lẽ được tưởng tượng bởi sự suy nghĩ.
DAVID BOHM: Nó có lẽ được tưởng tượng, vâng.
KRISHNAMURTI: Những người khoa học đã nói có năng lượng vũ trụ. Tôi không biết tất cả điều gì về nó. Mọi điều tôi biết là thế này: sau khi đã lắng nghe cùng chú ý, cùng trân trọng, cùng ân cần, bỗng nhiên tôi nói, ‘Vâng, tôi thấy, tôi hiểu rõ tổng thể của nó, bạn không phải giải thích thêm nữa về nó’. Điều gì gây ra việc này? Nếu bạn nói ‘sự chú ý’, điều đó hàm ý rằng không có trung tâm – trung tâm như sự suy nghĩ – mà đã tạo ra ‘tôi’ và ‘không tôi’ và mọi chuyện còn lại của nó.
Liệu đang thấy này xảy ra khi có sự chú ý, mà hàm ý rằng không có trung tâm mà sự suy nghĩ đã tạo ra và thế là tôi thâu nhận mọi thứ mà không biến dạng nó?
DAVID BOHM: Khi sự suy nghĩ tạo ra trung tâm, điều đó bắt đầu gây biến dạng – liệu đó là điều gì anh đang hàm ý?
KRISHNAMURTI: Vâng, cùng lãnh vực.
DAVID BOHM: Sự yếu ớt của sự suy nghĩ là rằng, chắc chắn sự suy nghĩ tự-tách khỏi điều gì nó suy nghĩ. Nó sáng chế một cái khác tưởng tượng, mà nó gọi là vật – mà thật ra vẫn còn là sự suy nghĩ.
Chúng ta hãy ví dụ tôi đang suy nghĩ về hình ảnh của một cái cây. Lúc này vật mà tôi đang suy nghĩ về nó dường như đuợc tách khỏi tôi. Dường như cái hình ảnh ở nơi nào đó đằng kia và tôi lại ở đây. Thế là có vẻ tôi đã sáng chế hai hình ảnh, một hình ảnh là cái cây và hình ảnh còn lại là tôi.
KRISHNAMURTI: Điều đó đúng. ‘Tôi’ là hình ảnh mà sự suy nghĩ đã sáng chế. Có đang suy nghĩ về cái cây và đang suy nghĩ mà đã sáng chế một hình ảnh trong cái trí như ‘tôi’.
DAVID BOHM: Vâng, nhưng có vẻ rằng sự suy nghĩ biểu thị hai hình ảnh đó như tách rời, khi thật ra nó là một suy nghĩ.
KRISHNAMURTI: Vâng, nó là một suy nghĩ.
DAVID BOHM: Lúc này, từ điều gì anh nói có vẻ rằng không có sự suy nghĩ nếu không có trung tâm.
KRISHNAMURTI: Đó là mấu chốt, điều đó đúng.
DAVID BOHM: Ồ, nếu năng lượng nào đó có thể xảy ra mà không có trung tâm, vậy thì chúng ta sẽ không có vấn đề này.
KRISHNAMURTI: Vâng, điều đó đúng.
Lúc này, liệu đang thấy đó ở bên trong cánh đồng của ý thức? Điều đó có nghĩa, đang thấy đó phải có không gian, và liệu có một không gian mà không bị tiếp xúc bởi sự suy nghĩ trong ý thức, và thế là từ không gian đó nảy sinh sự hiểu rõ tổng thể?
DAVID BOHM: Vâng, nhưng nó là bộ phận của ý thức.
KRISHNAMURTI: Vâng, đó là nó. Nó là bộ phận của nội dung của ý thức mà đã bị quy định bởi tôn giáo và vân vân. Vậy thì đang thấy này xảy ra ở đâu?
DAVID BOHM: Trong trường hợp anh đang bàn luận, khi không gian đó là bộ phận của ý thức?
KRISHNAMURTI: Vâng. Tôi thấy không gian đó là bộ phận của ý thức này và vì vậy nó vẫn còn ở trong cánh đồng của sự mâu thuẫn, vẫn còn ở trong cánh đồng của sự ham muốn, trong cánh đồng của thực tế mà sự suy nghĩ đã sáng chế. Tôi thấy điều đó. Nhưng liệu có một nhận biết, một đang thấy như một tổng thể, phía bên ngoài nó? Và nếu có một đang thấy bên ngoài – nếu tôi có thể sử dụng từ ngữ đó – vậy thì sự suy nghĩ, hay trung tâm mà sự suy nghĩ đã sáng chế, cùng ngoại vi của nó, và tất cả việc đó, kết thúc. Đang thấy là đang kết thúc sự suy nghĩ. Bạn sẽ nói như thế?
DAVID BOHM: Vâng.
KRISHNAMURTI: Sự nhận biết không là một chuyển động của sự suy nghĩ.
DAVID BOHM: Khi anh nhận biết một mâu thuẫn, vậy thì sự suy nghĩ kết thúc.
KRISHNAMURTI: Vâng. Bạn thấy sự thật phía bên ngoài cánh đồng của ý thức; sự thật không ở trong cánh đồng của ý thức. Nếu nó ở trong, nó sẽ là thực tế và vân vân. Sự thật vẫn sẽ mâu thuẫn nếu nó ở trong cánh đồng đó. Nó sẽ là sự thật của bạn, sự thật của tôi, sự thật của anh ấy. Nếu nó không ở trong cánh đồng đó, nó là sự thật. Và bởi vì bạn thấy nó, hành động của bạn trong cánh đồng của thực tế không bao giờ quanh co. Đúng chứ?
DAVID BOHM: Vâng. Liệu có thể rằng anh rơi lại sự mâu thuẫn?
KRISHNAMURTI: Không bao giờ, nếu tôi thấy sự thật.
DAVID BOHM: Chỉ một lần là đủ rồi.
KRISHNAMURTI: Tuyệt đối. Nếu có một nhận biết của sự thật, làm thế nào bạn có thể quay lại cái gì đó mà không là sự thật?
DAVID BOHM: Nhưng vậy thì, làm thế nào anh vô tình gây ra những lỗi lầm?
KRISHNAMURTI: Chúng ta đang nói sự thật không thể gây ra một ‘lỗi lầm’ – trong ngoặc.
DAVID BOHM: Nó có thể làm những việc sai lầm chỉ vì thông tin sai lầm. Nó giống như một máy tính tốt; nếu nó được cho thông tin sai lầm nó sẽ đưa ra kết quả sai lầm, nó phải.
KRISHNAMURTI: Vâng, điều đó đúng, đó là một ví von hay ho. Bạn thấy rằng những tôn giáo có tổ chức không có sự thật trong chúng. Bạn hoàn toàn thấy nó và bạn không quay lại và tổ chức những ý tưởng tôn giáo – nó đã chấm dứt cho bạn. Và hành động của bạn sẽ hoàn toàn hợp lý, không bao giờ mâu thuẫn.
DAVID BOHM: Vâng. Nhưng có một cảm thấy rằng những con người không thể là loại hoàn hảo này, anh thấy.
KRISHNAMURTI: Nó không là sự hoàn hảo, thưa bạn. Tôi không thấy nó như sự hoàn hảo. Tôi thấy nó như một con người mà tỉnh táo, nhạy cảm, chú ý và thấy sự nguy hiểm, và thế là không tiếp xúc nó.
DAVID BOHM: Tôi đã nói chuyện với vài người khoa học, đặc biệt với một người trong họ, và tôi nghĩ anh ấy có ý tưởng nào đó về điều gì anh có ý. Nhưng anh ấy khá ngờ vực rằng một con người có thể thực sự nhạy cảm, sẵn sàng buông bỏ tất cả những quyến luyến của người ấy.
KRISHNAMURTI: Tôi không thấy tại sao nó không phải là con người, nếu người ta được phép nói theo cách đó. Tại sao nó không phải con người để thấy sự thật?
DAVID BOHM: Tôi nghĩ anh nói đúng. Không có lý do gì cả, nó chỉ là truyền thống của chúng ta.
KRISHNAMURTI: Đó là nó, bề dầy của bức tường mà sự suy nghĩ đã sáng chế.
DAVID BOHM: Con người đã sáng chế truyền thống của khiêm tốn, của nói ‘Chỉ con người mới lỗi lầm’, và vân vân.
KRISHNAMURTI: Không có nghi ngờ của sự khiêm tốn về điều này. Tôi nghĩ người ta phải có một ý thức vô vùng của sự khiêm tốn để thấy sự thật. Sự diễn tả về nó không được thực hiện bằng sự khiêm tốn, nó không liên quan gì đến ‘tôi’.
DAVID BOHM: Vâng, tôi hiểu rõ điều đó.
KRISHAMURTI: Chúng ta hãy quay lại nghi vấn của chúng ta.
Liệu có một không gian trong ý thức mà không bị tạo ra bởi sự suy nghĩ? Liệu có bất kỳ bộ phận nào của ý thức, một góc nhỏ, mà sự suy nghĩ đã không tiếp xúc?
DAVID BOHM: Tôi nên nghĩ nó không thể được, bởi vì sự suy nghĩ là một cấu trúc; mọi bộ phận của sự suy nghĩ tiếp xúc mọi bộ phận còn lại, trong quan điểm của tôi.
KRISHNAMURTI: Tôi thấy điều đó. Mọi suy nghĩ tiếp xúc vô số những phần còn lại.
DAVID BOHM: Hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp, tất cả chúng đều tiếp xúc.
KRISHNAMURTI: Hoàn toàn đúng. Tất cả những mảnh trong ý thức đều liên quan. Vì vậy, không có không gian, không một ngõ ngách kín đáo nào mà sự suy nghĩ đã không tiếp xúc. Như chúng ta đã nói, tất cả những suy nghĩ, tất cả những mảnh có liên quan lẫn nhau. Đó là như thế, vậy thì cái gì tạo ra động thái của sự nhận biết?
DAVID BOHM: Thường xuyên anh đặt ra loại nghi vấn này mà đáp án không rõ ràng.
KRISHNAMURTI: Tôi nghĩ đáp án rõ ràng, thưa bạn, khi chúng ta nói sự suy nghĩ kết thúc.
DAVID BOHM: Đó là điều gì chúng ta đã nói trước kia, vâng. Nhưng sau đó anh hỏi, cái gì mang nó đến một kết thúc?
KRISHNAMURTI: Câu hỏi đầu tiên của tôi là: liệu sự suy nghĩ thấy sự chuyển động riêng của nó, và vì vậy chính sự suy nghĩ thấy sự vô ích của nó và kết thúc?
DAVID BOHM: Dường như đối với tôi sự suy nghĩ không có khả năng đó, bởi vì sự suy nghĩ xử lý những mảnh. Tất cả mọi điều mà sự suy nghĩ nhận biết, nó nhận biết trong những mảnh. Nó có lẽ thấy sự vô ích trong một cách phân chia.
KRISHNAMURTI: Vâng, và vì vậy nó có thể tự mâu thuẫn chính nó.
DAVID BOHM: Một mảnh sẽ cố gắng kết thúc và mảnh còn lại cứ tiếp tục.
KRISHNAMURTI: Vậy là bạn đang nói, sự suy nghĩ không thể thấy chính nó như một tổng thể. Chỉ một cái trí mà thấy tổng thể đó mới thấy sự thật, và muốn thấy tổng thể đó, sự suy nghĩ phải kết thúc. Lúc này, làm thế nào điều này xảy ra? Không phải ‘làm thế nào’ trong ý nghĩa của một phương pháp, một hệ thống, nhưng cái gì tạo ra điều này? Nếu bạn nói nó là sự chú ý, nó không hoàn toàn là điều đó.
DAVID BOHM: Tại sao anh nói nó không là sự chú ý?
KRISHNAMURTI: Bởi vì khi bạn không chú ý, bạn thấy những vật mà bạn đã chưa bao giờ thấy trước kia.
DAVID BOHM: Chúng ta hãy rõ ràng điều này. Anh đang nói có một nhận biết vượt khỏi sự chú ý, mà hiện diện bất ngờ.
KRISHNAMURTI: Nó không thể được mời mọc. Nó giống như đang nói, ‘Tôi sẽ chú ý với mục đích nhận được sự thật’. Điều đó không có ý nghĩa.
DAVID BOHM: Từ ngữ ‘chú ý’ tại cơ bản có nghĩa kéo dài chính anh hướng về cái gì đó. Lúc này, anh đang nói rằng, trong ý nghĩa nào đó, khi anh không kéo dài ra, cái gì đó có lẽ bất ngờ hiện diện.
KRISHNAMURTI: Đó là lý do tại sao khi bạn nói nó là sự chú ý, tôi nói nó không hoàn toàn là điều đó.
DAVID BOHM: Nhưng liệu sự chú ý vẫn còn liên quan với sự suy nghĩ?
KRISHAMURTI: Không, sự tập trung liên quan với sự suy nghĩ.
DAVID BOHM: Nhưng có một chú ý, anh nói, mà không liên quan với sự suy nghĩ, nhưng vẫn vậy nó không là điều gì chúng ta ao ước.
KRISHNAMURTI: Không, nó không là tổng thể.
DAVID BOHM: Không hoàn toàn đầy đủ điều gì chúng ta cần đến.
KRISHNAMURTI: Thế là có một nhận biết mà không là sự tập trung, một nhận biết trong nó không có sự chọn lựa, một nhận biết mà chuyển động – và sự chú ý. Trong chú ý đó có một đang kéo dài để hiểu rõ. Đó là sự chú ý trong cánh đồng của thực tế để hiểu rõ cái gì đó. Đối với tôi điều đó không đầy đủ.
DAVID BOHM: Liệu anh sẽ nói, sự chú ý có nghĩa đang kéo dài từ sự nhận biết?
KRISHNAMURTI: Vâng.
DAVID BOHM: Vậy thì, nó không đầy đủ.
KRISHNAMURTI: Không đầy đủ, nếu chúng ta hiểu rõ nghĩa lý của cụm từ để là ‘kéo dài’ đó.
DAVID BOHM: Vâng, nhưng giả sử tôi đã nói rằng tôi nhận biết được cái gì đó và tôi kéo dài đến nó, tôi muốn hiểu rõ nó. Chính từ ngữ ‘nhận biết’ có nghĩa để hiểu rõ. Và đó không là sự suy nghĩ, nhưng nó vẫn còn được đặt nền tảng trên ký ức.
KRISHNAMURTI: Nó không hoàn toàn đầy đủ.
DAVID BOHM: Nó vượt khỏi ký ức nhưng nó không hoàn toàn đầy đủ, bởi vì anh nói sự suy nghĩ là sự chuyển động của ký ức.
KRISHNAMURTI: Thế là, phải có một ý thức của không-hiện diện, phải có một ý thức của trống không. Khi có sự chọn lựa trong sự nhận biết, vậy thì nó không trống không.
DAVID BOHM: Vâng, nhưng chúng ta đang nói về sự nhận biết mà không chọn lựa, vậy thì chúng ta vượt khỏi sự chú ý.
KRISHNAMURTI: Và chúng ta nói, sự chú ý vẫn còn không đầy đủ.
DAVID BOHM: Sự chú ý là gì? Nó là một loại của năng lượng?
KRISHNAMURTI: Sự chú ý là sự tổng hợp của năng lượng, nhưng nó không hoàn toàn đầy đủ.
DAVID BOHM: Nó là sự tổng hợp của năng lượng con người.
KRISHNAMURTI: Nó là một năng lượng con người, nó không đầy đủ. Chắc chắn.
Vì vậy, nếu cái trí, trải qua tất cả việc này, đến trống không tuyệt đối – trống không là không một vật trong nó – nó còn nhiều hơn sự tổng hợp của năng lượng; nó còn vượt khỏi hơn nhiều!
DAVID BOHM: Sự chú ý là sự tổng hợp của năng lượng của con người, và anh đang nói có lẽ có một năng lượng vượt khỏi năng lượng đó.
KRISHNAMURTI: Điều đó đúng.
DAVID BOHM: Mà nó sẽ là sai lầm khi gọi là vũ trụ, nhưng vẫn vậy nó là cái gì đó vượt khỏi điều gì chúng ta muốn gọi là năng lượng của cá thể.
KRISHNAMURTI: Vượt khỏi năng lượng của con người. Có một nguy hiểm trong điều này, bởi vì người ta có thể tưởng tượng rằng cái trí đã thấy tất cả điều đó.
DAVID BOHM: Anh đã thông suốt việc khám phá tất cả điều này. Nói cách khác, điều gì anh đang nói lúc này là một khám phá. Hay anh đã đang thấy nó theo cách này tất cả sống của anh?
KRSHNAMURTI: Tôi nghĩ rằng như thế.
DAVID BOHM: Vậy thì nó nổi cộm một nghi vấn khác, mà chúng ta đã bàn luận một lần trước đây, rằng bởi vì lý do lạ lùng nào đó anh đã là cách đó và phần còn lại của chúng tôi đã không là. Tôi có ý, sự kết hợp của những khuynh hướng và môi trường sống nào đó khiến cho một con người bị quy định.
KRISHNAMURTI: Vâng nhưng anh ta đã trải qua tất cả điều đó. Một người trải qua tất cả điều đó mà bị quy định. Một người khác trải qua tất cả điều đó mà không bị quy định.
DAVID BOHM: Không rõ ràng sự khác biệt là gì. Tại sao có một khác biệt?
KRISHNAMURTI: Có hai người, một bị quy định và người còn lại không bị quy định. Làm thế nào nó đã xảy ra đến độ một người không bị quy định? Liệu lúc đầu do bởi không có sức khỏe tốt, bởi vì cậu ta rất ốm yếu, bị bệnh nặng, và vì vậy cậu ta không bao giờ lắng nghe bất kỳ thứ gì? Liệu tình trạng bị quy định không bao giờ thâm nhập bởi vì thân thể không khỏe mạnh và vì vậy cậu ta đã không thâu nhận bất kỳ thứ gì?
DAVID BOHM: Tôi thấy, và sau đó đến lúc cậu ta có thể thâu nhận, cậu ta khỏe mạnh hơn.
KRISHNAMURTI: Vâng, vì vậy cậu ta không bao giờ nhiễm phải nó.
DAVID BOHM: Nó đã không bao giờ ảnh hưởng.
KRISHNAMURTI: Người còn lại bị ảnh hưởng.
DAVID BOHM: Trong tiến trình của sự phát triển, trẻ em trải qua những chặng đường của cởi mở vô cùng cho điều gì đó và tại một chặng đường nào đó sự phát triển cởi mở không còn xảy ra.
KRISHNAMURTI: Người còn lại, người không bị quy định, luôn luôn cởi mở.
DAVID BOHM: Vâng, anh ấy vẫn còn cởi mở.
KRISHNAMURTI: Lúc này, làm thế nào việc đó xảy ra? Có nhiều lý thuyết về việc này. Một lý thuyết là rằng thực thể mà không bị quy định đã có nhiều cuộc sống trước.
DAVID BOHM: Vâng tôi hiểu rõ lý thuyết đó.
KRISHNAMURTI: Và lý thuyết khác là – tôi sẽ không sử dụng ngôn ngữ Á đông, tôi muốn tránh nó – rằng có một hồ chứa của sự tốt lành.
Liệu có sự tốt lành trong thế giới? Và liệu có sự xấu xa trong thế giới?
DAVID BOHM: Đó là một nghi vấn chúng ta có thể bàn luận, bởi vì nó không rõ ràng.
KRISHNAMURTI: Tôi có ý có hai điều này, sự xấu xa và sự tốt lành. Tôi chỉ đang nói, có lý thuyết này. Tôi sẽ không gọi chúng là ‘những nguyên tắc’, đó sẽ là một ý tưởng.
DAVID BOHM: Anh nói có vẻ như anh đang gọi nó là một chất. Có vẻ chúng hầu như giống như những chất, hay những năng lượng.
DR PARCHURE: Hai lực lượng.
KRISHNAMURTI: Chúng ta hãy sử dụng từ ngữ ‘những lực lượng’, và vài người Á đông tin tưởng rằng tốt lành ở cùng người đã tiến hóa thuộc tinh thần, họ bám chặt nó. Và xấu xa lại theo cùng những người đang đấu tranh với tốt lành. Ý tưởng này tồn tại qua những thời đại; những người Ai cập đã tin tưởng nó, những người Roman, những người Persian và vân vân. Nó nghe có vẻ lố bịch, tôi chỉ đang đề nghị nó để tìm hiểu và loại bỏ. Tốt lành đó có thể thâm nhập vào một con người và thế là giữ cho anh ấy được nguyên vẹn.
DAVID BOHM: Vâng, để kháng cự sự quy định.
KRISHNAMURTI: Giữ cho anh ấy nguyên vẹn, không ‘kháng cự’.
DAVID BOHM: Không, không kháng cự, nhưng anh ấy trở nên trơ trơ đối với sự quy định.
KRISHNAMURTI: Vâng, trơ trơ, không thứ gì xâm nhập. Mấu chốt là rằng lực lượng của tốt lành đang giữ gìn một người nào đó mà chẳng có bao nhiêu sự ích kỷ, mà có rất ít cái tôi.
DAVID BOHM: Vâng, nhưng điều đó không đề cập đúng vào nghi vấn, anh thấy.
KRISHNAMURTI: Dĩ nhiên, tôi chỉ đang đưa cho bạn ý tưởng. Một lý thuyết khác là từ niên thiếu cậu ta bị bệnh tật, trí óc phát triển chậm, lơ đãng.
DAVID BOHM: Lý thuyết còn lại là thoạt đầu cái người không bị quy định không đủ sức khỏe để chú ý đến thế giới và sau đó, đến lúc cậu ta có thể chú ý, cậu ta đã được tự do khỏi nó. Đó có lẽ là một lý thuyết hợp lý.
KRISHNAMURTI: Vâng, điều đó dường như khá hợp lý. Nhưng điều đó không cho bạn tổng thể của nó. Tôi không đang nói tôi không bị quy định; về phần tôi sẽ là dốt nát khi nói như thế.
Vì vậy, nghi vấn là, làm thế nào sự nhận biết này mà vượt khỏi sự chú ý, vượt khỏi sự hiểu rõ, vượt khỏi sự tập trung, lại xảy ra? Liệu mọi đứa trẻ phải trở nên bệnh tật, không khỏe mạnh?
DAVID BOHM: Hầu hết những đứa trẻ không mạnh khỏe chỉ bị cuốn hút bởi những việc xấu xa hơn. Chắc chắn rất bất ngờ rằng nó sẽ sinh ra sự ảnh hưởng tốt lành này.
KRISHNAMURTI: Liệu nó có thể được vun quén? Chắc chắn không. Sự vun quén hàm ý thời gian, và mọi chuyện còn lại của nó. Vì vậy cái gì tạo ra điều này? Chúng ta sẽ thâm nhập nó một chút xíu?
Phải có sự nhận biết. Sự nhận biết có nghĩa nhạy cảm, không chỉ nhạy cảm đến sự ham muốn riêng của người ta, mà rất dễ dàng, nhưng còn cả nhạy cảm đến môi trường, đến những người khác. Và trong sự nhận biết đó, bất kỳ sự chọn lựa nào vẫn còn là sự chuyển động của sự suy nghĩ. Vì vậy trong sự nhận biết, sự chuyển động của sự suy nghĩ như chọn lựa kết thúc.
DAVID BOHM: Vâng. Anh sẽ nói rằng sự chọn lựa là bản thể của sự chuyển động của sự suy nghĩ?
KRISHNAMURTI: Vâng.
DAVID BOHM: Nói cách khác, đó là gốc rễ thực sự của nó.
KRISHNAMURTI: Vâng, tôi nghĩ điều đó cũng hợp lý. Từ sự chú ý đó có thương yêu, ân cần và một ý thức của sự hiệp thông thăm thẳm. Bạn nói điều gì đó và cái trí thâu nhận nó tại chiều sâu của nó – không phải hời hợt. Và từng đó chưa đầy đủ, chắc chắn.
DAVID BOHM: Tất cả điều này vẫn còn là cá thể con người bình thường đang thâm nhập vào chiều sâu của anh ấy.
KRISHNAMURTI: Vâng.
DAVID BOHM: Sự suy nghĩ, chúng ta có thể nói, khá hời hợt, nó chỉ là một bộ phận rất nhỏ của sự vận hành của bộ não và những dây thần kinh. Trong sự nhận biết và chú ý chúng ta thâm nhập thăm thẳm hơn nhiều.
KRISHNAMURTI: Vâng, hoàn toàn đúng. Vì vậy, tình yêu trong sự chú ý khác biệt với tình yêu mà tồn tại trong cánh đồng của thực tế.
DAVID BOHM: Trong cánh đồng của thực tế nó không là tình yêu.
KRISHNAMURTI: Điều đó đúng. Vậy là trong sự chú ý có chất lượng của tình yêu này. Tôi thương yêu bạn, vì vậy tôi thâu nhận bạn sâu thẳm, vì vậy sự chuyển tải không bằng từ ngữ. Và điều đókhông đầy đủ.
DAVID BOHM: Nó vẫn còn là một chiều sâu của cá thể con người.
KRISHNAMURTI: Vâng. Vì vậy câu hỏi kế tiếp là: liệu ý thức này có thể hoàn toàn được trống không khỏi nội dung của nó? Mà có nghĩa, không vật bên trong nó, không vật được sáng chế bởi sự suy nghĩ, bởi những hoàn cảnh, bởi tính khí, bởi tưởng tượng, bởi khuynh hướng, bởi khả năng.
DAVID BOHM: Khi anh nhận biết được môi trường sống, đó không là điều gì anh có ý qua ‘không vật bên trong’. Nói cách khác, đó vẫn còn bao gồm một nhận biết của môi trường sống.
KRISHNAMURTI: Dĩ nhiên. Ở đây không vật. Liệu điều đó có thể được? Liệu người ta đang tưởng tượng nó?
DAVID BOHM: Ồ, vâng.
KRISHNAMURTI: Chúng ta không đang tưởng tượng nó, bởi vì ngay từ khởi đầu chúng ta đã thấy rằng sự suy nghĩ là mâu thuẫn. Bộ phận của sự suy nghĩ đó là sự ham muốn mà là mâu thuẫn. Vì vậy, sự suy nghĩ, sự ham muốn, trong sự chuyển động của chúng phải tạo ra sự mâu thuẫn và sự phân chia. Và chúng ta chuyển động từ đó đến ý thức của một mảnh đang điều khiển, đang đối nghịch, đang chống cự những mảnh còn lại của sự suy nghĩ. Đó là sự tập trung. Chúng ta thấy điều đó. Vậy là, có sự nhận biết mà trong nó sự suy nghĩ len lỏi vào như sự chọn lựa, và điều đóđược thấy. Tiếp theo, có sự chú ý này mà trong nó có thương yêu, mà đã không hiện diện trong sự nhận biết hay trong sự tập trung.
DAIVD BOHM: Anh đã nói nó hiện diện trong sự chú ý nhưng không trong sự nhận biết?
KRISHNAMURTI: Vâng, sự chú ý có chất lượng của tình yêu này. Sau đó, bạn hỏi: qua nó anh có ý gì, làm thế nào anh biết? Và điều đó vẫn cònkhông đầy đủ. Vì vậy, câu hỏi kế tiếp là: liệu ý thức này có thể hoàn toàn được trống không và thế là nó không còn là ý thức như chúng ta biết?
DAVID BOHM: Vậy thì, liệu nó vẫn sẽ còn là ý thức?
KRISHNAMURTI: Đó là nó.
DAVID BOHM: Ồ, nó sẽ?
KRISHNAMURTI: Không, nó sẽ không. Tôi nói rằng ý thức như chúng ta biết là nội dung của nó, nó là sự chuyển động – rộng rãi hay chật hẹp – của sự suy nghĩ. Trong trống không, không có sự chuyển động gì cả. Nhưng nó có sự chuyển động riêng của nó như năng lượng – dù nó là bất kỳ thứ gì – mà sau đó có thể vận hành trong cánh đồng của thực tế.
DAVID BOHM: Chúng ta phải rõ ràng điều gì anh nói, bởi vì anh nói ‘nó không có sự chuyển động’, vẫn vậy anh nói ‘nó có sự chuyển động’.
KRISHNAMURTI: Sự chuyển động mà chúng ta biết là thời gian – từ đây đến đó, và mọi chuyện còn lại của nó. Liệu ta có thể sử dụng từ ngữ ‘trống không’, trong ý nghĩa rằng một cái tách trống không?
DAVID BOHM: Điều đó có nghĩa nó có khả năng thâu nhận nội dung. Anh có lẽ không sử dụng nó trong ý nghĩa đó.
KRISHNAMURTI: Không, tôi không đang sử dụng nó trong ý nghĩa đó.
DAVID BOHM: Nếu anh nói cái tách trống không, nó hàm ý rằng cái gì đó sẽ đổ đầy nó.
KRISHNAMURTI: Hoàn toàn đúng. Không, nó không là điều đó. Có trống không, nhưng nó có một chuyển động mà không là sự chuyển động của sự suy nghĩ, mà không là sự chuyển động của thời gian.
DAVID BOHM: Vậy là, lúc này chúng ta có hai loại chuyển động, có thời gian và cái gì đó khác nữa.
KRISHNAMURTI: Vâng.
DAVID BOHM: Nó cũng chợt lóe ra cho tôi rằng thời gian là sự mâu thuẫn. Liệu chúng ta có thể nói rằng khi suy nghĩ đến một mâu thuẫn nó liền nhảy sang một suy nghĩ khác, và sang một suy nghĩ khác, và nhảy sang đó là thời gian?
KRISHNAMURTI: Đúng, nó vẫn còn chuyển động.
DAVID BOHM: Vì vậy sự chuyển động của sự suy nghĩ, chính bản thể của thời gian thuộc tâm lý, là sự mâu thuẫn.
KRISHNAMURTI: Thưa bạn, chúng ta đang hỏi liệu có một năng lượng mà không mâu thuẫn, mà không đang nhảy từ một khuôn mẫu sang một khuôn mẫu khác, một chuyển động mà hoàn toàn không liên quan với chuyển động-thời gian?
DAVID BOHM: Một cách để giải thích nó là có năng lượng đó mà tự phơi bày trong trật tự của thực tế trong thời gian. Liệu điều đó có ý nghĩa?
KRISHNAMURTI: Vâng.
DAVID BOHM: Nó thể hiện, nó tự phơi bày, đúng chứ?
KRISHNAMURTI: Vâng, điều đó đúng. Liệu bạn có thể lặp lại nó một lần nữa?
DAVID BOHM: Một quan điểm mà tôi đã nghe là rằng có một chuyển động mà anh nói, không thời gian. Nó không tồn tại trong thời gian nhưng nó thể hiện trong thời gian, hay tự phơi bày trong thời gian.
KRISHNAMURTI: Mà là điều gì chúng ta đang nói trong một cách khác, đúng chứ?
DAVID BOHM: Vâng. Vô số người đã nói điều đó, những người cổ xưa và cũng cả những người Ấn độ ở Mỹ.
KRISHNAMURTI: Vâng, và những người Châu á; ở Ấn độ nữa, họ nói rằng nó tự thể hiện trong cánh đồng của thực tế.
DAVID BOHM: Và thời gian, vâng. Liệu điều đó có thể chấp nhận được đối với anh?
KRISHNAMURTI: Tôi vẫn chưa hoàn toàn thấy nó trong cách đó. Tôi đang bắt đầu thâm nhập nó. Liệu chúng ta đang diễn tả nó trong những từ ngữ khác, rằng con người mà nhận biết sự thật có thể vận hành trong cánh đồng của thực tế, và thế là sự nhận biết của anh ấy không bao giờ bị biến dạng, mặc dù anh ấy vận hành?
DAVID BOHM: Nhưng những người khác, đang quan sát anh ấy, sẽ thấy anh ấy đang vận hành trong cánh đồng của thực tế, trong trường hợp này chúng ta có thể gọi nó là một thể hiện.
KRISHNAMURTI: Vâng, một thể hiện, Avatar – một từ ngữ tiếng Phạn. Liệu điều đó sẽ đúng? Đó là, bạn như một con người, nhận biết sự thật. Bạn có sự nhận biết đó và bạn vận hành trong cánh đồng của thực tế. Thế là, sự thể hiện đó phải là bản thể của thông minh mà không thể bị biến dạng.
Tôi xin phép đặt ra một câu hỏi theo cách này? Tại sao sự thật nên vận hành trong cánh đồng của thực tế?
DAVID BOHM: Ồ, đó là mấu chốt mà có thể đang gây lo lắng cho tôi ở sâu thẳm trong cái trí.
KRISHNAMURTI: Tôi hiểu được bạn! Tại sao nó nên vận hành trong cánh đồng của thực tế?
DAVID BOHM: Ồ, chúng ta hãy chỉ nói rằng thông thường con người chấp nhận rằng nó vận hành. Có lẽ nó không.
KRISHNAMURTI: Đó là điều gì tôi đang hỏi. Tại sao nó nên vận hành? Tại sao chúng ta nên tin tưởng rằng nó vận hành?
DAVID BOHM: Tôi có thể thấy tại sao chúng ta tin tưởng, nó không có nghĩa rằng điều đó đúng.
KRISHNAMURTI: Không, tôi không nghĩ rằng điều đó đúng.
DAVID BOHM: Chúng ta tin tưởng bởi vì chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ có cái gì đó trong cánh đồng của thực tế để giúp đỡ chúng ta đúng đắn.
KRISHNAMURTI: Để có một loạt hy vọng. Chúng ta đã chấp nhận như một bộ phận của truyền thống, như một bộ phận của tình trạng bị quy định của chúng ta, sự hy vọng, sự ham muốn và sự suy nghĩ của chúng ta, rằng con người mà nhận biết sự thật có thể và có vận hành trong cánh đồng của thực tế. Bạn và tôi đến và nói, tại sao anh ấy nên?
DAVID BOHM: Có lẽ anh ấy không nên.
KRISHNAMURTI: Tôi nghĩ đây có lẽ là cái thực sự hơn là sự ham muốn mà sáng chế cái thực sự.
DAVID BOHM: Có lẽ anh thích thay đổi và nói, con người đó vận hành trong thực sự. Anh sẽ phải chấp nhận điều đó, đúng chứ?
KRISHNAMURTI: Dĩ nhiên.
DAVID BOHM: Nhưng dẫu vậy, có lẽ anh nói cánh đồng của thực tế bị biến dạng và ảo tưởng; nó không bao giờ hoàn toàn đúng đắn.
KRISHNAMURTI: Đó là một điều rất nguy hiểm. Thưa bạn, nếu sự thật vận hành trong thực tế, vậy thì có giả thuyết rằng con người chứa đựng sự thật, rằng ý thức chứa đựng sự thật.
DAVID BOHM: Ồ, ít ra nó có một liên kết với sự thật.
KRISHNAMURTI: Đó là cùng một sự việc được giải thích theo cách khác: ‘Trong con người có nguyên tắc tối thượng’.
DAVID BOHM: Tôi nghĩ cách tinh tế nhất là nói rằng trong con người, nguyên tắc tối thượng đó vận hành, mặc dù nó có lẽ vượt khỏi anh ấy.
KRISHNAMURTI: Tôi nghi ngờ điều đó.
Chúng ta đang hỏi, tại sao sự thật nên vào cánh đồng của thực tế? Tại sao nguyên tắc tối thượng đó nên tự thể hiện trong cánh đồng của thực tế? Bạn có thể giải thích nó trong mười cách khác nhau – tại sao nó nên? Chúng ta ao ướcnó vận hành, bởi vì nó là một bộ phận của sự ham muốn của chúng ta, bộ phận của sự suy nghĩ của chúng ta.
DAVID BOHM: Chúng ta thích cảm thấy rằng nó có thể vận hành để mang sự trật tự vào trong thực tế.
KRISHNAMURTI: Vâng, thế là chúng ta bám vào ý tưởng đó. Và nếu tôi không bám vào ý tưởng đó, câu hỏi kế tiếp là: làm thế nào tôi, đang sống trong thế giới của thực tế, sáng tạo sự trật tự cho nó?
DAVID BOHM: Vâng, nhưng vậy thì liệu anh đang sống trong thế giới của thực tế?
KRISHNAMURTI: Giả sử một con người đang sống trong thực tế, và anh ấy nói, ‘Tôi thấy sự hỗn loạn khủng khiếp này, làm thế nào tôi tạo ra sự trật tự cho nó?’
DAVID BOHM: Hầu như nó theo sau từ điều gì anh nói rằng nó không thể thực hiện được.
KRISHNAMURTI: Chính xác đó là nó. Bởi vì sự suy nghĩ không thể tạo ra sự trật tự trong thế giới mà những con người đang sống trong đó.
DAVID BOHM: Không, chính sự suy nghĩ là vô trật tự.
KRISHNAMURTI: Vì vậy con người nói, ‘Đừng đề cập đến nó, ra khỏi nó, vào một tu viện, ra đi một mình, thành lập một cộng đồng của những bình đẳng, bởi vì bạn không thể tạo ra trật tự trong vô trật tự này.’
DAVID BOHM: Đối với tôi dường như sự tiếp cận đúng đắn là suy nghĩ về cái thực sự. Anh thấy, như thoạt đầu chúng ta đã nói, thực tế này có lẽ là cái thực sự, nhưng nó cái giả dối. Thế là, sự thật không thể vận hành trong cái giả dối.
KRISHNAMURTI: Vâng, sự thật không thể vận hành trong cái giả dối. Nhưng tôi bị bao bọc bởi nó, tôi làgiả dối. Bạn theo kịp chứ, thưa bạn? Tôi làgiả dối, bởi vì điều gì sự suy nghĩ đã tạo ra thuộc tâm lý làgiả dối. Và làm thế nào sự thật có thể vận hành trong cái giả dối?
DAVID BOHM: Nó không.
KRISHNAMURTI: Chắc chắn, nó không thể. Nhưng liệu có thể có sự trật tự trong cánh đồng của cái giả dối? Bởi vì đó là điều gì chúng ta cần.
DAVID BOHM: Vâng, chúng ta có thể có sự trật tự tương đối nào đó.
KRISHNAMURTI: Thế là, bạn đang nói sự trật tự là tương đối.
DAVID BOHM: Tôi có ý chúng ta không thể cố định nó.
KRISHNAMURTI: Sự trật tự là tương đối, và cũng có một trật tự của sự thật mà là sự trật tự tối thượng.
DAVID BOHM: Vâng, nhưng từ điều gì anh đang nói, nó không thể ở trong cánh đồng của thực tế. Tôi có ý, chúng ta có thể tạo ra sự trật tự tương đối vào những sống của chúng ta trong cánh đồng của thực tế.
KRISHNAMURTI: Nhưng điều đó không đầy đủ. Đó là điều gì những người chính trị đang làm. Vì vậy, những con người giới thiệu một yếu tố của sự trật tự thiêng liêng, của sự thật và hy vọng, và họ cầu nguyện để nhận được ơn lành của sự trật tự thiêng liêng đó mà sẽ xếp đặt nhiều trật tự tương đối hơn nữa vào những sống của họ. Điều đó không thỏa đáng. Nó vô lý, thậm chí bằng từ ngữ nó không thể chấp nhận được.
Vì vậy đây là hai vấn đề. Tôi muốn sự trật tự ở đây trong thế giới của thực tế, bởi vì sự trật tự có nghĩa an toàn, bảo đảm, bảo vệ. Tôi phải có điều đó cho mọi người, và sự suy nghĩ không thể sản sinh sự trật tự đó, bởi vì chính sự suy nghĩ đã tạo ra sự vô trật tự, chính sự suy nghĩ là phân chia. Vì vậy, sự suy nghĩ không thể tạo ra sự trật tự mà là cốt lõi cho những con người. Những con người có thể sáng chế Thượng đế, hay một nguồn của năng lượng mà là sự thật, mà sẽ giúp đỡ con người tạo ra sự trật tự. Sự suy nghĩ có thể chiếu rọi một sự thật – nhưng điều đó sai lầm, tôi không chấp nhận điều đó.
Tuy nhiên, tôi cần sự trật tự. Không phải sự trật tự tương đối, chúng ta đã đùa giỡn trò chơi đó suốt hàng thế kỷ. Tôi cần sự trật tự tuyệt đối ở đây. Tại sao tôi không thể có được sự trật tự tuyệt đối ở đây mà không cần cầu khẩn hay mong đợi sự thật?
DAVID BOHM: Chúng ta hãy thâm nhập điều đó. Thoạt đầu anh có thể nói rằng điều gì sáng chế thực tế đó là sự suy nghĩ, và sự suy nghĩ là mâu thuẫn. Điều gì sẽ khiến cho sự suy nghĩ không-mâu thuẫn?
KRISHNAMURTI: Thế là tôi giới thiệu cái gì đó mà tôi hy vọng sẽ mang lại sự trật tự.
DAVID BOHM: Sự không-mâu thuẫn.
KRISHNAMURTI: Và đó cũng là sự sáng chế của sự suy nghĩ.
DAVID BOHM: Vâng, nhưng tôi không thấy làm thế nào anh có thể tạo ra điều gì anh sẽ muốn có được.
KRISHNAMURTI: Nhưng những con người bình thường, lành mạnh, thông minh có nhu cầu cho sự trật tự hoàn toàn ở đây.
DAVID BOHM: Chúng ta hãy cố gắng quan sát điều đó, bởi vì anh thấy rằng toàn thế giới hầu như hoàn toàn ở trong sự vô trật tự và chúng ta thấy không có phương cách rõ ràng nào để tạo ra sự trật tự. Con người đã cố gắng trong vô vàn phương cách và chừng nào thế giới còn bị cai trị bởi sự suy nghĩ, sự vô trật tự sẽ tiếp tục.
KRISHNAMURTI: Đó là nó. Tôi chấp nhận điều đó, bởi vì bạn đã chỉ rõ nó cho tôi một cách hợp lý. Tôi nói điều đó đầy đủ rồi. Tôi không ao ước bất kỳ điều gì nữa. Tôi sẽ thấy, kiểm soát, và định hình sự suy nghĩ.
DAVID BOHM: Nhưng liệu anh có thể?
KRISHNAMURTI: Chính sự suy nghĩ nói, ‘Tôi sẽ có trật tự’. Tôi biết tôi đang vô trật tự, tôi nhảy từ khuôn mẫu sang khuôn mẫu, có sự mâu thuẫn, và vân vân. Tôi biết tất cả điều này, nhưng tôi sẽ rất cảnh giác. Và trạng thái cảnh giác rất tự-bật ra đó sẽ có được sự trật tự, mà không đang giới thiệu một tác nhân phía bên ngoài mà sẽ sáng chế sự trật tự.
DAVID BOHM: Liệu nó là quan điểm của anh rằng điều đó có thể thực hiện được?
KRISHNAMURTI: Tôi đang hỏi điều đó tiếp theo câu hỏi: tại sao sự thật nên vận hành trong cánh đồng của thực tế?
DR PARCHURE: Liệu anh nhận được sự nhận biết như một sản phẩm của sự suy nghĩ?
KRISHNAMURTI: Không, sự suy nghĩ nói, ‘Tôi đã tạo ra sự hỗn loạn khủng khiếp này và tôi không thể làm bất kỳ điều gì về nó.’ Thế là sự suy nghĩ tránh xa sự chuyển động mà nó quen thuộc, và nói, ‘Tôi thấy điều này, tôi sẽ không vận hành trong cách đó, tôi sẽ tránh xa, tôi sẽ hiểu rõ, tôi sẽ thông minh.’
Liệu việc đó có thể xảy ra?
DAVID BOHM: Chúng ta phải thâm nhập nghi vấn đó, bởi vì chúng ta phải hỏi: có gì trong sự suy nghĩ mà sẽ cho phép việc này xảy ra? Trong cách nào đó liệu sự suy nghĩ không-máy móc, hay sao?
DR PARCHURE: Tôi cảm thấy rằng sự suy nghĩ có trong nó yếu tố nào đó mà không nhất thiết phải hoàn toàn là máy móc.
KRISHNAMURTI: Liệu bạn đang nói sự suy nghĩ không là máy móc?
DR PARCHURE: Có phần nào đó mà hoàn toàn không máy móc; nó có thể sản sinh sự trật tự nào đó trong chính nó mà không nhờ vả sự thật.
KRISHNAMURTI: Vì vậy, những bộ phận của sự suy nghĩ là lành mạnh, những bộ phận của nó là không lành mạnh? Và chúng ta nói, không, không có sự suy nghĩ lành mạnh.
DR PARCHURE: Tôi đang sử dụng từ ngữ ‘thực tế’ như đồng nghĩa với ‘sự suy nghĩ’, bởi vì anh đang sử dụng nó theo cách đó.
KRISHNAMURTI: Chúng ta đang sử dụng nó theo cách đó, nhớ kỹ điều đó.
DR PARCHURE: Trong cánh đồng của thực tế, có những đau khổ mà cần đến sự trật tự.
KRISHNAMURTI: Trong cánh đồng của thực tế, bạn đang nói, chính đau khổ nói, ‘Không đau khổ nữa’. Chờ đã, chúng ta hãy thâm nhập nó. Cảm thấy của đang đau khổ cực độ đó bị tạo ra bởi sự suy nghĩ nói, ‘Không đau khổ nữa’. Nhưng ‘không đau khổ nữa’ đó là hành động của sự suy nghĩ.
DR PARCHURE: Có lẽ, vâng.
KRISHNAMURTI: Không có lẽ.
DR PARCHURE: Vâng, nó là như thế.
KRISHNAMURTI: Vì vậy, nó vẫn còn trong cánh đồng của sự mâu thuẫn.
DR PARCHURE: Nhưng có một chút ít trật tự trong nó.
KRISHNAMURTI: Chúng ta đã thông suốt điều đó. Tôi không muốn sống trong một chút xíutrật tự.
DR PARCHURE: Vậy thì, anh không thể nói về sự trật tự tuyệt đối trong cánh đồng của thực tế.
KRISHNAMURTI: Bạn đang nói cùng sự việc. Trong cánh đồng của thực tế chỉ có thể có sự trật tự tương đối. Chúng ta đã nói điều đó ngay từ khi bắt đầu. Tôi không thỏa mãn bởi điều đó; tôi không muốn sự trật tự tương đối, tôi muốn sự trật tự bởi vì tôi thấy người đàn ông nghèo khổ mà sẽ không bao giờ nhận được giấc ngủ trong một cái giường êm ả, đẹp đẽ với những miếng khăn trải giường sạch sẽ là gì. Anh ấy không bao giờ có thực phẩm bổ dưỡng, và tôi, như một con người, thấy điều đó, và tôi nói, ‘Điều này khủng khiếp quá, phải có trật tự!’ Không phải sự trật tự tương đối. Chúng ta được nuôi ăn đầy đủ, và anh ấy không được nuôi ăn đầy đủ.
DAVID BOHM: Chúng ta có thể có sự cải thiện nào đó; có lẽ chúng ta có thể giúp đỡ mọi người được nuôi ăn đầy đủ.
KRISHNAMURTI: Tôi xếp đặt nó trong cánh đồng của thực tế để cho mọi người được nuôi ăn đầy đủ. Trong tình huống đó, đừng để cho sự chuyên chế nuôi ăn tôi, đừng để cho bạn trở thành người chuyên chế; việc đó sẽ tạo ra sự vô trật tự. Vì vậy, nếu những con người có thể được nuôi ăn đầy đủ mà không tạo ra sự chuyên chế, đó là sự trật tự.
DAVID BOHM: Đó chỉ là một hy vọng.
KRISHNAMURTI: Đó là nó.
DAVID BOHM: Tôi nghĩ đôi khi người ta đã đạt được sự nuôi ăn đầy đủ cho mọi người, nhưng nó sẽ không thể xảy ra được nếu không có uy quyền nào đó.
KRISHNAMURTI: Những người Incas đã có một hệ thống tuyệt vời – nhưng có uy quyền. Và có uy quyền của những Pharaoh. Tôi không muốn loại trật tự đó. Sự thông minh của con người bình thường của tôi nói, chúng ta đã trải qua tất cả điều đó, tôi không muốn nó. Thế là, bạn giới thiệu một trật tự được tạo ra bởi sự thật. Tôi nói sự thật không thể thâm nhập vào thế giới của thực tế. Chúng ta đòi hỏi nó thâm nhập, nhưng nó có lẽ không thâm nhập. Tôi bám chặt quan điểm này. Bạn nói sự thật có thể thâm nhập vào cánh đồng của thực tế và vận hành ở đó, và một người khác nói rằng sự thật là cái gì đó quá tuyệt đối đến độ nó không thể tương đối, nó không thể được tạo ra bởi sự suy nghĩ để là một vận hành tương đối trong cánh đồng của thực tế. Sau đó bạn nói với tôi, ‘Tôi không quan tâm đến sự thật nếu nó không thể vận hành và mang lại sự trật tự ở đây; sự ích lợi của nó là gì?’ Vậy thì nó là một giấc mộng vu vơ, chỉ là một tưởng tượng vui thú.
DR PARCHURE: Chúng ta đã nói rằng chỉ có thể xảy ra một liên quan một chiều.
KRISHNAMURTI: Chúng ta đã nói rằng sự thật có lẽ có một liên quan với thực tế, nhưng thực tế không có liên quan với sự thật.
DAVID BOHM: Nhưng lúc này chúng ta phủ nhận mấu chốt của sự thâm nhập đó.
KRISHNAMURTI: Vâng, chúng ta đang nói nó có lẽ không có sự liên quan.
DAVID BOHM: Tôi nghĩ chúng ta có thể nói như thế này: tinh thần, sự thâm nhập, là điều gì chúng ta đang nói, những biện chứng. Chúng ta làm điều gì đó và chúng ta thâm nhập nó, và nó có lẽ phơi bày sự mâu thuẫn và chúng ta phải buông bỏ nó. Vì vậy, đó là sự tiếp cận.
KRISHNAMURTI: Tuyệt đối.
DR PARCHURE: Anh nói rằng trong cánh đồng của thực tế không có đủ những con suối để mang lại trật tự trong cánh đồng này?
KRISHNAMURTI: Tôi không biết. Có lẽ. Có lẽ trong cánh đồng của thực tế chính sự suy nghĩ thấy rằng nó không thể hành động nữa.
DAVID BOHM: Vâng, tôi hiểu rõ điều gì anh nói. Lúc này, điều đó sẽ hàm ý rằng sự suy nghĩ có khả năng của không hoàn toàn là máy móc.
KRISHNAMURTI: Tôi không chấp nhận điều đó.
DAVID BOHM: Nhưng liệu hệ thống máy móc có thể thấy nó?
KRISHNAMURTI: Sự suy nghĩ là máy móc, bạn không thể vượt khỏi điều đó.
DAVID BOHM: Lúc này, liệu hệ thống máy móc sẽ thấy điều này?
KRISHNAMURTI: Liệu sự suy nghĩ thấy rằng nó đang tạo ra một lỗi lầm?
DAVID BOHM: Chắc chắn, nhưng với sự giúp đỡ của sự nhận biết và sự chú ý và vân vân. Sự suy nghĩ có thể thấy rằng nó đã tạo ra một lỗi lầm, nhưng có vẻ nó phải có sự giúp đỡ của những yếu tố đó.
KRISHNAMURTI: Hoàn toàn đúng. Vì vậy, một con người đã còn lại cái gì? Anh ấy nói, ‘Tôi sống trong một thế giới của sự vô trật tự và tôi phải có sự trật tự tuyệt đối, không phải một chút xíu trật tự. Cách lành mạnh duy nhất mà phải sống là trong sự trật tự tuyệt đối.’ Và bởi vì tôi không có sự trật tự tuyệt đối, tiếp theo tôi chuyển động từ đó sang kiểm soát sự suy nghĩ. Và thế là sự suy nghĩ nói, ‘Phải có cái gì đó vượt khỏi.’ ‘Vượt khỏi’ đó là một mẫu thuẫn với cái này, bởi vì nó là một chiếu rọi của sự suy nghĩ. Vì vậy nó vẫn còn ở trong cánh đồng của thực tế, trong cánh đồng của sự suy nghĩ.
DAVID BOHM: Vâng. Lúc này, liệu chúng ta có thể tìm được một giải pháp cho vấn đề này trong cánh đồng của thực tế? Đó là điều gì anh đang hỏi.
KISHNAMURTI: Vâng.
DAVID BOHM: Và vì vậy chúng ta có lẽ phải phủ nhận một số sự việc mà chúng ta vừa đang nói, nếu cần thiết.
KRISHNAMURTI: Tôi nghĩ nó không thể!
DAVID BOHM: Nó không thể. Vì vậy không có giải pháp trong cánh đồng của thực tế.
KRISHNAMURTI: Không có giải pháp trong cánh đồng của thực tế để có được sự trật tự tuyệt đối. Và những con người cần sự trật tự tuyệt đối.
DAVID BOHM: Điều đó đúng. Nhưng liệu sự suy nghĩ có thể tránh xa, hay tạm ngừng tại một điểm nơi nó không tạo ra sự vô trật tự?
KRISHNAMURTI: Chờ một chút, thưa bạn. Tôi thấy sống của tôi ở trong sự vô trật tự. Tôi nhận biết được nó, và tôi nhận ra sự vô trật tự đó đã bị tạo ra bởi sự suy nghĩ. Vì vậy, sự suy nghĩ không thể tạo ra sự trật tự. Đó là một sự kiện, đó là một thực sự, đó là như thế.
DAVID BOHM: Nếu sự suy nghĩ cho rằng nó là năng lượng duy nhất, vậy thì nó nói, ‘Tôi phải vận hành.’ Nếu nó nói điều đó, nó che đậy mọi việc. Nhưng nếu sự suy nghĩ nói, ‘Tôi tránh không vận hành…
KRISHNAMURTI: Không. Liệu nó phải nói điều đó, hay liệu việc gì khác xảy ra?
DAVID BOHM: Nó là gì?
KRISHNAMURTI: Tôi sống trong sự vô trật tự. Tôi thấy sự vô trật tự, sự mâu thuẫn, và tôi cũng thấy sự kiện rằng sự suy nghĩ tạo ra sự vô trật tự này. Tôi thấy sự nguy hiểm của nó. Khi có sự nhận biết của nguy hiểm thực sự, sự suy nghĩ không hành động, nó là một chấn động cho sự suy nghĩ. Giống như vẻ đẹp là một chấn động cho sự suy nghĩ, sự nguy hiểm là một chấn động cho sự suy nghĩ. Thế là sự suy nghĩ hiểu rõ. Và trong hiểu rõ đó sự suy nghĩ là trật tự.
Chúng ta hãy giải thích nó theo cách này. Chúng ta đi đến Gstaad và chúng ta thấy tất cả những hòn núi tuyệt vời đó, và sự suy nghĩ của bạn bị bặt tăm. Do bởi vẻ đẹp của nó làm bặt tăm tất cả chuyển động của sự suy nghĩ. Và nó cũng như thế khi sự suy nghĩ thấy sự nguy hiểm cực kỳ.
DAVID BOHM: Điều đó kèm theo sự trợ giúp của sự chú ý và sự nhận biết. Nhưng sự suy nghĩ thấy nó.
KRISHNAMURTI: Khi một chiếc xe hơi đang lao về phía bạn, sự suy nghĩ thấy nó và nhảy tránh. Nhảy tránh khỏi sự nguy hiểm là sự trật tự.
DAVID BOHM: Vâng, nhưng sự nhận biết của nguy hiểm đó có lẽ không được duy trì.
KRISHNAMURTI: Hay người ta có lẽ không thấy sự nguy hiểm. Người ta không thấy sự nguy hiểm của chủ nghĩa quốc gia, mà có nghĩa hầu hết chúng ta đều loạn thần kinh. Khi bạn có mười chiến tranh, và vẫn cứ tiếp tục lặp lại chúng, đó là một chuyển động loạn thần kinh.
DAVID BOHM: Vâng, đó là bộ phận của vấn đề – rằng sự suy nghĩ đã làm tê liệt sự nhận biết và ngăn cản nó không vận hành.
KRISHNAMURTI: Hay liệu có phải bởi vì tôi bị quy định?
DAVID BOHM: Tôi bị quy định để chỉ làm điều đó.
KRISHNAMURTI: Lúc này, bạn xuất hiện và giáo dục tôi để cởi bỏ tình trạng bị quy định, để thấy sự nguy hiểm của tất cả việc này. Và bởi vì bạn giáo dục tôi, tôi thấy sự nguy hiểm, tôi sẽ không làm nó.
Vì vậy, tại sao sự thật nên thâm nhập vào cánh đồng của thực tế?
DAVID BOHM: Vậy thì sự thật làm gì? Tôi có ý, hành động của nó là gì?
KRISHNAMURTI: Chức năng của nó là gì, nó làm gì, giá trị của nó là gì? Không phải trong ý nghĩa của buôn bán, hay cách sử dụng, nhưng liệu nó có thể được sử dụng? Chất lượng của nó là gì, bản chất của nó là gì?
Bạn thấy, chúng ta nói, ‘Sự thật là sự thông minh tối thượng’ – và chúng ta bị trói buộc. Chúng ta đang hỏi: liệu thông minh đó có thể vận hành trong cánh đồng của thực tế? Nếu nó vận hành, vậy thì nó có thể sáng tạo sự trật tự tuyệt đối. Nhưng sự thật đó sẽ không nhận được, hay kiếm được, hay đạt được qua giáo dục, qua văn hóa, qua sự trung gian của sự suy nghĩ.
DAVID BOHM: Không. Khi anh nói sự thật không vận hành trong cánh đồng của thực tế, lại nữa nó trở thành không rõ ràng, mơ hồ.
KRISHNAMURTI: Sự thật không thể thâm nhập vào cánh đồng của thực tế.
DAVID BOHM: Sự liên quan của chúng là gì?
KRISHNAMURTI: Thưa bạn, tốt lành có liên quan gì với xấu xa?
DAVID BOHM: Ồ, không liên quan gì cả.
KRISHNAMURTI: Tại sao chúng ta nên muốn tốt lành vận hành vào xấu xa? Che đậy nó, thay đổi nó, bổ sung nó?
DAVID BOHM: Vâng, nhưng liệu sẽ đúng khi nói rằng tốt lành có lẽ xóa sạch xấu xa? Thậm chí nó có lẽ kết thúc điều đó.
KRISHNAMURTI: Liệu tốt lành có một liên quan với xấu xa? Nếu nó có, vậy thì nó có thể làm cái gì đó. Nếu nó không liên quan gì với xấu xa, nó không thể làm bất kỳ điều gì cả.
DAVID BOHM: Vậy thì, anh có thể đặt ra câu hỏi: khi nào xấu xa sẽ kết thúc?
KRISHNAMURTI: Khi nào xấu xa sẽ kết thúc? Xấu xa đang được tạo ra bởi con người?
DAVID BOHM: Vâng, bởi sự suy nghĩ của anh ấy.
KRISHNAMURTI: Bởi sự suy nghĩ của anh ấy. Vậy thì chúng ta quay lại cùng câu hỏi. Nó sẽ kết thúc khi sự suy nghĩ kết thúc.
DR PARCHURE: Tốt lành có bất kỳ quyền hành nào đối với sự suy nghĩ?
KRISHNAMURTI: Tốt lành không có liên quan gì với sự suy nghĩ, tốt lành không có liên quan gì với xấu xa. Nếu nó có một liên quan, nó là một đối nghịch, và tất cả những đối nghịch kiềm chế lẫn nhau. Vì vậy, điều đó vô lý. Vì vậy, tốt lành không có liên quan với xấu xa. Và Dr Bohm hỏi liệu xấu xa sẽ tiếp tục. Bởi vì nó không có liên quan, dĩ nhiên nó sẽ. Liệu những con người có thể thấy xấu xa của sự suy nghĩ, mâu thuẫn của sự suy nghĩ?
Vì vậy, sự quan tâm của chúng ta là chỉ rõ cho con người rằng sự suy nghĩ không bao giờ có thể giải quyết được những vấn đề của nó, không phải hỏi ‘Cái gì sẽ?’
DAVID BOHM: Liệu anh có thể trình bày nó như thế này – trong khi sự suy nghĩ đang tiếp tục?
KRISHNAMURTI: Vâng, trong khi có sự chuyển động của sự suy nghĩ như thời gian và vân vân, xấu xa và đau khổ sẽ tiếp tục. Đó là một phơi bày lạ thường cho tôi, khi bạn nói điều đó. Bởi vì đối với tôi sự suy nghĩ quan trọng cực kỳ. Tôi vận hành trong đó.
DAVID BOHM: Vâng, nó rất cách mạng; và tôi hỏi, ‘Tôi sẽ làm gì nếu không có sự suy nghĩ?’
KRISHNAMURTI: Chính xác. Nó là một phơi bày lạ thường. Và tôi kết thúc ở đó.
Tôi không biết điều gì sẽ xảy ra. Đó là vẻ đẹp của cái này. Tôi lắng nghe và nó được phơi bày, và không có hành động. Tôi chỉ nhìn ngắm. Tôi sống trong sự phơi bày đó.
DAVID BOHM: Và đó là sự chuyển động vượt khỏi sự chú ý.
KRISHNAMURTI: Hơi hơi vượt khỏi sự chú ý. Tôi đã chú ý đến anh ấy; tôi đã lắng nghe anh ấy; anh ấy đã chỉ ra cho tôi, anh ấy đã vạch rõ; tôi ngập tràn những câu nói lạ thường. Tôi không biết nó sẽ vận hành như thế nào, tôi không biết tôi sẽ sống như thế nào. Điều đó đầy đủ rồi. Tôi đã thấy cái này. Và nósẽ vận hành. Tôi sẽ không hành động. Nósẽ làm cái gì đó, tôi không phải làm bất kỳ thứ gì. Trước kia tôi quen thuộc làm việc gì đó; lúc này anh ấy nói, ‘Đừng.’
Gây tổn thương một người khác là xấu xa. Tôi đang sử dụng điều đó như một ví dụ. Chúng ta đã thâm nhập vào tất cả điều đó. Chúng ta biết nó có nghĩa gì. Trong ý nghĩa sâu thẳm nhất của từ ngữ đó, thuộc tâm lý gây tổn thương nặng nề người nào đó là xấu xa. Anh ấy bảo cho tôi điều đó, và tôi thâu nhận nó mà không có bất kỳ sự kháng cự nào – sự kháng cự là sự suy nghĩ. Nó đã thâm nhập vào ruột gan của tôi, vào cái trí của tôi, vào thân tâm của tôi. Và nó vận hành, nó làm việc, nó chuyển động. Sự thật có sức sống riêng của nó, chuyển động riêng của nó.
Đối với tôi sẽ là một câu hỏi sai lầm khi muốn biết sự thật có vị trí gì trong thực tế.
BrockwoodPark, ngày 22 tháng 6 năm 1975