Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

I. Dẫn Nhập

13/08/201114:16(Xem: 5617)
I. Dẫn Nhập

NHẤT NGUYÊN LUẬN &THỂ CÁCH TRI NHẬN TÁNH KHÔNG
Phổ Nguyệt

I. DẪN NHẬP

Để nhận xét chính xác các pháp Phật, có một nguyên lý căn bản định chân Pháp học cũng như Pháp hành mà Đức Phật đã dùng làm phương tiện hướng dẫn chúng sanh tu tập tùy căn cơ, từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao.

Thật vậy, muốn đạt đến Giác Ngộ, tất phải dùng cái Trí, mà Trí là con đường tư duy soi sáng các Pháp. Chính các Pháp đã là con đường sáng để Giác Ngộ rồi, vậy sao ta phải dùng Trí để soi sáng lại các Pháp?

Phật tánh của chúng sinh và Phật đều đồng. Thể Trí là dụng của Tâm, mà Trí có sẵn trong A Lại Da Thức, trong Tàng thức. Giác Trí trong kho chứa lâu ngày nó sẽ lu mờ đi, cần phải xử dụng và tu bổ thì nó sẽ sáng ra. Pháp Phật là cả một kho chứa những kiến thức tuyệt vời. Dùng một cái đèn nhỏ mà soi vào cái kho sáng vĩ đại đó, trong giai đoạn đầu ánh đèn sẽ bị ánh sáng chói chan đó làm lóe mắt và ánh đèn bị nhạt màu để dần dần đồng hóa với ánh sáng vĩ đại đó, tất phải có sự cố gắng và tích cực mới mong đạt ý nguyện. Khi mặt trời Đại Huệ (Pháp Phật) chiếu sáng, không còn ai cầm đèn đi giữa ban ngày nữa.

Càng trau dồi, Giác Trí càng khai mở thì Pháp Phật càng sáng tỏ hơn; giống như càng nghiên cứu học hỏi thì kiến thức và tư tưởng càng phong phú và sâu sắc hơn. Biết và chứng minh một định lý tóan học, chúng ta có thể giải đáp tất cả những bài toán ứng dụng dễ dàng hơn là không biết và xử dụng được định lý.

Pháp Phật là kho tàng Tri Kiến của Phật vừa phong phú vừa thâm diệu, nhưng dù sao chúng chỉ là một đóng kinh, cho nên phải dùng Giác Trí để khai mở chúng ra, nghiền ngẫm học hỏi soi sáng Ý chỉ của chúng, thì kinh Phật mới có cơ may thâm nhập Tâm ta làm sáng tỏ đường đến bờ Giác ngộ. Sự quy nạp, tổng hợp tư tưởng của các kinh được hình thành bằng nguyên lý căn bản, là chìa khóa mở được mọi cánh cửa để ngộ nhập Tri Kiến Phật. Cũng từ nguyên lý ấy, có thể giải đáp ý chỉ của tất cả kinh Phật (Pháp Học và Pháp Hành).

Hiểu và phân tích được Nhị Nguyên Luận và Nhất Nguyên Luận, từ đó có thể bước tới tư duy về Tuyệt Đối hay chân trời Giác Ngộ. "Không Tánh Luận" hay "Từ Nhất Nguyên Luận đến Tuyệt Đối Luận" hoặc "Từ Thực Tại Luận đến Giải Thoát Luận" hoặc "Chân Lý Tối Hậu, vùng trời của Vô Ngôn" được xem là cần thiết cho nhận thức nguyên lý căn bản nầy.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]