Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 7- Tôn giáo

18/07/201100:49(Xem: 3280)
Chương 7- Tôn giáo

J. KRISHNAMURTI
NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN
THE IMPOSSIBLE QUESTION
Lời dịch: Ông Không – 2010

Phần 1
Nói chuyện trước công chúng tại Saanen 1970

Chương 7

TÔN GIÁO

Ngày 30 tháng 7 năm 1970

Krishnamurti: Sáng nay tôi nghĩ chúng ta nên cùng nhau bàn về chủ đề tôn giáo. Nhiều người không thích từ ngữ đó, họ nghĩ nó đã quá cổ hũ rồi và chẳng có ý nghĩa bao nhiêu trong thế giới hiện đại. Và có những người theo tôn giáo vào kỳ nghỉ cuối tuần; họ trang phục thật đẹp đẽ vào sáng Chủ nhật và làm mọi điều ma mãnh có thể được trong suốt tuần. Khi chúng ta sử dụng từ ngữ ‘tôn giáo’, chúng ta không quan tâm đến những tôn giáo, những giáo hội, những giáo điều, những nghi thức có tổ chức, hay uy quyền của những đấng cứu rỗi, những đại diện của Thượng đế và mọi chuyện còn lại. Chúng ta đang nói về điều gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Trong quá khứ, cũng như trong hiện tại, những con người đã luôn luôn hỏi liệu có cái gì đó thăng hoa, thực sự nhiều hơn sự tồn tại hàng ngày cùng tất cả lề thói mệt mỏi của nó, những tuyệt vọng, bạo lực và đau khổ của nó. Nhưng bởi vì không thể tìm được điều đó, họ đã tôn thờ một biểu tượng, trao cho nó một ý nghĩa lạ thường.

Muốn tìm ra liệu có cái gì đó thực sự và thiêng liêng – tôi đang sử dụng từ ngữ đó khá do dự – chúng ta phải tìm ra cái gì đó không được sắp xếp vào chung bởi ham muốn và hy vọng, bởi sợ hãi và ao ước; không lệ thuộc vào môi trường sống, văn hóa và giáo dục, nhưng cái gì đó mà tư tưởng chưa bao giờ tiếp xúc, cái gì đó mà ‘mới mẻ’ tuyệt đối và không thể hiểu rõ. Có lẽ sáng nay chúng ta có thể dành ra chút ít thời gian để tìm hiểu điều này, cố gắng tìm ra liệu có một trạng thái vô hạn, một ngây ngất, một sống vĩnh cửu; nếu không tìm được nó, dù người ta có đạo đức bao nhiêu, trật tự bao nhiêu, không bạo lực bao nhiêu; sống trong chính nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Tôn giáo trong ý nghĩa mà chúng ta đang sử dụng từ ngữ đó, nơi không có mọi loại sợ hãi hay niềm tin – là chất lượng mà sẽ sáng tạo một sống trong đó không còn phân chia gì cả. Nếu chúng ta sắp sửa tìm hiểu nó, chúng ta không những phải được tự do khỏi tất cả những niềm tin, nhưng chúng ta còn phải rất rõ ràng về nhân tố gây biến dạng của tất cả mọi nỗ lực, phương hướng và mục đích. Làm ơn hãy thấy sự quan trọng của điều này; nếu bạn thực sự nghiêm túc trong vấn đề này, rất quan trọng phải hiểu rõ làm thế nào mọi hình thức của nỗ lực gây biến dạng sự nhận biết trực tiếp. Và mọi hình thức của kiềm chế chắc chắn cũng gây biến dạng, cũng như mọi hình thức của phương hướng được sinh ra từ chọn lựa, từ mục đích đã thiết lập, được tạo tác bởi ham muốn riêng của người ta; tất cả những điều này làm cho cái trí không thể thấy những sự việc như chúng là.

Khi chúng ta tìm hiểu nghi vấn của sự thật là gì này, liệu có một sự việc như khai sáng, liệu có cái gì đó không thuộc thời gian, một sự thật không lệ thuộc vào sự đòi hỏi riêng của người ta, phải có tự do, và một chất lượng nào đó của trật tự. Thông thường chúng ta liên kết trật tự với kỷ luật, kỷ luật là tuân phục, bắt chước, điều chỉnh, kiềm chế và vân vân; ép buộc cái trí phải tuân theo một khuôn mẫu nào đó, một tiêu chuẩn được nghĩ là đạo đức. Nhưng trật tự không liên quan gì đến kỷ luật như thế; kỷ luật hiện diện một cách tự nhiên và không tránh khỏi khi chúng ta hiểu rõ tất cả những nhân tố gây nhiễu loạn, những vô-trật tự và những xung đột đang xảy ra cả bên trong lẫn bên ngoài chúng ta. Khi chúng ta nhận biết được vô-trật tự này, nhìn thấy tất cả những ma mãnh, hận thù, sự theo đuổi của so sánh – khi chúng ta hiểu rõ nó vậy thì trật tự hiện diện; mà không liên quan gì đến kỷ luật. Bạn phải có kỷ luật; rốt cuộc, kỷ luật là đạo đức (bạn có lẽ không thích từ ngữ đó). Đạo đức không là cái gì đó phải được vun quén; nếu nó là một sự việc của tư tưởng, của ý chí, kết quả của sự kiềm chế, nó không còn là đạo đức. Nhưng nếu bạn hiểu rõ vô-trật tự thuộc sống của bạn, sự hỗn loạn, sự vô nghĩa hoàn toàn thuộc tồn tại của chúng ta, khi bạn thấy tất cả điều đó rất rõ ràng, không chỉ bằng từ ngữ và trí năng, mà còn không chê bai nó, không chạy trốn nó, nhưng quan sát nó trong sống, vậy thì từ nhận biết và quan sát đó trật tự hiện diện, mà tự nhiên là đạo đức. Đạo đức này hoàn toàn khác hẳn đạo đức của xã hội, cùng sự kính trọng của nó, những luật lệ của những tôn giáo cùng đạo đức giả của nó; nó hoàn toàn khác hẳn kỷ luật tự-áp đặt riêng của người ta.

Kỷ luật phải tồn tại nếu chúng ta muốn tìm ra liệu có hay không có – một sự thật không thuộc thời gian, cái gì đó không thể bị huỷ hoại, không lệ thuộc vào bất kỳ thứ gì. Nếu bạn thực sự nghiêm túc về điều này, trong ý nghĩa rằng nó là một bộ phận cũng quan trọng như kiếm sống của người ta, như tìm kiếm vui thú, rằng nó là cái gì đó sinh động lạ thường, vậy thì bạn sẽ nhận ra rằng nó chỉ có thể tìm được qua thiền định. Ý nghĩa trong từ điển của từ ngữ đó là cân nhắc, suy nghĩ, tìm hiểu; nó có nghĩa có một cái trí mà có thể nhìn ngắm, mà là thông minh, mà là sáng suốt, không bị biến dạng hay loạn thần kinh, không mong ước cái gì đó từ nơi nào đó.

Liệu có bất kỳ phương pháp, bất kỳ hệ thống, bất kỳ con đường nào mà bạn có thể theo đuổi và đến được sự hiểu rõ về thiền định là gì, hay sự nhận biết về sự thật là gì? Bất hạnh thay những người đến từ phương Đông cùng những hệ thống, những phương pháp của họ và vân vân; họ nói ‘Làm điều này’ và ‘Đừng làm điều kia’. ‘Thực hành Zen và bạn sẽ được Khai sáng’. Một số các bạn có lẽ đã đến Ấn độ và Nhật bản và trải qua nhiều năm học hành, kỷ luật chính bạn, cố gắng trở nên nhận biết được ngón chân của bạn hay mũi của bạn, luyện tập liên tục. Hay bạn có lẽ đã lặp lại những từ ngữ nào đó với mục đích làm phẳng lặng cái trí, để cho trong trạng thái phẳng lặng đó sẽ có sự trực nhận về cái gì đó vượt khỏi tư tưởng. Những bịp bợm này có thể được thực hành bởi một cái trí rất đờ đẫn, vô cảm. Tôi đang sử dụng từ ngữ stupid trong ý nghĩa của một cái trí đần độn. Một cái trí đần độn có thể luyện tập bất kỳ những lừa bịp này. Bạn có lẽ không quan tâm đến tất cả điều này, nhưng bạn phải tìm ra. Sau khi bạn đã lắng nghe rất cẩn thận, bạn có lẽ ra ngoài vào thế giới và giảng dạy cho mọi người; đó có lẽ là tâm nguyện của bạn và tôi hy vọng như thế. Bạn phải biết toàn thực chất, nghĩa lý, sự phong phú, vẻ đẹp, sự ngây ngất của tất cả điều này.

Một cái trí đờ đẫn, một cái trí mà đã bị làm đần độn bởi ‘luyện tập’, dưới bất kỳ hoàn cảnh nào không thể hiểu rõ sự thật là gì. Một cách tổng thể, trọn vẹn, người ta phải được tự do khỏi tư tưởng. Người ta cần một cái trí rất rõ ràng, không bị biến dạng, không bị cùn lụt, không còn đang theo đuổi một phương hướng, một mục đích. Bạn sẽ hỏi: ‘Liệu có thể có trạng thái này của cái trí mà trong đó không trải nghiệm?’ ‘Trải nghiệm’ hàm ý một thực thể mà đang trải nghiệm; vì vậy, có sự phân hai: người trải nghiệm và vật được trải nghiệm. Hầu hết chúng ta đều muốn một loại trải nghiệm kỳ bí, tuyệt vời và sâu thẳm nào đó; những trải nghiệm hàng ngày riêng của chúng ta đều quá nhàm chán, vô vị, hời hợt, chúng ta muốn cái gì đó gây hứng khởi. Trong ý tưởng kỳ quái của một trải nghiệm tuyệt vời, có sự phân hai này của người trải nghiệm và vật được trải nghiệm. Chừng nào sự phân hai này còn tồn tại phải có sự biến dạng; bởi vì người trải nghiệm là quá khứ đã tích lũy cùng tất cả hiểu biết của anh ấy, những kỷ niệm của anh ấy. Bởi vì không thỏa mãn với điều đó, anh ấy muốn cái gì đó to tát nhiều hơn, thế là anh ấy chiếu rọi nó như một ý tưởng, và tìm được chiếu rọi đó; trong đó vẫn còn có sự phân hai và sự biến dạng.

Sự thật không là cái gì đó để được trải nghiệm. Sự thật không là cái gì đó mà bạn tìm kiếm và tìm được. Nó vượt khỏi thời gian. Và tư tưởng, mà thuộc thời gian, không thể tìm ra nó và nắm bắt nó. Vì vậy người ta phải hiểu rõ rất sâu thẳm vấn đề của mong muốn trải nghiệm này. Làm ơn hãy thấy sự việc quan trọng lạ thường này. Bất kỳ hình thức nào của nỗ lực, của mong muốn, của tìm kiếm sự thật, cần đến trải nghiệm, là người quan sát đang muốn cái gì đó thăng hoa và đang tạo ra nỗ lực; vì vậy cái trí không rõ ràng, không nguyên sơ, không trong sáng. Một cái trí đang tìm kiếm trải nghiệm, dù tuyệt vời đến chừng nào, hàm ý rằng ‘cái tôi’ đang tìm kiếm nó – ‘cái tôi’ mà là quá khứ, cùng tất cả những thất vọng, những đau khổ và những hy vọng của nó.

Hãy tự-quan sát cho chính bạn cái trí vận hành như thế nào. Nó là kho lưu trữ của ký ức, của quá khứ. Luôn luôn ký ức này đang phản ứng, như ưa thích và không-ưa thích, bênh vực, chỉ trích và vân vân; nó đang phản ứng tùy theo tình trạng bị quy định của nó, tùy theo văn hóa, tôn giáo, giáo dục, mà nó đã lưu trữ. Kho lưu trữ của ký ức đó, mà từ đó tư tưởng khởi nguồn, hướng dẫn hầu hết những hoạt động của chúng ta. Nó đang định hình và điều khiển sống của chúng ta từng giây phút trong ngày, có ý thức hay không-ý thức; nó đang sản sinh tư tưởng, ‘cái tôi’, mà chính là bản thể của tư tưởng và những từ ngữ. Liệu bộ não đó, cùng nội dung cũ kỹ của nó, có thể hoàn toàn yên lặng – chỉ được đánh thức khi nó cần thiết để vận hành, để làm việc, để nói chuyện, để hành động, nhưng suốt phần còn lại của thời gian tuyệt đối trống không?

Thiền định là tìm ra liệu bộ não, cùng tất cả những hoạt động của nó, tất cả những trải nghiệm của nó, có thể tuyệt đối yên lặng. Không bị ép buộc, bởi vì khoảnh khắc bạn ép buộc, lại nữa có sự phân hai, thực thể mà nói, ‘Tôi muốn có những trải nghiệm tuyệt vời, vì vậy tôi phải ép buộc cái trí của tôi yên lặng’ – bạn sẽ không bao giờ thực hiện được nó. Nhưng nếu bạn bắt đầu tìm hiểu, quan sát, nhìn ngắm, lắng nghe tất cả những chuyển động của tư tưởng, tình trạng bị quy định của nó, những theo đuổi của nó, những sợ hãi của nó, những vui thú của nó, nhìn ngắm bộ não vận hành như thế nào, vậy thì bạn sẽ thấy rằng bộ não trở nên yên lặng lạ thường; trạng thái yên lặng đó không là ngủ gục nhưng năng động lạ thường và thế là yên lặng.

Làm thế nào bộ não, mà luôn luôn đang huyên thuyên với chính nó, hay với những bộ não khác, luôn luôn đang nhận xét, đang đánh giá, đang ưa thích và đang không-ưa thích, luôn luôn đang thay đổi – làm thế nào bộ não đó có thể hoàn toàn yên lặng? Liệu bạn, cho chính bạn, thấy sự quan trọng lạ thường rằng bộ não nên hoàn toàn yên lặng? Bởi vì khoảnh khắc nó hành động, nó là phản ứng của quá khứ, lệ thuộc vào tư tưởng. Chỉ một bộ não hoàn toàn yên lặng mới có thể nhìn ngắm một đám mây, một cái cây, một dòng nước đang chảy. Bạn có thể thấy ánh sáng lạ thường trên những hòn núi kia, vẫn vậy bộ não có thể hoàn toàn yên lặng. Bạn đã nhận thấy điều này, phải không? Làm thế nào điều đó đã xảy ra? Cái trí, đang đối diện cái gì đó trọng đại lạ thường, như bộ máy rất phức tạp, một máy vi tính kỳ diệu, hay một cảnh hoàng hôn diễm ảo. Bạn đã nhận thấy khi bạn cho một em bé một món đồ chơi, món đồ chơi đó đã cuốn hút em bé biết chừng nào, em bé quá say đắm nó. Trong cùng cách như thế, bởi sự hoành tráng của chúng, những hòn núi, vẻ đẹp của một cái cây, những dòng nước đang chảy, làm say đắm cái trí và khiến cho nó yên lặng. Nhưng trong trường hợp đó, bộ não vẫn còn được làm cho yên lặng bởi cái gì đó. Liệu bộ não có thể yên lặng mà không có một tác nhân bên ngoài đang len lỏi vào nó? Không ‘đang tìm một phương cách’. Con người hy vọng Ân lành của Thượng đế, họ cầu nguyện, có sự trung thành, trở nên được thẩm thấu trong Jesus, trong điều này điều kia. Chúng ta thấy rằng sự thẩm thấu bởi cái gì đó phía bên ngoài này xảy đến cho một cái trí đờ đẫn, một cái trí đần độn. Bộ não năng động từ khoảnh khắc nó thức dậy đến khi nó đi ngủ; và thậm chí sau đó hoạt động của bộ não vẫn còn đang tiếp tục. Hoạt động đó trong hình thức của những giấc mộng là cùng chuyển động của ban ngày được chuyển tiếp trong suốt giấc ngủ. Bộ não không bao giờ có một khoảnh khắc nghỉ ngơi, không bao giờ nó nói, ‘Tôi đã làm xong’. Nó đã chuyển tiếp những vấn đề mà nó đã tích lũy trong suốt ban ngày qua giấc ngủ; khi bạn thức dậy những vấn đề đó vẫn tiếp tục – nó là một vòng tròn hiểm độc. Một bộ não muốn yên lặng phải không có những giấc mộng nào cả; khi bộ não yên lặng trong suốt giấc ngủ, có một chất lượng hoàn toàn khác hẳn đang thâm nhập vào cái trí. Làm thế nào nó xảy ra mà bộ não năng động một cách hăm hở, cực kỳ, có thể tự nhiên, dễ dàng, yên lặng, mà không có nỗ lực hay kiềm chế? Tôi sẽ giải thích nó cho bạn.

Như chúng ta đã nói, trong suốt ban ngày nó năng động liên tục. Bạn thức giấc, bạn nhìn qua cửa sổ và tự nhủ với mình, ‘Sáng nay đẹp quá’, hoặc ‘Một ngày kinh khủng’, bộ não đã khởi động. Nhưng nếu bạn nhìn ngắm, quan sát qua cửa sổ và không nói một lời với mình – mà không có nghĩa rằng bạn kiềm hãm từ ngữ nhưng đang nhìn ngắm mà không có hoạt động của bộ não đang dồn dập vào; đó kìa bạn có chứng cớ, đó kìa bạn có chìa khóa. Khi bộ não cũ kỹ không phản ứng, có một chất lượng của bộ não mới mẻ hiện diện. Bạn có thể nhìn ngắm những hòn núi, con sông, những thung lũng, những cái bóng, những cái cây dễ thương và những đám mây diễm ảo đầy ánh sáng xa xa khỏi những hòn núi; bạn có thể nhìn ngắm mà không có một từ ngữ, mà không đang so sánh.

Nhưng nó trở nên khó khăn nhiều hơn khi bạn nhìn ngắm một người khác; ở đó bạn đã thiết lập những hình ảnh rồi. Nhưng chỉ nhìn ngắm! Bạn sẽ thấy khi bạn nhìn ngắm như thế, khi bạn thấy rất rõ ràng, hành động đó trở thành sinh động lạ thường; nó trở thành một hành động trọn vẹn mà không chuyển tiếp sang giây phút sau. Bạn hiểu rõ chứ?

Người ta có những vấn đề, sâu thẳm hay hời hợt, không ngủ ngon, cãi cọ với vợ của người ta, và người ta chuyển tiếp những vấn đề này ngày sang ngày. Những giấc mộng là sự lặp lại của những vấn đề này, sự lặp lại của sợ hãi và vui thú tiếp tục và tiếp tục. Chắc chắn điều đó làm đần độn cái trí và khiến cho bộ não đờ đẫn. Bây giờ liệu có thể kết thúc mỗi vấn đề khi nó nảy sinh? – không chuyển tiếp nó. Hãy dùng một vấn đề: người nào đó đã sỉ nhục tôi, nói tôi là một người ngu dốt; tại khoảnh khắc đó bộ não cũ kỹ phản ứng ngay tức khắc, nói ‘À! Bạn cũng là như thế’. Nếu, trước khi bộ não phản ứng, tôi hoàn toàn nhận biết được điều gì đã được nói là khó chịu – tôi có một khoảng ngừng, một khoảng trống, để cho bộ não không bao giờ ngay lập tức nhảy vào trận chiến. Vì vậy nếu bạn nhìn ngắm chuyển động của tư tưởng trong hành động trong suốt ban ngày, bạn nhận ra rằng nó đang nuôi dưỡng những vấn đề, và rằng những vấn đề là những sự việc không trọn vẹn, mà phải được chuyển tiếp. Nhưng nếu bạn nhìn ngắm bằng một bộ não khá yên lặng, vậy thì bạn sẽ thấy rằng hành động trở thành trọn vẹn, tức khắc; không có chuyển tiếp của một vấn đề, không chuyển tiếp của sự sỉ nhục hay sự khen ngợi – nó chấm dứt. Vậy thì, trong suốt giấc ngủ, bộ não không còn tiếp tục những hoạt động cũ kỹ của ban ngày, nó có sự nghỉ ngơi hoàn toàn. Và bởi vì bộ não yên lặng trong giấc ngủ, thế là có xảy ra một tươi trẻ lại của toàn cấu trúc. Một chất lượng của hồn nhiên hiện diện – và cái trí hồn nhiên có thể thấy điều gì là sự thật; không phải cái trí phức tạp, không phải cái trí của người triết lý, hay giáo sĩ.

Cái trí hồn nhiên hàm ý tổng thể mà trong đó là thân thể, quả tim, bộ não và cái trí. Cái trí hồn nhiên này mà không bao giờ bị tiếp xúc bởi tư tưởng, có thể thấy sự thật là gì, thực tại là gì, nó có thể thấy liệu có cái gì đó vượt khỏi sự đo lường. Đó là thiền định. Để bất chợt bắt gặp vẻ đẹp lạ thường này của sự thật, cùng ngây ngất của nó, bạn phải đặt những nền tảng. Những nền tảng là sự hiểu rõ tư tưởng, mà nuôi dưỡng sợ hãi và duy trì vui thú, và sự hiểu rõ trật tự và vì vậy đạo đức; để cho có sự tự do khỏi tất cả xung đột, hung hăng, tàn nhẫn và bạo lực. Ngay khi người ta đã đặt nền tảng của sự tự do này, có một nhạy cảm mà là thông minh cực kỳ, và tổng thể của sống mà người ta sống trở thành hoàn toàn khác hẳn.

Người hỏi: Tôi nghĩ rằng hiểu rõ ông là rất quan trọng cho sự hiểu rõ của chúng tôi về điều gì ông nói. Tôi rất ngạc nhiên khi nghe điều gì ông đã nói về Yoga, ông luyện tập nó hai tiếng đồng hồ mỗi ngày ra sao. Đối với tôi điều này có vẻ là một hình thức rõ rệt của kỷ luật. Dẫu vậy còn quan trọng hơn điều đó là câu hỏi về cái trí hồn nhiên – tôi quan tâm đến sự hồn nhiên của cái trí của ông.

Krishnamurti: Muốn thấy sự hồn nhiên của cái trí, dù nó là cái trí của bạn hay cái trí của tôi, trước hết bạn phải hồn nhiên. Tôi không đang đưa đẩy câu hỏi về bạn, thưa bạn. Muốn thấy sự hồn nhiên của cái trí, bạn cần được tự do, bạn cần không có sợ hãi và một chất lượng đến với một bộ não đang vận hành mà không có nỗ lực nào. Luyện tập Yoga mỗi ngày trong hai tiếng đồng hồ, không là một hình thức của kỷ luật hay sao? Bạn biết thân thể bảo cho bạn khi nào nó mỏi mệt; thân thể nói với bạn, ‘Đừng luyện tập nó sáng nay’. Khi bạn đã lạm dụng thân thể bằng cách xô đẩy nó vào mọi loại sự việc, làm hư hỏng thông minh riêng của nó – bằng thức ăn sai lầm, thuốc men, nhậu nhẹt, mọi chuyện như thế – thân thể trở nên vô cảm. Và tư tưởng nói, ‘Tôi phải thúc đẩy nó’. Sự thúc đẩy thân thể như thế, ép buộc nó, thúc giục nó, trở thành một kỷ luật. Trái lại, khi bạn làm những sự việc này một cách đều đặn, dễ dàng, không cần nỗ lực, sự đều đặn của nó phụ thuộc vào sự nhạy cảm của thân thể. Bạn làm nó một ngày và ngày hôm sau thân thể có lẽ bị mệt và bạn nói, ‘Được rồi, tôi sẽ không làm nó’. Nó không là sự đều đặn thuộc máy móc. Tất cả điều này cần một thông minh nào đó, không chỉ của cái trí, nhưng còn của thân thể, và thông minh đó sẽ bảo bạn làm gì và không làm gì.

Người hỏi: Chúng tôi có lẽ muốn những cái trí của chúng tôi yên lặng, nhưng thỉnh thoảng chúng tôi phải thực hiện những quyết định, điều này tạo ra sự khó khăn và gây ra những vấn đề.

Krishnamurti: Nếu cái trí không thể quyết định rõ ràng, lúc đó vấn đề nảy sinh; chính sự quyết định là một vấn đề. Khi bạn quyết định, bạn thực hiện sự quyết định giữa điều này và điều kia – mà có nghĩa chọn lựa. Khi có chọn lựa, có xung đột; từ đó nảy sinh những vấn đề. Nhưng khi bạn thấy rất rõ ràng, không có chọn lựa, vì vậy không có quyết định. Bạn biết phương hướng từ đây đến nơi bạn sống rất rõ; bạn đi theo con đường rất rõ ràng. Bạn đã ở trên con đường đó hàng trăm lần, vì vậy không có chọn lựa, mặc dù bạn có lẽ tìm ra một lối tắt mà bạn có lẽ sử dụng lần sau. Đó là cái gì đó thuộc máy móc, không có vấn đề. Bộ não muốn cùng sự việc xảy ra lại để cho nó có lẽ vận hành một cách tự động, máy móc, để cho những vấn đề không nảy sinh. Bộ não đòi hỏi rằng nó vận hành một cách máy móc. Vì vậy nó nói, ‘Tôi sẽ kỷ luật chính tôi để vận hành một cách máy móc’, ‘Tôi phải có một niềm tin, một mục đích, một phương hướng, để cho tôi có thể lập một con đường và tuân theo nó’, và nó tuân theo khe rãnh đó. Điều gì xảy ra? Sống sẽ không cho phép điều đó, có mọi loại sự việc đang xảy ra; thế là tư tưởng phản kháng, thiết lập một bức tường của niềm tin và chính sự kháng cự này tạo tác những vấn đề.

Khi bạn phải kết luận giữa điều này và điều kia, nó có nghĩa có sự hoang mang: ‘Tôi nên, hay tôi không nên làm điều này?’ Tôi chỉ đặt câu hỏi đó cho mình khi tôi không thấy rõ ràng sẽ phải làm gì. Chúng ta chọn lựa từ sự hoang mang, không từ sự rõ ràng. Khoảnh khắc bạn rõ ràng, hành động của bạn được trọn vẹn.

Người hỏi: Nhưng nó luôn luôn không thể trọn vẹn.

Krishnamurti: Tại sao không?

Người hỏi: Thường thường nó là một chọn lựa rất phức tạp và ông phải mất thời gian, ông phải quan sát nó.

Krishnamurti: Vâng, thưa bạn, mất thời gian, có kiên nhẫn để quan sát nó. Bạn phải so sánh, so sánh cái gì? So sánh hai vật liệu, xanh và trắng; bạn tìm hiểu liệu bạn thích màu sắc này hay màu sắc kia, liệu bạn nên leo lên quả đồi này hay quả đồi kia. Bạn quyết định: ‘Tôi thích leo lên quả đồi này ngày hôm nay và ngày mai tôi sẽ leo lên quả đồi kia’. Vấn đề nảy sinh khi bạn giải quyết với tinh thần, phải làm gì bên trong chính người ta. Trước hết hãy quan sát sự quyết định hàm ý gì. Quyết định làm điều này hay điều kia, quyết định đó được đặt nền tảng trên cái gì? Chắc chắn, trên sự chọn lựa. Tôi nên làm điều này, hay tôi nên làm điều kia? Tôi nhận ra rằng khi có chọn lựa, có hoang mang. Vì vậy tôi thấy sự thật của điều này, sự kiện, ‘cái gì là’; đó là: khi có chọn lựa phải có hoang mang. Bây giờ, tại sao tôi bị hoang mang? Bởi vì tôi không biết, hay bởi vì tôi thích một sự việc đối nghịch sự việc khác mà gây dễ chịu hơn, nó có lẽ sinh ra kết quả tốt hơn, tiền bạc nhiều hơn, hay bất kỳ điều gì. Vì vậy tôi chọn lựa điều đó. Nhưng trong tuân theo điều đó, tôi nhận ra cũng có sự thất vọng trong nó, mà là đau khổ. Thế là tôi lại bị trói buộc giữa sợ hãi và vui thú. Bởi vì thấy tôi bị trói buộc trong điều này, tôi hỏi, ‘Liệu tôi có thể hành động mà không chọn lựa?’ Điều đó có nghĩa: Tôi phải nhận biết được tất cả những hàm ý của sự hoang mang và tất cả những hàm ý của sự quyết định; bởi vì có sư phân hai, ‘người quyết định’ và vật được quyết định. Và vì vậy có sự xung đột và sự tiếp tục của hoang mang.

Bạn sẽ nói, để nhận biết được tất cả những hàm ý của chuyển động này sẽ mất thời gian. Liệu nó sẽ mất thời gian? Hay nó có thể được thấy tức khắc và thế là có hành động tức khắc? Nó chỉ mất thời gian khi tôi không nhận biết được nó. Bộ não của tôi, bị quy định, nói, ‘Tôi phải quyết định’, quyết định tùy theo quá khứ; đó là thói quen của nó. ‘Tôi phải quyết định điều gì đúng, điều gì sai, điều gì là bổn phận, điều gì là trách nhiệm, điều gì là tình yêu’. Những quyết định của bộ não nuôi dưỡng nhiều xung đột hơn mà là điều gì những người chính trị khắp thế giới đang làm. Bây giờ, liệu bộ não có thể yên lặng, để cho nó thấy vấn đề của hoang mang ngay tức khắc, và hành động bởi vì nó là rõ ràng? Vậy thì không có quyết định gì cả.

Người hỏi: Liệu chúng ta có thể học hành từ trải nghiệm?

Krishnamurti: Chắc chắn không. Học hành hàm ý tự do, hiếu kỳ, tìm hiểu. Khi một em bé học hành điều gì đó, em bé hiếu kỳ về nó, em bé muốn biết, nó là một động lực tự do; không phải một động lực của đã kiếm được và của chuyển động từ sự kiếm được đó. Chúng ta có vô số trải nghiệm; chúng ta đã có năm ngàn năm chiến tranh. Chúng ta đã không học hành được bất kỳ điều gì cả ngoại trừ sáng chế máy móc gây chết người nhiều hơn để giết chóc lẫn nhau. Chúng ta đã có nhiều trải nghiệm với bạn bè của chúng ta, với người vợ của chúng ta, với quốc gia của chúng ta – chúng ta đã không học hành. Thật ra, học hành chỉ có thể xảy ra khi có sự tự do khỏi trải nghiệm. Khi bạn khám phá cái gì đó mới mẻ, chắc chắn cái trí của bạn phải được tự do khỏi cái cũ kỹ. Vì lý do này, thiền định là làm trống không cái trí khỏi cái đã được biết như trải nghiệm; bởi vì sự thật không là cái gì đó mà bạn sáng chế, nó là cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, nó không dựa vào ‘cái đã được biết’ của quá khứ. ‘Mới mẻ’ không là đối nghịch của cái cũ kỹ; nó là cái gì đó mới mẻ lạ thường: một cái trí đến với nó bằng trải nghiệm, không thể thấy nó.

Ngày 30 tháng 7 năm 1970
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]