Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 5- Sợ hãi và vui thú

18/07/201100:49(Xem: 3100)
Chương 5- Sợ hãi và vui thú

J. KRISHNAMURTI
NGHI VẤN KHÔNG ĐÁP ÁN
THE IMPOSSIBLE QUESTION
Lời dịch: Ông Không – 2010

Phần 1
Nói chuyện trước công chúng tại Saanen 1970

Chương 5

SỢ HÃI và VUI THÚ

Ngày 26 tháng 7 năm 1970

Krishnamurti: Lần cuối chúng ta gặp gỡ, chúng ta nói về cấu trúc của tư tưởng và những hoạt động của nó, về tư tưởng phân chia như thế nào và vì vậy tạo ra sự xung đột vô tận trong sự liên hệ của con người. Sáng nay tôi nghĩ chúng ta nên tìm hiểu – không phải bằng trí năng hay từ ngữ – bản chất của vui thú và sợ hãi, và liệu có thể hoàn toàn được tự do khỏi đau khổ. Muốn thâm nhập vào nghi vấn đó chúng ta phải tìm hiểu rất cẩn thận toàn vấn đề của thời gian. Nó là một trong những sự việc khó khăn nhất khi chuyển tải điều gì đó, mà không chỉ đòi hỏi sự sử dụng chính xác của những từ ngữ, nhưng còn cả một chính xác của trực nhận vượt khỏi những từ ngữ đó, và một cảm thấy, một ý thức, của tiếp xúc mật thiết cùng một sự thật.

Trong lắng nghe người nói, nếu bạn chỉ diễn giải những từ ngữ tùy theo sự ưa thích và không-ưa thích của bạn, mà không nhận biết được những khuynh hướng riêng của bạn cho sự diễn giải, vậy thì từ ngữ trở thành một nhà tù mà trong đó hầu hết chúng ta, bất hạnh thay, đều bị trói buộc. Nhưng nếu người ta nhận biết được nghĩa lý của những từ ngữ và nhận biết được điều gì nằm sau những từ ngữ, vậy thì sự chuyển tải trở thành có thể được. Sự chuyển tải hàm ý không chỉ một hiểu rõ bằng từ ngữ, mà còn cả theo cùng nhau, thâm nhập cùng nhau, chia sẻ cùng nhau, sáng tạo cùng nhau. Điều này rất quan trọng, đặc biệt khi chúng ta nói về đau khổ, thời gian, và bản chất của vui thú lẫn sợ hãi. Đây là những vấn đề rất phức tạp. Mỗi vấn đề của con người đều rất phức tạp và cần đến một đơn giản nào đó, một mộc mạc, cho sự nhận biết của nó. Qua từ ngữ ‘austere’ mộc mạc không có nghĩa khe khắt, mà là nghĩa lý thông thường được dành cho từ ngữ đó, và cũng không có nghĩa sự khắc nghiệt của kỷ luật và kiểm soát. Chúng ta có ý tánh đơn giản mộc mạc cần phải có trong sự tìm hiểu và trong sự hiểu rõ về điều gì chúng ta sắp sửa nói chuyện. Cái trí phải thực sự nhạy cảm. Nhạy cảm hàm ý sự thông minh vượt khỏi sự diễn giải của trí năng, vượt khỏi sự cảm xúc và sự nhiệt thành. Trong tìm hiểu, trong lắng nghe, trong nhìn ngắm, trong học hành về thời gian, vui thú, sợ hãi và đau khổ, người ta phải có chất lượng của nhạy cảm này mà cho sự trực nhận tức khắc về điều gì đó như giả dối hay thực sự. Điều đó không thể được nếu trí năng, trong hoạt động thuộc tư tưởng của nó, phân chia, diễn giải. Tôi hy vọng bạn đã hiểu rõ, lần cuối khi chúng ta đã nói chuyện ở đây, làm thế nào tư tưởng, bởi bản chất tự nhiên của nó, gây phân chia sự liên hệ của con người – mặc dù tư tưởng là cần thiết, cũng như lý luận, suy nghĩ khách quan, rõ ràng, thông minh.

Đối với hầu hết chúng ta, sợ hãi là người bạn đồng hành bất biến; dù người ta nhận biết được nó hay không, nó ở đó, ẩn nấp trong những ngõ nghách tối tăm của cái trí người ta; và chúng ta đang hỏi liệu, một cách trọn vẹn và tổng thể, cái trí có thể được tự do khỏi gánh nặng này. Người nói có lẽ gợi ý câu hỏi này, nhưng chính là bạn mà phải trả lời nó, nó là vấn đề của bạn; vì vậy bạn phải dư thừa sự kiên trì, và dư thừa sự tinh tế, để thấy nó là gì và để theo đuổi nó đến tận cùng, để cho cái trí – khi bạn rời căn lều này sáng nay, chắc chắn được tự do khỏi sợ hãi. Có lẽ điều đó đang đòi hỏi nhiều, nhưng nó có thể thực hiện được. Đối với một cái trí đã bị quy định trong văn hóa của sự sợ hãi, cùng tất cả những kết cục phức tạp, loạn thần kinh của những hành động của nó, thậm chí đặt ra câu hỏi liệu có thể một cách hoàn toàn, tuyệt đối, được tự do khỏi sợ hãi, trong chính câu hỏi là một vấn đề. Một vấn đề tồn tại chỉ khi nào nó không thể giải quyết được, khi bạn không thể thông suốt nó và nó tiếp tục xảy ra. Bạn nghĩ bạn đã giải quyết vấn đề của sợ hãi này, nhưng nó tiếp tục lặp lại trong những hình thức khác. Nếu bạn nói, ‘Điều đó không thể được’, bạn đã tự-khóa chặt chính bạn. Người ta phải rất cẩn thận không tự-khóa chặt chính mình, không tự-ngăn cản chính mình đừng thâm nhập vấn đề của sợ hãi này và giải pháp trọn vẹn của nó.

Bất kỳ ý thức của sợ hãi nào đều sinh ra mọi loại hoạt động ma mãnh, không chỉ thuộc tâm lý và loạn thần kinh, mà còn cả phía bên ngoài. Toàn vấn đề của an toàn hiện diện, cả an toàn thuộc tâm lý lẫn thân thể. Làm ơn theo sát tất cả điều này, bởi vì chúng ta sắp sửa tìm hiểu cái gì đó mà cần đến sự chú ý; không phải sự đồng ý của bạn, không phải sự diễn giải của bạn, nhưng sự trực nhận của bạn, đang thấy vấn đề của bạn như nó là. Bạn không cần một người giải thích; hãy tự-tìm hiểu cho chính bạn, hãy tự-tìm ra cho chính bạn.

Hầu hết chúng ta đều trải qua những sợ hãi thân thể, hoặc sợ hãi về một căn bệnh, cùng tất cả sự lo âu của nó và sự nhàm chán của đau đớn, hay khi đối diện với sự nguy hiểm thuộc thân thể. Khi bạn đối diện với sự nguy hiểm thuộc bất kỳ loại nào, liệu có sợ hãi? Dạo bộ trong những vùng đất hoang dã, ở Ấn độ hay Châu phi hay Châu mỹ, nguời ta có lẽ gặp một con gấu, một con rắn hay một con cọp; lúc đó có hành động tức khắc, không phải hành động có chủ ý thuộc ý thức, nhưng hành động thuộc bản năng. Bây giờ, hành động đó từ sợ hãi, hay hành động đó là thông minh? Chúng ta đang cố gắng tìm ra một hành động mà là thông minh, khi so sánh với hành động được sinh ra từ sợ hãi. Khi bạn gặp một con rắn, chỉ có phản ứng tức khắc thuộc thân thể, bạn chạy trốn, bạn đổ mồ hôi, bạn cố gắng làm cái gì đó về nó; đó là một phản ứng bị quy định, bởi vì trong hàng thế kỷ bạn đã được chỉ bảo hãy cẩn thận vói những con rắn, những thú hoang. Bộ não, hệ thần kinh, phản ứng theo bản năng để tự-bảo vệ nó; đó là một phản ứng thông minh tự nhiên. Bảo vệ các cơ quan thân thể là cần thiết; con rắn là một nguy hiểm và phản ứng đến nó trong ý nghĩa của sự bảo vệ là một hành động thông minh.

Bây giờ hãy quan sát sự đau đớn thân thể. Trước kia bạn đã trải qua sự đau đớn thân thể và bạn sợ rằng nó có lẽ trở lại. Sự sợ hãi bị gây ra bởi tư tưởng, bởi suy nghĩ về cái gì đó đã xảy ra cách đây một năm, hay ngày hôm qua, và điều đó có lẽ xảy ra lại vào ngày mai. Hãy thâm nhập nó, hãy quan sát những phản ứng riêng của bạn và những hoạt động riêng của bạn đã là gì. Đó kìa, sợ hãi là sản phẩm của tư tưởng nhận biết được hay không-nhận biết được – tư tưởng như thời gian, không phải thời gian tuần tự, nhưng tư tưởng như thời gian đang suy nghĩ về điều gì đã xảy ra và đang sinh ra sự sợ hãi về điều đó sẽ xảy ra lại trong tương lai. Vì vậy tư tưởng là thời gian. Và tư tưởng sinh ra sự sợ hãi, ‘Tôi có lẽ chết ngày mai’, ‘Tôi có lẽ bị phơi bày về điều gì đó mà tôi đã làm trong quá khứ’; đang suy nghĩ về nó sinh ra sự sợ hãi. Bạn đã làm điều gì đó mà bạn không muốn bị phơi bày, hay bạn muốn làm điều gì đó trong tương lai mà bạn sẽ không thể làm; tất cả điều đó là sản phẩm của tư tưởng như thời gian.

Liệu chuyển động của tư tưởng này, mà nuôi dưỡng sự sợ hãi trong thời gian, và như thời gian, có thể kết thúc? Bạn đã hiểu rõ câu hỏi của tôi? Có hành động thông minh của sự bảo vệ, của tự-giữ gìn, sự cần thiết thuộc thân thể để sinh tồn, mà là một phản ứng thông minh, tự nhiên. Có hành động khác: tư tưởng, đang suy nghĩ về điều gì đó và đang chiếu rọi nó có thể xảy ra, hay không có thể xảy ra trong tương lai, và vì vậy nuôi dưỡng sự sợ hãi. Vì vậy câu hỏi là: liệu chuyển động của tư tưởng này, thật tức khắc, thật khăng khăng, thật vững vàng, có thể kết thúc một cách tự nhiên? Không phải qua sự phản kháng; nếu bạn phản kháng nó, nó vẫn còn là sản phẩm của tư tưởng. Nếu bạn vận dụng ý chí của bạn để chặn đứng nó, nó vẫn còn là sản phẩm của tư tưởng. Nếu bạn nói, ‘Tôi sẽ không cho phép mình suy nghĩ theo cách đó’, ai là thực thể mà nói, ‘Tôi sẽ không’? Nó vẫn còn là tư tưởng đang hy vọng bằng cách chặn đứng chuyển động đó, để thành tựu điều gì khác, mà vẫn còn là sản phẩm của tư tưởng. Tư tưởng có lẽ chiếu rọi nó và có lẽ không thể thành tựu nó; thế là lại nữa có sợ hãi dính dáng.

Vì vậy chúng ta đang hỏi liệu toàn hoạt động của tư tưởng, mà đã sinh ra sợ hãi tâm lý, không chỉ một sợ hãi nhưng nhiều, nhiều sợ hãi, liệu nó có thể kết thúc một cách tự nhiên, dễ dàng, mà không có nỗ lực. Nếu bạn tạo ra một nỗ lực, nó vẫn còn là tư tưởng và vì vậy sinh ra sự sợ hãi và nó vẫn còn thuộc thời gian. Người ta phải tìm ra một cách trong đó tư tưởng sẽ tự nhiên đến một kết thúc và vì thế không còn tạo ra sự sợ hãi.

Chúng ta đang cùng nhau chuyển tải, không chỉ bằng từ ngữ? Có lẽ bạn đã thấy ý tưởng một cách rõ ràng, nhưng chúng ta không quan tâm đến sự hiểu rõ ý tưởng bằng từ ngữ, nhưng bằng sự dính dáng đến sợ hãi của bạn trong sống hàng ngày. Chúng ta không quan tâm đến sự diễn tả về sống của bạn; điều được diễn tả không là điều thực sự, sự giải thích không là điều được giải thích, từ ngữ không là sự việc. Sống của bạn, sợ hãi của bạn, không được phơi bày bởi những từ ngữ của người nói; nhưng trong lắng nghe, chính là bạn mà phải phơi bày điều sợ hãi và thấy tư tưởng tạo ra sợ hãi đó như thế nào. Chúng ta đang hỏi liệu hoạt động của tư tưởng – mà sinh ra, nuôi dưỡng, duy trì, và ấp ủ sự sợ hãi – có thể kết thúc một cách tự nhiên mà không có bất kỳ sự kháng cự nào. Trước khi chúng ta có thể tìm ra câu trả lời thực sự, chúng ta cũng phải tìm hiểu sự theo đuổi của vui thú; bởi vì lại nữa chính là tư tưởng mà duy trì vui thú. Bạn có lẽ trải qua một khoảnh khắc tuyệt vời, khi bạn nhìn ngắm cảnh hoàng hôn diễm ảo ngày hôm qua, bạn đầy hài lòng trong nó; tiếp theo tư tưởng chen vào và nói, ‘Đẹp quá, tôi muốn trải nghiệm đó được lặp lại ngày mai’. Nó đều giống hệt dù đó là một hoàng hôn, hay dù ai đó nịnh nọt bạn, hay dù nó là một trải nghiệm tình dục, hay dù bạn đã thành tựu cái gì đó mà bạn phải duy trì, mà cho bạn vui thú. Có một vui thú mà bạn có được từ sự thành tựu, từ là một người thành công, vui thú trong chờ đợi điều gì bạn sắp sửa làm ngày mai, từ sự lặp lại điều gì đó mà bạn đã trải nghiệm, tình dục, hay nghệ thuật.

Đạo đức xã hội được đặt nền tảng trên vui thú và vì vậy nó không là đạo đức gì cả: đạo đức xã hội là vô-đạo đức. Người ta phải tìm ra điều đó; nhưng nó không có nghĩa rằng bằng cách phản kháng chống lại đạo đức xã hội, người ta sẽ trở thành đạo đức – làm bất kỳ điều gì người ta ưa thích, ngủ với bất kỳ ai người ta ưa thích. Nếu người ta sắp sửa hiểu rõ và được tự do khỏi sợ hãi, người ta nên hiểu rõ vui thú; chúng có liên quan qua lại. Mà không có nghĩa bạn phải từ bỏ vui thú. Tất cả những tôn giáo có tổ chức – và chúng đã là nguyên nhân bất hạnh của văn minh, đã nói, người ta phải không có vui thú, không có tình dục, người ta phải tiếp cận Thượng đế như một con người bị hành hạ. Chúng đã nói người ta không được nhìn ngắm một phụ nữ, hay bất kỳ điều gì mà nhắc nhở người ta về tình dục và vân vân. Khi nói người ta không được có vui thú, có nghĩa người ta không được có ham muốn. Thế là người ta cầm quyển kinh Bible khi ham muốn nảy ra và chôn vùi nó trong đó; hay người ta lặp lại vài từ ngữ của kinh Gita – điều đó hoàn toàn vô lý.

Sợ hãi và vui thú là hai mặt của đồng tiền cắc: bạn không thể được tự do khỏi một mặt nếu không được tự do khỏi mặt còn lại. Bạn muốn có vui thú suốt sống của bạn và tuy nhiên lại được tự do khỏi sợ hãi! – đó là tất cả mà bạn quan tâm. Nhưng bạn không thấy rằng bạn cảm thấy bị thất vọng nếu vui thú ngày mai bị từ chối, bạn cảm thấy không đạt được, tức giận, lo lắng và tội lỗi, và tất cả những đau khổ thuộc tâm lý nảy sinh. Vì vậy bạn phải nhìn vào vui thú và sợ hãi cùng nhau. Trong hiểu rõ vui thú bạn cũng phải hiểu rõ hân hoan là gì. Vui thú là hân hoan? Liệu sự hài lòng của tồn tại không là điều gì đó hoàn toàn khác hẳn vui thú hay sao?

Chúng ta đang hỏi liệu tư tưởng, cùng tất cả những hoạt động của nó mà nuôi dưỡng và duy trì cả sợ hãi lẫn vui thú, có thể tự nhiên kết thúc, mà không cần nỗ lực. Có những sợ hãi không-nhận biết được mà đóng một vai trò quan trọng trong sống của người ta nhiều hơn những sợ hãi mà người ta nhận biết được. Làm thế nào bạn sẽ lật tung những sợ hãi không-nhận biết được này và phơi bày chúng ra ánh sáng? Bằng sự phân tích? Nếu bạn nói, ‘Tôi sẽ phân tích những sợ hãi của tôi,’ vậy thì ai là người phân tích? Anh ấy không là một bộ phận, một mảnh của sợ hãi hay sao? Vì vậy sự phân tích riêng của anh ấy về những sợ hãi riêng của anh ấy sẽ không có giá trị gì cả. Hay nếu bạn tìm đến một người phân tích, anh ấy, giống như bạn, cũng bị quy định, bởi Freud, Jung hay Adler: anh ấy phân tích tùy theo tình trạng bị quy định của anh ấy, vì vậy anh ấy không giúp đỡ bạn được tự do khỏi sợ hãi. Như trước đây chúng ta đã nói, sự phân tích là một tiêu cực của hành động.

Khi biết sự phân tích không có giá trị gì cả, làm thế nào bạn sẽ lật tung những sợ hãi không-nhận biết được? Nếu bạn nói, ‘Tôi sẽ tìm hiểu những giấc mộng của tôi’, lại nữa cùng vấn đề nảy sinh. Ai là thực thể mà sẽ tìm hiểu những giấc mộng – một mảnh của nhiều mảnh còn lại? Vì vậy bạn phải đưa ra một câu hỏi hoàn toàn khác hẳn, đó là: ‘Tại sao tôi nằm mộng?’ Những giấc mộng chỉ là sự tiếp tục của hoạt động ban ngày; luôn luôn có hành động đang xảy ra, thuộc một loại này hay một loại kia. Làm thế nào hoạt động đó có thể được hiểu rõ và kết thúc? Đó là, liệu cái trí trong suốt thời gian ban ngày có thể tỉnh táo để nhìn ngắm tất cả những động cơ của nó, tất cả những thúc đẩy của nó, tất cả những phức tạp của nó, những kiêu ngạo của nó, những tham vọng và những thất vọng của nó, sự đòi hỏi để thành tựu của nó, để là người nào đó, và vân vân? Liệu tất cả chuyển động của tư tưởng trong suốt ban ngày đó có thể được nhìn ngắm mà không có ‘người quan sát’? Bởi vì nếu có ‘người quan sát’ đang nhìn ngắm, người quan sát đó là một mảnh của tư tưởng, mà đã tự-tách rời chính nó khỏi phần còn lại và đã đảm trách uy quyền để quan sát. Nếu trong suốt ban ngày bạn quan sát toàn chuyển động của những hoạt động của bạn, những tư tưởng và những cảm thấy của bạn mà không diễn giải, vậy thì bạn sẽ thấy rằng những giấc mộng chẳng có ý nghĩa bao nhiêu. Vậy thì hầu như bạn sẽ chẳng còn nằm mộng nữa. Nếu trong suốt bạn ngày bạn tỉnh táo, và không mê muội, nếu bạn không bị trói buộc trong những niềm tin của bạn, những thành kiến của bạn, những hão huyền nhỏ nhen vô lý của bạn, sự hiểu biết tầm thường của bạn, bạn sẽ thấy rằng không chỉ có sự kết thúc những giấc mộng, mà còn cả thấy rằng chính tư tưởng cũng bắt đầu tự-lắng xuống.

Tư tưởng luôn luôn đang tìm kiếm, hay đang duy trì, hay đang lẩn tránh sợ hãi; nó cũng đang tạo tác vui thú, đang tiếp tục nuôi dưỡng sự việc có thể gây vui thú. Bởi vì bị trói buộc trong sợ hãi và vui thú – mà tạo ra đau khổ – làm thế nào tất cả điều đó có thể kết thúc? Làm thế nào bộ máy của tư tưởng – mà tạo tác tất cả chuyển động của vui thú và sợ hãi này – có thể tự nhiên kết thúc? Đó là vấn đề. Người ta sẽ làm gì với nó? Từ bỏ nó, hay tiếp tục như người ta đã là, sống trong vui thú và đau khổ – mà là chính bản chất của cái trí trưởng giả – mặc dù bạn có lẽ để tóc dài, ngủ dưới chân cầu, phản kháng, ném bom, kêu gào ‘hòa bình’ tuy nhiên vẫn chiến đấu cho chiến tranh ưa thích của bạn? Dù làm bất kỳ điều gì, nó chính là bản chất của cái trí trưởng giả mới phải bị trói buộc trong sợ hãi và vui thú. Hãy đối diện nó! Làm thế nào bạn sẽ giải quyết vấn đề này? Bạn phải giải quyết nó nếu bạn muốn một loại sống hoàn toàn khác hẳn, một loại xã hội khác hẳn, một loại đạo đức khác hẳn; bạn phải giải quyết vấn đề này. Nếu bạn còn trẻ, bạn có lẽ nói, ‘Điều đó không quan trọng’, ‘Tôi sẽ có vui thú “tức khắc”, sợ hãi “tức khắc”.’ Nhưng tất cả đều giống hệt, nó tích tụ lại và rồi thì một ngày đẹp trời bạn phát hiện rằng bạn bị trói buộc. Nó là vấn đề của bạn, và không uy quyền nào có thể giải quyết nó cho bạn. Bạn đã có những uy quyền – những giáo sĩ và những uy quyền tâm lý và họ đã không thể giải quyết nó; họ đã trao tặng bạn những tẩu thoát, giống như thuốc kích thích, những niềm tin, những nghi lễ và tất cả những gánh xiếc tiếp tục nhân danh tôn giáo; họ đã trao tặng bạn tất cả việc này nhưng nghi vấn cơ bản của sợ hãi và vui thú họ đã không bao giờ giải quyết. Bạn phải giải quyết nó. Làm thế nào? Bạn sẽ làm gì? Hãy chuyên tâm vào điều này – vì biết rằng không ai sẽ giải quyết nó cho bạn. Trong nhận ra rằng không ai sẽ giải quyết nó cho bạn, bạn đang bắt đầu được tự do khỏi thế giới trưởng giả rồi. Nếu bạn không giải quyết nghi vấn của sợ hãi và vui thú này, đau khổ là điều không tránh khỏi – không chỉ những đau khổ cá nhân, nhưng còn cả sự đau khổ của thế giới. Bạn biết sự đau khổ của thế giới là gì không? Bạn biết điều gì đang xảy ra trong thế giới? Không phải phía bên ngoài – tất cả những chiến tranh, tất cả những ma mãnh của những người chính trị và vân vân – nhưng bên trong, sự cô độc khủng khiếp của con người, những tuyệt vọng sâu thẳm, không còn tình yêu trong thế giới dửng dưng, tàn nhẫn, rộng lớn này. Nếu bạn không giải quyết nghi vấn này, đau khổ là điều không tránh khỏi. Và thời gian sẽ không giải quyết nó. Bạn không thể nói, ‘Ngày mai tôi sẽ suy nghĩ về nó’, ‘Tôi sẽ có vui thú “tức khắc” và tất cả nhưng sợ hãi sinh ra từ nó’, ‘Tôi sẽ dung thứ nó’. Ai sẽ trả lời nó cho bạn? Sau khi đặt ra nghi vấn này, thấy tất cả sự phức tạp của nó, thấy rằng không ai trên quả đất này, hay bất kỳ sức mạnh siêu nhiên nào như chúng ta đã ỷ lại trước kia, sẽ giải quyết nghi vấn cốt lõi này, làm thế nào bạn trả lời nó? Các bạn nói gì đây, thưa các bạn? Bạn không có đáp án, phải không? Nếu bạn thực sự chân thật, không đang là người đạo đức giả, hay đang cố gắng lẩn tránh nó, không đang cố gắng lách qua một bên khi bạn bị đối diện với nghi vấn này, mà là nghi vấn cốt lõi, bạn không có đáp án. Vậy thì, làm thế nào bạn sẽ tìm được nó sẽ tự nhiên kết thúc ra sao? – mà không có phương pháp, bởi vì chắc chắn phương pháp hàm ý thời gian. Nếu người nào đó cho bạn một phương pháp, một hệ thống, và bạn thực hành nó, nó sẽ khiến cho cái trí của bạn mỗi lúc một máy móc hơn, mang lại mỗi lúc một xung đột hơn giữa ‘cái gì là’ và hệ thống đó. Hệ thống hứa hẹn điều gì đó, nhưng sự thật là bạn có sợ hãi; bằng cách thực hành một hệ thống bạn đang chuyển động mỗi lúc một xa khỏi ‘cái gì là’; và thế là xung đột gia tăng, nhận biết được cũng như không-nhận biết được. Vậy thì, bạn sẽ làm gì đây?

Lúc này, điều gì đã xảy ra cho cái trí, cho bộ não, mà đã lắng nghe tất cả điều này – không chỉ nghe một vài từ ngữ, nhưng thực sự đã lắng nghe, đã chia sẻ, đã chuyển tải, đã học hành? Điều gì đã xảy ra cho cái trí của bạn mà đã lắng nghe bằng sự chú ý vô hạn đến sự phức tạp của nghi vấn, bằng sự nhận biết được những sợ hãi riêng của nó, và đã thấy tư tưởng nuôi dưỡng và duy trì sợ hãi cũng như vui thú? Điều gì đã xảy ra cho cái trí đã lắng nghe như thế? Liệu chất lượng của cái trí có hoàn toàn khác hẳn khoảnh khắc khi chúng ta bắt đầu sáng nay, hay nó là cùng cái trí lặp lại, bị trói buộc trong vui thú và sợ hãi? Liệu có một chất lượng mới mẻ? Liệu nó là một cái trí mà không đang nói, ‘Người ta phải kết thúc sợ hãi hay vui thú’, nhưng một cái trí đang học hành bằng quan sát? Liệu cái trí của bạn không trở nên hơi hơi nhạy cảm hơn hay sao? Trước kia, bạn chỉ đang vác gánh nặng của sợ hãi và vui thú này. Bằng cách học hành về trọng tải của gánh nặng, liệu bạn đã không nhẹ nhàng lau sạch nó hay sao? Liệu bạn đã không buông bỏ nó – và thế là lúc này bạn đang dạo bộ rất cẩn thận hay sao?

Nếu bạn thực sự đã theo sát vấn đề này chỉ bằng cách nhìn ngắm – không qua sự khẳng định hay nỗ lực – cái trí của bạn đã trở nên rất nhạy cảm và thế là rất thông minh. Lần sau khi sợ hãi phát sinh – như nó sẽ xảy ra, thông minh sẽ phản ứng đến nó, nhưng không dựa vào vui thú, vào kiềm chế hay tẩu thoát. Thông minh và nhạy cảm này đã xảy ra bằng cách nhìn ngắm gánh nặng này và cởi bỏ nó. Nó đã trở thành sinh động lạ thường; nó có thể đặt ra một nghi vấn hoàn toàn khác hẳn, đó là: nếu vui thú không là phương cách của sống, như nó đã như vậy cho hầu hết chúng ta, vậy thì sống là chết rồi? Liệu nó có nghĩa rằng không bao giờ tôi tận hưởng sống?

Liệu không có một khác biệt giữa vui thú và hân hoan? Trước kia bạn đã sống dựa vào vui thú và sợ hãi – vui thú ‘tức khắc’ của tình dục, nhậu nhẹt, giết chết một con thú rồi nhồi nhét vào miệng bạn thịt xương của nó, và tất cả phần còn lại của ‘vui thú’ đó. Đó đã là phương cách sống của bạn và bỗng nhiên bạn khám phá, bằng tìm hiểu, vui thú đó không là phương cách đúng đắn, bởi vì nó dẫn đến sợ hãi, đến thất vọng, đến đau khổ, đến phiền muộn, đến những bực dọc thuộc cá nhân và xã hội và vân vân. Thế là lúc này bạn đặt ra một nghi vấn hoàn toàn khác hẳn; ‘Liệu có hân hoan mà hoàn toàn không bị tiếp xúc bởi tư tưởng và vui thú?’ Bởi vì nếu nó bị tiếp xúc bởi tư tưởng, lại nữa nó trở thành vui thú và vì vậy sợ hãi. Thế là bởi vì đã hiểu rõ vui thú và sợ hãi, liệu có một phương cách của sống hàng ngày mà là hân hoan – không phải mang theo vui thú ngày này sang ngày khác? Để nhìn ngắm những hòn núi kia, vẻ đẹp của thung lũng, ánh sáng trên những quả đồi, cây cối và dòng nước đang chảy và để tận hưởng chúng! Nhưng không còn khi bạn nói, ‘Nó tuyệt vời làm sao’, không còn khi tư tưởng đang sử dụng nó như một phương tiện của vui thú.

Bạn có thể nhìn ngắm hòn núi kia, chuyển động của một cái cây, hay khuôn mặt của một người phụ nữ, của một người đàn ông, và nhận được sự hài lòng lạ thường trong nó. Khi bạn đã nhận được, nó chấm dứt. Nhưng nếu bạn chuyển động nó trong tư tưởng, vậy là đau khổ và vui thú bắt đầu. Liệu bạn có thể nhìn ngắm như thế và chấm dứt cùng nó? Làm ơn hãy rất cẩn thận, cảnh giác về điều này. Liệu bạn có thể nhìn ngắm hòn núi kia và sự hài lòng trong nó là đủ rồi? Không chuyển động nó trong tư tưởng sang ngày mai; mà có nghĩa bạn thấy sự nguy hiểm của điều đó. Bạn có lẽ trải qua vài vui thú to tát và nói, ‘Nó chấm dứt’; tuy nhiên, liệu nó chấm dứt? Liệu cái trí, nhận biết được hay không-nhận biết được, không đang suy nghĩ về nó, không đang ao ước nó xảy ra lại hay sao?

Thế là người ta thấy rằng tư tưởng không liên quan gì đến hân hoan. Đây là một khám phá lạ thường cho chính bạn, không phải điều gì đó mà bạn đã được kể lại, không phải điều gì đó để viết về nó, diễn giải nó cho người khác đọc. Có một khác biệt vô cùng giữa hài lòng, hân hoan và hạnh phúc, ở một phía, và vui thú phía còn lại.

Tôi không biết liệu bạn đã nhận thấy, rằng những bức tranh tôn giáo đầu tiên ở thế giới phương Tây tránh bất kỳ loại vui thú giác quan nào; không có phong cảnh gì cả, chỉ có thân thể con người đang bị hành hạ, hoặc Đức mẹ Đồng trinh Maria và vân vân. Không có phong cảnh bởi vì đó là vui thú, và có lẽ làm xao lãng bạn không còn quan tâm đến hình người và biểu tượng của nó. Chỉ sau đó rất lâu phong cảnh mới được giới thiệu, trong khi đó ở Trung quốc và Ấn độ phong cảnh luôn luôn là một phần của sống.

Bạn có thể quan sát tất cả điều này và tìm được vẻ đẹp của đang sống mà trong đó không còn nỗ lực, của đang sống bằng ngây ngất lạ thường, mà trong đó vui thú và tư tưởng và sợ hãi không thâm nhập vào.

Người hỏi: Khi tôi nằm mộng, thỉnh thoảng tôi thấy việc gì đó đang xảy ra trong tương lai, mà chính xác. Tôi đã nằm mộng rằng tôi thấy ông đến gặp gỡ này và đặt cái áo khoác màu nâu ở đó và điều chỉnh cái microphone; rõ ràng đây là giấc mộng về điều gì sắp xảy ra sáng hôm sau.

Krishnamurti: Bạn giải thích điều này như thế nào? Trước hết: tại sao bạn trao sự quan trọng kỳ lạ thế cho việc gì sắp sửa xảy ra trong tương lai? Tại sao? Người chiêm tinh, người thày bói, người xem chỉ tay, những điều tuyệt vời mà họ nói sắp sửa xảy đến cho bạn! Tại sao bạn lại quan tâm như thế? Tại sao bạn không quan tâm đến sống hàng ngày thực sự, mà chứa đựng tất cả những kho báu – bạn không thấy nó! Bạn biết, khi cái trí, bởi vì bạn đã lắng nghe ở đây, đã trở nên nhạy cảm trong chừng mực nào đó – tôi không nói hoàn toàn nhạy cảm, nhưng nhạy cảm trong chừng mực nào đó – tự nhiên nó nhìn ngắm nhiều thêm, dù nhìn ngắm về ngày mai hay hôm nay. Điều đó giống như đang nhìn xuống từ một chiếc máy bay và thấy hai con thuyền đang tiến đến từ những phương hướng khác nhau trên cùng con sông; người ta thấy rằng chúng sắp sửa gặp gỡ tại một điểm nào đó – và đó là tương lai. Cái trí, trong chừng mực nào đó nhạy cảm nhiều hơn. Trở nên nhận biết được những sự việc nào đó mà có lẽ xảy ra vào ngày mai, cũng như nhận biết được những sự việc đang xảy ra ngay lúc này. Hầu hết chúng ta đều trao quá nhiều quan trọng vào điều gì sắp sửa xảy ra vào ngày mai và quá ít ỏi vào điều gì đang thực sự xảy ra ngay lúc này. Và bạn sẽ tìm được, nếu bạn thâm nhập điều này rất sâu thẳm, rằng không có gì ‘xảy ra’ cả: bất kỳ ‘đang xảy ra’ đều là bộ phận của sống. Tại sao bạn muốn ‘trải nghiệm’? Một cái trí nhạy cảm, sinh động, dư thừa sự rõ ràng, liệu nó cần có ‘trải nghiệm? Làm ơn hãy tự-trả lời nghi vấn đó.

Người hỏi: Ông yêu cầu chúng tôi nhìn ngắm những hành động của chúng tôi trong sống hàng ngày, nhưng ai là thực thể mà quyết định nhìn ngắm cái gì và nhìn ngắm khi nào? Ai quyết định liệu người ta nên nhìn ngắm?

Krishnamurti: Bạn quyết định nhìn ngắm? Hay bạn chỉ nhìn ngắm? Bạn quyết định và nói, ‘Tôi sẽ nhìn ngắm và học hành’? Bởi vì sau đó có câu hỏi: ‘Ai đang nhìn ngắm?’ Liệu nó là ý chí mà nói, ‘Tôi phải’? và khi nó thất bại, nó tự-trừng phạt chính nó thêm nữa và nói, ‘Tôi phải, phải, phải’, trong đó có xung đột; vì vậy trạng thái của cái trí mà đã quyết định nhìn ngắm không là nhìn ngắm gì cả. Bạn đang dạo bộ xuống con đường, người nào đó đi ngang qua bạn, bạn quan sát và bạn tự nhủ với mình, ‘Anh ấy xấu xí quá; anh ấy hôi hám quá; tôi muốn anh ấy sẽ làm điều này hay điều kia’. Bạn nhận biết được những phản ứng của bạn đối với người đi ngang qua đó, bạn nhận biết rằng bạn đang đánh giá, đang chê bai hay đang bênh vực; bạn đang nhìn ngắm. Bạn không nói, ‘Tôi không được đánh giá, tôi không được bênh vực’. Trong nhận biết những phản ứng của bạn, không có quyết định gì cả. Bạn thấy người nào đó, mà chê bai bạn ngày hôm qua. Tức khắc bạn sửng cồ lên, bạn trở nên căng thẳng hay lo lắng, bạn bắt đầu không thích; hãy nhận biết được không thích của bạn, hãy nhận biết được tất cả điều đó, đừng ‘quyết định’ để nhận biết. Hãy quan sát, trong quan sát đó, không có ‘người quan sát’ và ‘vật được quan sát’ – chỉ có quan sát đang xảy ra. ‘Người quan sát’ tồn tại chỉ khi nào bạn tích lũy trong quan sát; khi bạn nói, ‘Anh ấy là người bạn của tôi bởi vì anh ấy đã nịnh nọt tôi’, hay, ‘Anh ấy không là người bạn của tôi bởi vì anh ấy đã nói điều gì đó xấu xa về tôi, hay điều gì đó đúng thực mà tôi không thích’. Đó là sự tích lũy qua quan sát và sự tích lũy đó là ‘người quan sát’. Khi bạn quan sát mà không có sự tích lũy, vậy thì không có sự đánh giá. Luôn luôn bạn có thể làm điều này; theo tự nhiên trong sự quan sát đó những quyết định rõ ràng nào đó được thực hiện, nhưng những quyết định đó là những kết quả tự nhiên, không phải những quyết định được thực hiện bởi người quan sát mà đã tích lũy.

Người hỏi: Thoạt đầu ông nói rằng phản ứng theo bản năng của tự-bảo vệ chống lại một thú hoang là thông minh và không là sợ hãi, và rằng tư tưởng mà nuôi dưỡng sợ hãi hoàn toàn khác biệt.

Krishnamurti: Chúng không khác biệt à? Bạn không quan sát sự khác biệt giữa tư tưởng mà nuôi dưỡng và duy trì sợ hãi, và thông minh mà nói ‘hãy cẩn thận’ hay sao? Tư tưởng đã tạo ra chủ nghĩa quốc gia, thành kiến thuộc chủng tộc, sự chấp nhận những giá trị đạo đức nào đó; nhưng tư tưởng không thấy sự nguy hiểm của điều đó. Nếu nó thấy sự nguy hiểm, lúc đó sẽ có phản ứng không phải của sợ hãi, nhưng của thông minh, mà sẽ giống hệt như gặp một con rắn. Trong gặp con rắn đó, có phản ứng đang tự-bảo vệ tự nhiên; khi gặp chủ nghĩa quốc gia, mà là sản phẩm của tư tưởng, mà phân chia con người và là một trong những nguyên nhân của chiến tranh, tư tưởng không thấy sự nguy hiểm.

Ngày 26 tháng 7 năm 1970
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567