Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

14. Bombay, 22 tháng hai 1961

14/07/201100:46(Xem: 3329)
14. Bombay, 22 tháng hai 1961

J. KRISHNAMURTI
BÀN VỀ SỢ HÃI [ON FEAR]
Lời dịch: ÔNG KHÔNG – 2009 –
HarperSanFrancisco, A Division of HarperCollinsPublishers

PHẦN I

Bombay, 22 tháng hai 1961

Bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu tổng thể của sợ hãi, mà sâu thẳm bên trong nó có sự lo âu, một ý thức của sợ hãi, và sự hy vọng mà được sinh ra từ sợ hãi và tuyệt vọng – chắc chắn một cái trí như thế là một cái trí không lành mạnh. Một cái trí như thế có lẽ đi đến đền chùa, những nhà thờ. Nó có lẽ quay cuồng trong mọi loại lý thuyết, nó có lẽ cầu nguyện, nó có lẽ rất uyên bác, phía bên ngoài nó có lẽ có mọi loại đánh bóng của hiểu biết rộng rãi, vâng lời, có phong cách lịch sự và lễ phép, cư xử ngay thẳng phía bên ngoài; nhưng một cái trí như thế mà có tất cả những việc này và gốc rễ của nó trong sợ hãi – giống như hầu hết những cái trí của chúng ta đều có – chắc chắn không thể thấy mọi sự việc sự vật một cách đúng đắn. Sợ hãi có nuôi dưỡng những hình thức khác nhau của những bệnh tật tinh thần. Không ai sợ hãi Thượng đế; nhưng người ta sợ hãi quan điểm của công chúng, sợ hãi không đạt được, không thành tựu, sợ hãi không có cơ hội; và qua tất cả điều đó đều có ý thức lạ lùng của tội lỗi này – người ta đã làm một việc mà đáng lẽ người ta không nên làm; ý thức tội lỗi trong chính hành động của đang làm; người ta lành mạnh và những người khác hư hỏng hay không lành mạnh; người ta có đủ lương thực và những người khác thiếu ăn. Cái trí càng đang tìm hiểu, đang thâm nhập, đang dò tìm nhiều bao nhiêu, ý thức của tội lỗi, lo âu càng nhiều bấy nhiêu. Và nếu toàn qui trình này không được hiểu rõ, nếu toàn tổng thể của sợ hãi này không được hiểu rõ, nó có dẫn đến những hoạt động kỳ dị, những hoạt động của những vị thánh, những hoạt động của những người chính trị – những hoạt động mà tất cả đều có thể giải thích được, nếu bạn quan sát, nếu bạn nhận biết được bản chất mâu thuẫn này trong sợ hãi, cả tầng ý thức bên ngoài lẫn tầng ý thức bên trong. Bạn biết sợ hãi – sợ hãi chết, sợ hãi không được thương yêu hay sợ hãi thương yêu, sợ hãi mất mát, sợ hãi có được. Bạn giải quyết nó như thế nào?

Sợ hãi là sự thôi thúc để tìm kiếm một bậc thầy, một đạo sư; sợ hãi là khoác vào lớp vỏ đáng kính này, mà mọi người kính nể rất nhiều – được kính trọng. Tôi không đang nói về bất kỳ điều gì mà không là sự kiện. Vì vậy bạn có thể thấy nó trong sống hàng ngày của bạn. Bản chất tỏa khắp mọi nơi lạ lùng này của sợ hãi – bạn giải quyết nó như thế nào đây? Bạn chỉ phát triển phẩm chất của sự can đảm để gặp gỡ sự đòi hỏi của sợ hãi? Bạn hiểu rõ chứ? Bạn khẳng định phải can đảm khi đối diện những biến cố trong cuộc sống, hay chỉ lý lẽ cho qua sợ hãi, hay tìm ra những giải thích mà sẽ trao sự thỏa mãn cho cái trí bị trói buộc trong sợ hãi? Bạn giải quyết nó như thế nào? Bật máy thâu thanh, đọc một quyển sách, đến một ngôi đền, bám vào một hình thức tín điều hay niềm tin nào đó? Chúng ta sẽ bàn luận phương cách giải quyết sợ hãi. Nếu bạn nhận biết được, thái độ tiếp cận của bạn đến sự tối tăm này là gì? Chắc chắn chúng ta có thể hiểu rất rõ ràng rằng một cái trí sợ hãi rơi vào trạng thái đờ đẫn; nó không thể vận hành đúng cách, nó không thể suy nghĩ hợp lý. Qua sợ hãi, tôi không có ý nói sợ hãi chỉ tại tầng ý thức bên ngoài, mà còn cả trong những ngõ ngách sâu thẳm của cái trí và tâm hồn riêng của người ta. Làm thế nào bạn khám phá nó, và khi bạn khám phá nó bạn làm gì? Tôi không đang đưa ra một câu hỏi gây ấn tượng; đừng nói, ‘Ông ta sẽ trả lời nó’. Tôi sẽ trả lời nó, nhưng bạn sẽ phải tìm ra. Khoảnh khắc không có sợ hãi, không có tham vọng, nhưng có một hành động, mà dành cho tình yêu của sự việc chứ không phải dành cho sự công nhận của sự việc bạn đang làm. Vậy là, làm thế nào bạn giải quyết nó? Phản ứng của bạn là gì?

Chắc chắn, phản ứng hàng ngày đối với sợ hãi là gạt nó sang một bên và chạy trốn nó, che đậy nó qua ý chí, khẳng định, kháng cự, tẩu thoát. Đó là điều gì chúng ta làm, thưa các bạn. Tôi không đang nói bất kỳ điều gì lạ lùng. Và thế là sợ hãi liên tục đuổi bắt bạn giống như một cái bóng, bạn không được tự do khỏi nó. Tôi đang nói về tổng thể của sợ hãi, không chỉ một trạng thái đặc biệt của sợ hãi – chết, không phải điều gì người hàng xóm của bạn sẽ nói; sợ hãi về người chồng hay người con đang hấp hối của một người; sợ hãi về người vợ bỏ mình. Bạn biết sợ hãi là gì? Mỗi người đều có hình thức sợ hãi đặc biệt riêng của anh ấy – không phải một nhưng vô số sợ hãi. Chắc chắn, một cái trí mà có bất kỳ hình thức đặc biệt nào của sợ hãi không thể có chất lượng của tình yêu, thông cảm, nhạy cảm. Sợ hãi là năng lượng hủy diệt trong con người. Nó làm đờ đẫn cái trí, nó gây biến dạng tư tưởng, nó dẫn đến mọi loại lý thuyết tinh vi và khôn ngoan lạ lùng, những mê tín, những giáo điều, và những niềm tin vô lý. Nếu bạn thấy rằng sợ hãi là hủy diệt, vậy thì làm thế nào bạn tiến tới để lau sạch sẽ cái trí?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]