- 1. Phẩm thứ nhất: Quán nhân duyên
- 2. Phẩm thứ hai: Quán sát sự chuyển động và sự không chuyển động
- 3. Phẩm thứ ba: Quán lục tình
- 4. Phẩm thứ tư: Quán năm ấm
- 5. Phẩm thứ năm: Quán lục chủng
- 6. Phẩm thứ sáu: Quán ái dục và kẻ tham nhiễm ái dục
- 7. Phẩm thứ bảy: Quán sát ba tướng
- 8. Phẩm thứ tám: Quán tác và tác giả
- 9. Phẩm thứ chín: Quán sát bản trụ
- 10. Phẩm thứ mười: Quán lửa và nhiên liệu
- 11. Phẩm thứ mười một: Quán sát bản tế
- 12. Phẩm thứ mười hai: Quán sát về sự thống khổ
- 13. Phẩm thứ mười ba: Quán sát các hành
- 14. Phẩm thứ mười bốn: Quán sát sự hòa hợp
- 15. Phẩm thứ mười lăm: Quán hữu vô
- 16. Phẩm thứ mười sáu: Quán sát về sự trói buộc và giải thoát
- 17. Phẩm thứ mười bảy: Quán sát về nghiệp
- 18. Phẩm thứ mười tám: Quán pháp
- 19. Phẩm thứ mười chín: Quán thời gian
- 20. Phẩm thứ hai mươi: Quán sát nhân và quả
- 21. Phẩm thứ hai mươi mốt: Quán sát về sự sinh thành và hoại diệt
- 22. Phẩm thứ hai mươi hai: Quán sát đức Như Lai
- 23. Phẩm thứ hai mươi ba: Quán sát điên đảo
- 24. Phẩm thứ hai mươi bốn: Quán sát tứ đế
- 25. Phẩm thứ hai mươi lăm: Quán sát niết bàn
- 26. Phẩm thứ hai mươi sáu: Quán mười hai nhân duyên
- 27. Phẩm thứ hai mươi bảy: Quán sát về những tà kiến
TRUNG LUẬN (MADHYAMAKAKÀRIKÀ )
Tác giả: Bồ tát Long Thọ (Nàgàrjuna)
Hán dịch: Tam tạng Pháp sư Cưu Ma La Thập
Việt dịch: Thích Viên Lý
TRUNG LUẬN QUYỂN THỨ HAI
PHẨM THỨ MƯỜI BA:
QUÁN SÁT CÁC HÀNH
Như trong các kinh, đức Phật đã dạy: hư huyễn không thật (* hư cuống-Mrsà) chính là vọng tưởng thủ chấp vào cảnh tướng (* Mosadharma) (hiện tượng hiện khởi). Vì do vọng ttưởng thủ chấp vào các hành nên gọi đó là hư cuống.
Kẻ vọng tưởng (suy tưởng mê lầm không thật) chấp thủ (bám giữ) vào những tướng hư huyễn không thật ấy thử hỏi trong (các hành) đó cái gì là sở thủ (cảnh tướng bị chấp giữ)? Đức Phật chỉ dạy những sự việc như thế là vì muốn hiển thị Không Nghĩa (* ý nghĩa của Không tánh).
Vì các pháp hữu vi đều sanh diệt biến dị (biến dịch thay đổi miên tục) thế nên biết rằng (các pháp) đều không có tự tánh (vô tánh). Và ngay cả (cái gọi là) Pháp không có tự tánh (pháp vô tự tánh) đó cũng không có nốt nên, tất cả các pháp đều Không vậy. (không có thật thể).
Các pháp nếu không có tự tánh, thế thì, làm thế nào có thể bảo rằng có (rất nhiều) sự thay đổi biến dị từ khi là một trẻ con cho đến lúc tuổi già? (* từ một đứa trẻ mới sanh đến lúc tuổi già vẫn có các thứ thay đổi).
Nếu các pháp mà có tự tánh thì làm thế nào có thể thay đổi biến dị được? và nếu các pháp không có tự tánh thì tại sao có sự thay đổi biến dị?
Chính nó�pháp (một pháp này) thì không có thay đổi biến dịch và Pháp biến dị thay đổi thì cũng không có thay đổi biến dịch giống như trẻ không tạo ra già và cũng không thể trẻ tạo ra trẻ được. (*tráng niên không thể tạo ra lão niên và lão niên không thể tác thành tuổi tráng niên).
Nếu tự thể của pháp chính là sự thay đổi biến dị thì lẽ ra sữa cũng phải chính là bơ nhưng khi tách rời sữa ra thì nào có pháp gì khác để có thể làm thành bơ!
Nếu có một pháp nào chẳng Không thì lẽ ra cũng phải có một pháp nào đó gọi là Không, nhưng thật tế thì đã không có cái pháp gọi là chẳng Không thế thì làm thế nào có thể có được cái pháp gọi là Không? (không pháp).
Đấng Đại Thánh (đức Phật) dạy rằng: Không Pháp là viễn ly các kiến chấp, nhưng nếu trở lại chấp thấy có cái Không (kiến chấp về Không), thì chư Phật cũng không thể hóa độ.