- 1. Làm quan thương dân, công đức rất lớn
- 2. Ngược đãi công dịch, ác báo nhãn tiền
- 3. Thông cảm, tha thứ ắt được phước báo
- 4. Trả lại trâm vàng, cứu được hai người
- 5. Hại người hóa ra hại mình
- 6. Làm thiện thì con cháu được hưởng
- 7. Chiếm gia sản của người, chết không được yên
- 8. Người nhẫn nhục sẽ được trường thọ
- 9. Bán ruộng cứu người được làm quan thượng thư
- 10. Làm thiện tham danh, diêm vương không tha
- 11. Mặt thiện tâm ác chết không được yên
- 12. Tâm nhiều vọng tưởng thì sẽ phát bệnh
- 13. Hãm hại người tốt quỷ thần không tha
- 14. Làm nhiều việc thiện con cháu được giàu có
- 15. Có lòng cứu vật sẽ được phước báo
- 16. Giết vật tàn nhẫn hại đến con cháu
- 17. Tuyệt đường con cháu do chiếm mộ người
- 18. Bố thí tích đức con cháu được giàu sang
- 19. Tâm địa hẹp hòi không được phước báo
- 20. Giúp người nghèo khó sẽ có điềm lành
- 21. Cứu một con chim hưởng phước ba đời
- 22. Vị quan thường làm mười điều thiện
- 23. Chế giễu người hiền phải chịu quả báo
- 24. Huynh đệ tình thâm xả mạng cứu giúp
- 25. Bất kính với anh bị trừng phạt
- 26. Oán thù nên giải không nên kết
- 27. Phá kinh hoại tượng ắt bị quả báo
- 28. Thấy chết không cứu, diêm vương chẳng tha
- 29. Làm ác gặp ác
- 30. Cứu người nguy cấp công đức rất lớn
- 31. Hiếu dưỡng mẹ bạn là một nghĩa cử cao thượng
NHÂN QUẢ BÁO ỨNG
Tác giả:Văn Xương Đế Quân -Quảng Tráng lược dịch
Có một người tên là Lý Phú Quý thấy vậy liền xuất tiền ra mua, vì ông ta biết rằng với số lượng gấm lụa này có thể bán lại được khoảng 50 lạng bạc. Nhưng không lâu sau, quan phủ phát hiện ra vật chứng ngay trong nhà của ông Lý. Thế là ông Lý bị nghi là kẻ cướp nên ông bị dẫn lên phủ và phải chịu sự đánh đập tra tấn của nha phủ. Ông ta một mực kêu oan và nói rằng: “Tôi không phải kẻ cướp, tôi chỉ là người mua lại. Nếu quý vị không tin thì có thể gọi ông chú họ của tôi đến làm chứng.”
Quan phủ liền cho gọi người chú lên, nhưng ông này sợ bị phiền phức nên khi đến nơi liền chỉ mặt ông Lý mà nói rằng: “Tôi không quen biết gì với ông cả. Ông đúng là một kẻ cướp.”
Thế là Lý Phú Quý phải bị bọn nha phủ đánh chết vì không chịu nhận tội.
Ngay đêm hôm đó, người chú họ nằm mộng thấy một con quỷ, tóc tai bê bết máu me lao đến dùng hai tay bóp cổ ông ta mà nói rằng: “Ngươi thấy chết mà không chịu cứu nên Diêm Vương sai ta đến bắt ngươi xuống để đối chất.”
Khi đó, ông ta liền lớn tiếng kêu cứu. Bọn gia nhân nghe vậy liền hốt hoảng chạy đến thì đã thấy ông ta trợn mắt mà chết trông rất đau đớn.
Kinh Dịch dạy rằng: “Người nào làm ơn, làm phước chính là đã mở đường cho mọi sự tốt lành đến, còn người nào làm ác chính là tự đón lấy các tai hoạ vào mình.”
Khi thấy có người gặp nguy hiểm, nếu không cứu là bất nhân, còn sợ bị phiền phức mà nói dối là bất nghĩa. Mà những kẻ bất nhân, bất nghĩa như thế thì chắc chắn phải chịu sự trừng phạt của nhân quả. Thật là thiện ác có sự báo ứng rõ ràng!
Tác giả:Văn Xương Đế Quân -Quảng Tráng lược dịch
28. THẤY CHẾT KHÔNG CỨU, DIÊM VƯƠNG CHẲNG THA
Tại huyện Quế Lâm thuộc tỉnh Quảng Tây, hôm nọ có bọn cướp đột nhập vào một nhà giàu và cướp đi vô số vàng bạc, châu báu cùng với rất nhiều vải lụa gấm vóc khác. Sau đó, chúng dồn hết số gấm lụa vào một cái bao lớn rồi đem về bán ở một vùng nông thôn với giá 5 lạng bạc.Có một người tên là Lý Phú Quý thấy vậy liền xuất tiền ra mua, vì ông ta biết rằng với số lượng gấm lụa này có thể bán lại được khoảng 50 lạng bạc. Nhưng không lâu sau, quan phủ phát hiện ra vật chứng ngay trong nhà của ông Lý. Thế là ông Lý bị nghi là kẻ cướp nên ông bị dẫn lên phủ và phải chịu sự đánh đập tra tấn của nha phủ. Ông ta một mực kêu oan và nói rằng: “Tôi không phải kẻ cướp, tôi chỉ là người mua lại. Nếu quý vị không tin thì có thể gọi ông chú họ của tôi đến làm chứng.”
Quan phủ liền cho gọi người chú lên, nhưng ông này sợ bị phiền phức nên khi đến nơi liền chỉ mặt ông Lý mà nói rằng: “Tôi không quen biết gì với ông cả. Ông đúng là một kẻ cướp.”
Thế là Lý Phú Quý phải bị bọn nha phủ đánh chết vì không chịu nhận tội.
Ngay đêm hôm đó, người chú họ nằm mộng thấy một con quỷ, tóc tai bê bết máu me lao đến dùng hai tay bóp cổ ông ta mà nói rằng: “Ngươi thấy chết mà không chịu cứu nên Diêm Vương sai ta đến bắt ngươi xuống để đối chất.”
Khi đó, ông ta liền lớn tiếng kêu cứu. Bọn gia nhân nghe vậy liền hốt hoảng chạy đến thì đã thấy ông ta trợn mắt mà chết trông rất đau đớn.
Kinh Dịch dạy rằng: “Người nào làm ơn, làm phước chính là đã mở đường cho mọi sự tốt lành đến, còn người nào làm ác chính là tự đón lấy các tai hoạ vào mình.”
Khi thấy có người gặp nguy hiểm, nếu không cứu là bất nhân, còn sợ bị phiền phức mà nói dối là bất nghĩa. Mà những kẻ bất nhân, bất nghĩa như thế thì chắc chắn phải chịu sự trừng phạt của nhân quả. Thật là thiện ác có sự báo ứng rõ ràng!
Gửi ý kiến của bạn