- Lời Nói Đầu của Nhà Biên Tập
- Tu Hành Tâm Thức Và Nuôi Dưỡng Lòng Từ
- Điểm Một: Những Sơ Bộ
- Điểm Hai: Sự Thực Hành Chính Yếu Là Tu Hành Bồ Đề Tâm
- Điểm Ba: Sự Chuyển Hóa Những Hoàn Cảnh Xấu Thành Con Đường Giác Ngộ - Điểm Ba Và Nhẫn Nhục Ba La Mật
- Điểm Bốn: Chỉ Ra Việc Sử Dụng Việc Thực Hành Trong Toàn Thể Cuộc Sống Của Mình - Điểm Bốn Và Tinh Tấn Ba La Mật.
- Điểm Năm: Sự Đánh Giá Việc Tu Tâm - Điểm Năm Và Thiền Định Ba La Mật
- Điểm Sáu: Những Kỷ Luật Tu Tâm - Điểm Sáu Và Bát Nhã Ba La Mật
- Điểm Bảy: Những Khuyên Nhủ Về Tâm - Điểm Bảy Và Sau Thiền Định
- Bài Kệ Kết Thúc
- Phụ Lục: Bốn Mươi Sáu Cách Thức Thất Bại của Một Bồ Tát
- Chú Thích
- Thuật Ngữ
- Về Tác Giả
NHỮNG KHUYÊN NHỦ VỀ TU TÂM
ĐIỂM BẢY VÀ SAU THIỀN ĐỊNH
Hai hoạt động: một cái lúc bắt đầu,
một cái lúc chấm dứt.
Điểm cốt yếu của châm ngôn này là bắt đầu và chấm dứt một ngày với Bồ đề tâm hai phương diện. Buổi sáng bạn cần nhớ lại Bồ đề tâm và mang lấy thái độ không tách lìa mảy may khỏi nó và vào lúc ngày chấm dứt, bạn cần xem xét bạn đã làm gì. Nếu bạn không tách lìa với Bồ đề tâm hai phương diện, bạn nên vui thích và nguyện mang lấy cùng thái độ đó trở lại vào hôm sau. Và nếu bạn tách lìa khỏi Bồ đề tâm, bạn cần nguyện kết hợp trở lại với nó vào ngày hôm sau.
Châm ngôn này là một châm ngôn rất giản dị. Nó có nghĩa là cuộc đời bạn được kẹp vào giữa lời nguyện của bạn đặt những người khác lên trước bạn và cảm thức của bạn cam kết với Bồ đề tâm hai phương diện. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng, ngay khi vừa thức, để bắt đầu ngày của bạn, bạn tự hứa rằng bạn sẽ làm việc trên Bồ đề tâm hai phần và phát triển một cảm thức dịu dàng từ ái với chính bạn và với những người khác. Bạn hứa không trách móc thế giới và những chúng sanh khác, và nhận sự đau khổ của họ vào chính bạn. Khi đi ngủ, bạn cũng làm như vậy. Theo cách này, giấc ngủ và ngày tiếp theo đều được ảnh hưởng bởi sự cam kết ấy. Nó hoàn toàn thẳng tắt.