Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 3: Căn nguyên tuỳ thuộc và bản chất của thực tế

12/11/201017:38(Xem: 10716)
Chương 3: Căn nguyên tuỳ thuộc và bản chất của thực tế


Chương3

CĂNNGUYÊN TÙY THUỘC VÀ BẢN CHẤT CỦA THỰC TẾ

Trongmột cuộc nói chuyện trước công chúng tại Nhật bản vàinăm trước đây, tôi thấy vài người mang hoa đến gần tôi.Tôi đứng dậy để nhận phẩm vật này, nhưng lại ngạcnhiên vì họ đi thẳng ngang qua và đến đặt hoa trên bànthờ phía sau tôi. Tôi ngồi xuống và cảm thấy hơi bối rối!Tuy thế, tôi nhớ ngay đến cách thức trong đó sự vật vàsự kiện không luôn luôn trùng hợp cùng kỳ vọng của chúngta. Thật vậy, sự thật của cuộc đời này — luôn luôncó một khoảng cách giữa phương thức chúng ta cảm thứchiện tượng và thực tế trong bất kỳ trường hợp nào —chính là nguồn của sự mất hạnh phúc. Điều này đặc biệtđúng, như trong trường hợp trên, khi chúng ta phán đoán trêncăn bản một sự hiểu biết nửa vời, chưa được chínhxác.

Trướckhi quán chiếu một cuộc cách mạng tâm linh và luân lý phảihàm chứa những gì, chúng ta thử đưa ra vài ý tưởng vềbản chất của thực tế. Liên hệ gần nhất giữa cách tựnhận thức bản thân trong tương quan cùng thế giới bên ngoàivà thái độ phản ứng đối với nó, có nghĩa sự hiểu biếtcủa chúng ta về hiện tượng có ý nghĩa tối yếu. Nếu khônghiểu hiện tượng, chúng ta rất có thể sẽ làm điều táchại cho chính bản thân và người khác.

Khiquán xét vấn đề, chúng ta bắt đầu nhận ra không thể táchrời bất cứ hiện tượng nào khỏi toàn bản của các hiệntượng khác. Chúng ta thật sự chỉ có thể nói qua hạn địnhcủa các liên hệ.

Trongđời sống hàng ngày, chúng ta tham gia vô số sinh hoạt vànhận số lượng thọ cảm khổng lồ từ khắp các nơi tiếpxúc. Vấn đề tri giác sai, thay đổi dưới nhiều mức độ,thường diễn ra vì khuynh hướng cô lập những khía cạnhđặc biệt nào đó của một biến cố hoặc kinh nghiệm, vànhìn chúng như thiết lập được một toàn thể. Điều nàyđưa đến sự hạn chế phối cảnh và từ đó đưa ra cácsự mong đợi giả tạm. Nhưng khi quán xét vào chính thựctế, chúng ta sẽ nhận ra được tri giác theo thói quen đóvốn thiếu sót. Bằng không phải vậy, khái niệm về sựthất vọng sẽ không có nghĩa gì. Nếu sự vật và sự kiệnluôn luôn cởi mở như chúng ta mong đợi, chúng ta sẽ khôngcó được ý niệm về ảo giác hoặc ngộ nhận.

Nhưmột phương tiện để hiểu được sự phức tạp này, tôidùng khái niệm rất hữu ích về căn nguồn tùy thuộc (tiếngTây tạng, ten del), biện thuyết của trường phái triết họcMadhyamika (Trung Đạo). Theo điều này, chúng ta có thể hiểusự vật và sự kiện đến bằng ba phương cách. Ở trìnhđộ thứ nhất, luật nhân quả được đề ra, theo đó mọisự vật và sự kiện khởi dậy tùy thuộc nhau trong một mạnglưới phức tạp của các nguyên nhân (hay duyên khởi) và điềukiện. Điều này ngụ ý, không có sự vật hoặc sự kiệncó thể giải thích như tự nó có khả năng đi vào, hoặccòn lại trong sự hiện hữu. Thí dụ, nếu tôi lấy đấtsét và nắn, tôi có thể tạo sự hiện hữu của một cáibình. Cái bình hiện hữu như một kết quả từ hành độngcủa tôi. Đồng thời, nó cũng là kết quả của vô số cácnguyên nhân và điều kiện khác. Trong đó có sự phối hợpcủa đất sét và nước để tạo thành nguyên liệu sống.Cao hơn nữa, chúng ta có thể nêu ra sự phối hợp của cácphân tử, nguyên tử, và các thứ vi thể khác để tạo thànhcác hợp chất đó (chính tự chúng lại tùy thuộc vào vôsố các yếu tố khác). Rồi còn có trường hợp nào khiếntôi quyết định hành động phải tạo hình dáng cho đấtsét. Tất cả các yếu tố đó cho thấy rõ ràng là cái bìnhcủa tôi không thể có sự hiện hữu độc lập với nguyênnhân và điều kiện của nó. Nói đúng hơn nó có căn nguyêntùy thuộc.

Trêntrình độ thứ nhì, ten del có thể hiểu theo ý nghĩa củatùy thuộc hỗ tương hiện hữu giữa các thành phần và toànthể. Nếu không có các thành phần, thì không có toàn thể;không có toàn thể, thì khái niệm về thành phần không cóý nghĩa. Ý tưởng về "toàn thể" tiên định đối với thànhphần, nhưng các thành phần này tự chúng cũng có thể quanniệm như là toàn thể đối với các thành phần riêng củachúng.

Trêntrình độ thứ ba, tất cả hiện tượng có thể hiểu nhưlà có căn nguyên tùy thuộc, bởi vì khi phân tích đến tộtcùng, ta nhận thấy chúng thiếu vắng danh tánh độc lập.Điều này có thể hiểu bằng cách thử viện dẫn một hiệntượng nào đó. Thí dụ, các từ "hành động" và "tác nhân"giả thiết cái này có trước cái kia. Cũng như "cha mẹ" và"con cái". Người ta là cha hay mẹ chỉ vì có con cái. Cũngvậy, đứa con trai hay gái được gọi như thế vì có mốiliên hệ với cha mẹ. Cùng liên hệ tùy thuộc hỗ tương đótìm thấy trong ngôn từ dùng để mô tả nghề buôn hay nghiệpvụ. Các cá nhân được gọi là nông dân vì công việc họlàm trên đất đai. Bác sĩ được gọi thế vì công việchọ làm trong ngành y khoa.

Mộtcách tinh tế hơn nữa, sự vật và sự kiện có thể đượchiểu theo quan điểm căn nguyên tùy thuộc khi, chẳng hạn nhưhỏi, "Một cái bình đất sét thật sự là gì?" Khi tìm mộtcái gì để có thể mô tả danh tánh cuối cùng của nó, tathấy rằng, sự hiện hữu thật sự của cái bình — và bằngsự liên hệ với mọi hiện tượng khác — nhìn trên mộtchiều hướng nào đó, chỉ là tạm thời và ước định.Khi hỏi phải chăng danh tánh của nó được ấn định bằnghình thể, công dụng, các thành phần riêng biệt (đó là hỗnhợp của đất sét, nước và vân vân), ta sẽ thấy rằngdanh từ "bình" chỉ là một chỉ định bằng ngôn từ. Khôngcó một đặc điểm riêng biệt nào có thể nói ra để địnhdanh tánh cho nó. Cũng không phải là toàn khối của các đặcđiểm đó. Chúng ta có thể tưởng tượng ra bình với nhiềuhình thức khác nhau mà cũng vẫn là bình. Và bởi vì chúngta chỉ có thể nói đến sự hiện hữu của nó trên tươngquan của một kết hợp phức tạp giữa nguyên nhân và điềukiện, nhìn từ phối cảnh này, nó không có một phẩm chấtxác định. Nói cách khác, nó không hiện hữu trong và do chínhnó, mà đúng hơn nó là do căn nguyên tùy thuộc.

Tronghiện tượng tinh thần, chúng ta lại tìm thấy sự tùy thuộcđó. Ở đây, nó nằm giữa người tri giác và vật đượctri giác. Lấy một thí dụ, sự tri giác về một bông hoa.Trước tiên, muốn khiến cho tri giác về bông hoa này phátkhởi, cần phải có một giác quan. Thứ nhì, cần có mộtđiều kiện — trong trường hợp này chính là bông hoa. Thứba, để cho tri giác đó xảy ra, cần có điều gì hướng tiêuđiểm của người tri giác về sự vật. Kế đó, qua tác dụnghỗ tương nguyên nhân của các điều kiện này, một sự kiệntri giác đã xảy ra, mà ta gọi là tri giác về một bông hoa.Bây giờ, chúng ta hãy thử quan sát cái gì thật sự thiếtlập nên sự kiện này.

Phảichăng chỉ là hoạt động của cơ năng cảm giác? Phải chăngchỉ là tác dụng hỗ tương giữa cơ năng đó và chính bônghoa? Hoặc là thứ gì khác? Cuối cùng ta sẽ không thể hiểukhái niệm về tri giác, ngoại trừ trong toàn bộ của mộtloạt các nguyên nhân và điều kiện phức tạp khôn lường.

Nếulấy chính tâm thức làm đối tượng cho sự quán sát này,mặc dù xu hướng nghĩ về nó trong khuôn khổ của một thứgì chân thật và bất biến, ta sẽ thấy rằng dễ hiểu rõhơn trong khuôn khổ của căn nguyên tùy thuộc. Sở dĩ vậyvì bên ngoài các tri giác, nhận thức cá nhân, và kinh nghiệmcảm xúc; rất khó đặt ra một thực thể hiện hữu độclập. Hơn nữa, tâm thức giống như một cấu trúc khởi dậytừ một quang phổ (*) của các sự kiện phức tạp.

Mộtcách khác để hiểu được khái niệm về căn nguyên tùy thuộclà quán sát như một hiện tượng về thời gian. Bình thường,chúng ta giả định rằng có một thực thể hiện hữu độclập được gọi là thời gian. Chúng ta nói đến thời gianquá khứ, hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, khi quán sát kỹhơn, sẽ thấy rằng khái niệm đó chỉ là định ước. Chúngta sẽ tìm thấy từ "giây phút hiện tại" chỉ là một thứnhãn hiệu gán cho quãng giữa các thời "quá khứ" và "tươnglai". Chúng ta không thể điểm chỉ chính xác hiện tại. Dùchỉ một khoảnh khắc trước cái giả định là hiện tạicũng đã thuộc về quá khứ; chỉ là một khoảnh khắc saucái giả định là hiện tại cũng đã nằm trong tương lai.Vì thế, khi chúng ta nói giây phút hiện tại chính là "bâygiờ," khi chữ vừa phát ra thì đã nằm vào quá khứ. Nếuvẫn cố lập luận rằng dù sao đi nữa vẫn có một thờiđiểm nào đó không thể phân chia vào hoặc là quá khứ hoặclà tương lai, thì thật sự chúng ta sẽ hoàn toàn không tìmra cứ điểm nào để có thể tách rời được quá khứ, hiệntại và tương lai cả. Nhưng nếu không có khái niệm về hiệntại, rất khó nói về quá khứ và tương lai, vì cả hai đềurõ ràng tùy thuộc vào hiện tại. Hơn nữa, nếu kết luậntừ phân tích trên cho rằng hiện tại không hiện hữu, chúngta cần phải phủ nhận, không những định ước thế gian,mà ngay cả kinh nghiệm của bản thân. Thật vậy, khi bắtđầu phân tích kinh nghiệm về thời gian, chúng ta nhận thấyở đây quá khứ đã mất đi và tương lai chưa đến. Chúngta chỉ kinh nghiệm được hiện tại.

Cácquán sát đó sẽ khiến chúng ta ra sao? Chắc chắn là mọiviệc trở nên phức tạp hơn khi chúng ta phải suy nghĩ theocùng các dòng chữ này. Kết luận thỏa đáng hơn là bảorằng, hiện tại quả có hiện hữu. Nhưng không thể tri giácđược nó một cách mật thiết hoặc khách quan. Hiện tạihiện hữu trong sự tùy thuộc vào quá khứ và tương lai.

Điềuđó giúp ta được gì? Giá trị của các quán sát trên làsao? Chúng có một số liên hệ quan trọng. Trước tiên, khichúng ta nhận ra rằng tất cả những gì mình tri giác và kinhnghiệm chỉ khởi dậy như kết quả của một loạt vô hạncác nguyên nhân và điều kiện tùy thuộc vào nhau, thì trọnvẹn viễn ảnh của chúng ta đều thay đổi. Chúng ta bắtđầu nhìn vũ trụ mình đang ngụ có thể hiểu như là mộtcơ năng sống động trong đó từng tế bào làm việc trongsự hợp tác quân bình với các tế bào khác hầu lưu tồntoàn thể. Do đó, nếu chỉ một tế bào bị hại, như khibệnh hoạn, thì sự quân bình bị hại, và có nguy hiểm đếntoàn thể. Điều đó, sẽ đề khởi rằng, sự an sinh củacá nhân ta liên hệ thân thiết đến vừa cả mọi ngườikhác, vừa cả môi trường trong đó chúng ta sống. Rõ rệtlà từng hành động, việc làm, lời nói và ý tưởng, chodù nhẹ nhàng và vô hiệu đến đâu, cũng có thể tạo ảnhhưởng không những cho riêng mình mà còn cho mọi người khácnữa.

Hơnnữa, khi nhìn thực tế trong khuôn khổ của căn nguyên tùythuộc, sẽ giúp chúng ta thoát khỏi khuynh hướng thông thườngnhìn sự vật và sự kiện như thực thể cứng chắc, độclập, vô điều kiện. Điều này rất hữu ích, vì đó chínhlà khuynh hướng khiến ta thường phóng đại một hoặc haikhía cạnh nào của kinh nghiệm, và lấy đó làm tiêu biểucho một thực tế toàn diện cho trường hợp đặc thù nàođó trong khi lại bỏ quên sự phức tạp rộng lớn hơn.

Mộtsự hiểu biết thực tế do khái niệm về căn nguyên tùy thuộcđề khởi còn được trình bày với một sự thách thức đángkể. Thách thức chúng ta bớt nhìn sự vật và sự kiện trongkhuôn khổ rõ rệt của trắng và đen; và đi vào những tầmmức của các tương quan ràng buộc phức tạp hơn, có thểkhó nắm bắt. Và vì vậy khiến ta khó phát biểu những lờicực đoan, định kiến. Hơn nữa, nếu tất cả mọi hiệntượng đều tùy thuộc vào các hiện tượng khác, và khônghiện tượng nào có thể hiện hữu độc lập, ngay cả cáccái ngã yêu quý nhất của ta cũng có thể xem như không hiệnhữu theo phương cách chúng ta hằng giả thiết. Thật vậy,chúng ta nhận ra rằng nếu nghiên cứu phân tích danh tánh củangã, ngoại diện cứng chắc của nó sẽ sẵn sàng tan biếnnhanh hơn cả cái bình đất sét hoặc thời gian hiện tạivừa nói trên. Bởi vì cái bình là một vật cụ thể có thểtrỏ vào, còn cái ngã thì lẩn tránh khéo léo hơn: danh tánhcủa nó như một vật được chế tạo sẽ trở thành chứngcớ. Chúng ta sẽ thấy sự phân biệt rõ nét thông thườngta hay làm giữa "ngã" và "tha" chỉ là điều phóng đại.

Đâykhông phải là phủ nhận sự kiện mỗi cá nhân đều có trigiác mạnh về cái "tôi" một cách tự nhiên và đúng lý. Ngaykhi chúng ta không thể giải thích tại sao, tri giác về cáingã này chắc chắn vẫn ở đó. Nhưng hãy quan sát kỹ nhữnggì cấu tạo nên đối tượng hiện ta đang gọi là cái ngã.Có phải là tâm trí chăng? Đôi khi tâm trí của một ngườinào đó trở nên quá bị động hoặc quá suy nhược. Trongbất kỳ trường hợp nào, y sĩ có thể cho thuốc nhằm tăngtạo sự dễ chịu cho người đó. Điều này cho thấy chúngta đã nghĩ về tâm trí, theo một nghĩa nào đó, như một sởhữu của cái ngã. Và, thật vậy, khi chúng ta nghĩ kỹ hơn,các phát biểu như "thân thể của tôi," "lời của tôi," "tâmtrí của tôi" đều hàm chứa một khái niệm về sở hữu.Tuy nhiên, thật khó nhận ra tâm trí làm cách nào tự cấutạo lấy, mặc dù quả có các triết gia Phật giáo cố xácđịnh ngã như là tâm. Nếu ngã và tâm là một, việc vô lýtiếp theo là, tác nhân và hành động, cả hai người đã làmra và việc được biết là đã làm ra, chỉ là một và nhưnhau. Chúng ta sẽ phải nói tác nhân "tôi" vốn hiểu biết,và tiến trình của sự hiểu biết chính là đồng nhất. Trênnhãn quan đó, rất khó nhận thấy cái ngã làm sao có thểhiện hữu như một hiện tượng độc lập ngoài tâm-thânngũ uẩn. Lại nữa, điều này đề ra, khái niệm về ngãtrong một ý nghĩa nào đó, chỉ là một nhãn hiệu cho mộtmạng lưới phức tạp của các hiện tượng kết hợp hỗtương.

Đếnđây, chúng ta thử trở lại, và duyệt qua bằng cách nào tathường liên kết với ý tưởng về cái ngã. Chúng ta nói,"Tôi cao; tôi thấp; tôi làm điều này; tôi làm điều nọ,"và không ai hỏi ta gì cả. Điều đó khá rõ rệt về cáigì ta muốn nói, và mọi người đều hài lòng nhìn nhận địnhước đó. Trên trình độ này, ta hiện hữu tương đối hòahợp cùng các phát biểu đó. Định ước như thế là thànhphần trong câu chuyện hàng ngày và phù hợp với kinh nghiệmthông thường. Nhưng điều đó không phải nghĩa, có một sựvật gì hiện hữu chỉ vì nó được trò chuyện cùng; hoặcvả có một từ ngữ nào đó chỉ về nó. Không ai có thểtìm thấy con độc giác mã huyền thoại.

Địnhước chỉ có hiệu lực khi chúng không đi ngược lại kiếnthức thu hoạch từ kinh nghiệm lý tính hoặc qua sự suy luận,và chúng được dùng làm nền tảng cho sự đàm luận thôngthường trong đó ta phối trí các khái niệm như thật và giả.Điều này không ngăn chúng ta nhìn nhận rằng, mặc dù phùhợp hoàn toàn như là một định ước, cái ngã, cũng nhưtất cả hiện tượng khác, chỉ hiện hữu tùy thuộc vàocác nhãn hiệu và khái niệm do ta áp đặt lên. Quan sát hạnđịnh đó vào giây phút khi, trong bóng tối, ta nhầm lẫn cuộndây thừng và con rắn. Chúng ta đứng yên và cảm thấy sợhãi. Mặc dù vật được thấy trên thực tế chỉ là mộtmẩu dây thừng đã bị bỏ quên, nhưng vì thiếu ánh sángvà do quan niệm sai lầm, ta cứ tưởng nó là con rắn. Thậtra, cuộn dây thừng không hề sở hữu một tánh cách nào củacon rắn hơn là cách nó hiện ra đối với chúng ta.

Conrắn tự nó không hề ở nơi đó. Chúng ta đã đưa sự hiệnhữu của nó vào một vật vô tri. Cũng thế, đó là phươngcách của khái niệm về cái ngã hiện hữu một cách độclập.

Chúngta còn tìm thấy khái niệm thật sự về ngã vốn rất tươngđối.

Thửquán sát sự kiện chúng ta thường đặt mình vào trong cáctrường hợp tự trách. Ta bảo, "Ồ, vào ngày đó ngày kia,tôi quả thật buông xuôi!" và nói lên sự tức giận đốivới chính mình. Điều này đề xướng như thật sự có haicái ngã rõ rệt, một cái đã làm sai, và cái kia chỉ trích.Cái đầu là một cái ngã được hiểu trong tương quan vớimột kinh nghiệm hoặc sự kiện đặc thù nào đó. Và cáisau được hiểu từ một phối cảnh về ngã xem như toàn diện.Tuy vậy, dù cuộc đối thoại nội tâm đó có nghĩa, cũngchỉ là một sự liên tục của tâm thức ở một thời điểmnào đó. Tương tự, chúng ta có thể thấy danh tánh riêng tưcủa một cá nhân nào đó có rất nhiều khía cạnh khác nhau.Trong trường hợp của tôi, chẳng hạn, có một tri giác vềmột cái ngã như tăng sĩ, về một cái ngã như người Tâytạng, về một cái ngã đến từ vùng Amdo của Tây tạng,và cứ thế.

Vàicái ngã trổi vượt hơn các cái khác. Thí dụ, "ngã" Tây tạnghiện hữu trước "ngã" tăng sĩ. Tôi chỉ trở thành tu sinhvào năm lên bảy. "Ngã" của người tỵ nạn chỉ hiện hữuvào năm 1959. Nói cách khác, trên một căn bản đơn thuần,có rất nhiều chỉ định. Tất cả đều là Tây tạng, bởivì cái "ngã" đó — hoặc danh tánh — hiện hữu từ khi tôimới ra đời. Nhưng tất cả đều được mệnh danh khác nhau.Đối với tôi, đó là một lý do khác để nghi ngờ về sựhiện hữu cố hữu của ngã. Do đó, chúng ta không thể bảocó một đặc tố nào đó cuối cùng sẽ cấu thành cái ngã,hoặc là, mặt khác, một tổng hợp của tất cả. Bởi vìngay dù tôi loại trừ một hoặc vài thứ, thì ý nghĩa về"tôi" vẫn cứ tiếp diễn.

Khôngcó một thứ duy nhất nào có thể tìm thấy dưới sự phântích hầu định danh cho được cái ngã. Như khi chúng ta cốgắng tìm danh tánh tối hậu của một vật cứng chắc, nólại lẩn trốn mất. Thật vậy, chúng ta bắt buộc phải kếtluận rằng, vật quý báu mà ta lưu tâm chăm sóc đến thế,mà ta phải bỏ công sức hầu bảo vệ và làm cho nó thoảimái, đến tận cùng, nó cũng chẳng hiện thật hơn là mộtchiếc cầu vồng giữa bầu trời mùa hạ.

Nếuquả không có sự vật hoặc hiện tượng nào, hay chính cáingã, thật sự hiện hữu, thế chúng ta có nên kết luận rằng,tận cùng, không có gì hiện hữu cả? Hoặc thực tế do tatri giác chỉ là sự phản chiếu của tâm trí, ngoài ra khôngcó gì hiện hữu? Không. Khi bảo sự vật và sự kiện chỉcó thể thiết lập trong khuôn khổ của bản chất căn nguyêntùy thuộc, và chúng không có bản chất, hiện hữu hoặc danhtánh đích thật, đó không phải là đồng loạt phủ nhậnhiện hữu của các hiện tượng. Sự "vô danh tánh" của hiệntượng lại chỉ định được phương cách theo đó sự vậthiện hữu: không độc lập mà trong ý nghĩa tùy thuộc lẫnnhau. Tôi không phải muốn đào xới khái niệm về thực tếhiện tượng, chỉ tin rằng khái niệm căn nguyên tùy thuộcsẽ cung ứng một cái khung vững chắc, bên trong là nhân vàquả, giả và thật, khác và giống, lợi và hại. Do đó, thậtsai lầm nếu suy diễn từ ý tưởng đó ra một thứ khuynhhướng hư vô chủ thuyết về thực tế nào đó. Một sựhư không đơn thuần, không có ý nghĩa gì về một đối thểnày nọ, hoàn toàn không phải là điều tôi muốn nói. Nếuthiếu vắng danh tánh thực tế như là đối tượng để vấnvà tìm bản chất chân thật của nó, điều chúng ta tìm thấychỉ là hư vô danh tánh của hư vô danh tánh và vân vân, chođến vô định — từ đó có thể kết luận rằng ngay cảsự thiếu vắng một hiện hữu thực tế cũng chỉ hiện ramột cách định ước. Vì thế trong khi nhìn nhận thườngcó sự tương phản giữa tri giác và thực tế, điều hệtrọng là không nên đi đến cực đoan bằng cách giả thiếtđằng sau hiện tượng là một cõi nào đó còn "thật" hơnnữa. Vấn đề là từ điểm đó, chúng ta có thể phủ nhậncả kinh nghiệm thường nhật, xem như không là gì cả ngoàimột ảo ảnh. Điều đó vốn sai lầm.

Mộttrong các sự phát triển đầy hứa hẹn của khoa học tântiến là sự xuất hiện của thuyết nhảy vọt quantum và thuyếtxác xuất probability. Ít ra trên một tầm mức nào đó, điềunày có vẻ hỗ trợ cho khái niệm về căn nguyên tùy thuộccủa hiện tượng. Mặc dù tôi không thể nhận mình hiểurõ lý thuyết đó, sự quan sát cho rằng, ở trình độ siêunguyên tử rất khó mà phân biệt rõ ràng giữa người quansát một đối tượng và chính đối tượng đó, dường nhưcho thấy một bước tiến đến phía quan niệm về thực tếmà tôi vừa phác họa. Dù thế, tôi không muốn nhấn mạnhở điểm này. Điều mà khoa học ngày nay cho là đúng có thểsẽ thay đổi nữa. Các khám phá mới hàm ý, điều gì ngàynay được chấp nhận có thể ngày mai bị nghi ngờ. Hơn nữa,cho dù đặt phán đoán là sự vật và sự kiện không hiệnhữu độc lập trên bất kỳ nền tảng nào, kết quả cũngđồng nhất.

Hiểuvề thực tế như vậy cho phép ta thấy rõ rằng, sự khácbiệt rõ rệt giữa ngã và tha khởi dậy phần lớn như kếtquả của sự điều kiện hóa. Như thế, có thể tưởng tượngmột khi đã quen thuộc cùng quan niệm nới rộng của cái ngã,cá nhân sẽ đặt lợi ích của mình vào trong sự lợi íchcủa người khác. Thí dụ, khi một cá nhân nghĩ về quê nhàcủa mình, và bảo, "Chúng tôi là người Tây tạng" hoặc "Chúngtôi là người Pháp," họ hiểu danh tánh của mình trong mộtđiều gì vượt trên cái ngã cá nhân.

Nếucái ngã có một danh tánh thật sự, thì có thể nói trên diệnlợi ích của ngã cô lập cùng của tha nhân. Nhưng vì nó khôngphải vậy, vì ngã và tha chỉ có thể hiểu trên diện liênhệ với nhau, cho nên ta nhìn thấy lợi ích của ngã và lợiích của tha liên hệ nhau rất chặt chẽ. Thật vậy, trongảnh tượng của thực tế với căn nguyên tùy thuộc, ta thấykhông có ngã lợi nào hoàn toàn không liên hệ cùng tha lợi.Vì mối liên hệ hỗ tương nền tảng đó vốn nằm ở trungtâm của thực tế, nên tha lợi cũng là ngã lợi. Từ điểmđó, rất rõ rệt là lợi ích "của tôi" và "của người"liên hệ mật thiết với nhau. Nói theo một nghĩa sâu xa, chúngcùng quy tụ về một điểm.

Chấpnhận một sự hiểu biết phức tạp hơn về thực tế trongđó mọi sự vật và sự kiện đều liên hệ chặt chẽ khôngcó nghĩa ta không thể suy luận rằng, các nguyên tắc luânlý đã được nhận định bên trên không thể hiểu như cónối kết cùng quan điểm này, và sẽ do vậy, khó nói vềtuyệt đối, ít ra bên ngoài khuôn khổ tôn giáo.

Tráilại, khái niệm căn nguyên tùy thuộc bắt buộc chúng ta phảithật sự nghiêm túc khi quán xét thực tế về nhân quả. Nóithế tôi ngụ ý về sự kiện có một số nhân nào đó dẫnđến một số quả nào đó, và một số hành tạo khổ đau,trong khi một số khác tạo hạnh phúc.

Tấtcả mọi người đều thích làm điều tạo hạnh phúc và tránhlàm điều tạo đau khổ. Nhưng bởi vì, như chúng ta đã thấy,lợi ích của chúng ta nối kết nhau chặt chẽ, cho nên bắtbuộc phải chấp nhận luân lý như là giao điểm cần thiếtgiữa ý muốn hạnh phúc của ta và của người.

________________

(*)Quang phổ: Spectrum là từ vật lý học, là dãy sáng nhiềumàu thu được khi phân tích chùm ánh sáng phức tạp bằnglăng kính... Trong triết học, có nghĩa là một loạt tư tưởngđa dạng nhưng liên kết với nhau tạo thành một loạt hoặcmột bộ. Là từ mới dùng trong Phật học, nói lên đượcsự vô cùng đa dạng và kết tập của tư tưởng Phật giáo— chú thích của người dịch.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]