Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sổ Tay Của Krishnamurti

18/01/201108:34(Xem: 4097)
Sổ Tay Của Krishnamurti

 

J. KRISHNAMURTI
SỔ TAY CỦA KRISHNAMURTI

Lời tựa: MARY LUTYENS - Lời dịch: ÔNG KHÔNG
Bản dịch 2006 – Hiệu đính 2008

LỜI TỰA

Vào tháng 6-1961 Krishnamurti bắt đầu thực hiện ghi chép hàng ngày về những trực nhận và những trạng thái của ý thức. Ngoại trừ mười bốn ngày viết liên tục, ông tiếp tục quyển này trong bảy tháng. Ông viết rõ ràng bằng bút chì, và hầu như không tẩy xóa. Bảy mươi bảy trang đầu của tập viết tay này được viết trong một quyển sổ nhỏ; từ đó đến khi chấm dứt (trang 323 của tập viết tay) một quyển sổ trang rời lớn hơn được sử dụng. Tập viết này bắt đầu đột ngột và chấm dứt đột ngột. Chính Krishnamurti không thể nói được việc gì đã thúc giục ông bắt đầu viết. Ông chưa bao giờ ghi chép hàng ngày như thế trước kia cũng như sau này.

Bản viết tay này được lược bỏ rất ít. Lỗi chính tả của Krishnamurti đã được sửa lại, một ít dấu chấm câu được thêm vào để làm rõ ràng câu văn; một vài chữ viết tắt, như ký hiệu & ông luôn dùng, đã được viết ra đầy đủ; vài chú thích và một ít từ trong ngoặc được thêm vào cho rõ nghĩa. Trong mọi chi tiết khác bản viết tay này được trình bày ở đây chính xác như khi ông viết.

Một chú thích được thêm vào để giải thích một trong những từ ngữ đã sử dụng trong tập viết tay – “cái tiến trình”. Vào năm 1922, lúc 28 tuổi Krishnamurti trải qua một cảm nghiệm tinh thần đã thay đổi cuộc sống của ông và được tiếp nối bởi nhiều năm bị đau buốt lạnh và hầu như liên tục ở trong đầu cũng như xương sống. Sổ tay chỉ rõ “cái tiến trình”, từ ngữ ông dùng để chỉ cơn đau bí mật này, vẫn liên tục tiếp diễn gần bốn mươi lăm năm sau, mặc dù trong một trạng thái êm dịu hơn nhiều.

“Cái tiến trình” là một hiện tượng thuộc cơ thể, không nên lầm lẫn với trạng thái tinh thần mà Krishnamurti viết trong quyển này bằng nhiều từ khác biệt như là “phước lành”, “cái khác lạ”, “cái bao la”. Không khi nào ông dùng thuốc giảm đau để điều trị “cái tiến trình”. Ông không bao giờ uống rượu hoặc bất cứ loại thuốc nào. Ông không bao giờ hút thuốc lá và trong khoảng ba mươi năm cuối đời ông không uống nhiều trà hoặc cà phê. Mặc dù là người ăn chay suốt đời, ông luôn quan tâm đặc biệt để bảo đảm một chế độ ăn uống ổn định và dinh dưỡng. Theo suy nghĩ của ông, khổ hạnh cũng phá hủy cuộc sống tôn giáo như là sự buông thả quá trớn. Thật ra ông chăm sóc “cái thân thể” (ông luôn phân biệt rõ cái thân thể và cái tôi) giống như một sĩ quan kỵ binh chăm sóc con ngựa của ông ta. Ông không bao giờ bị động kinh hoặc bất kỳ căn bệnh về thân thể nào khác mà mọi người nói là nguyên nhân dẫn đến những ảo tưởng và hiện tượng tinh thần khác lạ; ông cũng không thực hành bất kỳ “hệ thống” nào của thiền định. Chúng tôi phải bày tỏ tất cả việc này để độc giả không lầm tưởng rằng những trạng thái ý thức của Krishnamurti được kích thích, hoặc đã từng được kích thích, bởi thuốc men hoặc ăn chay.

Trong tập ghi chép hằng ngày duy nhất này chúng ta hiểu được một điều gì đó có lẽ được gọi là nguồn suối tuôn trào lời giáo huấn của K. Toàn bộ tinh túy của lời giáo huấn đều ở đây, bắt đầu từ nguồn suối tự nhiên. Đúng như chính ông viết trong những trang giấy này rằng “mỗi một lần đều có một cái gì đó ‘mới mẻ’ trong phước lành này, một chất lượng ‘mới’, một hương thơm ‘mới’, nhưng vẫn vậy nó không thay đổi”, vì vậy lời giáo huấn khởi nguồn từ đó không bao giờ hoàn toàn giống nhau dẫu rằng được lặp lại thường xuyên. Trong cùng một cách, cây cối, núi non, sông ngòi, những đám mây, ánh mặt trời, chim chóc và những đóa hoa mà ông diễn tả lặp đi lặp lại mãi mãi “mới lạ” vì chúng được nhìn ngắm mỗi lần bằng đôi mắt không bao giờ trở nên quen thuộc với chúng; mỗi một ngày chúng là một cảm thấy hoàn toàn mới mẻ cho ông, và vì vậy chúng cũng trở nên như thế cho chúng ta.

Vào ngày 18 tháng 6 năm 1961 ngày Krishnamurti bắt đầu ghi chép, ông ở New York cùng những người bạn trên đường West 87th. Ông đã đi bằng máy bay đến NewYork vào ngày 14 tháng 6 từ London nơi ông đã ở lại khoảng sáu tuần lễ và có mười hai buổi nói chuyện. Trước khi đến London ông đã ở Rome và Florence, và, trước đó, trong ba tháng đầu năm, ở Ấn Độ, nói chuyện tại New Delhi và Bombay.

M.L

LỘ TRÌNH
Ojai, California 20-6 / 8-7
London 10-7 / 12-7
Gstaad, Switzerland 12-7 / 3-9
Paris 3-9 / 25-9
Rome và Florence 25-9 / 18 -10
Bombay và Rishi Valley 20-10 / 20-11
Madras 20-11 / 17-12
Rajghat, Benares 18-12 / 20-1
Delhi 20-1 / 23-1

 

Lời Ban Biên Tập TVHS
Các Nhà xuất bản tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại có nhu cầu in cuốn sách này vì mục đích kinh doanh, xin vui lòng liên lạc với Dịch gỉa và tổ chức Krishnamurti Foundation India: Vasanta Vihar 124 Greenways Road RA Puram Chennai - 600 028 Tel: 24937803/24937596 Email: [email protected]

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]