Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

C. GIẢNG LUẬN

02/05/201318:16(Xem: 3403)
C. GIẢNG LUẬN


VÃNG SANH TỊNH-ÐỘ LUẬN

GIẢNG YẾU

---o0o---

Trước tác: Bồ Tát THIÊN THÂN

Giảng yếu:Ðại Sư THÁI HƯ

Dịch Việt:HỒNG NHƠN

---o0o---

C. GIẢNG LUẬN

LUẬN VĂN: Luận là nghị luận, căn cứ vào Lý để nghiên cứu, chứng minh làm sáng tỏ ra. Mục đích bài kệ luận là quán thế giới Cực Lạc, thấy Phật A Di Ðà, nguyện sanh về nước Cực Lạc ấy.

1.Giải Tổng Quát Các Môn

LUẬN VĂN: LÀM SAO QUÁN? LÀM SAO SANH TÍN TÂM? NẾU NGƯỜI THIỆN NAM THIỆN NỮ TU NGŨ NIỆM MÔN THÀNH TỰU, CHẮC CHẮN ÐƯỢC SANH VỀ QUỐC ÐỘ AN-LẠC, THẤY ÐƯỢC PHẬT DI ÐÀ. NGŨ NIỆM MÔN LÀ GÌ? : 1) LỄ BÁI MÔN, 2) TÁN THÁN MÔN; 3) TÁC NGUYỆN MÔN; 4) QUÁN SÁT MÔN; 5) HỒI HƯỚNG MÔN.

Ðoạn này kể chung năm môn. Làm sao Quán tức là ba thứ quán sát trong Quán Sát Môn. Làm sao tin? Y theo quán sát công đức chơn thật cõi tịnh độ mà sanh lòng tin. Ngũ niệm môn là năm thứ hành môn để được vãng sanh Tịnh Ðộ. Bình thường giảng niệm Phật lấy việc xưng danh hiệu Phật đó là một trong nhiều nghĩa chữ niệm. Cần nên biết rằng đối với các tướng hảo công đức của chư Phật ghi nhớ được rõràng không mờ gọi chung đó là niệm. Không phải chỉ chuyên dùng miệng ngâm lên cho là niệm Phật.

LUẬN VĂN: LỄ BÁI THẾ NÀO? THÂN NGHIỆP LỄ BÁI A DI ÐÀ Như Lai, CHÁNH BIẾN TRI VÌ QUYẾT Ý SANH VỀ NƯỚC KIA.

Từ đây về sau giải thích riêng năm môn. Lễ Bái Môn: Phật có mười thông hiệu: Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri…Chữ Như Lai đãgiải ở trước. Ứng cúng: Vì Phật đoạn hết tất cả phiền não, viên mãn tất cả công đức, nên nhận cho người trời cúng dường. Chánh biến tri: phân biệt với phàm phu bất tri, ngoại đạo tàtri, nhị thừa thiên tri, chỉ có Phật là bậc chánh biến tri. A Di Ðà Như Lai, A Di Ðà ứng cúng, A Di Ðà chánh biến tri đều chỉ Phật A Di Ðà. Lấy thân nghiệp lễ bái Phật A Di Ðà, thân này liền được vãng sanh về quốc độ Phật A Di Ðà.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ TÁN THÁN: CA NGỢI DANH HIỆU Như Lai KIA, NHƯ TRÍ TƯỞNG QUANG MINH CỦA Như Lai KIA, DANH NGHĨA NHƯ THẾ, MUỐN ÐÚNG NHƯ THẾ, TU HÀNH HỢP NHAU GỌI LÀ TÁN THÁN.

Môn thứ hai là tán thán, dùng ngữ nghiệp ca ngợi tán thán Phật A Di Ðà, tán thán ánh sáng vô lậu của Phật do trí tuệ vô lậu mà phát ra. Danh là cái hay nói (năng thuyên), nghĩa là cái bị nói (sở thuyên). Nói về danh hiệu của Như Lai là tiêu biểu tất cả công đức của Như Lai. Nói khen danh hiệu Như Lai là khen tất cả công đức tu hành chơn thật hợp nhau, không tu hành chơn thật thì không thể có công đức được. Nên nói: Ðúng như danh nghĩa kia, muốn được tu hành tương ưng, cần tán thán, chắc được vào chúng hội, thấy Phật nghe pháp.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ PHÁT NGUYỆN? TÂM THƯỜNG CÓ NGUYỆN MỘT LÒNG CHUYÊN NIỆM CHẮC CHẮN ÐƯỢC SANH VỀ THẾ GIỚI AN-LẠC. MUỐN ÐƯỢC NHƯ THÊ PHẢI TU HÀNH PHÁP CHỈ.

Môn thứ ba là Phát Nguyện. Phát là phát khởi quyết lòng muốn được vãng sanh. Hành giả tu tịnh độ đãphát nguyện vãng sanh ước muốn tha thiết nên trong tâm chỉ còn một niệm rốt ráo vãng sanh về nước An Lạc, không có niệm khác, cần tu pháp CHỈ làm cho tâm chuyên chú nhớ tưởng quốc độ An Lạc, không còn nổi trôi trong cảnh giới ngũ dục nữa.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ QUÁN SÁT? DÙNG TRÍ TUỆ QUÁN SÁT, DÙNG CHÁNH NIỆM ÐỂ QUÁN SÁT Y CHÁNH KIA, MUỐN TU HÀNH ÐÚNG CẦN DÙNG PHÁP QUÁN, QUÁN Y VÀ CHÁNH BÁO KIA CÓ BA THỨ: 1) QUÁN SÁT CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA CÕI PHẬT KIA; 2) QUÁN SÁT CÔNG ÐÚC TRANG NGHIÊM CỦA PHẬT A DI ÐÀ; 3) QUÁN SÁT CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA CHƯ BỒ TÁT Ở CÕI KIA.

Quán Sát Môn: Muốn dùng trí huệ quán sát ba thứ công đức chơn thật, cần phải dùng pháp Quán, dùng chỉ quán quán sát được ba thứ công đức chơn thật, thìhành giả chắc được công đức chơn thật quyết định được vãng sanh.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ HỒI HƯỚNG? KHÔNG BỎ TẤT CẢ CHÚNG SANH KHỔ NÃO, TÂM THƯỜNG PHÁT NGUYỆN, HỒI HƯỚNG LÀ BƯỚC ÐẦU THÀNH TỰU TÂM ÐẠI BI.

Hồi Hướng Môn: Người tu tịnh độ, biết rằng ta và chúng sanh đồng một thể không hai, nên không bỏ một khổ não nào của chúng sanh, mà dùng công đức niệm Phật đãtu, hồi hướng khắp tất cả chúng sanh, cùng chúng sanh đồng sanh về Cực Lạc, thành tựu tâm từ bi rộng lớn.

2-Giải Riêng về Quán Sát

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ QUÁN SÁT CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA QUỐC ÐỘ ÐỨC PHẬT KIA? VÌ THÀNH TỰU NĂNG LỰC KHÔNG THỂ NGHĨ BÀN NHƯ HẠT CHÂU MA NI NHƯ-Ý BỬU TÁNH KIA, CÓ THỂ SO SÁNH TƯƠNG ÐỐI NHƯ THẾ.

Trước kia đã chỉ chung năm phương pháp tu hành, đoạn này chỉ giải thích một món quán sát thôi. Ðoạn đầu đem thí dụ để nói rõ năng lực công đức cõi Phật không thể nghĩ bàn. Quán sát tự trang nghiêm của quốc độ Phật Vô Lượng Thọ, phần sau sẽ nói rõ có 17 thứ quán sát. Trước tiên nói tổng quát về tướng quán sát cõi Phật. Nói quán sát thành tựu quốc độ Cực Lạc của Phật A Di Ðà cần phải quán cả kiến và văn các thứ công đức ấy thành tựu, phải lấy năng lực công đức không thể nghĩ bàn mà quán đó.

Quốc độ An Lạc của Phật A Di Ðà và thế giới này không đồng. Cõi này do cộng nghiệp của chúng sanh mà thành, cõi Phật A Di Ðà là do năng lực công đức bổn nguyện của Ngài tạo thành. Trong kinh Vô Lượng Thọ Phật nói về nhân địa của Pháp Tạng Tỳ Kheo đã từng phát 48 đại nguyện. Năng lực đại nguyện của Phật A Di Ðà đã làm thành cõi An Lạc, có thể làm cho người thấy nghe đều được vãng sanh, nên không thể đem thế giới quốc độ này để quán sát màphải dùng năng lực không thể nghĩ bàn để quán sát.

Phàm việc gì có thể nghĩ bàn đều là do lời nói, tư tưởng lập ra, như nói về một việc gì việc ấy có một phạm vi nhất định, giới hạn nhất định, cái đó làcủa người khác chứ không phải là chính mình, vật này không là vật kia. Phàm cái gì có ngôn ngữ tư tưởng là có tướng phân biệt, phải quấy, ta kia khác nhau. Nếu lìa ngôn ngữ tư tưởng thì không có tướng ta kia, phải quấy. Ðã không có tướng ta kia, phải quấy tức là việc không thể nghĩ bàn.

Không thể nghĩ bàn là tất cả pháp đều không được, nếu pháp không thể được, làm sao có thể nói được?? Nhưng vì chúng sanh, không thể không mượn lời nói để chỉ rõcái không thể nghĩ bàn của tịnh độ, làm cho chúng sanh tin muốn vãng sanh, nên phải lấy thí dụ phương tiện để chỉ bày đó. Ma Ni Như Ý bửu tánh là Như Ý Bảo Châu, bảo châu này là của đại bàng kim súy điểu. Hạt châu này là của các long vương giữ, là một vật quý không thể nghĩ bàn. Phàm người được hạt châu quý này, tất cả nhu cầu về thân như áo, cơm, chỗ ở đều có thể tùy ý từ nơi vật báu áy mà có ra, nên nói rằng châu như ý. Báu vật này cao quý nhất, các châu báu khác không thể so sánh. Những món quý báu khác nó chỉ có giá trị trong phạm vi chính nó, như vàng chỉ quý hơn loài cháu báu thuộc về vàng mà không thể so sánh với lưu ly hay các thứ báu khác. Bảo châu như ý không phải thế, chúng sanh ý muốn món báu nào thì món báu ấy hiện ra, không có phạm vi quyết định. So với các châu báu về vật chất thì Bảo Châu Như-Ý là tánh chất không thể nghĩ bàn. So sánh với tánh công đức của quốc độ An-Lạc của Phật A Di Ðà không được chút phần tương tợ, tuyệt đối không có chút tương đồng. Tại vìsao? Vì Như Ý Bảo Châu có thể đầy đủ nhu cầu của thân, mà tịnh độ của Phật A Di Ðà không chỉ làm cho vô lượng chúng sanh, khi vãng sanh về cõi nước kia, sinh hoạt tự nhiên, muốn áo được áo, muốn ăn được ăn, màcòn làm cho chúng sanh thấy được đầy đủ đại nguyện Bồ Ðề, làm cho chúng sanh cứu cánh được thành Phật, nên gọi là chỉ tương tợ, tương đối mà thôi.

Phần này nói tổng quát về năng lực công đức quán sát không thể nghĩ bàn, trong 17 thứ quán sát sau cùng hàm chứa năng lực bất khả tư nghì này.

LUẬN VĂN: QUÁN SÁT CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA QUỐC ÐỘ PHẬT A DI ÐÀ CÓ 17 THỨ CẦN NÊN BIẾT: 1) THANH TịNH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 2) LƯỢNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 3) TÁNH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 4) HÌNH TƯỚNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 5) CÁC THỨ VIỆC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 6) DIỆU SẮC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 7) XÚC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 8) TRANG NGHIÊM CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 9) VŨ (MƯA) CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 10) QUANG MINH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 11)THANH (TIẾNG) CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 12) CHỦ CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 13) QUYẾN THUỘC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 14) THỌ DỤNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 15) VÔ NẠN CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 16) ÐẠI NGHĨA MÔN CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU; 17) NHẤT THIẾT SỞ CẦU CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU.

1-THANH TỊNH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "QUÁN TƯỞNG THẾ GIỚI KIA, VƯỢT XA ÐƯỜNG BA CÕI."

1)-Quán tưởng thế giới kia là quán tưởng thế giới Cực Lạc của Ðức Phật A Di Ðà. Ðường vào ba cõi: Ðường phân biệt có hai thứ là hữu lậu và vô lậu. Ðường phiền não do phiền não làm thành, do chúng sanh tạo ra nghiệp và nghiệp ấy khi thành tựu rồi nó có khả năng mang theo tánh chất phiền não gọi là hữu lậu. Vì có phiền não hữu lậu nên trôi lăn trong sanh tử, bị trói buộc trong ba cõi gọi là đường ba cõi. Tướng công đức của thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà là do thiện căn thanh tịnh vô lậu xuất thế gian mà tạo thành, nên nói vượt xa đường ba cõi. Phật A Di Ðà đem công đức trang nghiêm tịnh độ Cực Lạc để thực hiện diệu pháp độ thoát chúng sanh, như thuyền lớn chở người. Diệu pháp đó là thuyền từ vớt người đưa khỏi bể sanh tử.

LUẬN VĂN: LƯỢNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "CỨU CÁNH NHƯ HƯ KHÔNG , RỘNG LỚN KHÔNG NGẰN MÉ".

2)-Thế giới Cực Lạc là bảo độ của Phật A Di Ðà mà bảo độ cũng là pháp tánh độ. Pháp tánh trùm khắp tất cả, lìa tất cả tướng không có hạn lượng, chẳng qua tùy theo công đức cao thấp của chúng sanh không đồng mà có tướng lớn nhỏ khác nhau đối với tâm chúng sanh mà hiển hiện. Thực ra Cực Lạc quốc độ tùy theo chúng sanh trong mười phương thế giới vãng sanh, nhưng vẫn không có ngằn mé, nên lượng của thế giới Cực Lạc là vô lượng, rộng lớn như hư không, không có ngằn mé, không đồng như nhân khẩu thêm bớt trong thế gian này, có bờ mé và có tướng trạng khốn khổ.

LUẬN VĂN: TÁNH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "CHÁNH ÐẠO VÀ TỪBI, SANH THIỆN CĂN XUẤT THẾ”.

3)-Nói về tướng công đức thành tựu là nhằm vào thể tướng mà nói. Nói Tánh công đức thành tựu: tánh tức là giới mà giới là chủng tử, chủng tử tức là nhơn tánh đó là cái nhơn trước tiên của quả tướng. Từ chỗ Chánh đạo đại từ bivà thiện căn xuất thế làm nhơn đó là nhơn cứu cánh, vì Tứ Ðế và 37 phẩm trợ đạo đều là chánh đạo. Hiểu thể của chánh đạo tức làvào được chánh đạo. Chánh đạo xuất thế này là tướng cộng pháp của ba thừa. Tâm từ bi là pháp xuất thế Ðại Thừa bất cộng pháp. Dùng ba thừa cộng pháp, Ðại Thừa bất cộng pháp, thiện căn xuất thế làm chủng tử tánh của thế giới Cực Lạc. Ðây chỉ nhơn và quả của thế giới An-Lạc đều là công đức thanh tịnh vô lậu.

LUẬN VĂN: HÌNH TƯỚNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "ÁNH SÁNG SẠCH ÐẦY KHẮP, NHƯ NHẬT NGUYỆT CÙNG SOI."

4)-Sắc pháp có 2 thứ hiển sắc và hình sắc. Các thứ xanh vàng đỏ trắng là hiển sắc. Dài ngắn tròn vuông gọi là hình sắc. Trong đây nói hình tướng của ánh sáng là nói về chỗ trong chúng sanh, lầu gác, cây báu, tất cả đều có đủ ánh sáng thanh tịnh vô lậu như mặt trăng mặt trời chiếu vào gương sáng.

LUẬN VĂN: CHỦNG CHỦNG SỰ CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "ÐỦ CÁC TÁNH TRÂN BỬU, ÐẦY ÐỦ DIỆU TRANG NGHIÊM."

5)-Bình thường nói có tám trân bảy báu, nay nói trân bửu ở tây phương Cực Lạc hoặc nghìn hoặc muôn không có số lượng, không thể kể hết nên gọi là đầy đủ các thứ. Cõi ấy vì có vô số tánh chất trân bửu, nó đầy đủ thanh tịnh trân diệu trang nghiêm.

LUẬN VĂN: DIỆU SẮC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "ÁNH VÔ CẤU RỰC RỠ, SOI SẠCH HẾT THẾ GIAN."

6)-Công đức diệu sắc làchỉ về hiển sắc mà nói. Hiển sắc ở trước đã giảng rõ. Cái gì rất sáng thì gọi là vô cấu, nếu căn cứ về tánh công đức màgiảng thì cái gì không còn các cấu trược vô minh phiền não gọi là vô cấu. Vì khi ánh sáng vô cấu có khả năng mạnh mẽ thanh tịnh nên khi chiếu vào thế gian, nhiếp đủ hết tất cả chúng sanh.

LUẬN VĂN: XÚC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "CỎ TÁNH BÁU CÔNG ÐỨC, MỀM MẠI MỌC HAI BÊN, NGƯỜI CHẠM SANH VUI LỚN, HƠN CA-THI-LÂN-ÐÀ".

7)-Xúc là tiếp xúc, y phục các vật đềucó thể tiếp xúc với thân thể. Trong đây tuy nói về cỏ, nhưng là thứ cỏ báu tánh công đức. Nó rất mềm mại làm cho người khi chạm nhầm sanh nhiều cảm xúc vui vẻ nhận chịu. Người ở cõi này khi gặp những điều vui liền nhận, từ cảnh vui ấy sanh lòng tham, tăng trưởng phiền não. Cõi tịnh độ Cực Lạc nếu có sự vui nhận, sự vui ấy làm cho chúng sanh dứt hết phiền não, công đức tăng trưởng. Ca-Thi-Lân-Ðà là loại cỏ rất nhỏ nhiệm ở xứ Ấn Ðộ, nếu va chạm vào cũng có thể cảm xúc êm ả vui vẻ. Nhưng cỏ tánh công đức ở Tịnh Ðộ thù thắng và khác xa nên nói là bửu tánh công đức vượt xa hơn Ca-thi-lân-đà.

LUẬN VĂN: TRANG NGHIÊM CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU, CÓ BA THỨ CẦN NÊN BIẾT. 1) NƯỚC; 2) ÐẤT; 3) HƯ KHÔNG. TRANG NGHIÊM VỀ NƯỚC NHƯ KỆ NÓI: "HOA BÁU NGÀN MUÔN THỨ, ÐẦY DẪY Ở TRONG AO, GIÓ NHẸ THỔI CÁNH HOA, ÁNH SÁNG CHIẾU CHÓI LỌI. TRANG NGHIÊM VỀ ÐẤT NHƯ KỆ NÓI: "CÁC CUNG ÐIỆN LẦU GÁC, THẤY MƯỜI PHƯƠNG KHÔNG NGẠI, NHIỀU CÂY MÀU SẮC LẠ, HÀNG BÁU VÂY GIÁP VÒNG". TRANG NGHIÊM HƯ KHÔNG KỆ NÓI: "BÁU VÔ LƯỢNG KẾT NHAU, THÀNH LƯỚI PHỦ HƯ KHÔNG, CÁC THỨ VANG THÀNH TIẾNG, VANG RA TIẾNG PHÁP MẦU".

8)- Ở đây nói ba thứ nước đất vàhư không ở cõi Cực Lạc đều trang nghiêm, không cõi nào vượt qua, văn nghĩa rõ ràng không cần giảng rộng.

LUẬN VĂN: VŨ CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "MƯA HOA Y TRANG NGHIÊM, VÔ LƯỢNG HƯƠNG XÔNG KHẮP".

9)-Từ hư không rơi xuống lần lượt gọi là mưa. Trong hư không có các hoa, y, như thế là do năng lực công đức của cõi Cực Lạc mà thành tựu.

LUẬN VĂN: QUANG MINH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "TRÍ PHẬT NHƯ MẶT NHẬT, TRỪ SĨ ÁM THẾ GIAN".

10)-Trước nói công đức hình tướng diệu sắc, tuy giảng về ánh sáng nhưng cốt yếu chỉ về ánh sáng của sắc pháp. Trong đây nói ánh sáng trí huệ Phật không phải là ánh sáng của sắc pháp. Ánh sáng sắc pháp có thể trừ tối tăm của thế gian, nhưng không thể trừ được những si mê tối tăm trong lòng chúng hữu tình. Những si mê của chúng sanh chỉ có ánh sáng trí tuệ Phật mới có khả năng trừ diệt, vì thế, ánh sáng của trí tuệ mới là ánh sáng của chơn lý. Những điều si ám của bóng tối thế gian. Ở đời thường nói: "Mắt bị mù chứ Tâm không bị mù." Vì mắt mù chỉ thống khổ có một đời, để cho tâm mù tạo nghiệp trôi lăn trong sanh tử đau khổ vô cùng.

LUẬN VĂN: DIỆU THINH CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "TIẾNG PHẠM ÂM SÂU XA, MƯỜI PHƯƠNG NGHE LỜI MẦU."

11)-Phạm là Phạm thiên âm, âm thinh của Phạm thiên rất vi diệu thanh tịnh. Ở cõi Cực Lạc tiếng Phật, tiếng Bồ Tát, tiếng Thinh Văn, cho đến tiếng gió mưa mỗi thứ đều làtiếng Phạm thiên thanh tịnh, sâu xa, vi diệu ở mười phương đều được nghe.

LUẬN VĂN: CHỦ CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "PHẬT DI ÐÀ CHÁNH GIÁC, VU PHÁP KHÉO TRỤ TRÌ".

12)-Ðây nói rõ trong cõi Cực Lạc có chủ. Muốn nói một nước nào người ta chỉ cần nói nhơn dân và người lãnh đạo có quyền thống trị. Cõi Cực Lạc cũng thế không chỉ có các thứ trang nghiêm của quốc độ, màcòn có Phật A Di Ðà là chủ của cõi ấy. Chánh giác có nghĩa là Phật, nói A Di Ðà chánh giác cũng như nói A Di Ðà Phật. Vua pháp cũng là một thứ hiệu của Phật, vì Phật ở trong tất cả pháp đều được tự tại nên gọi là vua của các pháp. Ngài là người Trụ Trì giỏi ở nước Cực Lạc.

LUẬN VĂN: QUYẾN THUỘC CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "CHÚNG TỊNH HOA NHƯ LAI, HOA CHÁNH GIÁC BIẾN HÓA".

13)- Người đời nói quyến thuộc đều chỉ gia tộc mànói; quyến thuộc của Phật A Di Ðà là tất cả chúng sanh trong cõi Cực Lạc và chúng sanh trong tất cả mười phương. Cõi này có 4 loại: Thai, trứng, thấp, hóa; nếu sanh về Cực Lạc đều là liên hoa hóa sanh, nên gọi các phàm phu, nhị thừa, Bồ Tát của thế giới Cực Lạc là tịnh hoa chúng. Các hoa chúng này do công đức của Phật A Di Ðà hóa sanh nên gọi là Hoa Chánh Giác Hóa Sanh. Chánh giác hoa còn thêm một ý nghĩa từ hoa thành quả như thất giác chi gọi là thất giác hoa, do thất giác chi có thể thành chánh giác, như có hoa sen sẽ có quả thật.

LUẬN VĂN: THỌ DỤNG CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "ƯA THÍCH PHÁP VỊ PHẬT, THỰC PHẨM THIỀN CHÁNH ÐỊNH".

14)-Chúng sanh ở cõi này lấy thực phẩm làm đồ ăn để nuôi mạng sống, chúng sanh ở cõi Cực Lạc lấy pháp vị và thiền định tam muội để nuôi dưỡng sinh mạng.

LUẬN VĂN: KHÔNG CÁC NẠN CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "LÌA CÁC PHIỀN NÃO THÂN TÂM, NHẬN VUI LUÔN KHÔNG DỨT".

15)-Thế giới Cực Lạc ăn mặc tự nhiên nên xa lìa thân phiền não, không có ái biệt ly các ưu sầu nên xa lìa tâm phiền não. Cõi này chịu khổ không dứt, cõi Cực Lạc nhận điều vui vô cùng.

LUẬN VĂN: HAI NGHĨA CÔNG ÐỨC THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "CÕI THIÊN CĂN ÐẠI THỪA, ÐỀU KHÔNG CÓ CHÊ BAI, NGƯỜI NỮ VÀ CĂN THIẾU, GIỐNG NHỊ THỪA CHẲNG SANH". QUẢ BÁO CÕI TỊNH ÐỘ, LÌA HAI THỨ BỊ CHÊ BAI NÊN CẦN BIẾT: 1) THỂ; 2) DANH THỂ CÓ BA THỨ LÀ HẠNG NHỊ THỪA, NGƯỜI NỮ VÀ CĂN THIẾU, CÕI CỰC LẠC KHÔNG CÓ BA LỖI NÀY. DANH CŨNG LÌA HẾT NHỮNG LỜI CHÊ BAI NÊN KHÔNG NGHE TÊN NHỊ THỪA, NGƯỜI NỮ VÀ CĂN THIẾU. ÐÓ LÀ HIỂN THỂ BÌNH ÐẲNG MỘT TƯỚNG VẬY.

16)-Văn nghĩa trong đây đãgiải rõ ở trước, nhưng chúng ta cần chú ý đến 2 điểm:

a)Quả báo của cõi tịnh độ không có các tướng nhị thừa, người nữ, căn thiếu chứ không phải nói các bậc này không được gây nhơn tịnh độ. Như nàng Long Nữ ở hội Pháp Hoa, biến thành thân nam tử làm Phật ở nước Vô Cấu, vì Phật có 32 tướng mà trượng phu tướng là một, vì thế Phật không thể có 31 tướng được.

b)Thân tướng cõi Cực Lạc đều bình đẳng, dù phàm phu sanh ở hạ phẩm hạ sanh, người đã sanh ề Cực Lạc, thân tướng đều bình đẳng đồng với Ðại Thừa Bồ Tát thân tướng.

Hiện tại, những bức họa tây phương Cực Lạc, ta thấy có các tướng nam, nữ, nhị thừa, già, tre, đó chỉ là đối chiếu với cõi này làm cho mọi người thấy cũng có tướng nam, nữ, già trẻ như cõi mình mà phát nguyện vãng sanh, đây cũng chỉ là phương tiện hoằng pháp, kỳ thực khi sanh về tịnh độ rồi là lìa hẳn ngã tướng hiện tại, tất cả đều được 32 tướng của Bồ Tát.

LUẬN VĂN: TẤT CẢ SỞ CẦU CÔNG ÐỨC ÐẦY ÐỦ THÀNH TỰU NHƯ KỆ NÓI: "CHÚNG SANH MUỐN AN VUI, TẤT CẢ ÐƯỢC ÐẦY ÐỦ".

17)-Chúng sanh sanh về thế giới Cực Lạc, do năng lực đại nguyện của Ðức Phật A Di Ðà, vì thế, có ai muốn được vui, sẽ thành tựu đầy đủ. Không những chỉ muốn thành tựu những sinh hoạt đầy đủ, mà người muốn đầy đủ tứ hoằng thệ nguyện như: “Chúng sanh khốn cùng thệ nguyện độ, phiền não không hết thệ nguyện dứt, pháp môn không lường thệ nguyện học, Phật đạo cao tột thệ nguyện thành.” đều có thể thành tựu viên mãn.

LUẬN VĂN: ÐÃ LƯỢC NÓI 17 THỨ CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM QUỐC ÐỘ PHẬT A DI ÐÀ LÀ CHỈ BÀY TỰ THÂN NHƯ LAI CÓ NĂNG LỰC ÐẠI CÔNG ÐỨC, LỢI ÍCH HỮU TÌNH THÀNH TỰU VÀ LỢI ÍCH CHO CÔNG ÐỨC NGƯỜI KHÁC CŨNG THÀNH TỰU. CÕI PHẬT VÔ LƯỢNG THỌ TRANG NGHIÊM, CẢNH GIỚI MẦU NHIỆM ÐỆ NHẤT NGHĨA ÐỂ, 16 CÂU VÀ THÊM 1 CÂU, NÓI THEO THỨ LỚP CẦN NÊN BIẾT.

Trên đây nói 17 thứ công đức chỉ lànói lược, nếu kể rõ không thể nào kể hết. Ở trước nói 17 thứ công đức lànhằm vào 2 điểm công đức tự lợi vàlợi tha. Pháp môn Tịnh Ðộ có thể làm cho tất cả chúng sanh được sanh về nước cõi ấy, gặp Phật nghe pháp, chứng vị Bất Thối, chứng Vô thượng đạo hoàn thành công đức lợi tha chơn chánh. Nên nói Như Lai thị hiện tự thân sức đại công đức lợi ích thành tựu, tha công đức lợi ích thành tựu. Thế giới cực là hóa độ của Phật A Di Ðà, nhưng hoá độ là báo độ, báo độ là pháp tánh độ, pháp tánh độ làchơn như Phật tánh, nhất chơn pháp giới. Ðó là tướng diệu cảnh giới của đệ nhất nghĩa đế. Nên gọi trang nghiêm cõi Phật Vô Lượng Thọ kia là cảnh giới của Ðệ Nhất Nghĩa Ðế. Ba thân Phật, bai Báo Y và Chánh vốn không thể phân chia, ba thân vốn một thân, ba độ tức là một độ, mà người sau vọng chấp phân biệt cho đó là có hóa Phật, chứ không phải báo thân Phật, báo và hóa độ không phải là pháp tánh độ. Họ không biết rằng hóa Phật y theo pháp của báo Phật mà khởi, pháp của báo Phật sẽ vì hóa Phật làm chỗ y cứ. 16 câu và một câu ý nói thứ 16 thứ đầu là riêng rẽ, thứ chót là tổng hợp vậy

LUẬN VĂN: LÀM THẾ NÀO LÀ QUÁN CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM PHẬT THÀNH TỰU? QUÁN CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM PHẬT THÀNH TỰU CÓ 8 THỨ: 1) TÒA TRANG NGHIÊM; 2) THÂN TRANG NGHIÊM; 3) KHẨU TRANG NGHIÊM; 4) TÂM TRANG NGHIÊM; 5) CHÚNG TRANG NGHIÊM; 6) THƯỢNG THỦ TRANG NGHIÊM; 7) CHỦ TRANG NGHIÊM; 8) CHẲNG DỐI LÀM TRỤ TRÌ TRANG NGHIÊM.

Trước đãquán cõi Phật, tuy cũng có Quán Phật và Bồ Tát nhưng chỉ quán sát tướng chung. Ở đây, riêng Quán tướng công Ðức Phật có 8 thứ như sau.

LUẬN VĂN: SAO GỌI LÀTÒA TRANG NGHIÊM NHƯ KỆ NÓI: "ÐẠI BẢO VƯƠNG VÔ LƯỢNG, ÐÀI HOA TỊNH VI DIỆU".

Trước quán quốc độ cũng có quán Phật, ở đây quán Phật cũng có quán quốc độ. Tòa Phật A Di Ðà vốn dùng thế giới An-Lạc làm tòa như Phật Lô Xá Na dùng thiên hoa đài làm tòa, Thiên Hoa Ðài làm tòa tức là ngàn thế giới làm tòa. Tòa của Phật A Di Ðà dùng vô lượng đại bửu hoa vương của vi diệu thanh tịnh liên hoa đài làm tòa. Ðại bảo vương là lấy hoa lớn nhất để làm tòa.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ THÂN TRANG NGHIÊM NHƯ KỆ NÓI: "MỘT TẦM ÁNH TƯỚNG HẢO, SẮC TƯỢNG HƠN QUẦN SANH".

Tán Phật kệ rằng: thân Phật A Di Ðà sắc vàng, tướng tốt ánh sáng không ai sánh, lông trắng năm non xây chất ngất, mắt xanh bốn bể rộng chơi vơi. Ðó là nói thân Phật trang nghiêm. Phật A Di Ðà ánh sáng rộng vô lượng. Trong kệ nói ánh sáng một tầm, vì chúng sanh trong cõi này thấy Thích Ca Thế Tôn ánh sáng rộng một tầm, do đó quán ánh sáng Phật A Di Ðà cũng lấy một tầm làm tiêu chuẩn, nên nói ánh sáng tướng hảo của Phật A Di Ðà một tầm.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ MIỆNG TRANG NGHIÊM NHƯ KỆ NÓI: "TIẾNG NHƯ LAI VI DIỆU, PHẠM ÂM NGHE MƯỜI PHƯƠNG".

Lời nói có ra là do môi, lưỡi, răng và hơi hòa hợp mà thành, không phải đơn độc có miệng màcó thể thành lời. Ở đây chỉ nói về cách phát âm để giảng. Vìlời nói trang nghiêm nên làm cho miệng trang nghiêm. Lời nói của Phật A Di Ðà phát ra vi diệu như tiếng nói của trời Phạm Thiên, có năng lực làm cho mười phương được nghe.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ TÂM TRANG NGHIÊM NHƯ KỆ NÓI: "ÐỒNG ÐẤT NƯỚC GIÓ LỬA, HƯ KHÔNG KHÓ PHÂN BIỆT, KHÔNG PHÂN BIỆT ÐƯỢC NGƯỜI, KHÔNG CÓ TÂM PHÂN BIỆT".

Phật Tâm là Tâm Ý của Phật. Các ý của Phật ở nơi ngũ đại: đất, nước, gió, lửa, không. Không có phân biệt: như đất đai không phân biệt người tốt xấu đi trên đất, đất vẫn không khởi phân biệt; Lửa không phân biệt; lửa có thể đốt tất cả vật, cỏ khô, cây chiên đànkhi đốt không có phân biệt; cho đến hư không dung nạp tất cả cũng không khởi phân biệt. Tâm ý của Phật lại cũng như thế. Do tâm Phật bình đẳng, khắp độ tất cả chúng sanh không phân biệt nghèo hèn sang, có căn lành hay không có căn lành, tất cả đều được vãng sanh về Tịnh Ðộ, tiến đến quả Vô thượng Chánh đẳng chánh giác.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ CHÚNG TRANG NGHIÊM NHƯ KỆ NÓI: "NGƯỜI TRỜI CHÚNG BẤT ÐỘNG, SANH BỂ TRÍ THANH TỊNH".

Bình thường giảng ba nghiệp, người có phúc nghiệp sanh về cõi trời, cõi người, người không có phúc nghiệp sanh về ba ác đạo, người có Bất Ðộng Nghiệp sanh về Sắc Cứu Cánh Thiên. Các chúng nhơn thiên ở cõi Cực Lạc, căn bản đều do sức công đức vàbiển trí tuệ của Phật A Di Ðà mà được vãng sanh, như các nhà từ thiện lo lập cô nhi viện, các cô nhi tự mình có thể vào, nhưng căn bản là do tấm lòng từ bi của các nhà từ thiện, trước đã thiết lập cô nhi viện rồi, những cô nhi mới có chỗ vào. Chúng sanh được vãng sanh lại cũng như thế, nếu không có sức trí tuệ bổn nguyện của Phật A Di Ðà thành lập tây phương Tịnh Ðộ, chúng sanh tuy muốn vãng sanh cũng không có chỗ đến.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ THƯỢNG THỦ TRANG NGHIÊM NHƯ KỆ NÓI: "NHƯ VUA NÚI TU DI, THẮNG DIỆU CHẲNG AI HƠN".

Trong đây thượng thủ trang nghiêm là chỉ các bậc đại Bồ Tát Ðại Thừa Bất Thối chuyển, công hạnh của các Ngài cao vọi như vua núi Tu Di không có núi nào cao hơn. Ðại Bồ Tát cũng thế, các Ngài là vua trong chúng không có ai hơn.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ CHỦ TRANG NGHIÊM NHƯ KỆ NÓI: "CHÚNG TRƯỢNG PHU TRỜI NGƯỜI, VI NHIỄU KÍNH CHIÊM NGƯỠNG".

Trước đây từ chủ chỉ chúng, từ chúng nêu lên thượng thủ. Ðây lại từ thượng thủ chỉ chủ tức là lấy chủ hiển bạn, lấy bạn hiển chủ cùng nhau chỉ rõ nghĩa chủ và bạn. Vì thế nói người trời, chúng trượng phu, cung kính vây quanh chiêm ngưỡng chủ. Ðó là công đức của chủ ao vọi không nói ai cũng biết rõ.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO KHÔNG DỐI LÀM TRỤ TRÌ TRANG NGHIÊM NHƯ KỆ NÓI: "QUÁN BỔN NGUYỆN LỰC PHẬT, AI CŨNG ÐỀU LỢI ÍCH, LÀM CHO MAU ÐẦU ÐỦ, CÔNG ÐỨC BIỂN BÁU LỚN" TỨC LÀ BỒ TÁT GẶP PHẬT A DI ÐÀ, TUY CHƯA CHỨNG THANH TỊNH TÂM, RỐT RÁO CŨNG ÐƯỢC PHÁP THÂN BÌNH ÐẲNG, CÙNG VỚI BỒ TÁT THANH TỊNH TÂM KHÔNG NHÁC, BỒ TÁT TỊNH TÂM CÙNG BỒ TÁT Ở TRÊN THƯỢNG ÐỊA, CỨU KÍNH ÐỒNG ÐƯỢC TỊCH DIỆT BÌNH ÐẲNG.

Trong cõi Cực Lạc do năng lực và bổn nguyện của Phật A Di Ðà, nên người vãng sanh đều có đủ năng lực của Ðại Thừa Bồ Tát bất thối chuyển và sau đó có thể thị hiện mười phương, phổ độ chúng sanh, coi việc độ sanh như nhiệm vụ chính phải gánh vác, như người Viện Trưởng cô nhi viện cần phải dạy cô nhi đủ đức dục, thể dục, trí dục, sau đó mới cho vào đời, phục vụ xã hội, không chỉ làm người dân lương thiện mà phải làm người có tài hữu dụng cho quốc gia. Phật A Di Ðà kiến lập Tịnh Ðộ lại cũng như thế. Phàm người sanh về nước Cực Lạc, tùy theo nhơn tu có cạn sâu, thành Phật có mau có chậm khác nhau, nhưng rốt ráo đều được thành Phật, vì cõi Cực Lạc có hoàn cảnh rất tốt, làm cho tâm bồ đề chúng sanh mỗi ngày mỗi tăng, phiền não mỗi ngày mỗi ít, lại không thối thất, chắc chắn đến quả Phật, đây làlẽ thực chứ không phải nói suông.

Tịnh tâm Bồ Tát có chỗ giảng là từ Bát địa trở lên, thông thường giảng Tịnh Tâm Bồ Tát là chỉ sơ Ðịa Bồ Tát, vì Bồ Tát Sơ Ðịa có trí huệ vô lậu tương ưng. Phàm phu, nhị thừa chưa chứng được tịnh tâm vì chưa chứng được Sơ địa. Tuy không phải làSơ Ðịa Bồ Tát nhưng họ có thể là Ðăng Ðịa Bồ Tát, tương lai chắc chắn đồng chứng được pháp thân bình đẳng không khác. Tuy làBồ Tát Sơ Ðịa song có thể cùng Thượng Ðịa Bồ Tát đồng chứng được tịch diệt bình đẳng. Tịch diệt tướng làthật tướng của các pháp là pháp tánh thanh tịnh bình đẳng chỉ có Phật với Phật mới được rốt ráo. Có người cho rằng người niệm Phật sanh về tịnh độ liền được thành Phật. Cần nên biết rằng: sanh về Cực Lạc thế giới chưa chứng ngay quả Phật hoặc đại Bồ Tát mà phải có thời gian tu tập. Có hạng phàm phu, nhị thừa chưa chứng tịnh tâm, cũng có người đãchứng tịnh tâm của Sơ Ðịa Bồ Tát, nhưng tất cả đều chắc được lợi ích không thối chuyển đến khi thành Phật.

Lược nói 8 câu chỉ bày 8 công đức là chỉ bày công đức trang nghiêm tự lợi và lợi tha của Như Lai theo thứ lớp thành tựu nên biết.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ QUÁN TRANG NGHIÊM CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA BỒ TÁT ÐƯỢC THÀNH TỰU? QUÁN CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM CỦA BỒ TÁT ÐƯỢC THÀNH TỰU LÀ QUÁN BỒ TÁT KIA CÓ BỐN THỨ CÔNG ÐỨC TU HÀNH CHÍNH ÐƯỢC THÀNH TỰU CẦN NÊN BIẾT.

Trước đãquán cõi Phật và công đức Phật, lại nói làm thế nào mà quán công đức của Bồ Tát ở thế giới kia là tổng quát quán bốn thứ chánh tu của Bồ Tát mà thành tựu. Phật là quả, Bồ Tát là nhơn, Bồ Tát ở trong nhơn tu hai lối là tự lợi và lợi tha. Vì Bồ Tát có bốn thứ Chánh Tu nên khác với ngoại đạo là tà tu.

LUẬN VĂN: BỐN MÓN CHÍNH TU LÀGÌ? 1) Ở TRONG MỘT CÕI PHẬT THÂN CHẲNG LAY ÐỘNG MÀ CÓ CÁC THỨ THÂN VÀ HÓA THÂN KHẮP MƯỜI PHƯƠNG, ÐÚNG PHÁP TU HÀNH THƯỜNG LÀM CÁC PHÁP SỰ NHƯ KỆ NÓI: "NƯỚC AN LẠC THANH TịNH, THƯỜNG CHUYỂN XE VÔ CẤU, ẢNH HÓA PHẬT BỒ TÁT, TRỤ TRÌ NHƯ TU DI, MỞ ÐƯỜNG CHO CHÚNG SANH, NHƯ HOA SEN TỪ BÙN NHƠ".

Bồ Tát trong nước Cực Lạc có thể thành tựu ở trong một cõi Phật, thân không qua lại làm ứng hóa khắp mười phương, có công đức thù thắng phổ độ khắp chúng sanh. Bồ Tát nếu lìa thế giới này qua các thế giới mười phương kia để ứng hóa thì không thù thắng, nếu ở thế giới này mà không ứng hóa trong thế giới Cực Lạc, có thể không rời Cực Lạc mà ứng hóa mười phương phổ độ chúng sanh đó là điều thùthắng. Như người thật tu hành thường làm các Phật sự là như Phật Bồ Tát làm các công đức thành tựu, thường qua lại trong mười phương, lấy việc giáo hóa chúng sanh làm sự nghiệp, Bồ Tát thường chuyển bánh xe pháp làm chúng sanh lìa tất cả phiền não cấu, tuy có hiện Phật thân, hiện Bồ Tát thân an trụ chẳng động. Nên kệ nói: "Thường chuyển xe vô cấu, ảnh hóa Phật, Bồ Tát, trụ trì như Tu Di, mở đường cho chúng sanh, như hoa sen ở trong bùn không có ánh sáng tới, hoa sen không thể nở. Chúng sanh cũng thế, tuy có chủng tử lành, nhưng không có Bồ Tát ứng hóa để độ cũng không thành tựu."

LUẬN VĂN: 2) ỨNG HÓA THÂN KIA, TẤT CẢ THỜI GIAN, KHÔNG TRƯỚC KHÔNG SAU, MỘT TÂM MỘT NIỆM, PHÓNG ÁNH SÁNG LỚN, ÐỀU CÓ THỂ ÐẾN KHẮP MƯỜI PHƯƠNG, GIÁO HÓA CHÚNG SANH, ÐỦ CÁC PHƯƠNG TIỆN, CHỖ LÀM TU HÀNH DIỆT HẾT KHỔ NÃO CHÚNG SANH, NHƯ KỆ NÓI: "ÁNH TRANG NGHIÊM VÔ CẤU, MỘT NIỆM VÀ MỘT THỜI, CHIẾU KHẮP CÁC HỘI PHẬT, LỢI ÍCH CÁC QUẦN SANH".

Ứng hóa thân của Bồ Tát không phải lìa chỗ này mà ứng hóa nơi chỗ kia, các Ngài đều có thể phóng ánh sáng lớn khắp cả mười phương giáo hóa chúng sanh. Phương pháp giáo hóa của Bồ Tát không những có nhiều thứ phương tiện mà khi dạy bảo phương pháp tu hành cũng có nhiều phương tiện, tùy theo căn cơ mà dạy bảo trao truyền. Chúng sanh nào hợp với pháp môn Niệm Phật thì dạy niệm Phật, người nào hợp với pháp môn Thiền Ðịnh thì dạy cho pháp tu Thiền Ðịnh, khiến cho chúng sanh đúng pháp mà tu hành, dứt hết vô minh phiền não, vĩnh viễn nhổ hết gốc sanh tử,không phải như những nhà từ thiện ở thế gian chỉ có thể giúp tạm dừng những quả khổ của chúng sanh, nhưng không thể dứt vĩnh viễn cái nhơn (nguồn gốc) khổ của chúng sanh.

LUẬN VĂN: 3) Ở TRONG THẾ GIỚI CỦA NGÀI ÐỘ HẾT KHÔNG CÒN THỪA, ÁNH SÁNG CHIẾU HẾT CÁC ÐẠI CHÚNG TRONG HỘI PHẬT KHÔNG CÒN THỪA, CÚNG DƯỜNG CUNG KỈNH TÁN THÁN VÔ LƯỢNG CHƯ PHẬT NHƯ KỆ NÓI: "RƯỚI THIÊN NHẠC, HOA, Y, CÁC DIỆU HƯƠNG CÚNG DƯỜNG, TÁN CÔNG ÐỨC CHƯ PHẬT, KHÔNG CÓ LÒNG PHÂN BIỆT".

Bồ Tát ở cõi Cực Lạc hóa sanh trong thế giới mười phương, không có một thế giới nào không đi đến để hóa độ nên gọi là không còn thừa. Các Ngài hóa sanh như thế và cũng phóng ánh sáng như thế. Trong đây nói các Bồ Tát ở cõi Cực Lạc không chỉ đi đến mười phương phổ độ chúng sanh mà đến khắp mười phương cúng dường chư Phật nên gọi "trên cầu đạo Phật, dưới cứu độ chúng sanh" là thế. Vì sao Bồ Tát có thể qua đến mười phương cúng dường tán thán chư Phật? Vì Bồ Tát không có công dụng đạo và không khởi niệm phân biệt nên có thể qua lại tự nhiên.

LUẬN VĂN: 4) CÁC NGÀI Ở TRONG TẤT CẢ THẾ GIỚI KHÔNG CÓ TAM BẢO TRONG MƯỜI PHƯƠNG LÀM TRỤ TRÌ TRANG NGHIÊM PHẬT PHÁP TĂNG BẢO, CÔNG ÐỨC LỚN NHƯ BỂ CẢ, KHẮP CHỈ BÀY LÀM CHO MỌI NGƯỜI HIỂU RÕ ÐÚNG PHÁP TU HÀNH NHƯ KỆ NÓI: "Ở CÁC CHỖ THẾ GIỚI,KHÔNG CÔNG ÐỨC PHẬT PHÁP, TA ÐỀU NGUYỆN SANH ÐẾN, CHỈ PHẬT PHÁP NHƯ PHẬT".

Trước đã nói Bồ Tát đến chỗ thế giới có Phật, ở đây nói Bồ Tát đến thế giới không Phật, như cõi ta bà này có Thích Ca Thế Tôn, hiện tại Ngài đã vào Niết Bàn, nhưng còn tượng Phật tồn tại, kinh điển lưu truyền, chúng sanh y theo pháp Phật tu hành đến chứng quả đó làcó Phật. Có thếgiới nguồn gốc không có Phật pháp, chúng sanh chưa hề có ai thoát được, khổ ấy đồng với địa ngục! Bồ Tát có đại từ bi tâm, đãsanh về nước Cực Lạc, dùng huệ nhãn biết được cõi không Phật pháp, phát nguyện sanh đến độ, hoằng truyền Phật pháp, kiến lập Tam-Bảo, làm cho chúng sanh, trước chẳng được thấy nghe Tam-Bảo, hiểu biết được pháp tánh chơn thật, sau đó theo chỗ hiểu biết màtu hành, được chứng đạo quả. Phương pháp kiến lập khai thị của các Ngài y như Phật đãkiến lập, nên nói: "Chỉ Phật Pháp như Phật".Nếu Bồ Tát đã đầy đủ công đức cũng bằng không, nên Bồ Tát muốn có công đức phải giáo hóa chúng sanh. Nên Bồ Tát Ðịa Tạng đã nói: " Ta không vào địa ngục thì ai vào địa ngục.” đó làý nghĩa này.

LUẬN VĂN: NÓI CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM PHẬT ÐỘ THÀNH TỰU, CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM BỒ TÁT THÀNH TỰU,CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM PHẬT THÀNH TỰU, CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM BỒ TÁT THÀNH TỰU ÐÂY LÀ THỨ THÀNH TỰU NGUYỆN TÂM TRANG NGHIÊM, LƯỢC NÓI MỘT CÂU LÀ PHÁP THÂN CHƠN PHẬT TRÍ HUỆ VÔ VI THANH TỊNH, NAY CÓ 2 THỨ CẦN NÊN BIẾT. THẾ NÀO LÀ HAI THƯÚ THANH TỊNH? : 1) KHÍ THẾ GIAN THANH TịNH; 2) CHÚNG SANH THẾ GIAN THANH TịNH. KHÍ THẾ GIAN THANH TỊNH LÀ NHẰM VÀO 17 THỨ CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM QUỐC ÐỘ PHẬT THÀNH TỰU GỌI LÀ THẾ GIAN TỊNH. CHÚNG SANH THẾ GIAN THANH TỊNH LÀ NÓI VỀ 8 THỨ CÔNG ÐỨC PHẬT TRANG NGHIÊM THÀNH TỰU VÀ 4 THỨ CÔNG ÐỨC TRANG NGHIÊM THANH TịNH CỦA BỒ TÁT THÀNH TỰU GỌI LÀ CHÚNG SANH KHÍ THẾ GIAN THÀNH TỰU. NHƯ THẾ MỘT CÂU PHÁP GỒM CẢ 2 THỨ CẦN NÊN BIẾT.

Trong Quán sát môn đãphân biệt rõ ràng ba món công đức xon, ở đây lấy ba thứ quán sát trước làm một câu pháp. Ở trước nói ba thứ công đức trang nghiêm là chỉ chỗ thành tựu tâm nguyện trang nghiêm, vì cái nhơn của ba thứ công đức thành tựu là năng lực đại nguyện của Phật A Di Ðà. Trong kinh Vô Lượng Thọ nói về nhơn thành tựu của Phật A Di Ðà là do Pháp Tạng Tỳ Kheo pháp 48 đại nguyện, sau đó quyết lòng y theo thệ nguyện, tu các hạnh nguyện trang nghiêm mà thành tựu cái quả thệ nguyện là thế giới Cực Lạc. Như Ma Ni Bảo Châu do tim của đại bàng Kim Súy Ðiểu mà thành, thế giới Cực Lạc này là do tâm nguyện của Phật A Di Ðà mà thành. Phật A Di Ðà tùy tâm nguyện thành tựu các Phật sự ở nước Cực Lạc, làm cho chúng sanh đoạn hết các phiền não, chứng Vô thượng bồ đề.

Chư Phật dùng lòng đại từ bi phổ độ chúng sanh tuy đồng màphương phápđộ sanh có khác. Như ở cõi này đức Thích Ca Thế Tôn dùng ngôn ngữ âm thanh thuyết pháp độ sanh, nên nói: "Chơn Giáo thể cõi này, nhờ âm thinh thanh tịnh". Chúng sanh ở Hương Quốc dùng mùi hương mà thuyết pháp, cho đến có chỗ dùng hoa và giấc mộng mà thuyết pháp độ sanh. Thế giới Cực Lạc của Phật A Di Ðà chính dùng sự thành tựu của thế giới An-Lạc mà làm pháp môn, phương tiện duy nhất để độ sanh.

Người muốn sanh về tịnh độ chỉ cần phát nguyện liền đặng vãng sanh, vì Cực Lạc tịnh độ là do nguyện lực của Phật A Di Ðà tạo thành, mà trong lời thệ nguyện đã có mong muốn tất cả chúng sanh trong mười phương đều được vãng sanh về nước kia. Nước kia đãhàm chứa năng lực nhiếp thọ chúng sanh các thế giới ở mười phương phát nguyện vãng sanh về, như viên đạn trong ống đồng bị sức ép của hơi thổi bắt buộc phải bay ra ngoài nên người nguyện sanh về tịnh độ quyết định được sanh. Bình thường người được sanh về các tịnh độ khác cần phải tu đến Sơ Ðịa Bồ Tát mới có thể thành tựu tự tha thọ dụng của Tịnh Ðộ. Người muốn thành tựu tịnh độ khác đều do tu đến địa vị ấy thìtự nhiên thành, không phải chỉ một lần phát nguyện như người cầu sanh về Cực Lạc liền được vãng sanh. Chúng ta muốn sanh về tịnh độ Cực Lạc không phải tu đầy đủ cái Nhơn của tịnh độ màchỉ cần phát nguyện vãng sanh là có thể đến được. Nếu giảng theo luật nhơn quả thông thường không tu nhơn thìkhông thể chứng quả chỗ trái ngược, nhưng trong Phật pháp có 5 việc không thể nghĩ bàn. Ở đây không cần tu nhơn mà được sanh tịnh độ là do khả năng nguyện lực Phật không thể nghĩ bàn trong năm điều không thể nghĩ bàn mà thành tựu.

Trước phân tích trong quán sát môn có 29 thứ công đức, nay gồm vào một câu pháp đó làthanh tịnh pháp. Thanh tịnh pháp này Pháp Giới Thanh Tịnh, là pháp tánh vô lậu trí của Phật đã chứng được. Phật lấy pháp tánh làm thân, mà pháp tánh cũng là pháp thân vô vi của Phật. Trí tuệ chơn thực là bốn trí Bồ Ðề. Bốn Trí là: Trí vô lậu, Trí vô hư vọng, Trí vô điên đảo và Trí bồ đề. Trí này có thể chứng ngộ và tương ưng, chỗ chứng của trí này là thanh tịnh pháp giới. Pháp giới thanh tịnh này là pháp thân vô vi của Phật, vì không có trí phân biệt, nên chứng lý không phân biệt, trí và lý như như, lìa cả tướng năng và sở. Phạm vi của chúng sanh có rộng có hẹp. Nghĩa rộng: tất cả pháp sanh diệt của giống hữu tình và vô tình đều gọi là chúng sanh. Nghĩa hẹp: Các pháp thuộc hữu tình như Phật, Bồ Tát cho đến vi tế côn trùng đều gọi là chúng sanh. Tuy vậy, tương đối mà nói Phật không phải là chúng sanh vì Ngài nhiếp cả Bồ Tát và hữu tình. Nếu nói cho đúng vì chúng sanh tương đối với thánh nhơn, nên trong 10 pháp giới, bốn bậc thánh không phải là chúng sanh, chỉ có sáu bậc phàm là chúng sanh thôi. Trong đây chúng sanh thế gian là gồm nghĩa cả Phật và Bồ Tát.

Hoa nghiêm tông nói: Thế gian có ba: 1) Khí thế gian; 2) Chúng sanh thế gian; 3) Chánh giác thế gian. Luận này nói có 2 thế gian so với Tông Hoa nghiêm: Chánh giác thế gian tức là nhiếp về chúng sanh thế gian. Có tướng sai biệt ở thế gian đều là thế gian công đức. Nếu dứt cả ngôn ngữ, tâm thực hành đạo tịch diệt, không có tướng sai biệt là tướng vô lậu của thế gian. Trong ấy tuy nói thế gian, nhưng do công đức vô lậu thành tựu, cũng chính là thế gian mà xuất thế gian vậy.

LUẬN VĂN: CÁC BỒ TÁT TU HÀNH CHỈ QUÁN NHƯ THẾ, TÂM NHU NHUYẾN THÀNH TỰU, BIẾT ÐƯỢC NHƯ THẬT, RỘNG GIẢNG CÁC PHÁP NHƯ THẾ LÀ XẢO PHƯƠNG TIỆN HỐI HƯỚNG THÀNH TỰU.

Trong luận này gồm có năm môn, nói riêng Quán Sát là Quán Sát Môn, hiện tại giảng làm thế nào khéo léo hồi hướng tức là Hồi Hướng Môn. Trong năm môn: Tác Nguyện Môn tu CHỈ làm chính, Quán sát Môn tu QUÁN làm chính. Lễ bái và Tán Thán môn là phương tiện trước tiên của Chỉ Quán, nên bốn môn của Bồ Tát tu hành như lễ bái, quán sát, tán thán, tác nguyện là tu CHỈ QUÁN. Trong năm môn, Tác Nguyện Môn vô cùng quan trọng, vì trước khi chưa làm công đức lễ bái, tán thán cần phải lập nguyện trước. Chính khi làm công đức cũng phải có nguyện, vìcó nguyện nên công đức mới có chủ trương, tâm tu mới chuyên cần. Nếu công có chủ hướng là công không tản mát như tiền đã xỏ xâu không thể rơi được. Tâm có chuyên cần, khi phát nguyện vãng sanh thì tâm chuyên chú ở tây phương tịnh độ, nhờ đó gom tán loạn về chỗ an định, đó gọi là tâm định. Y theo Quán sát màtu hành, do phát nguyện mà khởi ra quán sát. Quán sát cõi Phật y chánh trang nghiêm là trong Chỉ có Quán, trong Quán có Chỉ, Chỉ và Quán song hành. Ba Quán sát trên là nói rộng. Ba gồm lại thành một, chỉ có một pháp giới thanh tịnh trùm khắp.

Thành tựu tâm Nhu Nhuyến. Tâm có phiền não thì không nhu nhuyến cũng như ngựa hoang; nếu tu Chỉ Quán thì có thể hàng phụcđược phiền não thì tâm trở nên nhu nhuyến, nếu không tu được tâm nhu nhuyến thì các cảnh tham trước ngũ dục hiện ra. Không căn cứ tu Chỉ để tâm định thì không thể quán sát được rõràng. Vì thế Chỉ và Quán làm cho tâm nhu nhuyến được thành tựu.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ BỒ TÁT DÙNG PHƯƠNG TIỆN ÐỂ HỒI HƯỚNG? BỒ TÁT DÙNG XẢO PHƯƠNG TIỆN HỒI HƯỚNG LÀ NÓI LỄ BÁI NĂM MÔN TU HÀNH ÐÃ NHÓM TẤT CẢ CÔNG ÐỨC THIỆN CĂN, KHÔNG CẦU TỰ MÌNH CÓ ÐƯỢC AN VUI MÀ MUỐN NHỔ HẾT KHỔ CHO TẤT CẢ CHÚNG SANH, KHỞI NGUYỆN ÐƯA CHÚNG SANH ÐỒNG SANH VỀ CÕI PHẬT AN LẠC KIA, ÐÓ GỌI LÀ BỒ TÁT DÙNG XẢO PHƯƠNG TIỆN HỒI HƯỚNG THÀNH TỰU.

Trước giảng tâm sở y của hồi hướng, giờ đây giảng về nghĩa chính của hồi hướng. Ðã có công đức thành tựu mới có thể hồi hướng, vì nhờ lễ bái tán thán ở trước nhóm đủthiện căn công đức sau mới hồi hướng. Công là công hạnh, đức là quả đức, phàm công thực hành đến khi thành tựu gọi là công đức. Thông thường lấy năm thứ thiện căn: Tín, tấn, niệm, định, tuệ và ba vô lậu thiện căn: đương tri, dĩ tri, cụ tri làtổng tướng của thiện căn. Kỳ thực tất cả công đức đều gọi là thiện căn. Như niệm Phật, niệm đến không còn tạp niệm tức là thành tựu một thứ công lực niệm Phật, do công lực niệm Phật này lâu dần thành tựu thiện căn niệm Phật. Như người ưa làm việc bố thí, làm việc bố thí lâu dần biến thành tập quán thành tựu bố thí công đức và thiện căn bố thí thành tựu. Trái lại tạo ác cũng có ác căn thành tựu như tham sân si tam độc gọi là tam độc căn, nên nói căn tánh ác, căn tánh hạ liệt, các người này không có thiện xảo để hồi hướng, vì tâm chấp ngã, chỗ công đức đều vìbản ngã mà làm, đó là công đức hữu lậu trước tướng, không phải là công đức xuất thế. Công đức hữu lậu này chỉ làm nhơn cho quả hữu lậu ở nhơn thiên, được sanh vào cõi nhơn thiên. Người thiện xảo hồi hướng không cần gìn giữ cái vui riêng cho tự thân, mà làm cho tất cả chúng sanh lìa khổ được vui. Như chúng ta niệm Phật cầu vãng sanh tịnh độ không phải chỉ cầu tự mình đến chỗ An-Lạc mà vì cứu bạt tất cả khổ của chúng sanh mà sanh về tịnh độ. Ở đời, những nhàtừ thiện bố thí cơm ăn áo mặc tuy giúp tạm thời bớt khổ chớ không nhổ hết nguồn gốc khổ. Chỉ có Phật pháp làm cho chúng sanh đoạn trừ phiền não chứng quả bồ đề mới có thể nhổ hết cội gốc khổ cho tất cả chúng sanh. Pháp môn tịnh độ khuyên người vãng sanh, tuy chưa dạy chúng sanh tức khắc diệt trừ phiền não, song sanh về tây phương Cực Lạc có thể lìa khổ, lần lần diệt hết phiền não thành vô lượng giác.

LUẬN VĂN: BỒ TÁT KHÉO BIẾT HỒI HƯỚNG THÀNH TỰU NHƯ THẾ LÀ XA LÌA BA THỨ TRÁI VỚI PHÁP BỒ ÐỀ. THẾ NÀO LÀ BA THỨ? 1) Y THEO TRÍ HUỆ MÔN KHÔNG CẦU TỰ LẠC, XA LÌA TÂM THAM TRƯỚC CỦA TỰ THÂN; 2) Y THEO TỪ BI MÔN NHỔ HẾT TẤT CẢ GỐC KHỔ CHO CHÚNG SANH; 3) Y THEO PHƯƠNG TIỆN MÔN LÒNG THƯƠNG XÓT TẤT CẢ CHÚNG SANH, XA LÌA TÂM CUNG KÍNH CÚNG DƯỜNG TỰ THÂN. ÐÓ LÀ XA LÌA BA PHÁP TRÁI VỚI TÂM BỒ ÐỀ.

Trong đây nói Bồ Ðề tức chỉ Ðại Thừa bồ đề tâm, nếu không đúng như thế màhồi hướng tức là trái với ba thứ tâm bồ đề, nếu trái với tâm bồ đề làtrái với bản ý thành lập tịnh độ của Phật A Di Ðà. Người tu Phật cốt yếu lấy tâm mình làm điểm xuất phát, nếu có ngã chấp tức thành phàm phu. Vì thế hàng nhị thừa dùng phương tiện tiêu cực để diệt trừ ngã chấp chứng A la hán, hàng Ðại Thừa bồ tátlày lòng Ðại Bi Vô Ngã để viên thành Phật Quả.

Tiếng Phạn Tát Ca Da Kiên dịch là thân kiến, vì ở thân kiến nên có ngã chấp, nếu có ngã chấp là có tham ái, si mê, ngã mạn. Trong Duy Thức Luận nói: Ngã chấp có hai thứ: 1) Do Mạt Na Thức thứ bảy duyên theo kiến phần của thức A Lại Da thứ tám làm ngã là Câu Sanh Ngã chấp, Tâm ngã chấp này là căn bản. 2) Do ý thức thứ sáu duyên theo năm uẩn mà khởi ra ngã chấp là chung cả câu sanh và phân biệt ngã chấp. Muốn phá ngã chấp cần phải dùng trí Bát nhã. Nhờ trí Bát nhã phá nhơn ngã chấp, diệt phiền não chướng, chứng lý sanh không. Phá pháp ngã đoạn sở tri chướng, chứng lý pháp không. Sanh không là hiểu thấu tâm chúng ta đều do ngũ uẩn hòa hợp mà có, không thật thể. Nó như một đoàn thể họp bởi nhiều phần tử mà thành, nếu bỏ các phần tử ra thì đoàn thể không thành. Chúng ta cũng thế, tất cả đều do các duyên hòa hợp nên giả có ngã tướng, không có ngã thực. Do hiểu được sanh không, tiến thêm một bước nữa ta thấy, người do năm uẩn hoà hợp mà thành, các duyên hòa hợp nên năm uẩn vốn không, thành tựu Quán Pháp Không. Biết rõ người và pháp đều không, nên không khởi lòng tham và không cầu riêng mình được an vui. Nên nói: Y theo môn trí tuệ, không cầu tự vui riêng, xa lìa tâm ngã tham trước của tự thân.

Từ bi của thế gian và từ bi của Phật pháp không đồng. Từ Bi của thế gian là dùng tự ngã để làm việc từ bi; Từ bi của Phật pháp lấy vô ngã làm từ bi, nên gọi là Ðại Bi. Từ Bi trong Phật pháp có ba thứ: Sanh duyên từ, Pháp duyên từ và Vô duyên từ. Duyên cái khổ của chúng sanh mà sanh lòng từ bi gọi là Sanh duyên Từ. Không thấy có mình và người mà khởi lòng từ bi là Pháp Duyên Từ. Dùng cái không công dụng mà khởi từ bi gọi là Vô Duyên Bình Ðẳng Từ. Chúng sanh vốn ở trong cái không khổ mà vọng khởi ra cái khổ, đó là điều rất cực khổ. Chúng sanh khổ não như thế, như ở trong nhà lửa cháy lớn. Bồ Tát có thể dùng lòng từ bi làm cho chúng sanh xa lìa cội gốc khổ được an vui rốt ráo, nên nói: Y theo từ bi môn nhổ tất cả khổ cho chúng sanh, xa lìa tâm không An-Lạc của chúng sanh. Người đời lập công, lập ngộn, lập đức đều không lìa tâm ngã chấp, nên khi thành công chỉ muốn một mình được nhận lợi ích. Bồ Tát không phải thế, Bồ Tát nguyện sanh về thế giới An-Lạc là vì thương xót tất cả chúng sanh, không phải đem thế giới Cực Lạc để cung cấp an vui cho chính mình. Nên Bồ Tát y theo trí huệ làm căn bản để khởi ra phương tiện làm hạnh hồi hướng lợi tha, thương tưởng tất cả chúng sanh xa lìa lòng cung cấp cho riêng mình. Có ba pháp trái với Bồ Ðề làm Ðại bồ đề không thành, xa lìa ba pháp trái bồ đề này thì Ðại Thừa bồ đề tâm và Ðại Thừa nghĩa môn thành tựu.

LUẬN VĂN: BỒ TÁT XA LÌA, ÐƯỢC BA THỨ TRÁI VỚI BỒ ÐỀ MÔN, ÐƯỢC ÐẦY ÐỦ BA THỨ THUẬN BỒ ÐỀ MÔN. BA THỨ ẤY THẾ NÀO: 1) VÔ NHIỄM THANH TỊNH TÂM: KHÔNG VÌ TỰ THÂN MÀ CHẠY TÌM CÁC THỨ VUI RIÊNG. 2) AN THANH TỊNH TÂM: DÙNG HẾT NĂNG LỰC NHỔ TẤT CẢ GỐC KHỔ CHO CHÚNG SANH. 3) LẠC THANH TỊNH TÂM: DÙNG NĂNG LỰC MÌNH LÀM CHO CHÚNG SANH ÐƯỢC QUẢ ÐẠI BỒ ÐỀ. VÌ THẾ, NÊN BỒ TÁT ÐƯA CHÚNG SANH VỀ CÕI AN LẠC CỦA PHẬT A DI ÐÀ. ÐÓ LÀ BA THỨ TUỲ THUẬN ÐẦY ÐỦ BỒ ÐỀ MÔN CẦN NÊN BIẾT.

Phàm làm việc gì không vì tự lợi thì có thể không nhiễm. Ở đời lập công nghiệp hoặc mọi việc đều vì mình, vì muốn nhận được cho riêng mình nên tâm bị nhiễm. Còn Bồ Tát không vì tự lợi cho bản thân, nên không có tâm nhiễm. Không vì tự thân nên thành tựu vô nhiễm thanh tịnh. Không phải tự thân nên thành tựu vô nhiễm thanh tịnh. Không phải tự thân thanh tịnh mà có thể nhổ tất cả gốc khổ cho chúng sanh, làm cho chúng sanh đều được thanh tịnh. Ðó là thành tựu an thanh tịnh tâm. Không phải chỉ làm cho chúng sanh lìa khổ mà còn làm cho họ chứng được pháp lạc Vô thượng bồ đề. Ðó là Lạc thanh tịnh Tâm. Nếuđem ba thanh tịnh tâm dùng ba đức đối nhau thìvô nhiễm thanh tịnh là đoạn đức; an thanh tịnh là an đức, lạc thanh tịnh là trí đức. Ba pháp thanh tịnh cùng với tâm bồ đề tương ưng đầy đủ nên gọi là pháp môn tùy thuận bồ đề được đầy đủ.

LUẬN VĂN: NÓI ÐẾN BA MÔN TRÍ TUỆ, TỪ BI, PHƯƠNG TIỆN BÁT NHÃ, BÁT NHÃ CŨNG NHIẾP THỦ PHƯƠNG TIỆN CẦN NÊN BIẾT.

Ở trước ba môn nhiếp đủ phương tiện. Bát nhã có ba: 1) Văn tự Bát nhã: 2) Quán chiếu Bát nhã; 3) Thật tướng Bát nhã. Phương tiện là tất cả hạnh tự lợi và lợi tha. Bát nhã là tiếng Phạn dịch là trí huệ. Phương tiện là tiếng Trung Hoa, Phạn ngữ là Au-Hoa. Tu tất cả hạnh phương tiện đều làm cho chứng nhập thật tướng, nên gọi phương tiện nhiếp thủ Bát nhã. Y theo Bát nhã tu tất cả hạnh, hiểu biết tất cả pháp không, không trụ trước, đó làBát nhã nhiếp thủ phương tiện. Bát nhã nhiếp thủ phương tiện và phương tiện cũng nhiếp thủ Bát nhã. Phương tiện nếu rời Bát nhã là khởi ngã chấp, Bát nhã nếu lìa phương tiện là chấp không kiến. Kinh Duy Ma nói: "Có trí huện thì phương tiện cởi mở, không trí huệ bị phương tiện trói buộc". Thực hành trí huệ mà có phương tiện thì cái bất không cũng thành chơn không; thực hành phương tiện mà có trí huệ thì cái phi hữu cũng thành diệu hữu. Ở chỗ Mật Giáo của Mật Tông hiện bày kim cang Phật mẫu cũng tức là nghĩa chính yếu của Bát nhã và phương tiện. Như con chim bay giữa hư không, chim đủ phương tiện, hư không đủ Bát nhã. Chim không có hư không thể bay, hư không có chim bay qua sẽ không hiện bày được cái vô ngại dụng của hư không. Phương tiện không có Bát nhã không đi, Bát nhã không có phương tiện sẽ không có công dụng.

LUẬN VĂN: NÓI ÐẾN VÔ NHIỄM THANH TịNH TÂM, AN THANH TỊNH TÂM, LẠC THANH TỊNH TÂM. BA THỨ TÂM NÀY TOÁM LƯỢC VỀ MỘT CHỖ LIỀN THÀNH TỰU DIỆU LÁC THẮNG CHƠN NHƯ CẦN NÊN BIẾT.

Diệu Lạc Thắng chơn như trong kinh Niết Bàn gọi là đại Niết Bàn. Ðại Niết Bàn này thành tựu ba đức: Pháp thân, Bát nhã, giải thoát. Ba đức này không phải một, không rời nhau, không thiên, không lệch. Ðó chính là Diệu Lạc Thắng Tâm. Như thế, ba tâm thành tựu được diệu lạc thắng tâm. Như thế, ba tâm thành tựu được diệu lạc thắng tâm tức là thành tựu đại Niết Bàn tâm, là Vô thượng bồ đề tâm và cũng là diệu tâm vô tướng thật tướng của Niết Bàn Phật quả. Chư tổ thiền tông lấy tâm truyền tâm, chính là truyền tâm này chính là hiển rõ trong Thiền có Tịnh, trong Tịnh có Thiền, chính Thiền mà Tịnh, chính Tịnh mà Thiền.

LUẬN VĂN: BỒ TÁT NHƯ THẾ DÙNG TÂM TRÍ TUỆ LÀM PHƯƠNG TIỆN, TÂM VÔ CHƯỚNG, TÂM THẮNG CHƠN CÓ THỂ SANH VỀ QUỐC ÐỘ PHẬT THANH TịNH CẦN NÊN BIẾT.

Ở trước tuynói ba thứ: Trí tuệ, từ bi, phương tiện nhưng tất cả đều nhiếp về tâm trí tuệ vàphương tiện. Tâm Viễn ly nhiếp về vô chướng tâm. Ba tâm vô nhiễm thanh tịnh nhiếp về Thắng Chơn Tâm. Bồ Tát do các tâm như thế mà có thể sanh về quốc độ thanh tịnh.

LUẬN VĂN: ÐÓ GỌI LÀ BẬC ÐẠI BỒ TÁT TÙY THUẬN THEO NĂM THỨ PHÁP MÔN MÀ CHỖ LÀM ÐƯỢC TÙY Ý TỰ TẠI THÀNH TỰU, NHƯ ÐÃ NÓI THÂN NGHIỆP, Ý NGHIỆP, KHẨU NGHIỆP, TRÍ NGHIỆP, PHƯƠNG TIỆN TRÍ NGHIỆP ÐỀU TÙY THUẬN THEO PHÁP MÔN. LẠI CÓ NĂM MÔN LẦN LƯỢT THÀNH TỰU NĂM THỨ CÔNG ÐỨC CẦN NÊN BIẾT.

Trên quán thành ba thứ Niết Bàn thành đại Bồ Tát nên gọi là Ma ha tát. Tự tại nghĩa là tự do. Từ năm món trên lễ bái thuộc thân nghiệp, tán thán thuộc khẩu nghiệp, tác nguyện thuộc ý nghiệp, quán sát thuộc trí nghiệp; trong quán sát tuy có sự tương ưng của tâm và tâm sở mà chính sự hay quán sát thuộc về trí tuệ. Hồi hướng thuộc về phương tiện trí nghiệp, vì không trước không tưởng mới mới có thể hồi hướng, nếu không có trí tuệ làm sao không chấp trước. Phổ thông mà nói nghiệp tham chướngnặng đều chỉ về nghiệp bất thiện, nhưng giảng ở phương diện sự nghiệp vàhành nghiệp thì nghiệp có thiện nghiệp và bất thiện nghiệp, có hữu lậu có vô lậu không phải thuộc hoàn toàn về bất thiện, như tu pháp môn tịnh độ là tu tịnh nghiệp tức thuộc về thiện nghiệp.

LUẬN VĂN: THẾ NÀO LÀ NĂM MÔN? 1) CẬN MÔN; 2) ÐẠI HỘI MÔN; 3) TRẠCH MÔN; 4) ỐC MÔN; 5) VIÊN LÂM DU HÍ MÔN. TRONG NĂM MÔN NÀY BỐN MÔN ÐẦU THÀNH TỰU TÁM THỨ CÔNG ÐỨC, MÔN THỨ NĂM THÀNH TỰU XUẤT CÔNG ÐỨC.

Do năm môn ở trước lại tạm thành năm món công đức này. Lễ bái thuộc về thân nghiệp, do lễ bái một lần liền cùng Cực Lạc gần thêm một bước, nên do lễ bái mà thành tựu Cận Môn tức là thêm gần cõi Cực Lạc. Ðem tâm cung kính chí thành ở bên trong biểu lộ trong lời nói gọi là tán thán. Vì xưng danh tán đức ắt có âm thanh, do âm thanh này làm cho người nghe được lợi nên thành Ðại Hội Môn. Lại nữa khi chúng ta tụng kinh A Di Ðà là có các chúng trời người đến nghe pháp, đồng đến hộ trìthành đại pháp hội, nên do tán thán mà thành Ðại Hội Chúng Môn. Phát nguyện tu CHỈ có thể làm cho tâm niệm hoàn toàn đổi hướng với Cực Lạc thế giới, chuyên niệm như thế chắc được vãng sanh vào nhà Cực Lạc nên do pháp nguyện mà thành tựu Trạch Môn. Quán sát tức là định sanh tuệ, do dùng trí tuệ quán sát công đức y chánh trang nghiêm cõi Cực Lạc như người vào nhà, các việc trong nhà sẽ hiện trước mặt, thấy xét rõ ràng, nên do quán sát mà thành tựu Ốc Môn. Trở về cõi khổ ta bà có nghĩa hồi hướng, như đã vào nhà lại vào vườn rừng làm các việc vui chơi, nên hồi hướng môn gọi là thành tựu Viên Lâm Du Hí Môn. Bốn thứ trước thành tựu là tám công đức thế giới Cực Lạc, thứ chót là công đức Xuất Thế giới Cực Lạc.

LUẬN VĂN: VÀO MÔN THỨ NHẤT LÀ LỄ BÁI PHẬT A DI ÐÀ ÐƯỢC SANH VỀ NƯỚC KIA, NGƯỜI ÐƯỢC SANH VỀ THẾ GIỚI AN LẠC LÀ ÐƯỢC VÀO MÔN THỨ NHẤT.

Ðem thâm mạng lễ bái Phật và Bồ Tát trên hội liên trì là nhơn, liền được vãng sanh là quả. Khi lễ bái quán sát công đức y báo, nguyện đem thân mạng hướng về Cực Lạc, nghĩ thân mình khi lễ bái dưới đất liền được vãng sanh Cực Lạc, nên nói một lòng quy mạng thế giới Cực Lạc là chính nghĩa này. Ý nghĩa vãng sanh nếu từ ý thức mà giảng trong định cũng được vãng sanh. Như Huệ Viễn Ðại Sư trong định ba lần thấy tịnh độ Cực Lạc, không cần phải bỏ báo thân này mới được vãng sanh. Nếu từ báo thể của A Lại Da mà nói, A Lại Da trùm khắp mười phương, nhưng chúng sanh bị nghiệp lực làm chướng ngại nên không thể thành tựu báo thân Cực Lạc; nếu người tu tịnh nghiệp tức xa lìa được thân báo phiền não, để nhận thanh tịnh báo thân Cực Lạc. Vãng sanh do báo thân nên do việc làm lễ bái của thân nghiệp mà được sanh quả Cực Lạc.

LUẬN VĂN: VÀO MÔN THỨ HAI LÀ TÁN THÁN PHẬT A DI ÐÀ. TÙY THUẬN THEO NGHĨA, KHEN DANH Như Lai, Y THEO TƯỚNG ÁNH SÁNG Như Lai NÊN ÐƯỢC VÀO ÐẠI HỘI CHÚNG SỐ, NÊN GỌI VÀO ÐƯỢC MÔN THỨ HAI.

Trong việc tán thán rất giản tiện là xưng danh hiệu của Như Lai. Danh hiệu của Như Lai gồm có nhiều thứ công đức. Khen ngợi tên của Như Lai là khen ngợi công đức chơn thực của Như Lai. Nếu tụng kinh A Di Ðà, kinh Vô Lượng Thọ cũng có nghĩa khen ngợi xưng tán, nhưng không bằng xưng danh giản tiện hơn. A Di Ðà Phật có nghĩa là Vô Lượng Quang. Xưng hiệu A Di Ðà Phật là xưng dương ánh sáng vô lượng của Phật.

Từ ánh sáng của Phật có thể hiện rõ y chánh, chủ bạn, pháp hội, đại chúng, vô lượng pháp chủng của mình và người, nên nhớ xưng dương ánh sáng vô lượng của Phật mà được vào Ðại Hội Chúng Số của thế giới Cực Lạc. Có người sanh về Cực Lạc mà không được vào hội chúng là do nghi tâm niệm Phật, tuy sanh về Cực Lạc, song phải chịu 500 đại kiếp không có thể vào đại hội chúng nghe giảng Phật pháp. Y theo tướng ánh sáng của Như Lai mà tu hành là y theo tướng ánh sáng của Như Lai mà tu hành quán tưởng, có thể làm cho trang nghiêm công đức thế giới Cực Lạc ở tự tâm hiện ra lòng tin chắc an vui.

LUẬN VĂN: VÀO MÔN THỨ BA LÀ MỘT LÒNG CHUYÊN NIỆM PHẬT NGUYỆN SANH VỀ NƯỚC KIA, TU HÀNH QUÁN TỊCH TỊNH TAM MUỘI, ÐƯỢC VÀO THẾ GIỚI LIÊN HOA TẠNG GỌI LÀ MÔN THỨ BA.

Bình thường lòng chúng ta luôn luôn tánh loạn phù phiếm không thể chuyên nhất. Thấy nghe ngửi biết đối với sắc của năm trần luân chuyểnkhông ngừng. Nếu chuyên quy hướng thế giới Cực Lạc, đem tất cả tâm tán loạn gội rửa hết sạch, đó gọi lànhất tâm. Người chuyên niệm không luận tâm định tâm tán đều từ trong sát na sanh diệt, chẳng qua là ở trong tâm định, tuy có sanh diệt vìduyên một cảnh tiếp nối mà không biết nó là sanh diệt. Tâm tán loạn trong sát na sanh diệt cũng có lúc gián đoạn. Như trong sát na thứ nhất nhận thức duyên theo sắc cảnh, sát na thứ hai nhĩ thức duyên theo thinh cảnh làm cho nhận thức gián đoạn. Nếu được nhất tâm thìmọi sát na không gián đoạn gọi làchuyên niệm. Một lòng chuyên niệm gọi là hành CHỈ, do Chỉ làm ngưng dứt tán loạn tạp tâm được liền tịch mịch. Nên Cổ Ðức nói: Biết dừng rồi sau mới định, Ðịnh rồi sau mới tịnh. Tam muội dịch là Chánh Ðịnh. Hai món lễ bái tán thán trước là Tán Tâm Tu. Tác Nguyện là Ðịnh Tâm Tu nên gọi là Hành Tam Muội. Nhờ Hành Tam Muội mà vào được thế giới Liên Hoa Tạng. Liên Hoa Tạng thế giới là thế giới An-Lạc của Phật A Di Ðà. Thế giới Cực Lạc là cảnh giới Tam Muội. Y theo việc công đức trang nghiêm y chánh của thế giới Cực Lạc, một lòng chuyên niệm không xen hở sẽ thành hạnh tam muội thì cảnh tam muội của Cực Lạc hiền tiền nên nói có thể vào thế giới Liên Hoa Tạng tức là vào được Thật Báo Trang Nghiêm Ðộ của Phật A Di Ðà (cõi thọ dụng). Thường người tu tịnh độ chỉ có lễ bái vàtán thán, nếu tu phát nguyện môn này liền được vào thế giới Hoa Tạng. Nếu y chín phẩm vãng sanh mà luận là thượng phẩm thượng sanh. Như Tổ Long Thọ nói: Bồ Tát Sơ Ðịa vãng sanh tịnh độ.

LUẬN VĂN: VÀO MÔN THỨ TƯ LÀ CHUYÊN NIỆM QUÁN SÁT TRANG NGHIÊM VI DIỆU CÕI KIA NÊN TU QUÁN, ÐƯỢC ÐẾN CÕI ẤY THỌ DỤNG CÁC THU PHÁP VỊ AN VUI GỌI LÀ VÀO MÔN THỨ TƯ.

Quán là căn cứ vào Chỉ mà khởi, lễ bái tán thán ở trước là tư lương của chỉ, nếu thêm tinh tấn thì chính là Chỉ. Ở trong Chỉ trước phải tu lễ bái tán thán, xa lìa nạn ma thì tu Chỉ dễ thành. Quán cần phải ở sau Chỉ mới thành tựu nên nói: Vì chuyên niệm quán sát, cõi kia chính là cõi công đức trang nghiêm thành tựu của Phật. Pháp vị lạc là Giác pháp của Vô thượng Bồ Ðề.

Ngườitu tịnh độ chỉ tu lễ bái môn tuy được sanh về tịnh độ biến hóa nhưng không được nghe Phật pháp. Y theo lễ bái tán thán màtu, sanh vào biến hóa tịnh độ, cũng có thể vào trong đại hội thấy Phật nghe pháp. Tu theo ba môn lễ bái, tán thán, phát nguyện được vào thật báo trang nghiêm độ, cõi thọ dụng của Phật A Di Ðà. Tu theo ba môn lễ bái, tán thán, phát nguyện, quán sát có thể ở trong tịnh độ thọ dụng mà hiểu biết rõ ràng được thọ dụng chơn thực. Như người trong nhà không quán sát hiểu biết kỹ các vật, không thể thọ dụng được hết những vật dụng trong nhà, nếu quán sát kỹ được các vật thìtùy ý thọ dụng. Bồ Tát vãng sanh tịnh độ lại cũng như thế.

Người tu tác nguyện ở trên chứng vào Sơ địa, nhờ Quán sát mà từ Sơ địa lần lượt tiến lên cho đến khi viên mãn quảVô thượng bồ đề. Thọ dụng các thứ pháp vị An-Lạc.

LUẬN VĂN: MÔN THỨ NĂM LÀDÙNG LÒNG ÐẠI TỪ BI QUÁN SÁT TẤT CẢ KHỔ NÃO CỦA CHÚNG SANH, BẰNG LÒNG HÓA THÂN TRỞ VÀO VƯỜN SANH TỬ, RỪNG PHIỀN NÃO, HIỂN LỘ THẦN THÔNG, ÐẾN CHỖ GIÁO HÓA, DÙNG SỨC BỔN NGUYỆN RA TAY NÊN GỌI RA MÔN THỨ NĂM.

Ðại thừa Bồ Tát phải có tâm khắp độ tất cả chúng sanh, ở đâu có nhu yếu cần là có Bồ Tát đến giúp đỡ. Kẻ phàm phu tâm cầu vui, tu các pháp nhơn thiên như ngũ giới, thập thiện liền được thọ dụng an vui của trời người. Hàng nhị thừa lòng họ chỉ biết tự lợi, tu theo pháp tứ đế, thập nhị nhơn duyên chỉ mong tự lợi không cần phát tâm đại bồ đề. Pháp môn tịnh độ làchủng tánh giới của Ðại Thừa. Vì thế người tu tịnh độ phải phát tâm Ðại Thừa Bồ Tát. Ðã có tâm Ðại Thừa, Bồ Tát sẵn sàng vào tất cả thế giới khổ não, phổ độ chúng sanh. Nên Bồ Tát trước tu bốn môn sau đó hồi hướng. Hồi hướng này là hạnh độ sanh. Bồ Tát phải đến địa vị thượng phẩm thượng sanh mới có thể làm nổi. Vì Bồ Tát địa thượng mới có đủ năng lực trở về thế giới khổ, phổ độ chúng sanh. Còn Bồ Tát không ở địa vị thượng phẩm thượng sanh cần phải ở lại thế giới Cực Lạc, nghe Phật pháp, tự tu công đức đầy đủ mới phát nguyện hồi hướng.

Tâm Từ Bi là vì việc chung, vì mỗi người mà làm, việc làm không có hạn lượng, không có ngằn mé, phục vụ công chúng đó làlòng từ bi. Ðem lòng đại từ bi này mà phát nguyện vãng sanh, đã được vãng sanh rồi tu hạnh từ bi, như thầy thuốc đi học thuốc vì muốn trị bịnh chho người, nếu không có người bịnh để trị thì việc học thuốc của thầy cũng trở thành vô ích. Bồ Tát cũng thế, nếu không độ chúng sanh thì diệu dụng của Bồ Tát cũng trở thành vô ích, dù có diệu dụng cũng chỉ bằng không. Vì thế, Báo thân của Bồ Tát tuy thường bất động ở thế giới Liên Hoa Tạng, nhưng vẫn dùng ứng hóa thân vào vườn sanh tử, rừng phiền não, làm cho chúng sanh mau đoạn phiền não khỏi khổ sanh tử, đồng sanh Cực Lạc, đồng chứng Bồ Ðề. Các Ngài dùng thần thông dạo chơi, đến chỗ giáo hóa, hiện tướng thành đạo, hiện tướng phàm phu, Nhị thừa, Bồ Tát. Tóm lại tất cả chỗ phiền não,sanh tử đều lànơi giáo hóa của Bồ Tát.

LUẬN VĂN: BỒ TÁT VÀO BỐN MÔN, HẠNH TỰ LỢI THÀNH TỰU, BỒ TÁT RA MÔN THỨ NĂM LÀM LỢI ÍCH CHO NGƯỜI KHÁC, HẠNH HỒI HƯỚNG THÀNH TỰU CẦN NÊN BIẾT.

Ðây là nói bốn môn đầu thành tựu hạnh tự lợi, một môn cuối thành tựu hạnh lợi tha. Nhưng Bồ Tát tự lợi tức là lợi tha, vì có lợi tha nên thành tựu tự lợi, không thể riêng làm tự lợi mà thành tựu tự lợi được.

LUẬN VĂN: BỒ TÁT TU HÀNH NĂM MÔN NHƯ THẾ CÓ ÐỦ HẠNH TỰ LỢI VÀ LỢI THA, MAU ÐƯỢC THÀNH TỰU QUẢ A NẬU ÐA LA TAM MIỆU TAM BỒ ÐỀ.

A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ đề dịch là Vô thượng Chánh đẳng chánh giác. Tu đủ năm môn thìtự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn, nên chứng viên mãn Bồ Ðề. Nói mau chứng là đứng về cận môn mà luận: So sánh với người lăn lộn trong sanh tử thì đã mau chóng thoát khỏi. Tu đến môn thứ tư, thứ năm không chỉ mau được màphải nói thoát sanh tử ngay. Vì thế, người Tu Tịnh Ðộ đối với năm môn này phải cần tu tập, chắc chắn mau thành Phật quả.

Mùa An-Cư Ðinh-Mão (1987)

---o0o---

Vi tính: Đông Phương

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]