Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

V. Lời Cuối Sách

02/05/201316:05(Xem: 3662)
V. Lời Cuối Sách


TỊNH ĐỘ TÔNG NHẬT BẢN

Dịch giả Thích Như Điển

---o0o---

[4]

I. Lời Cuối Sách

Mặc dù chư tôn đức và những tư tưởng gia đều mang trong mình tính sáng tạo đặc biệt riêng, chẳng phải là những người mở cánh cửa tối tăm như Thân Loan Thánh Nhơn. Đương nhiên văn chương thư từ rất dễ nhận ra mục đích lý tưởng nhưng thật khó với những trang thư đặc trưng của Thánh Nhơn như “Duy Tín Sao Văn Ý” và ở phần cuối của“Nhứt Niệm Đa Niệm Văn Ý” giải thích như sau:

“Ít có ai sống ở thôn quê có học vấn cao về Phật Giáo, cho nên lời giải thích kinh điển của họ cũng chỉ giới hạn trong ngôn ngữ bình dị và lập đi, lập lại nhiều lần làm cho các học giả đọc sanh tâm khinh miệt nhưng không biết cách nào khác hơn. Mục đích giải thích là giúp cho người đọc nhận rõ tâm Như Lai, nên viết dông dài như thế”.Đó là ý nghĩa của những từ ngữ được dùng. Thật tế, trong “Duy Tín Sao” Thánh Giác Pháp Ấn[1]viết không hề giải thích chữ khó. Nếu so sánh với “Duy Tín Sao Văn Ý”rõ ràng “Duy Tín Sao Văn Ý” càng khó giải thích hơn. Còn trong “Nhứt Niệm Đa Niệm Phân Biệt Sự”Long Quán Luật Sư[2]giải thích “Nhứt Niệm Đa Niệm Văn Ý”giống như vậy.

Thế nhưng, khó khăn ở đây không phải là vấn đề dùng chữ; nhưng khó nhất là vấn đề biểu hiện nguyên nhân của sự việc, bởi vì cảm giác và tri thức của con người chắc chắn không thể so lường hiểu biết cao siêu và lãnh vực thâm áo của Như Lai, cho nên ngôn ngữ chỉ ảnh hưởng phần nào ý nghĩa vì ngôn ngữ có giới hạn của nó. Đọc những trang thư mà Thánh Nhơn viết vượt khỏi lãnh vực tư duy của con người, không thể không kêu lên “Thánh Giáo”[3]bởi vì những trang thư ấy có một năng lực đặc biệt, cho đến bây giờ vẫn còn giá trị.

Đọc tác phẩm “Giáo Hành Chứng Văn Loại”cũng có cảm giác cao siêu như thế. Thánh Nhơn không phải chỉ viết cho người đọc mà phải nói đây là tác phẩm viết cho chính mình. Viết những trang thư ấy đương nhiên để cho một hay nhiều người đọc, nhưng không những thế vừa truyền lại con đường chân thật của Ân Sư, vừa có thể ứng đáp với Pháp Nhiên Thánh Nhơn, mà cuộc đời ấy như người tri kỷ. Ngoài ra, cũng là lời tự trình dâng lên Phật Tổ, trong đó có phần đầu của “Tín Văn Loại”và phần sau “Hóa Thân Độ Văn Loại”. Khi đọc, ta biết rằng: “Đây chính là niệm ân sâu xa Phật, mà đối với nhơn luân[4]không có gì xấu hổ cả”.Đây chính là điều mà con người bình thường không thể viết được cho kẻ khác như thế.

Phần tựa của kinh Đại Thừa Vô Lượng Thọ có dòng chữ: “Phật Phật Tương Niệm”[5], nghĩa là có nhiều vị Phật ra đời qua ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Khi nói về cảnh giới giác ngộ của Phật, chỉ có tâm niệm chân thành. Trong “Giáo Hành Chứng Văn Loại” có viết về Phật Phật Tương Niệm. Đối với tôi[6]một người ngu trước vấn đề khó giải thích trong lời “Thánh Giáo”cao như núi ấy. Thế nhưng, qua 700 năm có nhiều vị Tổ Sư đọc với tâm huyết cung kính và lưu lại không biết bao nhiêu ghi chú. Như vậy, trong khả năng giới hạn của mình, tác giả cố gắng giới thiệu phần nào về Thân Loan Thánh Nhơn vậy.

Một năm trước đây, Tôi[7]tình cờ được ông Tiểu Sơn Hoằng Lợi,[8]ban biên tập nhà xuất bản Đại Pháp Luân, muốn xuất bản một loạt bài “Chuyên Đề về Phật Giáo”ủy thác công việc biên khảo về Thân Loan. Thế nhưng Bình Thành[9]năm thứ 10, được chùa Bổn Nguyện mời giảng trong mùa hạ an cư, tôi phải phụ trách việc giảng dạy chính cho đến hết mùa hạ. Xong việc, năm nay[10]tôi mới hình thành quyển sách nầy, đó là lý do vậy.

Thật khó từ chối yêu cầu của ông Koyama, tôi phát tâm soạn thảo một tác phẩm về Thân Loan Thánh Nhơn. Khi đọc lại, tôi mới nhớ rằng mình phải viết sao cho thật dễ hiểu. Dù phạm vi nào đó, có nhiều người đọc và hiểu biết lời dạy của Thân Loan Thánh Nhơn là tôi đạt mục đích biên soạn tác phẩm nầy và vui mừng rồi. Ý nghĩa và nội dung lời dạy của Thân Loan quá thâm áo, thật ra tôi chỉ hiểu suông, rất khó bình giải. Tôi nghĩ nếu khó hiểu quá chính là lỗi của mình, không đủ năng lực, kính trân trọng xin lỗi. Độc giả đọc rất nhiều tác phẩm về Thân Loan rồi, nếu tác phẩm nhỏ bé nầy được nằm trong tay quý vị, đó là điều hân hạnh vô cùng.

Cuối cùng, việc giao bản thảo bị trễ; nhưng chúng tôi nhận được nhiều thiện cảm trìu mến cảm thông. Có nhiều vị giúp ý bảo trợ cho tác phẩm nầy, trong số đó có ông Tiểu Sơn Hoằng Lợi, nơi đây tác giả xin có lời cảm tạ tận đáy lòng.

Bình Thành[11]năm thứ 11,nhằm ngày 18 tháng 5 năm 1999.

Nhân ngày Thân Phụ vãng sanh lúc 94 tuổi.Trong đêm kỷ niệm lần thứ 25,

ngày mất của Kita Kyoyoshi.

Phiên dịch công đức khó nghĩ lường

Vô biên thắng phước đều hồi hướng

Khắp nguyện chúng sanh trong pháp giới

Vãng sanh Cực Lạc, chốn quê hương.

Dịch xong ngày 15 tháng 12 năm 2006

tại Tu Viện Đa Bảo Úc Đại Lợi

Dịch Giả Thích Như Điển


II. Tiểu Sử Kakehashi Jitsuen[12]

Kakehashi Jitsuen sinh ngày 3 tháng 10 năm Chiêu Hòa[13]năm thứ 2 tại làng Mộng Tiền, Quận Sức Ma, Huyện Binh Khố. Tháng 3 năm Chiêu Hòa thứ 41, Thầy tốt nghiệp Tông Học Viện của phái Bổn Nguyện Tự. Nguyên trụ trì[14](chức) chùa Quảng Đài, thuộc Chơn Ngôn Tông, phái Bổn Nguyện Tự. Nguyên là Hiệu Trưởng Sở Nghiên Cứu Giáo Học thuộc Tịnh Độ Chơn Tông. Thuộc nhóm Khuyến Học của Tịnh Độ Chơn Tông, phái Bổn Nguyện Tự. Giáo Thọ trường Hành Tín. Khách Viên nghiên cứu viện của Tịnh Độ Chơn Tông Giáo Học Nghiên Cứu Sở. Những tác phẩm chính:

·Nghiên Cứu về Giáo Học của Pháp Nhiên

·Viết rõ về Huyền Trang – Hạnh Tây Đại Đức của Tịnh Độ Giáo

·Tây Phương Chỉ Nam Sao Tự Thuyết

·Nhứt Niệm Đa Niệm Văn Ý Giảng Tán

·Các Vấn Đề của Tịnh Độ Giáo Học, Quyển 1và 2

·Chơn Tục Nhị Đế

·Đi Trên Đường Trắng – Cuộc Đời của Thiện Đạo và Niềm Tin

·Lời của Người Tốt

·Hoa, Thơ và Niệm Phật

·Những Khóa Học về Thánh Điển – “Thán Dị sao”

·Khêu Tỏ Ánh Sáng – Lời Dạy của Liên Như Thượng Nhơn

·Và còn những tác phẩm khác nữa…

Địa chỉ hiện tại: 5-21 ABENO MOTOCHO

ABENOKU OSAKASHI – JAPAN


III. Nhà Xuất Bản

Sách tiếng Nhật:

“Tinh Độc – Lời Dạy Qua Phật Giáo của Thân Loan”

Phát hành lần thứ nhất vào ngày 10 tháng 7 năm Bình Thành thứ 11, nhằm năm 1999.

Phát hành lần thứ tư vào ngày 5 tháng 8 năm Bình Thành thứ 17, nhằm năm 2005.

Nguyên tác (Trứ tác): Kakehashi Jitsuen

Người phát hành: Ishihara Omichi

Nơi ấn loát: Tam Hiệp Mỹ Thuật ấn loát

Châu Thức Hội Xã

Nơi phát hành: Hữu Hạn Hội Xã:

Đại Pháp Luân Các

Higashi 2-5-36 Oizumi Building

Shibuyaku – Tokyoto – Japan

Telephone: 03-5466-1401

ISBN 4-8046-4102-5 C0315


Bản dịch ra tiếng Việt

Xin phép tác giả Kakehashi Jitsuen

Từ: T.T. Thích Như Điển Kính gởi Ngài Kakehashi Jitsuen

Australia, Sydney ngày 23.12.2006

Xin vô cùng thất lễ để viết lá thư nầy, vì đối với Tiên Sinh là một sự đường đột.

Thật ra xin tự giới thiệu về mình một ít để Tiên Sinh rõ.

Tôi là Tăng Sĩ Phật Giáo Việt Nam sinh năm 1949. Lúc 15 tuổi xuất gia và năm 1971 đã thọ giới Tỳ Kheo tại Việt Nam. Đến năm 1972 tôi sang du học tại Nhật Bản, sau đó tốt nghiệp Cử Nhân Phân Khoa Giáo Dục của Đại Học Teikyo, Haichioji Tokyo. Liền sau đó tôi đã thi đỗ vào Cao Học Phật Giáo tại Đại Học Phật Giáo Risso và cũng vào mùa hè năm đó tôi đã đến Đức và ở tại thành phố Hannover từ ấy cho đến nay. Khi tôi còn ở Nhật đã ở chùa Nhật Liên Tông Honryuji tại thành phố Hachioji trong suốt 5 năm.

Tuy tôi đã xa Nhật gần 30 năm, nhưng tôi vẫn muốn nghiên cứu về Phật Giáo Nhật Bản để dịch những sách tiếng Nhật ra tiếng Việt. Năm nay trong 3 tháng nhập thất tại Sydney Úc Đại Lợi, tôi cố gắng đọc quyển sách mà Tiên Sinh đã viết về Tịnh Độ Tông, đặc biệt là về Ngài Thân Loan Thánh Nhơn và tôi rất lấy làm vui thích để dịch quyển sách nầy sang tiếng Việt. Sau đó sẽ được xuất bản tại ngoại quốc và phân phối đến những tín đồ Phật Giáo Việt Nam như là phần ấn tống không lấy tiền. Do vậy tôi viết thư nầy để xin sự đồng ý của Tiên Sinh cho việc xuất bản nầy.

Khoảng cuối năm 2007 quyển sách nầy sẽ in xong và lúc ấy tôi sẽ gởi tặng Tiên Sinh một quyển để làm kỷ niệm. Lá thư nầy tôi đã nhờ ban biên tập của nhà Xuất Bản Đại Pháp Luân Các chuyển hộ. Kính mong Tiên Sinh hoan hỷ và nhận cho sự cảm tạ nầy.

Xin chấp hai tay

Thích Như Điển

Phương Trượng chùa Viên Giác

Hannover Đức quốc


Bản dịch ra tiếng Việt

Xin phép nhà Xuất Bản Đại Pháp Luân Các

Từ: T.T. Thích Như Điển Kính gởi Ông / Bà Naoki Kamada

Australia, Sydney ngày 23.12.2006

Vào cuối tháng 12 năm 2005 vừa qua tôi đã nhận được thư trả lời của Tiên Sinh gởi từ Nhật Bản. Xin chân thành cảm ơn về điều nầy.

Lá thơ của Tiên Sinh cũng được đăng tải trong quyển sách đã được dịch sang tiếng Việt.

Năm nay tôi cũng muốn dịch sách về Tịnh Độ Tông của Nhật Bản;nên tôi cũng đã dịch xong quyển Thân Loan Thánh Nhơn của Ngài Kakehashi Jitsuen viết. Lý do viết lá thư nầy đến Tiên Sinh và Ban Biên Tập Đại Pháp Luân Các là xin sự đồng ý vậy.

Sang năm (2007) và những năm đến nữa, với khả năng có thể, tôi cũng muốn dịch sang tiếng Việt những sách về Tào Động Tông, Nhật Liên Tông, Chơn Ngôn Tông v.v…, của Nhật Bản và khi ấy cũng mong được sự đón nhận sự đồng ý của quý vị như vậy.

Những tín đồ Phật Giáo Việt Nam hiện ở hải ngoại, họ muốn biết về Phật Giáo Nhật Bản, nên tôi cũng cố gắng. Hầu như toàn bộ sách nầy đều ấn hành không lấy tiền như là ý nghĩa của sự cúng dường pháp vậy.

Đồng thời xin vui lòng gởi lá thư đính kèm cho Tiên Sinh Kakehashi Jitsuen. Chắc quý vị không từ chối? Trong phong bì nầy có hai quyển sách dịch về Thiền Lâm Tế. Trong đó một quyển xin gởi tặng đến Tiên Sinh Matsubara Taidoo và quyển còn lại xin gởi tặng đến nhà Xuất Bản Đại Pháp Luân Các như là một quà kỷ niệm.

Vậy xin thất lễ và xin dứt lời nơi đây.

Thích Như Điển

Tu sĩ Việt Nam từ nước Đức



[1]Seikaku Hoin

[2]Luật Sư Ryukan

[3]Lời dạy của bậc Thánh

[4]Luân lý đối với con người

[5]Nghĩa là nhớ nghĩ giữa Phật và Phật.

[6]Tác giả Kakehashi

[7]Tôi là tác giả Kakehashi

[8]Koyama Hirori

[9]Nhằm năm 1998

[10]Năm 1999

[11]Heisei

[12]Đệ Thật Viên

[13]Showa

[14]Tiếng Nhựt dùng là trụ chức, chứ không dùng chữ trụ trì


---o0o---

Vi tính: Hạnh Bổn

Trình bày: Vĩnh Thoại

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]