Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

03_Đại Sư Thừa Viễn (712-802) Tổ Thứ 3 Tông Tịnh Độ

02/11/202410:29(Xem: 483)
03_Đại Sư Thừa Viễn (712-802) Tổ Thứ 3 Tông Tịnh Độ
dai su thua vien
Lược Truyện 
Đại Sư Thừa Viễn Tổ Thứ 3 Tông Tịnh Độ
(712-802)


Đại sư Thừa Viễn (712-802), họ Tạ, quê ở Hán Châu( Nay là huyện Miên Trúc, tỉnh Tứ Xuyên), là bậc Cao tăng thời nhà Đường, tổ thứ 3 Tông Tịnh Độ ở Trung Quốc. Đại sư nhiều đời đã gieo trồng căn lành, tư chất thông minh đỉnh ngộ vượt trội hơn người, từ nhỏ học Nho giáo, lớn lên có điều nghi ngờ về chủ trương và nghĩa lý trong kinh điển Nho giáo  nên “ sợ bẫy của Lễ Nhạc, biết xiềng xích của Thi Thư “. 

Có lần, tình cờ, nghe một cư sĩ diễn thuyết về Đạo Phật, sư liền hiểu giáo lý Phật vượt xa thế gian, cảm thấy có điều mới mẻ, đồng thời lại cảm nhận như mình đã nghe trước đó, nhận ra rằng giáo lý Phật giáo thật có thể giải thích rõ nguyên nhân mê lầm, từ đó sư quyết tâm tìm thầy học đạo, cầu học Phật pháp.

Ban đầu Đại sư Thừa Viễn tôn thờ thiền sư Đường ở quận Thục ( thành phố Tứ Xuyên ). Sau đó, lại đến Tư Xuyên ( huyện Tư Dương tỉnh Tứ Xuyên) theo học với Thiền sư Tiên. Niên hiệu Khai Nguyên thứ 23 đời nhà Đường (735), sư 24 tuổi, nhân duyên chín mùi, sư phát tâm Bồ đề, trước đến chùa Ngọc Tuyền ở Kinh Châu ( Nay huyện Giang Lăng, tỉnh Hồ Bắc), nương Hoà Thượng Huệ Chơn Lan Nhã thế phát xuất gia. Sau được sự cho phép của Hoà Thượng Huệ Chơn, sư đến thọ giới Cụ Túc với Pháp sư Thông Tướng ở Hồ Nam. Đối với kinh giáo ba thừa và giới pháp, sư đã đi sâu vào lĩnh vực nghiên cứu, tu học Phật đạo, tinh cần dụng công. Đương thời, Pháp sư Tuệ Nhựt ( Đường Huyền Tông ban hiệu Từ Mẫn Tam Tạng), chính thức ở Quảng Châu du phương truyền pháp.  Sư Thừa Viễn hiếu học từ lâu đã nghe danh tiếng Tuệ Nhựt nên rất mực kính ngưỡng, không xa ngàn dặm đến bái yết, xin chỉ dạy yếu nghĩa tu hành. Tam Tạng Tuệ Nhựt biết sư là bậc pháp khí trong nhà Phật càng thêm thương quý ủng hộ chỉ dạy:” Như Lai trao nhận ta làm học trò, để hoằng truyền cứu độ, nếu Như Lai chỉ riêng siêu việt một mình làm thiện, thì đâu gọi là đấng Năng Nhân”. Theo lời dạy của sư nương “ Kinh Vô Lượng Thọ “, tu Niệm Phật Tam Muội, gieo trồng tràng công đức để cứu giúp quần sanh. Đại sư sau khi nghe vậy lòng vui thích, giống như người con đi xa tìm được đường về nhà, mắt sáng rõ phương hướng và chỉ thú tu hành, từ đó, chóng dừng các duyên,quyết lòng quay về chuyên tu tịnh nghiệp. 

Niên hiệu Thiên Bảo thứ 1 ( 742) Đời nhà Đường, sư 31 tuổi, về lại Hoành Sơn, Nam Nhạc, dưới hốc đá, phía Tây Nam của núi dựng thảo am đặt tên “ Đài Di Đà”, bên trong chỉ có kinh, tượng, lấy ý cầu sanh Tịnh Độ, gặp Phật Di Đà. Bắt đầu cho lịch trình đầy gian khó của việc tu hành đạt đạo. Từ đó, Đại sư ăn mặc kham khổ, có người cúng dường thì ăn, không ai cúng dường thì sư chỉ ăn quả rừng hoa cỏ cho đến đất đá để đỡ đói. Mặc thì sơ sài chỉ để che thân và ngăn lạnh mà thôi. Vóc dáng ốm gầy, mặt mày nám nhăn, đích thân nhặt củi nhóm lửa để dùng, sinh hoạt tuy khó khăn, nhưng Đại sư lấy khổ làm thầy buông hết muôn duyên, để tâm nơi đạo nghiệp. Nhờ tinh cần hành  Bát Chu Tam Muội, thường cảm cảnh thánh hiện ra trước mắt, tại chùa Di Đà ở Nam Nhạc bia của Hoà Thượng Thừa Viễn ghi rằng:” Hằng ở mé thật, tỉnh thấy Đại thân, tòa hoa vọt nơi ruộng ý, trăng báu treo ở trước mắt”. Sự khổ tu và đức nghiệp của Đại sư dần dần được bốn chúng nghe biết, nhiều người đến xin thân cận học hỏi. Có người cầu đạo hỏi pháp, Đại sư đều đứng trên lập trường trung đạo, khéo léo giảng dạy dẫn dắt. Đồng thời truyền trao Pháp môn Niệm Phật, chóng thành đạo nghiệp. Vì phương tiện hóa độ chúng sanh, Đại sư Thừa Viễn đem danh hiệu Phật và những câu tinh yếu của kinh Tịnh độ viết ở đường hẻm đông người, hoặc khắc trên đá ven núi hay bên khe suối, để khiến “ mọi người trông thấy thì mãi được ghi nhớ”, phương tiện tai nghe mắt thấy, truyền tụng hổ tương. Nhờ tinh cần không giải đãi rộng gieo trồng căn lành, dẫn dắt khích lệ chúng sanh tin nguyện niệm Phật vãng sanh An Dưỡng. Thật có thể gọi sư là bậc khổ luyện công phu có tâm độ sanh tha thiết.

Nhờ cảm mến đức độ cao sâu và sự giáo hóa tài tình khéo léo của Đại sư nên đã dấy lên phong trào tu học mạnh mẽ “ Từ biển cực Nam, đến vùng đất cực Bắc” “ người mà Đại sư giáo hóa có cả hàng vạn”. 

Khi số người theo học Phật và niệm Phật ngày càng tăng, nhiều tín đồ thấy chỗ ở của Đại sư Thừa Viễn hư cũ, ăn mặc thô sơ đời sống thanh đạm cực khổ, họ liền phát tâm gánh vải, chặt cây đẻo đá giao cho Nham Hộ dựng tu viện. Đại sư Thừa Viễn không có tâm ngăn cản mà mặc nhiên để đạo tràng phát triển. Chẳng bao lâu chùa đã hoàn thành quy mô, sư đổi tên là Chùa Di Đà. Dựng chùa nuôi tăng có phẩm vật dư thừa thì đem bố thí cho người đói khát và tật bịnh. Còn Đại sư thì vẫn giữ tác phong tu hành sống đời kham khổ, giản dị, mộc mạc, dụng công làm đạo, hoằng giáo giúp đời, ban ngày dẫn chúng cùng tu, khi quá đường lúc nào sư cũng đến trước đại chúng, đêm đến thì thành tâm niệm Phật cho đến sáng, mấy mươi năm ngày nào cũng vậy cho đến khi viên tịch, trước sau chưa từng thay đổi phong cách của vị tăng khổ hạnh và tâm ban đầu của việc tu học Tịnh Độ. 

“ Sống thì hầu Phật “ là giai thoại nhân duyên thù thắng khó thể nghi bàn giữa Đại sư Thừa Viễn và Đại sư Pháp Chiếu. 

Thiền sư Pháp Chiếu ở Lô Sơn và Đại sư Thừa Viễn ở Hoành Sơn vốn chưa từng gặp mặt, nhưng Đại sư Pháp Chiếu khi tu Niệm Phật Tam Muội, một hôm ở trong định, tinh thần du cõi Cực Lạc thấy dưới tòa của Đức Phật A Di Đà có người mặc áo dơ rách đứng hầu Phật, sau khi thăm hỏi thì biết đó là Đại sư Thừa Viễn. Sau khi xuất định, Thiền sư Pháp Chiếu lòng cảm thấy vui mừng tỏ lòng cung kính, muốn đến núi Hoành để mong gặp Đại sư Thừa Viễn. Khi Thiền sư Pháp Chiếu đến nơi thì thấy cảnh tượng giống như cảnh trong định. Sư Pháp Chiếu đến diện kiến Đại sư Thừa Viễn và mong được sư giáo hóa dẫn dắt, Thiền sư Pháp Chiếu rất hoan hỷ đảnh lễ dưới tòa của Đại sư Thừa Viễn quyết định chấp nhận làm đệ tử của Đại sư.  Từ tu thiền, Thiền sư Pháp Chiếu chuyển qua tu Tịnh độ, sau trở thành vị đệ tử thành tựu nhất trong chúng đệ tử của Đại sư Thừa Viễn. Đại sư Pháp Chiếu sau đó được Đường Đại Tông bái làm Quốc sư. Đại sư Pháp Chiếu từng đối trước Đường Đại Tông khen rằng Sư Phụ của Đại sư vô cùng đức độ. Vua cảm kích khen bậc Cao tăng như vậy không thể mời theo chiếu chỉ của triều đình mà được. Vì vậy vua hướng về Nam lễ bái để bày tỏ lòng kính trọng và đích thân viết biển ngạch ban cho ngôi tự viện mà Đại sư Thừa Viễn trú trì là “ Bát Chu Đạo Tràng”.

Ngày mùng 9 tháng 10, Niên hiệu Trinh Nguyên thứ 18 (802), thời Đường Đức Tông, Đại sư Thừa Viễn tự biết thế duyên sắp hết, việc hoằng pháp độ sanh đã xong, có lời dặn dò phó chúc cho chúng đệ tử rằng: “ Quốc độ rỗng không, mọi người nên nỗ lực “. Sau đó, Đại sư quét dọn phòng ốc, ngồi kiết già, thoảng nhiên mặt hướng về Tây mà viên tịch. 

Trụ thế 91 tuổi, Tăng Lạp: 65 năm, di hài của Đại sư được an táng ở sườn núi phía Nam của chùa, đệ tử dựng lập Linh Tháp để ghi nhớ mãi. Các nhà văn nỗi tiếng vào thời Đường như Liễu Tông Nguyên (1) lúc đó đảm nhiệm chức Tư Mã ở Vĩnh Châu và Lã Ôn (2) lúc đó nhậm chức Thứ Sử ở Hàng Châu, đã viết văn bia và làm bài minh tháp về hành trạng của Đại sư Thừa Viễn, khắc trên đá dựng bên phải cổng chùa. Bút pháp và ý nghĩa văn bia của hai vị này không giống nhau, nhưng mỗi vị đều tự thuật lại và ca ngợi một đời siêu việt của Đại sư Thừa Viễn.

Trong quyển Niệm Phật Pháp Yếu do cư sĩ đương thời Mao Dương Viên (1910-2000) biên tập có tựa đề “ Khổ Hạnh Niệm Phật “ và giới thiệu Đại sư Thừa Viễn thị hiện hạnh Đầu Đà, sự thật tu Pháp môn Niệm Phật. Hy vọng lấy Đại sư làm mô phạm khiến người học Phật nương theo, lời kết cuối sách ghi: “ Nếu tự mình tu hành tinh chuyên thì vãng sanh về Thượng phẩm không có nghi ngờ “. 

Trong các vị Tổ sư Tông Tịnh Độ, Đại sư Thừa Viễn có một đời trác tuyệt xuyên suốt từ đầu đến cuối khổ tu, đạo phong bình dị chất phát, mặt dù Đại sư không có sự tích hoằng pháp lẫy lừng, nhưng Đại sư đã dụng công suốt đời để tu hành và tự tại vãng sanh là minh chứng lời Phật không hư dối, niệm Phật vãng sanh là sự thật bất hư. Tuy Đại sư không có tác phẩm để lại cho đời, nhưng sự hành trì của Đại sư là phương pháp giáo hóa tuyệt hảo, luôn truyền cảm hứng và khích lệ cho người niệm Phật thời bấy giờ và các thế hệ về sau, vì cầu Phật đạo vô thượng mà tinh tấn không giải đãi.   

Tu Viện An Lạc,  California, 3 giờ chiều, 01-11-2024 

Thích Chúc Hiền ( Kính lượt dịch)

————

(1)Liễu Tông Nguyên, tự Tử Hậu 子 后,người Hà Đông, nay thuộc huyện Vĩnh Tế, tỉnh Sơn Tây Trung Quốc.Ông đỗ tiến sĩ năm Trinh Nguyên thứ chín (793) đời Đường Đức làm quan đến chức Giám sát ngự sử.

(2 ) Lã Ôn 呂溫 (771-811) tự Hoà Thúc 和叔, còn có tự là Hoá Quang 化光, người Hà Trung (nay thuộc Vĩnh Tề, Sơn Tây, Trung Quốc), đỗ tiến sĩ cuối năm Trinh Nguyên đời Đường.





dai su thua vien-2


淨宗三祖承遠大師略傳

承遠大師(公元712-802年),俗姓謝,漢洲(今四川綿竹縣)人,唐朝高僧,是中國淨土宗第三代祖師。
    大師宿根善利且天資聰穎超乎常人,自幼接受儒家教育,稍長後對儒家經典中主張與理念,常有「驚禮樂之陷阱,覺詩書之桎梏」的疑惑。一次偶然的機緣,聽聞到學佛居士演說的佛家尊勝真言,頓覺超越世間所聞,有耳目一新之感,同時又覺得恍若前聞,意識到佛教的義理誠可釋解迷困,於是決意尋師訪道求學佛法承遠大師(公元712-802年),俗姓謝,漢洲(今四川綿竹縣)人,唐朝高僧,是中國淨土宗第三代祖師。
    大師宿根善利且天資聰穎超乎常人,自幼接受儒家教育,稍長後對儒家經典中主張與理念,常有「驚禮樂之陷阱,覺詩書之桎梏」的疑惑。一次偶然的機緣,聽聞到學佛居士演說的佛家尊勝真言,頓覺超越世間所聞,有耳目一新之感,同時又覺得恍若前聞,意識到佛教的義理誠可釋解迷困,於是決意尋師訪道求學佛法

起初承遠大師師事蜀郡(四川成都)的唐禪師,之後又到資川(四川資陽縣)追隨詵公受教。唐開元二十三年(公元735年)師二十四歲,因緣成熟,發大菩提心,前往荊州(今湖北江陵)玉泉寺,依止蘭若惠真和尚門下剃度。後遵從真公之命往湖南通相法師處得受具足戒。對於三乘經教與戒法,開始深入地研究,修學佛道,精勤用功。當時,慧日法師(唐玄宗賜號慈湣三藏)正在廣州遊方傳法。好學的遠師久聞其名,仰慕至極,不遠千里前去拜謁,乞教修行要義。慧日三藏知師乃佛門法器,對他愛護有加,訓導說:「如來付受吾徒,用弘拯救;超然獨善,豈曰能仁。」隨即教他依《無量壽經》來修念佛三昧,樹功德幢,以濟群生。大師聽聞後,好似遊子尋得了歸家之路,明瞭了修道的方向及旨趣,於是頓息諸緣,攝歸一心決意專修淨業 

唐天寶初年(公元742年),師三十一歲,回到南嶽衡山。在山西南岩石下,以樹枝茅草搭構成屋,號為「彌陀台」,內中僅置經像,取求生淨土面見彌陀之意。並開始了修行辦道的艱辛歷程 此時,大師衣食無周,人供養則食,不供養則以野果、花草乃至土石充飢。身上衣物也僅能遮身禦寒而已。大師身形瘦弱,面貌污垢,親自撿拾柴火回來使用。生活雖艱苦,但大師以苦為師,萬緣放下,心繫道業。因勤行般舟三昧,常感聖境現前,在南嶽彌陀寺承遠和尚碑記載:「恆於真際,靜見大身,花座踴於意田,寶月懸於眼界」

大師的苦修和德業,漸漸被四眾所聞,紛紛前來乞教親近。凡有求道問法者,大師皆立中道而善巧教導。同時,教授念佛法門,促其快速圓成道業。

為方便度化眾生,承遠大師將佛號及淨土典章精句書寫在人跡眾多的巷道裡,或是刻在溪谷山崖的岩石上,以使「一歷眼根,永為道種」,方便耳聞目濡,互相傳誦。以此為精勤不懈地廣種善根,誘導激勵眾生信願念佛往生安養。實可謂用心良苦,度生心切。
因大師高深的道德和善巧教化所感,出現了「南極海裔,北自幽都」、「人從而化者以萬計」的盛況 隨著學佛、念佛者日漸增多,許多善信見承遠大師居處破舊,粗衣糲食,生活清苦,便皆發心負布帛,斬木石,委之岩戶,修建道場。承遠大師並不刻意阻拒或攀求,任其自然發展。不久寺宇已具規模,遂改名為「彌陀寺」。建寺安僧剩餘的物資,則布施給饑饉與疾病之人。而承遠大師仍然一如既往地保持儉樸的生活和刻苦的修行作風,用功辦道,弘教濟生,日則領眾共修,過堂時先於大眾到達,夜則至誠念佛直至凌晨。數十年如一日,直至圓寂,始終未曾改變苦行僧之風範及修學淨土之初心。 「生即侍佛」是承遠大師和法照大師因緣殊勝、難思難議的一段佳話。

廬山沙門法照禪師與衡山承遠大師素未謀面,然而法照大師於修念佛三昧時,一日於定中神遊極樂世界,見阿彌陀佛座下有著垢敝之衣而侍佛者,詢問後知是衡山承遠大師。出定後,法照禪師懷著欣慕之心徑涉衡峰,求見承遠。到後所見景象宛契定中之境。見到承遠大師並蒙授教導,法照禪師大為歡喜,決定執弟子禮,事師座下,由修禪觀而轉修淨土,後來成為承遠眾弟子中,最有成就者。
法照大師後被唐代宗拜為國師。法照大師曾對代宗讚歎他的師父有至德。皇帝感歎這樣的高僧不是詔書所能請到,於是向南禮拜,以示敬重,並親書匾額賜承遠大師所住持的寺院為「般舟道場」

唐德宗貞元十八年(公元802年)七月十九日,承遠大師自知世緣將了,弘法度生事畢,對眾弟子叮囑道:「國土空曠,各宜努力」。然後打掃居室,結跏趺坐,恬然面西寂化,享年九十一歲,僧臘六十五年。其遺骸葬於寺之南崗,安置靈塔以誌千古。唐代著名文學家,時任永州司馬的柳宗元和時任衡州刺史的呂溫,分別為承遠大師制碑文並作塔銘,刻石立於寺門之右。以不同的筆法與文理,各自記述並讚頌了承遠大師非凡的一生。
今人毛惕園居士編輯的《念佛法要》一書中以「苦行念佛」為題,介紹了承遠大師示頭陀行,修念佛法門的事蹟。並希以大師為典範,使令學佛者依之效法,其文末結語說道:「其自行專精,往生上品無疑也」
在淨宗諸祖中,承遠大師一生將卓絕苦修貫徹始終,道風平實質樸,雖無轟轟烈烈的弘法事跡,但他用畢生的修持與自在往生驗證了佛無誑語、念佛往生的真實不虛。雖未有著作遺世,但大師的行持即是最好的說法教化,一直啟迪和激勵著當時和後世的念佛人為求無上佛道,精進不懈。

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/07/2011(Xem: 3525)
Khi thời điểm Tính Không hiện hữu nơi tôi Tôi nguyện không bị hốt hoảng vì Hội thượng của các vị Phật bảo hộ từ bi và uy mãnh : những biến hiện của chính tâm của tôi. Liên Hoa Sinh. Tử thư Tây Tạng. Trung hữu này được gọi là Trung hữu của Tính không bởi vì, như chúng ta vừa mới thảo luận, nó là thời điểm mà quang sắc giác chiếu, hoặc bản chất căn bản của tâm, xuất hiện đối với một hữu tình đã giác ngộ (=viên giác). Trong khi hữu tình viên giác trải nghiệm trung hữu của tính không, thì một hữu tình bình thường trải nghiệm thời kì của bất thức, nói chung, kéo dài ba ngày rưỡi, trong suốt thời gian đó tâm duy trì trong trạng thái bất ý thức, không có khả năng thấu hiểu, tối mịt.
30/06/2011(Xem: 6328)
Con đường tâm linh mà chúng ta đang cùng nhau tiến bước có vô số chướng ngại, đầy sỏi đá chông gai, chúng ta cần nắm chắc tay nhau...
29/06/2011(Xem: 6826)
Chắc chắn, giáo dục không có ý nghĩa gì cả nếu nó không giúp bạn hiểu rõ sự rộng lớn vô hạn của cuộc sống với tất cả những tinh tế của nó, với vẻ đẹp lạ thường của nó, những đau khổ và hân hoan của nó.
19/06/2011(Xem: 4833)
Nếu mình là người có Trí huệ, biết lo cho hạnh phúc đời này và mai sau của mình thì mình lo tinh tấn tu hành, đừng để cái Chết hay Vô Thường tới, lúc đó đã quá muộn rồi.
12/06/2011(Xem: 5598)
Chúng ta luôn nói rằng kiếp người là hy hữu và đáng quý, vậy tại sao lại để cơ duyên uổng trôi?
12/06/2011(Xem: 4520)
Bàn về các pháp thế gian, Phật Pháp không bao giờ được dùng để thực hành với động cơ đem ra buôn bán nhằm mang lại danh tiếng hay tài bảo cho một cá nhân nào đó.
09/06/2011(Xem: 6174)
Chúng ta sống trong không gian vô cùng và thời gian vô tận tất phải có nhận thức về thế gian. Thế gian là một thế giới hiện tượng lưu chuyển mãi không ngừng nghỉ từng sát-na sanh diệtbất thường như vậy. Không gian luôn biến đổi. Chúng ta cũng chứng kiến được ruộng dâu biến thành bể cả và ngược lại. Thời gian huyễn hóa làm cho sự vật trở thành sanh trụ hoại diệt; con người thì sanh già bịnh chết. Chúng ta nhận thức đúng đắn và chơn thật rằng thế gian quả là vô thường. Thế giới hiện tượng vô thường mà sự vật hiện hữu do nhân duyên kết hợp, do đó chúng không có lúc nào tự mình độc lập tồn tại (sanh diệt). Tâm con người cũng vậy...
08/06/2011(Xem: 3757)
Khi nói đến Vô thường liền hiểu ngay đó là luật tuần hoàn của vũ trụ. Nơi nào có sự vận hành, chuyển biến, đổi dời, nơi đó có Vô thường. Vì vậy Vô thường là một định luật phổ biến, bao gồm cả vũ trụ và nhân sinh.
07/06/2011(Xem: 4324)
Từ thế giới vật chất ngoại tại - khách quan cho đến thế giới tâm thức nội tại - chủ quan đều là vô thường, mang tích chất “hoà hợp” và “tương tục” của “duyên sinh vô ngã”. Với thế giới xiêm la vạn tượng này, vật chất luôn vận động, núi đổi, sông dời,…; cũng vậy, một đời người rồi ai cũng chết; thân này là do Ngũ uẩn (Pañña-cupādanakkhandha): sắc, thọ, tưởng, hành, thức hợp lại mà hình thành, tương tục, sanh khởi và hoại diệt; nên gọi là “không”, là “vô ngã”.
05/06/2011(Xem: 4528)
Để tiến bước nhanh chóng và thuận lợi trên con đường tu tập tâm linh, chúng ta cần tới sự trợ duyên của hai thứ - công đức và trí tuệ -, cũng như hai cánh của một con chim...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]