Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Thức Mới Về Tư Tưởng Tịnh Độ Của Đại Sư Thái Hư

09/04/202314:46(Xem: 3338)
Ý Thức Mới Về Tư Tưởng Tịnh Độ Của Đại Sư Thái Hư

Phat Di Da



Ý Thức Mới Về
Tư Tưởng Tịnh Độ Của Đại Sư Thái Hư






Trong quá trình chiến tranh Hoa Nhựt, một mặt Vương triều Nhật Bản muốn thiết lập một nền cai trị Đại Đông Á thống trị vùng Bắc Á và Đông Nam Á để khống chế về thu nhập tài nguyên kinh tế cho bản địa: Một mặt không phải người Nhật nào cũng muốn gây chiến tranh với các nước láng giềng, mà cần có sự giao lưu về văn hóa, văn học, tôn giáo, nên một số đông người Nhật đến Trung Hoa nghiên cứu học hỏi văn hóa lâu đời vào hàng thứ nhứt trên thế giới, văn hóa Khổng, văn hóa Lão Trang, văn hóa Phật Giáo, trong đó có giao lưu văn hóa Phật Giáo. do đó trong lĩnh vực hiệp hội Phật Giáo Trung Hoa do Đại sư Thái Hư sáng lập có những thành viên là người Nhựt, nên vấn đề ảnh hưởng các tông, phái Thiền Tịnh dành cho những người tu Phật của Phật Giáo giữa hai nước ít nhiều không phải là không có. Chính Đại Sư Thái Hư là vị Thánh Tăng có xu hướng tiến bộ, hoằng truyền Phật Giáo hội nhập vào người dân Trung Hoa, tiến bộ hoằng truyền Phật Gió Trung Hoa đại diện cho Á Châu liên tục truyền sang các nước Âu Mỹ , chủ yếu người học Phật còn phải thực hành những cái mình đã học, không nghiên cứu suông và sống một cách thực dụng, sẽ không phải là tư tưởng của người Trung Hoa mà cả dân tộc Á Châu, vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Vì vậy nên ý tưởng về Tịnh Độ Tông niệm Phật của Ngài Thái Hư rất cụ thể dễ cảm niệm, có sức thu hút trong giới thanh niên Tăng thời đại mới. Đây cũng chính là pháp môn tu niệm danh hiệu Phật A Di Đà của người Phật Tử Trung Hoa , của người Phật tử Nhật Bản, của người Phật tử Việt Nam xưa cũng như nay. Đại sư dạy: Tịnh độ là một xã hội hoàn hảo lương thiện, thanh tịnh an lạc, hoặc chỉ cho những thế giới chân, thiện, mỹ. Chữ Độ là quốc độ hay quốc thổ tức là một thế giới. Cái thế giới nào mà cả thảy con người, vật thể đều được trang nghiêm thanh tịnh, xinh tươi, đẹp đẽ thì thế giới ấy tức là Tịnh Độ. Trong kinh Phật dạy là Tịnh độ đối với quốc độ của chúng ta hiện nay ở đây gọi là uế độ: Nghĩa là cái thế giới này, bởi có lắm điều uế ác phiền não, là cõi ngũ trược ác thế, như một thời đại không yên, không tốt đẹp an lành, xảy ra nhiều điều tai biến loạn ly, nên gọi là kiếp trược, nghĩa là cái kiếp người lắm nỗi khốn khổ, ô nhiểm – thấy nghe hay biết không được chân chính, lập ra nhiều tà thuyết này, và đề xướng những cái tà kiến kia, mê hoặc lòng người chống đối tranh đấu lẫn nhau, nên gọi là kiến trược, nghĩa là xiển dương những kiến thức mê lầm, khiến cho con người si mê lầm lạc, rồi thành ra nhiều điều tội ác, mưu cầu hy vọng, chẳng toại ý nguyện, tức bực khổ tâm, loạn thần rối trí, nên gọi là Phiền não trược; nghĩa là những cái niệm ghét, thương, mừng giận, ham chán ân tình nó làm rối loạn tinh thần, tâm tư vẩn đục, Người và động vật, thiện ít, ác nhiều, mạnh ăn hiếp yếu, mạnh được yếu thua, tranh hơn, thua phải quấy, tốt, xấu hay dỡ, cấu xé lẫn nhau, nô lệ lẫn nhau, ăn thịt lẫn nhau nên gọi là chúng sanh trược, nghĩa là tâm bạn gian tham, sân giận, si mê, làm cho con người điên đảo vì mình, ác đạo, cường hào quấy phá chúng sanh, khiến cho họ không còn chỗ nương thân, sống chết bách niên ngắn dài khó hẹn, chết điếu thiên cổ, già trẻ khôn từ, nên gọi là mạng trược nghĩa là ai cũng muốn kéo dài sanh mạng, nhưng khốn nỗi không được toại nguyện. Thắm thoát trăm năm, mơ màng một giấc chiêm bao ngắn ngũi, cái sống quá ê chề, cái chết lại thêm gớm ghiết.

Cõi ta bà đầy đủ năm trược, do chúng sanh phần nhiều làm điều tội ác khó dung, hèn mạt, xấu xa, phước mỏng nghiệp dầy, nên không gọi là Tịnh Độ. Chỉ có việc đi xa ra khỏi cõi này như cảnh tịnh độ cực lạc bên cõi trời Tây; cảnh lưu ly Tịnh Độ ở phương Đông, nội viện tịnh độ bên cõi trời đâu xuất là những Quốc Độ thắng điệu trang nghiêm thanh tịnh.


Căn cứ vào các nhà Thiên Văn Học ngày nay đã nghiên cứu được, họ nhận ra ngoài địa cầu này còn biết bao nhiêu tinh cầu thế giới khác, các thế giới cũng có những khổ đau vui buồn như thế giới ta bà, cũng có cái tột bực xinh đẹp xáng lạng như cõi này. Thế nên, so sánh với địa cầu nầy thì bên ngoài vẫn có những thế giới thật chơn thiện mỹ an lạc, giúp con người và chúng sanh giải thoát khổ đau phiền não. Nên theo chỗ so sánh, chúng ta có thể thấy rõ chỗ nhân gian đây là uế độ: ngược lại là Tịnh Độ.


Lại nhơn quan sát nhơn gian đây là uế trược, có biết bao nhiêu điều phiền não cấu uế; xem thế chúng ta cũng biết rằng ngoài cõi ta bà này có thế giới an lạc gọi là Tịnh Độ.


Song Phật học từ sau khi so sánh để nói về Tịnh Độ rồi, kế đó, lại nói rõ những nhân duyên của Tịnh Độ, những yếu tố thành lập, số là Tịnh Độ phụ mà có, cũng phi thần Thượng Đế tạo ra, chính là do đại đa số nhân sanh phát khởi do lòng bồ đề, do nơi sự phát tâm lành này mà cầu cho đặng vãng sanh một cách kiên cố, phát triển ra cái tư tưởng chính đáng và phát nguyện thực hành những pháp tu cho phù hợp với bản nguyện, tinh tiến thực hành không gián đoạn, tạo thành những nghiệp lành trong đời sống bản thân, trong gia đình và trong xã hội. Từ đó chính ta đã tạo được thế giới Tịnh Độ giữa thế giới uế độ.


Nên coi các cõi Tịnh Độ do đâu mà thành tựu: Trong sách Phật đều có lời đáp lạ chắc chắn thiết thực, là chỗ gọi rằng: Từ món rất nhỏ, là một đọt cỏ, một chồi cây; cho đến món rất lớn là hành tinh địa cầu, một thái dương hay một hành tinh là nhựt cầu, một vệ tinh là nguyệt cầu, đều là vô lượng số nhân duyên, quan hệ họp tập với nhau mà hiện ra thành đọt cỏ, chồi cây, địa cầu… Còn chỗ phát động là do năng lượng trong tâm của chúng sanh, với cả các loài hữu tình. Do năng lượng của tâm chúng sanh tức là các thứ tư tưởng tri thức…và phát huy ra làm các thứ học thuật, tạo thành các thứ sự nghiệp chất chứa rất lâu, đến khi nhân mãn quả thục, tức nhiên tạo thành ra một xã hội chơn thiện mỹ, hoặc một quốc độ thanh tịnh trang nghiêm.

Trở lại với thế giới chúng ta đang sống với biết bao điều khổ đau phiền não: Thiên tai, bão lụt, mưa gió không điều hòa, nắng hạn, mọi người trên hàng tinh luôn luôn cố tìm những thức ăn để nuôi sống bản thân và đơn vị xã hội, rõ ràng là một thế giới Uế Độ. Cuộc sống ít khi được thỏa mãn nhu cầu, đem so sánh với đời sống của thế giới chơn thiện mỹ, sung túc, giàu có, dư ăn dư để thì chúng ta sẽ thấy được một bên làthế giới Uế Độ, một bên là thế giới Tịnh Độ Như vậy thế giới Uế Độ là thế giới khổ đau, phiền não, thế giới Tịnh Độ là thế giớ giải thoát phiền não, thanh nhàn, an cư lạc nghiệp.


Đại sư nó về nhân gian Tịnh Độ:

Gần đây, các liên hữu tu Tịnh Độ Tông, phần nhiều suy niệm do cõi đây là phi Tịnh Độ, nên phát khởi cầu thoát ly thế giới các trược này, để riêng tìm vãng sanh một cõi Tịnh Độ khác tốt đẹp hơn. Song đó là phương pháp tu của môn phái Tịnh Độ Tông bên Trung Hoa, và của mộ phái người tu mang ý tưởng tiểu thừa, chỉ cần đơn giản vậy thôi, chứ không phải chính phương khắp tu hành về môn tịnh độ của người tu bên Đại thừa.


Tỷ như một bộ phận người cho đất nước Trung Hoa đây có hoàn cảnh không an lạc, không có đủ những thứ cần dùng, đáp ứng lòng mong muốn; đồng thời rất ham mộ cuộc đời giàu, vui bên nước Aan Độ, nhân đó đành rời khỏi nước Trung Quốc, để cầu vô dân Ấn Độ. Ý nghĩa đó, cũng đồng nhau với kẻ chán cõi ta bà Uế Độ ở Đông phương này, để cầu sanh sang cõi cực lạc Tịnh Độ ở Tây phương kia.


Thế là do ý chí con người hèn nhát, hoặc đối với cái lẽ nêu lên cõi Tịnh Độ, không từng cứu cánh minh bạch nên mới có việc cầu sanh về cõi kia.

Song quan sát cho cùng tận cả thảy sự vật, đâu chẳng do các nhân duyên, mỗi giờ mỗi biến hóa, mà xét cho đến nơi đến chốn điều biến hoá của sự vật đó, về chỗ xuất phát đều ở nơi nội lực của tâm con người, cả các chúng hữu tình làm chủ động.


Đã mỗi người đều có cái tâm lực ấy, tức nhiên mỗi người đều có mỗi cái bản năng sáng tạo Tịnh Độ, nếu mỗi người có thể phát khởi ra cái nguyện vọng ưu thắng, để tạo thành cõi đây làm Tịnh Độ thì cứ nỗ lực tu hành, tức là do nhân gian đây tạo thành Tịnh Độ, không cần phải tách rời cái xã hội không sạch sẽ đây, để đi riêng tìm một xã hội thanh tịnh nào ở đâu chi cho tha cầu biệt sự! Nói chắc lời nửa hiện ở cõi nhân gian mặc dù phi lương hảo trang nghiêm, song có thể bằng vào một tấm lòng thanh tịnh của mỗi người, để đi đến tu tập bao nhiêu nhân duyên tịnh thiện, mỗi lớp mỗi bước tiến hành, lâu lâu lại lâu mãi thì, cái nhân gian trược ác đây nó có thể một phen biến đổi làm tịnh độ trang nghiêm, bất tất phải ra ngoài nhân gian để riêng tìm Tịnh Độ nào nữa, nên gọi là nhân gian Tịnh Độ.



Thai Hu Dai Su-3
Thái Hư Đại Sư




HT Thích Giác Quang
HT Giác Quang



Người biên soạn xin trích ra đây những ý tưởng về Tịnh Độ của Thái Hư Đại Sư. Ngài có cách thuyết giảng về Tịnh Độ duy tâm nghĩa là người tu niệm Phật phát nguyện sanh về Tây phương Cực lạc, về tức không về tức sanh về chứng đắc giải thoát. Vì sau khi người tu thành tựu pháp môn thì thế giới Tây phương chính ở tại tâm, không còn phải cần cầu đi dâu cho xa xôi nữa. Chính đó là thế giới thật; nếu còn cần cầu chắc không bao giờ được gặp, vì thế giới mà ta cầ cầu là thế giới huyển hóa rồi.


Người tu pháp niệm Phật của Tịnh Độ Tông Việt Nam, hay của Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng thường ảnh hưởng tới tư tưởng cần cầu sanh tây phương cực lạc là đúng, trường hợp này vì các liên hữu còn ở trong thời kỳ thực tập tu hành, nhưng khi đã chứng đắc nguyện sanh mà không sanh, nên không sanh há ngại vì sanh: Đó là lý bát nhã của pháp niệm Phật là vậy.


Vả lại trong thời kỳ thực tập niệm Phật, chắc chắn các liên hữu phải nguyện cầu sanh Cực Lạc, vì chính đó là thế giới mà Đức Phật Thích Ca đã từng giới thiệu cho chư Tôn Giả thời ngài sinh tiền tu hành cũng như cho chúng ta hôm nay tu hành, cõi cực lạc thù thắng cũng chính là đề mục giúp hành giả tu cầu nguyện sanh về cõi đó tránh đi khỏi những khổ đau phiền toái, dẫy đầy tham sân si, tranh lấn những lợi danh ở thế giới ta bà. Niệm danh hiệu của đức từ phụ A Di Đà cũng chính là quy mạng về Ngài. Xin được giống như Ngài, sống gần Ngài và do công đức tu hành để trở thành một con người hoàn thiện như Ngài, đúng lời dạy của Cửu Tổ Đại Sư Trí Húc Linh Phong “Thị tâm, thị Phật thị tâm tác Phật” , một niệm Phật hiện tiền chính ta là Phật, tâm ta đang làm Phật.


Cũng như trong lời giảng của Đức Tôn Sư Hòa Thượng Thiện Phước: “Tây Phương Bồng Đảo” chẳng đâu xa nhắn nhủ nhân tâm giữ đạo nhà…”Cõi Tây phương không chỉ có ở mười muôn ức cõi ở phương trời Tây như Phật từng giới thiệu, mà cõi Tây Phương cũng có ở tại nhà “Cái nhà tâm”, ở tại tâm ta và không có một hào ly nào xa cách tâm ta. Nên người tu phải quyết chí vừa vừa tinh tiến tu hành, vừa cầu về thế giới Tây phương ở tại cái nhà tâm đó. Quá trình tu chứng, vâng lời Phật dạy, chư liên hữu niệm tưởng thế giới Tây phương Cực lạc ở phương Tây cách thế giới ta bà mười muôn ức cõi, đến khi tu chứng thì thế giới Tây phương ở nội tại của chính mình. Cho nên nói sanh mà không sanh, không sanh mà sanh; đấy là lý vô sanh của Tông Yếu Tịnh Độ.


Do đó, cõi Tịnh độ là một cõi của những người thực tu thực chứng, không phải là cõi của những người nói thiền, nói lý suông, rồi tự cho là mình đã chứng đắc! Thật sự chỉ vì tự ngã tranh chấp giỏi dỡ giữa bên giáo, bên tịnh mà thôi.?


Chúng ta, các liên hữu tu tịnh nghiệp cũng như các liên hữu Liên Tông Tịnh Độ Non Bồng cần phải ý thức việc niệm Phật cầu sanh thật kỹ lưỡng, không nên để lầm đường lạc lối, uổng công trình tu hành cả đời của mình.

HT Thích Giác Quang


****

Source: http://linhsonphatgiao.com







Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/05/2015(Xem: 7605)
Các con ơi! Ta vô cùng hoan hỷ đón nhận tất cả các con về thế giới Cực Lạc trang nghiêm thù thắng mà ta đã thiết lập để cho các con trở về tịnh dưỡng. Ta thật yên tâm khi các con về mái nhà chung tình này để được nghe pháp, tu tập mà không bị quấy nhiễu bởi lục trần nhiễm ô của thế giới Ta Bà. Tuy nhiên, các con ạ! Các con thấy đó. Đa số các con đều được hóa sanh ở những phẩm vị thấp, Trung phẩm và Hạ phẩm.
28/04/2015(Xem: 6496)
Người phương Tây và dân trí thức trong thời mạt pháp hầu như không tin pháp môn niệm phật cầu vãng sanh Cực Lạc. Họ không tin vì hai lý do. Thứ nhất họ cho rằng Phật A DI ĐÀ và Tịnh độ Cực Lạc là huyền thuyết. Thứ hai là Kinh sách Đại Thừa Phật Giáo không đáng tin cậy vì thường hiểu lầm là Đại thừa ra đời từ cuộc Tập Kết Kinh điển thứ thứ Tư, hơn 400 năm sau khi Đức Phật nhập niết bàn, cách thời Phật Thích Ca quá xa khiến cho kinh sách đại thừa có phần sai lệch và khó có thể kiểm chứng. Sau đây là những chân lý chứng minh kinh điển đại thừa Phật giáo và Pháp môn niệm Phật nói riêng là hoàn toàn chân thực, không hư dối. Những chân lý này được kiến giải một cách khách quan dựa trên những sự kiện lịch sử Phật giáo và những lời thuyết giảng của Đức Phật ghi lại trong Kinh điển Đại thừa xảy ra đúng với những sự kiện lịch sử sau thời Đức Phật và phù hợp với những thành tựu khoa học ngày nay.
28/04/2015(Xem: 7252)
Một đời giáo hóa của Đức Phật Thích Ca được khái quát hóa trong ngũ thời bát giáo mà theo ngài Trí Giả, Tổ sư sáng lập ra Tông Thiên Thai đã sử dụng ngũ thời để phân định trình tự thuyết pháp của đức Phật; dùng “Bát giáo” để phân biệt pháp môn được thuyết và nghi thức thuyết pháp. Ngũ thời được chia trình tự như sau:
10/03/2015(Xem: 9020)
Trong diễn đàn này nhiều quý bạn hữu đã nói về niệm Phật A-Di-Đà bốn chữ hay sáu chữ. Theo tôi thì chúng ta đã học Mười hạnh Phổ-Hiền thì bình-đẳng kính chung không từ một ai, nhưng tin vào lời người ta nói thì phải có sự quán xét đúng hay sai. Đặc biệt với Phật pháp và giáo lý nhà Phật thì đòi hỏi phải thật nghiêm túc nếu không sai một ly đi vạn dặm, có khi mất hết cả công sức bao nhiêu năm tu hành bỏ ra mà không thành tựu, thậm chí còn sa hố là phỉ báng chính pháp, phát đi những điều không đúng về giáo lý của Phật.
23/01/2015(Xem: 7620)
Từ khi Phật giáo hòa nhập vào văn hóa nhân loại thì bắt đầu ý nghĩa đón xuân cổ truyền được mở rộng thành ý nghĩa đón Xuân Di Lặc. Từ đó, đón xuân trong quan niệm người Đông Á mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo và văn hóa nhân loại. Chúng ta vận dụng tính nhân bản đạo đức Phật giáo làm tô đẹp ý nghĩa mùa xuân cổ truyền và chuyển hóa những tập quán tiêu cực để quần chúng có thêm chánh kiến trong sinh hoạt đón xuân hằng năm.
23/01/2015(Xem: 7055)
Trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta thường thể hiện và vận dụng trăm pháp rất thực tế, nó là tổng hợp nội dung của hiện tượng tâm lý, những yếu tố cơ bản nhất vốn có trong con người, cũng do đây mà chúng ta có thể biết điều này và biết được điều khác. Chúng ta vì người mà ứng xử, hay hóa độ chúng sanh mà không hiểu hiện tượng tâm lý con người thì rất chướng ngại. Một trăm pháp này bao gồm trong pháp thế gian và pháp xuất thế gian, lộ trình tu học từ địa vị phàm phu đến quả vị thánh, là nền tảng cơ bản của người học Phật, cho nên mọi người cần phải học môn này.
23/01/2015(Xem: 7727)
Chúng ta nghiên cứu xuyên suốt tư tưởng Phật học nhận thức được rằng, có hai pháp môn cần phải tham cứu trước. Một là “Luật Tông” là căn bản nhất của tất cả các pháp môn. Các tông phái Phật học rất nhiều do giới luật mà tồn tại. Khi Đức Phật sắp nhập diệt, đã từng phó chúc cho A Nan rằng: “Sau khi Thế Tôn nhập diệt, các thầy hãy lấy giới luật làm thầy, nương vào giới luật mà tu hành để được giải thoát giác ngộ”. Đây là vấn đề Phật học thường đề cập, đó là điều chắc thật không cần biện giải nhiều lời. Hai là “Duy Thức”, thông đạt tất cả nguyên lý các pháp. Kinh Hoa Nghiêm dạy: “Tâm như người thợ vẽ,
23/01/2015(Xem: 6522)
Bản văn này giới thiệu ý nghĩa căn bản của Thiền và niệm Phật, luận thuật quan niệm các học giả Phật giáo đối với sự phát triển tư tưởng Thiền tông và Niệm Phật. Từ trên khái niệm đến triển khai rõ ý nghĩa và nội dung vô cùng phong phú của Thiền và niệm Phật, đặc biệt chú trọng về phương diện lịch sử từ sau thời đại nhà Tùy để trình bày mối quan hệ về Thiền tông và niệm Phật. Ở đây tóm lược hệ thống ý nghĩa quá trình diễn biến về Thiền và niệm Phật trong mối quan hệ mang tính đặc trưng theo từng giai đoạn. Sau cùng, luận văn từ trong diễn biến lịch sử của Thiền và niệm Phật để đưa đến kết luận xu thế dung hợp giữa Thiền và Tịnh độ theo hướng đi của Phật giáo Trung quốc. Căn cứ hiện thực của lịch sử Phật giáo và đưa đến nhận định rằng: Từ sau thời Tống thì Thiền Tịnh song tu là phương pháp mô phạm căn bản của sự tu trì Phật giáo Trung quốc. Tin chắc rằng, trong tương lai Phật giáo Trung quốc vẫn duy trì năng lực truyền thống Phật pháp vốn có của chính mình.
23/01/2015(Xem: 7195)
Duy thức giảng về vấn đề gì? Tư tưởng trọng tâm của duy thức là cải tạo tâm địa. Kinh Hoa Nghiêm giảng: “Tâm như người thợ vẽ, vẽ ra hết cả thế gian; năm ấm cũng từ tâm sanh, tâm tạo ra tất cả pháp”. Kinh Tâm Địa Quán có dạy: “Tâm sanh thì pháp sanh, tâm diệt thì pháp diệt. Tâm nhiễm thì thế giới nhiễm, tâm tịnh thì thế giới tịnh”. Nếu tâm chúng ta tham, sân, si quá nặng thì hình thành hiện tượng nhiễm ô, tâm chúng ta thanh tịnh, nội tâm thanh tịnh; dùng tâm thanh tịnh, tâm hiền lành thì có thể hình thành hiện thực thế giới thanh tịnh hòa bình. Duy thức học chính là thuyết minh nguyên lý này: “Ba cõi do tâm tạo, vạn pháp do thức sanh”.
22/01/2015(Xem: 11109)
Điểm đến của người tu học Phật thường là chứng ngộ (đắc đạo). Nhưng tại sao gần đây, ta cũng hay nghe nói Vãng sanh Cực Lạc như một kết quả cho việc hành trì. Vậy, Chứng ngộ và Vãng sanh khác nhau thế nào, và có gì chống trái giữa hai từ ngữ ấy? Vãng sanh là mục tiêu chân chánh và khẩn thiết nhất của những người hướng đến đạo giải thoát và là ước mong nhiệt thành của hành giả Niệm Phật, sau những năm tháng tu tập.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]